Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền công ty theo pháp luật Việt Nam

109 485 1
Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền công ty theo pháp luật Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THUÝ HẰNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Huy Cương Hà nội – 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Ý nghĩa của đề tài 5 7. Bố cục luận văn 5 Chương 1: LÝ LUẬN TỔNG QUÁT VỀ GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG TY 6 1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm pháp lý của giai đoạn tiền công ty 6 1.1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của công ty 6 1.1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của giai đoạn tiền công ty 11 1.1.3. Các đặc điểm pháp lý của giai đoạn tiền công ty 14 1.2. Các giao dịch tiền công ty 20 1.2.1. Phân loại các giao dịch tiền công ty 20 1.2.2. Các giao dịch tiền công ty cổ phần 21 1.2.3. Các giao dịch tiền công ty khác 23 1.3. Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty 25 1.3.1. Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty 25 1.3.2. Pháp luật về thủ tục thành lập công ty 27 1.3.3. Pháp luật về giải quyết tranh chấp tiền công ty 28 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG TY 31 2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật công ty ở Việt Nam 31 2.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về giai đoạn tiền công ty ở Việt Nam 32 2.3. Các quy định pháp luật về giai đoạn tiền công ty 35 2.3.1. Các giao dịch tiền công ty 35 2.3.2. Điều kiện đối với giao dịch tiền công ty 53 2.3.3. Hệ quả pháp lý của giao dịch tiền công ty 58 2.3.4. Vấn đề chủ thể trong giai đoạn tiền công ty 60 2.4. Giao dịch tiền công ty vô hiệu 63 2.5. Nguyên nhân vô hiệu và việc xử lý giao dịch tiền công ty vô hiệu 70 2.6 Một số tranh chấp tiền công ty 73 Chương 3: KIẾN NGHỊ KHUNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG TY 78 3.1. Quan niệm về khung pháp luật liên quan đến giai đoạn tiền công ty 78 3.2. Lập pháp 79 3.3. Hành pháp 88 3.4. Tư pháp 92 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Công ty” là một trong những chủ thể quan trọng của luật kinh tế và cũng là chủ thể được quan tâm hàng đầu trong đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, bất cứ người học luật lẫn người làm ăn kinh doanh nào cũng có nhu cầu tìm hiểu pháp luật về các công ty. Đây là một xu hướng chung và thiết yếu trong xã hội hiện đại. Cần nhận thức rằng, hiểu về “công ty” không chỉ bó hẹp trong phạm vi từ lúc công ty chính thức hoạt động đến khi chấm dứt số phận pháp lý bằng các thủ tục như giải thể, phá sản… mà cũng cần một cái nhìn toàn diện và thấu suốt về thời kỳ tiền công ty - bước đệm không thể thiếu cho việc thành lập công ty và tạo nên địa vị pháp lý cần thiết cho công ty sau này. Hiện nay, các vấn đề cơ bản của giai đoạn tiền công ty đã được quy định khá cụ thể trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, các công trình nghiên cứu có tính chất độc lập, chuyên sâu hay tổng quát về vấn đề này cũng tồn tại không ít. Thế nhưng, thực tế ở Việt Nam, “tiền công ty” dường như vẫn chưa có được sự quan tâm cần thiết từ phía nhà làm luật và cả các chủ thể có mong muốn kinh doanh. Điều luật sơ sài, thậm chí là thiếu vắng đã khiến cho giai đoạn này trở nên “lu mờ” khi tìm hiểu về công ty nói chung và luật công ty nói riêng. Thực trạng trên có lẽ xuất phát từ quan điểm cho rằng, tiền công ty là quan trọng nhưng không phải là tất cả đối với công ty, cũng không ảnh hưởng rõ nét đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này không được chuẩn bị chu đáo thì liệu công ty có đứng vững trên thương trường? Nếu các vấn đề về tiền công ty không được xem xét một cách hợp lý thì một số tranh chấp sau này của công ty có tìm được cách giải quyết thoả đáng? Đáng nói hơn, không có tiền công ty thì công ty có thể ra đời được 2 không? Và rất nhiều những câu hỏi khác được đặt ra để làm rõ vai trò của giai đoạn này trong quá trình hình thành và phát triển của công ty cũng như những quy định pháp luật điều chỉnh giai đoạn này. Những năm gần đây, pháp luật về công ty thường xuyên được sửa đổi, thậm chí có những vấn đề buộc phải thay đổi tận gốc do quan niệm sai lầm của một số nhà làm luật. Số lượng công ty trên thực tế phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là vô vàn tranh chấp cần giải quyết ngay từ khâu thành lập. Thế nhưng, với những nhận thức chưa đầy đủ, quy phạm pháp luật sơ sài, việc xét xử tranh chấp đối với các vấn đề tiền công ty như hợp đồng thành lập công ty, hợp đồng giữa sáng lập viên với bên thứ ba…. dường như chưa hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn như vậy, tác giả chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền công ty theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Đây không phải là một vấn đề hoàn toàn mới theo pháp luật Việt Nam nhưng lại chưa được quan tâm và có sự điều chỉnh cần thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đề tài này về cơ bản cũng không trùng lặp với những công trình nghiên cứu đã có trong giới luật học. 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan Nhìn chung, pháp luật về công ty được sự quan tâm rộng rãi không chỉ trong giới luật học mà cả trong đời sống thường nhật. Do đó, các công trình nghiên cứu hay sách báo tham khảo về chế định này được viết khá nhiều như Giáo trình Luật kinh tế - Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội; Giáo trình Luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội; Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Thị Thu Vân;… Riêng những đề tài có liên quan trực tiếp hay gián tiếp về giai đoạn tiền công ty cũng không ít. Có thể kể đến một số công trình như: “Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải” của nhóm tác giả Lê Tài Triển (chủ biên), Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân; “Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam” - Luận 3 án tiến sĩ luật học của Ngô Huy Cương; “Công ty vô hiệu” - Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Hồng Minh;… Tuy vậy, chưa có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu và tổng quát về vấn đề tiền công ty theo pháp luật Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, có sự so sánh, đối chiếu với pháp luật nước ngoài, luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định trong lĩnh vực tiền công ty. Từ đây có thể tìm kiếm và phát hiện những tiến bộ, thiếu sót của pháp luật Việt nam, làm định hướng để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra vị trí quan trọng của tiền công ty trong tổng thể chung của công ty và pháp luật về công ty. Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về công ty, đặc biệt là giai đoạn tiền công ty. Xác định “tiền công ty” là vấn đề trung tâm của luận văn, cần đào sâu tìm hiểu một cách đúng đắn và toàn diện. - Nghiên cứu các vấn đề pháp lý đặc thù của tiền công ty, trong đó tập trung vào vấn đề mang tính bản chất của giai đoạn này là các giao dịch (hợp đồng) tiền công ty. Vấn đề về sáng lập viên cũng được đề cập ít nhiều với tư cách là một trong những nội dung cơ bản của giai đoạn tiền công ty, tuy nhiên, không phải là vấn đề mấu chốt trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về tiền công ty. - Kiến nghị một số định hướng xây dựng khung pháp luật về tiền công ty. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Chế định pháp luật về công ty là một chế định rộng, liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý lẫn thực tiễn như: các loại hình công ty, các học thuyết pháp lý về bản chất công ty, thành lập, hoạt động, giải thể hoặc phá sản công ty… 4 Luận văn không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ chế định này mà chỉ tập trung vào giai đoạn tiền công ty để làm rõ các vấn đề có tính nguyên tắc cần thiết cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Sự phân biệt giữa tiền công ty và công ty bắt đầu có tư cách pháp nhân một cách cụ thể là vấn đề cần thiết về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở giai đoạn tiền công ty, do đó sẽ không đi sâu vào các vấn đề của công ty khi đã được công khái hoá và chính thức hoạt động. Theo đó, các vấn đề pháp lý chỉ đặt trong giới hạn trước khi công ty chính thức được thành lập. Tuy nhiên, để đảm bảo tính toàn diện của vấn đề, một số tình huống phát sinh sau giai đoạn tiền công ty nhưng là hệ quả của giai đoạn này (chẳng hạn hợp đồng thành lập công ty vô hiệu dẫn đến công ty vô hiệu) cũng sẽ được xem xét một cách thấu đáo, có sự liên hệ với các quy phạm pháp luật cả trước, trong và sau giai đoạn tiền công ty. Luận văn cũng không dàn trải quy định pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới mà chỉ đi sâu phân tích và giải quyết các quy định của pháp luật Việt Nam. Luật pháp quốc tế chỉ mang ý nghĩa định hướng và là nền tảng pháp lý thiết yếu cho việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn sẽ có sự so sánh ở mức độ nhất định nhằm đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp cho một khung pháp luật chặt chẽ và đúng đắn về vấn đề này. 5. Phương pháp nghiên cứu Là một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, dựa vào các văn bản pháp luật của Việt Nam và thế giới về công ty và tiền công ty, các sách, báo, bài viết tham khảo có liên quan… 5 Trên cơ sở đó, ngoài phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac – Lênin, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ vấn đề. 6. Ý nghĩa của đề tài Hiện nay, ở nước ta các quy định pháp lý điều chỉnh vấn đề tiền công ty còn rất thiếu vắng, có chăng chỉ là những quy định rời rạc và có phần thiếu sót, chưa thể hiện được cái nhìn tổng quan và thấu đáo về vấn đề này. Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu đã có về các vấn đề liên quan nhưng vẫn phần nào thể hiện được tính mới của đề tài. Đặc biệt trong bối cảnh chưa có một công trình nào trùng lặp hoàn toàn về mặt ý tưởng và cách thể hiện, đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ và toàn diện hơn, làm cơ sở lý luận cho việc áp dụng trong thực tiễn thành lập và giải quyết tranh chấp về công ty. Những phân tích và kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ có ý nghĩa thiết thực trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật công ty của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tề và đáp ứng nhu cầu thời đại. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục luận văn được chia làm ba (03) chương: Chương 1: Lý luận tổng quát về giai đoạn tiền công ty Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền công ty Chương 3: Kiến nghị khung pháp luật liên quan đến giai đoạn tiền công ty 6 Chương 1 LÝ LUẬN TỔNG QUÁT VỀ GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG TY 1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm pháp lý của giai đoạn tiền công ty 1.1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của công ty Công ty là một định chế quan trọng trong thời buổi cạnh tranh toàn cầu, không chỉ tác động đến đời sống kinh tế - xã hội mà còn là vấn đề được quan tâm đặc biệt trong khoa học pháp lý. Có rất nhiều lý thuyết lý giải cho sự xuất hiện của công ty. Tuy nhiên, dưới giác độ kinh tế và luật pháp, có quan điểm chung cho rằng “công ty xuất hiện bởi vì đó chính là “công cụ” giúp các nhà đầu tư giảm thiểu được rủi ro và chi phí giao dịch trong thực hiện hoạt động kinh doanh” [3]. Ngày nay, công ty được xem là loại hình doanh nghiệp phổ biến và được ưa chuộng nhất trong hầu hết các quốc gia trên thế giới. 1.1.1.1 Khái niệm công ty Công ty xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XIX ở châu Âu. Tuỳ từng cách tiếp cận, khái niệm công ty cũng được nhìn nhận khác nhau. Nhìn từ góc độ kinh tế, công ty là một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận và lấy hoạt động kinh doanh làm ngành nghề chính. Nó chỉ mang tính chất như một vỏ bọc hình thức để hợp pháp hoá các giao dịch, chi phí và hoạt động kinh doanh của thành viên công ty, “là một cái áo khoác để thực hiện ý tưởng kinh doanh” [25, tr. 250]. Dưới góc độ kinh tế luật, Ronald Coase – nhà kinh tế học nổi tiếng đã có một khái niệm trở thành kinh điển về doanh nghiệp. Coase phát biểu: “doanh nghiệp là một sự thể hiện cao cấp của hợp đồng giữa các thành viên của doanh nghiệp đó”, và rằng – “các thành viên cần phải tập hợp lại với nhau để chung vốn, chung sức cạnh tranh” [23, tr.152]. Khi doanh nghiệp được thành lập, chi phí giao dịch giữa các thành viên cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau cũng sẽ giảm, từ đây sức cạnh tranh tăng lên. Như vậy, chi phí giao dịch [...]... THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG TY 2.1 Thực trạng xây dựng pháp luật công ty ở Việt Nam Ở Việt Nam, luật công ty ra đời muộn và chậm phát triển so với các nước trên thế giới Pháp luật về công ty xuất hiện ở Việt Nam vào thời kỳ Pháp thuộc, được ghi nhận trong các bộ dân luật và thương luật như Bộ luật Dân sự Bắc kỳ 1931, Bộ luật dân sự Trung Kỳ 1936, Bộ luật dân sự 1972, Bộ luật Thương... giao dịch trong giai đoạn này nên pháp luật điều tiết cũng có những đặc thù riêng Trước hết, việc giải quyết tranh chấp tiền công ty cũng được điều tiết bởi pháp luật chung về công ty Trong luật công ty, luật thương mại của các nước thường có những chương, điều về công ty nói chung và giai đoạn tiền công ty nói riêng, trong đó có quy định về hậu quả pháp lý của tiền công ty cũng như việc xử lý các tranh... chất pháp lý của giai đoạn này 1.1.2.2 Bản chất pháp lý giai đoạn tiền công ty Về bản chất pháp lý, giai đoạn tiền công ty thực chất chính là giao dịch lập hội, bao gồm tổng thể các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập công ty Có thể nói quan điểm xem công ty là hợp đồng ít nhiều xuất phát từ việc đánh giá bản chất pháp lý của giai đoạn tiền công ty chính là hợp đồng Theo đó, đây là giai đoạn của những. .. … , các văn bản dưới luật) ; tiền lệ pháp; tập quán pháp; học thuyết pháp lý; lẽ công bằng hay lẽ phải Theo thời gian, pháp luật về công ty ở Việt Nam đã được quan tâm xây dựng và có sự điều chỉnh thích đáng 2.2 Thực trạng điều chỉnh pháp luật về giai đoạn tiền công ty ở Việt Nam Pháp luật về công ty tuy đã được chú trọng xây dựng trong thời gian qua, tuy nhiên vấn đề tiền công ty hầu như chưa có sự... nhân theo quy định của pháp luật Giai đoạn tiền công ty, do đó, là sự ký kết, thoả thuận các loại hợp đồng và giao dịch để tạo nên pháp nhân đó Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng khi đề cập đến đặc điểm của giai đoạn này là sự cần thiết phải phân biệt giữa tiền công ty và công ty bắt đầu có tư cách pháp nhân một cách cụ thể 16 Giai đoạn tiền công ty chỉ là giai đoạn chuẩn bị để hình thành công ty, tất... kinh doanh trong giai đoạn tiền công ty là rất quan trọng Các giao dịch phải tuân thủ những quy định trên 1.3 Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty 1.3.1 Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty Theo lý thuyết chung về luật tư, nghĩa vụ có hai nguồn gốc phát sinh căn bản là hành vi pháp lý và sự kiện pháp lý Hành vi pháp lý chính là giao dịch Đây là việc tạo lập hậu quả pháp lý (quyền... quan hệ giữa công ty với các vấn đề tự do ý chí, tự do khế ước, tự do kinh doanh, và tự do lập hội Đây cũng chính là cơ sở triết học của công ty, và cũng là cơ sở để thiết lập hệ thống pháp luật về công ty [8] 1.1.2 Khái niệm và bản chất pháp lý của giai đoạn tiền công ty 1.1.2.1 Khái niệm giai đoạn tiền công ty Chặng đường hình thành và phát triển của công ty luôn trải qua những giai đoạn khác nhau... mặt luật pháp, những vấn đề tiền công ty có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành lập và tồn tại của công ty khi khai báo với các 19 cơ quan có thẩm quyền Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, nếu có những vi phạm nghiêm trọng trong giai đoạn này, công ty có thể bị coi là vô hiệu như phân tích ở phần trên 1.2 Các giao dịch tiền công ty 1.2.1 Phân loại các giao dịch tiền công ty Giai đoạn tiền công. .. hữu công nghiệp… Chuẩn bị nhân sự: tìm kiếm các chuyên gia, người quản lý, người làm công để thực hiện các công việc không chỉ khi công ty đã đi vào hoạt động mà có thể sẽ là cần thiết trong một vài trường hợp nhất định ở giai đoạn tiền công ty Cuối cùng, công ty có thể được thành lập và tồn tại mà không chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề tiền công ty Thành lập công ty gồm hai giai đoạn cơ bản là giai đoạn. .. này, chính chúng đã giúp tiền công ty trở thành mối quan tâm không chỉ của sáng lập viên và các bên liên quan mà còn là một nội dung cần có sự điều chỉnh từ phía luật pháp 1.1.3 Các đặc điểm pháp lý của giai đoạn tiền công ty Tiền công ty là giai đoạn quan trọng nhưng chưa thực sự được ghi nhận cụ thể trong pháp luật, đặc biệt là pháp luật Việt Nam Việc đưa ra các đặc điểm pháp lý đòi hỏi phải có sự tìm . tác giả chọn đề tài Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền công ty theo pháp luật Việt Nam làm đề tài nghiên cứu. Đây không phải là một vấn đề hoàn toàn mới theo pháp luật Việt Nam nhưng. TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAI ĐOẠN TIỀN CÔNG TY 31 2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật công ty ở Việt Nam 31 2.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về giai đoạn tiền công ty ở Việt Nam 32. Chương 1: Lý luận tổng quát về giai đoạn tiền công ty Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền công ty Chương 3: Kiến nghị khung pháp luật liên quan đến giai đoạn tiền công ty

Ngày đăng: 09/07/2015, 20:45

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Tình hình nghiên cứu có liên quan

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Ý nghĩa của đề tài

  • 7. Bố cục luận văn

  • 1.1. Khái niệm, bản chất và đặc điểm pháp lý của giai đoạn tiền công ty

  • 1.1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của công ty

  • 1.1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của giai đoạn tiền công ty

  • 1.1.3. Các đặc điểm pháp lý của giai đoạn tiền công ty

  • 1.2. Các giao dịch tiền công ty

  • 1.2.1. Phân loại các giao dịch tiền công ty

  • 1.2.2. Các giao dịch tiền công ty cổ phần

  • 1.2.3. Các giao dịch tiền công ty khác

  • 1.3. Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty

  • 1.3.1. Pháp luật điều tiết các giao dịch tiền công ty

  • 1.3.2. Pháp luật về thủ tục thành lập công ty

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan