Pháp luật về hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

92 842 0
Pháp luật về hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VIỆT NGA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VIỆT NGA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hương HÀ NỘI - 2012 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 7 1.1. Những vấn đề lý luận về tài khoản thanh toán 7 1.1.1. Lược sử hình thành tài khoản thanh toán 7 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tài khoản thanh toán 11 1.1.2.1. Khái niệm 11 1.1.2.2. Đặc điểm của tài khoản thanh toán 15 1.1.3. Vai trò của tài khoản thanh toán trong nền kinh tế 16 1.1.3.1. Đối với khách hàng 18 1.1.3.2. Đối với ngân hàng 18 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế 19 1.1.4. Phân loại tài khoản thanh toán 19 1.1.5. Bản chất pháp lý của tài khoản thanh toán 22 1.2. Pháp luật về tài khoản thanh toán 24 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về tài khoản thanh toán 25 1.2.2. Nội dung của pháp luật về tài khoản thanh toán 25 1.2.3. Khái quát tình hình pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 26 5 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 29 2.1. Quy định về chủ thể quản lý, mở và sử dụng tài khoản thanh toán 29 2.1.1. Chủ thể cung ứng tài khoản thanh toán 29 2.1.2. Chủ thể mở tài khoản thanh toán 30 2.2. Quy định về hình thức, điều kiện và thủ tục mở tài khoản thanh toán 34 2.2.1. Hình thức mở tài khoản thanh toán 34 2.2.2. Điều kiện và thủ tục mở tài khoản 37 2.2.2.1. Đối với tổ chức 37 2.2.2.2. Đối với cá nhân 41 2.2.2.3. Đối với đồng chủ tài khoản 45 2.3. Quy định về sử dụng tài khoản thanh toán 47 2.3.1. Nội dung sử dụng tài khoản 47 2.3.2. Phương thức sử dụng tài khoản thanh toán 53 2.3.3. Sử dụng tài khoản bằng ngoại tệ 55 2.4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên 57 2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản 57 2.4.1.1. Sử dụng tài khoản thanh toán 57 2.4.1.2. Phong tỏa tài khoản thanh toán 60 2.4.1.3. Đóng tài khoản thanh toán 61 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng 61 2.4.2.1. Quản lý tài khoản thanh toán của khách hàng 61 6 2.4.2.2. Phong tỏa tài khoản thanh toán 63 2.4.2.3. Đóng tài khoản thanh toán 64 2.5. Quy định về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán 67 2.6. Quy định thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán 68 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 72 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở việt nam 72 3.2. Một số kiến nghị 74 3.2.1. Nhóm kiến nghị về đảm bảo an toàn cho hoạt động nghiệp vụ 74 3.2.2. Nhóm kiến nghị về bảo vệ quyền, lợi ích của chủ sở hữu tài khoản thanh toán 78 3.2.3. Nhóm kiến nghị về đơn giản hóa thủ tục mở và sử dụng tài khoản thanh toán 90 3.2.4. Kiến nghị về bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba 81 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hòa chung với xu hướng phát triển của thời đại, Việt Nam đã và đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bởi đây là con đường tất yếu để các nước đang phát triển có thể thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đang nỗ lực xây dựng các chính sách để hiện đại hóa lĩnh vực thanh toán nhằm thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia; nâng cao hiệu quả giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa nền kinh tế, góp phần tích cực vào công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tại Việt Nam, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, hiện nay việc sử dụng tiền mặt để thanh toán trong nền kinh tế là khá phổ biến, gây tốn kém trong việc in ấn, vận chuyển và sử dụng tiền; đồng thời hạn chế về hiệu quả sử dụng vốn cũng như khó kiểm soát những giao dịch tiền mặt không hợp pháp, khó kiểm soát thuế của các tổ chức, cá nhân. Thêm vào đó, hệ thống ngân hàng không tận dụng được nguồn vốn lớn tiềm tàng, nhàn rỗi trong dân, không giải quyết được bài toán hóc búa về huy động vốn, tăng đầu tư vốn vào nền kinh tế quốc dân. Để giải quyết bài toán này, Quyết định số 101/NH-QĐ ngày 30/7/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thể lệ thanh toán qua Ngân hàng và Thông tư số 110/1991/TT-NHNN ngày 20/8/1991 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện thể lệ thanh toán qua Ngân hàng ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới đưa tài khoản thanh toán thành một phần trong cơ cấu thanh toán của nền kinh tế. Tuy nhiên, với thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt của người dân, việc thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và việc sử dụng tài khoản tiền gửi thanh toán nói riêng vẫn còn xa lạ với đa số người dân. 8 Để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, năm 2007 Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Năm 2008, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 129/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng quy định rõ tại Khoản 1.3 Mục III Phần B: "Hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn trên hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế giá trị gia tăng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ" [12]. Đó là những bước đi quan trọng đưa hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán từng bước trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của mọi tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Cung ứng dịch vụ này cũng là một trong những nghiệp vụ quan trọng của các ngân hàng thương mại. Ngày 16/6/2010, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được Quốc hội khóa X2, kỳ họp thứ 7 thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2011. Luật đã có những thay đổi cơ bản về khái niệm "Tài khoản thanh toán". Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn Luật về vấn đề này, do đó việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán vẫn đang được thực hiện theo Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành "Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và Tổ chức tín dụng" (sau đây gọi tắt là Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN) và các quy định có liên quan tại Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về cung ứng dịch vụ thanh toán Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy các quy định này còn chưa cụ thể, chưa đáp ứng và dự liệu được các giao dịch ngày càng phức tạp và ẩn chứa nhiều rủi ro trong hoạt động sử dụng tài khoản thanh toán; ngoài ra, còn có một số nội dung chưa phù hợp với Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 (như về khái niệm tài khoản thanh toán, kỳ hạn số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán) hoặc việc áp dụng trên thực tế còn gặp vướng mắc và không 9 thống nhất, gây lúng túng cho các bên tham gia giao dịch cũng như đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ - thông tin, các giao dịch điện tử, các giao dịch thông trên ATM, internet banking, mobile banking ngày càng phổ biến và được người sử dụng dịch vụ ưa chuộng vì những tiện ích ưu việt của nó. Tuy nhiên các rủi ro tiền ẩn được được dự liệu và điều chỉnh trong các quy định pháp luật đã dẫn đến những lúng túng trong quá trình thực hiện. Từ những thực tế phát sinh trong hoạt động mở và thanh toán qua ngân hàng trong thời gian qua, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Pháp luật về hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam" làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Sau khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004 được ban hành đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng, nhưng các công trình này chỉ nghiên cứu về hoạt động này dưới góc độ kinh tế như Khóa luận tốt nghiệp "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tài khoản tiền gửi thanh toán" của Vũ Thị Hợp (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004); "Chế độ mở và sử dụng tài khoản thanh toán ở các ngân hàng thương mại - một vài ý kiến đề xuất" của Trần Thảo Nguyên (Trường Đại học Luật Hà Nội, 2007);… Tuy nhiên, sau khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 ra đời cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về pháp luật điều chỉnh hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật về hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam" vẫn mang tính cấp thiết cần phải nghiên cứu và làm sáng rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 10 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu những vấn đề pháp lý và thực tiễn về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán qua Ngân hàng. 3.2. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát nêu trên đó, mục tiêu cụ thể được xác định là: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại như khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của tài khoản thanh toán; khái niệm, đặc điểm của pháp luật về tài khoản thanh toán, nội dung của pháp luật về tài khoản thanh toán. - Phân tích thực trạng pháp luật về tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, từ đó phát hiện những bất cập, tồn tại về mặt pháp lý trong thực tiễn áp dụng tài khoản thanh toán. - Trên cơ sở những bất cập, học viên đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và phát triển hệ thống pháp luật về tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới. 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài Đề tài được nghiên cứu khi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã có hiệu lực thi hành được một thời gian nhưng cho đến nay vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn về vấn đề nghiên cứu cũng như chưa có những sửa đổi, bổ sung tương ứng đối với các văn bản quy phạm hiện hành về hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán. Theo Quyết định số 2367/QĐ-NHNN ngày 07/10/2010 của Ngân hàng Nhà nước về việc phê duyệt Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng (Sau đây 11 gọi tắt là Quyết định số 2367/QĐ-NHNN), trong quý IV/2011 Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì soạn thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước quy định về mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại để thay thế Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại văn bản thay thế vẫn chưa được ban hành. Vì vậy, với đề tài này, học viên tập trung nghiên cứu pháp luật hiện hành về tài khoản thanh toán, đồng thời phân tích thực hiện hoạt động thanh toán qua tài khoản tại ngân hàng thương mại nhằm tìm ra những điểm bất cập, từ đó đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được giới hạn trong các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bao gồm tài khoản tiền Việt Nam đồng, tài khoản ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân người cư trú và người không cư trú. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được thực hiện từ khi Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ra đời đến nay (sau đây gọi tắt là Nghị định số 64/2001/NĐ-CP). Trong đối tượng và phạm vi nghiên cứu, học viên tập trung nghiên cứu thủ tục mở và sử dụng tài khoản thanh toán và không đề cập sâu đến nghiệp vụ dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại như thanh toán thẻ, séc, thư tín dụng cũng như những nghiệp vụ kế toán ngân hàng đối với các dịch vụ thanh toán đó. 6. Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, học viên tập trung nghiên cứu những nội dung dưới đây: [...]... ngân hàng thương mại ở Việt Nam Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam và một số kiến nghị 12 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN 1.1.1 Lược sử hình thành tài khoản thanh toán. .. luận và pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại như khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của tài khoản thanh toán; khái niệm, đặc điểm của pháp luật về tài khoản thanh toán, nội dung của pháp luật về tài khoản thanh toán - Thực trạng pháp luật về tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay, từ đó phát hiện những bất cập, tồn tại về mặt pháp. .. phát sinh giữa Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại; giữa ngân hàng thương mại và các cá nhân, tổ chức trong quá trình mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại Như vậy, từ khái niệm trên ta có thể rút ra một số đặc điểm cơ bản của pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán là: Thứ nhất: pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại là tổng hợp... hoạt động nghiệp vụ tài khoản thanh toán 34 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 2.1 QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ QUẢN LÝ, MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN 2.1.1 Chủ thể cung ứng tài khoản thanh toán Theo Điều 2 Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN quy định đối tượng được mở tài khoản tiền gửi thanh toán như sau: - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. .. các quyền và các nghĩa vụ pháp lý đã do pháp luật quy định Chủ thể của quan hệ pháp luật về tài khoản thanh toán gồm chủ thể mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán và chủ thể quản lý tài khoản và cung cấp dịch vụ thanh toán Chủ thể mở tài khoản và sử dụng dịch vụ thanh toán là tất cả các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ mở tài khoản hoặc có nhu cầu mở tài khoản Chủ thể quản lý tài khoản và cung cấp... thực tiễn áp dụng pháp luật về tài khoản thanh toán - Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và phát triển hệ thống pháp luật về tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong thời gian tới 6.2 Địa điểm nghiên cứu Trong khuôn khổ của đề tài, học viên tập trung nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại có trụ sở trên địa... hiện thanh toán qua ngân hàng, trước tiên khách hàng phải mở tài khoản thanh toán Theo Giáo trình Luật ngân hàng của Trường Đại học Luật Hà Nội: Tài khoản là công cụ để ghi chép, phản ánh vốn tiền tệ của chủ tài khoản Tài khoản được sử dụng trong thanh toán gọi là tài khoản thanh toán Tài khoản thanh toán là tài khoản do người sử dụng dịch vụ thanh toán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. .. tồn tại trong hệ thống pháp luật và đưa ra những giải pháp để hoàn thiện 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về tài khoản thanh toán và pháp luật về tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân. .. hiện hợp đồng và xác định thẩm quyền cũng như thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng dịch vụ tài khoản 1.2 PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về tài khoản thanh toán Việc sử dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động thanh toán qua ngân hàng, trong đó có hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân 30 hàng thương mại là một yêu... pháp luật Trong quan hệ này, ngân hàng thương mại cung ứng tài khoản thanh toán và thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho chủ tài khoản Như vậy, ngân hàng thương mại và Chủ tài khoản là hai bên trong hợp đồng cung cấp dịch vụ Trong đó, ngân hàng thương mại là bên cung ứng dịch vụ thực hiện mở tài khoản thanh toán và thực hiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho Chủ tài khoản, còn Chủ tài khoản . luận về tài khoản thanh toán và pháp luật về tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng. sâu và riêng biệt về pháp luật điều chỉnh hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài " ;Pháp luật về hoạt động mở và sử. trong hoạt động mở và thanh toán qua ngân hàng trong thời gian qua, tôi chọn đề tài nghiên cứu: " ;Pháp luật về hoạt động mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại ngân hàng thương mại ở Việt Nam& quot;

Ngày đăng: 09/07/2015, 20:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

  • 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN

  • 1.1.1. Lược sử hình thành tài khoản thanh toán

  • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tài khoản thanh toán

  • 1.1.3. Vai trò của tài khoản thanh toán trong nền kinh tế

  • 1.1.4. Phân loại tài khoản thanh toán

  • 1.1.5. Bản chất pháp lý của tài khoản thanh toán

  • 1.2. PHÁP LUẬT VỀ TÀI KHOẢN THANH TOÁN

  • 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về tài khoản thanh toán

  • 1.2.2. Nội dung của pháp luật về tài khoản thanh toán

  • 1.2.3. Khái quát tình hình pháp luật về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

  • Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

  • 2.1. QUY ĐỊNH VỀ CHỦ THỂ QUẢN LÝ, MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN

  • 2.1.1. Chủ thể cung ứng tài khoản thanh toán

  • 2.1.2. Chủ thể mở tài khoản thanh toán

  • 2.2. QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC, ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC MỞ TÀI KHOẢN THANH TOÁN

  • 2.2.1. Hình thức mở tài khoản thanh toán

  • 2.2.2. Điều kiện và thủ tục mở tài khoản

  • 2.3. QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN

  • 2.3.1. Nội dung sử dụng tài khoản

  • 2.3.2. Phương thức sử dụng tài khoản thanh toán

  • 2.3.3. Sử dụng tài khoản bằng ngoại tệ

  • 2.4. QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

  • 2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản

  • 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của Ngân hàng

  • 2.5. QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN

  • 2.6. Quy định thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động quản lý và sử dụng tài khoản thanh toán

  • Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

  • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MỞ VÀ SỬ DỤNG TÀI KHOẢN THANH TOÁN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

  • 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

  • 3.2.1. Nhóm kiến nghị về đảm bảo an toàn cho hoạt động nghiệp vụ

  • 3.2.2. Nhóm kiến nghị về bảo vệ quyền, lợi ích của chủ sở hữu tài khoản thanh toán

  • 3.2.3. Nhóm kiến nghị về đơn giản hóa thủ tục mở và sử dụng tà khoản thanh toán

  • 3.2.4. Kiến nghị về bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan