Một số vấn đề pháp lý về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại

113 461 0
Một số vấn đề pháp lý về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

3 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHỬ THU HƢƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT CỦA BÊN NHƢỢNG QUYỀN TRONG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2012 4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHỬ THU HƢƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT CỦA BÊN NHƢỢNG QUYỀN TRONG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60.38.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Nguyên Khánh Hà Nội – 2012 5 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN 6 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 3 MỤC LỤC 6 MỞ ĐẦU 9 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CỦA BÊN NHƢỢNG QUYỀN TRONG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 14 1.1. Những vấn đề pháp lý về hoạt động NQTM 14 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại hoạt động NQTM 14 1.1.1.1. Khái niệm về hoạt động NQTM: 14 1.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động NQTM: 17 1.1.1.3. Phân loại hoạt động NQTM: 21 1.1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về NQTM 28 1.1.2.1. Quy định về hình thức nhượng quyền và HĐNQ 28 1.1.2.2. Các quy định liên quan với sở hữu trí tuệ và cạnh tranh 35 1.2. Những vấn đề pháp lý về kiểm soát của Bên nhƣợng quyền trong hoạt động NQTM 38 1.2.1. Cơ sở quyền kiểm soát của Bên nhượng quyền trong NQTM 38 1.2.1.1. Cơ sở lý luận quyền kiểm soát của Bên nhượng quyền trong NQTM 38 1.2.1.2. Cơ sở thực tiễn việc kiểm soát của bên nhượng quyền trong NQTM 41 1.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền trong NQTM 42 1.2.2.1. Quy định trong Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thương mại 42 1.2.2.2. Quy định trong các văn bản pháp luật liên quan 43 7 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CỦA BÊN NHƢỢNG QUYỀN TRONG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 48 2.1. Thực trạng pháp luật về kiểm soát của bên nhƣợng quyền thông qua Luật thƣơng mại và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật thƣơng mại 48 2.1.1. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền thông qua các quy định về chủ thể của hợp đồng NQTM 48 2.1.2 Thực trạng pháp luật về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền thông qua các quy định về nội dung của hợp đồng NQTM 53 2.1.3 Thực trạng pháp luật về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền thông qua các quy định về hình thức của hợp đồng NQTM 55 2.1.4 Thực trạng pháp luật về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM 57 2.1.5 Thực trạng pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền thông qua các quy định về điều kiện pháp lý của việc giao kết hợp đồng NQTM và thời hạn, thay đổi và chấm dứt hợp đồng NQTM 63 2.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về quyền kiểm soát của bên nhƣợng quyền thông qua hợp đồng theo mẫu và điều kiện thƣơng mại chung. 68 2.3. Thực trạng pháp luật về quyền kiểm soát của bên nhƣợng quyền trong pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh 73 2.3.1. Thực trạng pháp luật về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền trong pháp luật về sở hữu trí tuệ 73 2.3.2. Thực trạng pháp luật về quyền kiểm soát của bên nhượng quyền trong pháp luật cạnh tranh 79 8 CHƢƠNG III: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT CỦA BÊN NHƢỢNG QUYỀN TRONG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 90 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh kiểm soát của bên nhƣợng quyền trong NQTM 90 3.1.1. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh NQTM nói chung trên quan điểm nhìn nhận, đánh giá khách quan những hạn chế, bất cập của pháp luật điều chỉnh NQTM của Việt Nam nói chung 90 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh NQTM trên cơ sở đảm bảo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật thương mại. 93 3.1.3. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại phải đáp ứng yêu cầu hội nhập 94 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh kiểm soát của bên nhƣợng quyền trong NQTM 95 3.2.1 Sửa đổi, bổ sung một số quy định về NQTM trong Luật Thương mại 2005, các văn bản hướng dẫn Luật thương mại 2005 và các văn bản pháp luật liên quan 95 3.2.2 Hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM 97 3.2.5 Hoàn thiện các quy định về sở hữu trí tuệ điều chỉnh hoạt động NQTM nói chung và kiểm soát của bên nhượng quyền nói riêng 103 3.2.6 Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM dưới góc độ pháp luật cạnh tranh 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhượng quyền thương mại (“NQTM”) là một phát triển tất yếu và là yêu cầu của kinh tế thị trường. Mô hình này đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Khi chủ động hội nhập quốc tế, , Việt Nam phải mở cửa cho các nước thành viên được giao dịch thương mại tại đất nước mình và phải thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO. Mô hình kinh doanh NQTM là một trong những dự báo được nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới quan tâm và có kế hoạch phát triển tại Việt Nam, đây là một khó khăn mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Là một đất nước có nền kinh tế tăng trưởng cao suốt 5 năm qua, GDP bình quân 7,5%/năm, không có xung đột về tôn giáo, chính trị; một thị trường tiềm năng với dân số 84 triệu người, trong đó 70% số dân trong độ tuổi dưới 30, ẩn chứa tiềm năng lớn về tiêu thụ các sản phẩm tiêu dùng. Theo khảo sát của Tổng cục thống kê gần đây trong lĩnh vực tiêu dùng cho thấy, có 90% người tiêu dùng quyết định mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thông qua thương hiệu và theo số liệu của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới – WFC, năm 2006 Việt Nam được xếp là thị trường bán lẻ đứng thứ ba thế giới với sức mua khoảng 21 tỷ đô la Mỹ, có trên 70 hệ thống nhượng quyền đang họat động với tốc độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 15 – 20%. Đây là xu hướng và cũng là cơ hội cho những doanh nghiệp Việt Nam muốn thử sức bằng các hình thức nhượng quyền. Những năm gần đây, hình thức “Nhượng quyền thương mại” không còn xa lạ và trở thành vấn đề gây chú ý đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nhìn một cách tổng quan, hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam đã khởi sắc, hứa hẹn một thị trường đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh các thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Vissan…đã xuất hiện các thương hiệu 10 mới như thời trang Foci, Nino Max, chuỗi cửa hàng G7, Nước mía siêu sạch…Ngoài những thương hiệu trong nước, các thương hiệu nổi tiếng ở nước ngoài cũng tham gia thị trường nhượng quyền như KFC, Lotteria, Jollibee đã chuyển nhượng thành công tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đặc biệt sau hội nhập, NQTM đang nóng lên từng ngày, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Mc Donald‟s, cà phê Starbucks, cửa hàng tiện lợi Seven-Eleven, tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ – WalMart… đang có kế hoạch xâm nhập thị trường Việt Nam. Việt Nam đang trong giai đoạn khởi động lĩnh vực NQTM nên tiềm năng phát triển trong lĩnh vực này còn rất lớn và chắc chắn sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới. Tuy nhiên, điều rất đáng lưu ý là, những tranh chấp trong hoạt động nhượng quyền thương mại đang ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong quá trình thực hiện quyền kiểm soát của bên nhượng quyền trong nhượng quyền thương mại. Sở dĩ có nguyên nhân này là vì, các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại nói chung, về nội dung và phương thức kiểm soát của bên nhượng quyền nói riêng còn nhiều bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn và không phù hợp với thực tiễn phát triển hệ thống nhượng quyền ở Việt Nam hiện nay. Vì những lý do nêu trên, tác giả Luận văn đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động nhượng quyền thương mại” là đề tài Luận văn thạc sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Trong thời gian qua đã có các nghiên cứu liên quan đến nhượng quyền thương mại với các góc độ nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và mức độ khác nhau, có thể khái quát lại như sau: - Tác giả Vũ Đặng Hải Yến với nghiên cứu “Nhượng quyền thương mại trong mối quan hệ với pháp luật cạnh tranh và sở hữu trí tuệ”. Nghiên cứu này có đề cập đến các quan điểm tư tưởng luật học về nhượng quyền 11 thương mại và pháp luật về nhượng quyền thương mại trong mối quan hệ với pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh; các văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về nhượng quyền thương mại liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh; thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật về nhượng quyền thương mại liên quan đến pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam. - Tác giả Nguyễn Thị Vân với nghiên cứu “Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”. Luận văn này khái quát chung về nhượng quyền thương mại và hợp đồng nhượng thương mại, nghiên cứu các vấn đề pháp lý cơ bản về hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, việc gia hạn, chấm dứt và thời hạn của hợp đồng từ đó giúp các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng hiểu được bản chất của loại hợp đồng này cũng như đưa ra nhận định về quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp liên quan; phân tích thực trạng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam và đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hay tác giả Đỗ Tuyết Nhung với nghiên cứu “Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại”, tập trung vào các vấn đề sau: lý luận hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung và pháp luật điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam nói riêng; phân tích thực trạng thực trạng pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, đánh giá những ưu điểm cũng như những mặt còn hạn chế, tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng nhượng quyền thương mại; đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu nêu trên tập trung khái quát về toàn bộ hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu vấn đề kiểm soát của bên nhượng quyền. Đề tài “Một số 12 vấn đề pháp lý về kiểm soát của bên nhƣợng quyền trong hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại” là đề tài hoàn toàn mới chưa được ai nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cơ bản về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại; để từ đó đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại ở nước ta hiện nay Để đạt được mục tiêu trên. Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây: - Nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cơ bản về nhượng quyền thương mại và kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại; - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại; - Nghiên cứu so sánh về pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại của Việt Nam với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật, đồng thời vận dụng đường lối, quan điểm, [...]... Những vấn đề pháp lý cơ bản về kiếm soát của bên nhượng quyền trong NQTM Chương II: Thực trạng pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền trong NQTM ở Việt Nam Chương III: Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền trong NQTM ở Việt Nam hiện nay 13 CHƢƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CỦA BÊN NHƢỢNG QUYỀN TRONG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 1.1 Những vấn đề pháp lý về hoạt động. .. hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM Khi xây dựng hệ thống pháp luật này, các nhà làm luật của các quốc gia và tổ chức quốc tế luôn luôn phải quan tâm 1.2 Những vấn đề pháp lý về kiểm soát của Bên nhƣợng quyền trong hoạt động NQTM 1.2.1 Quyền kiểm soát của Bên nhượng quyền trong NQTM 1.2.1.1 Cơ sở lý luận về quyền kiểm soát của Bên nhượng quyền trong NQTM NQTM là loại hoạt động thương mại theo... là quyền do bên nhượng quyền trao cho bên nhượng quyền thứ cấp được phép cấp lại quyền thương mại cho các bên nhận quyền thứ cấp (Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa); “Hợp đồng thương mại thứ cấp” là hợp đồng NQTM ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung Như vậy, ở Việt Nam, theo quy định của pháp luật về NQTM, bên. .. thương mại khi họ tham gia vào cá hình thức NQTM khác nhau như hoạt động NQTM trực tiếp và hoạt động NQTM gián tiếp Theo điều luật này, bên nhượng quyền thứ cấp” là thương nhân 28 có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ bên nhượng quyền ban đầu cho bên nhận quyền thứ cấp; bên nhận quyền sơ cấp” là thương nhân đã nhận quyền thương mại từ bên nhượng quyền ban đầu Bên nhận quyền sơ cấp là bên. .. trở thành đại lý của bên nhượng đại lý Ngược lại trong quan hệ NQTM, Bên nhận quyền phải trả phí cho bên nhượng quyền khi trở thành Bên nhận quyền của Bên nhượng quyền Và điều khác nhau quan trọng nhất là trong suốt quá trình làm đại lý, bên đại lý được hưởng thù lao do bên nhượng đại lý trả thì ngược lại với quan hệ NQTM trong quá trình sản xuất, kinh doanh theo nhượng quyền, Bên nhận quyền phải trả... bên cạnh hình thức hoạt động NQTM thông thường, trong đó, bên nhượng 29 quyền là chủ sở hữu trực tiếp của quyền thương mại , với tư cách là đối tượng của hợp đồng NQTM và bên nhận quyền là bên trực tiếp kinh doanh dưới tên thương mại của bên nhượng quyền do sự cấp phép trực tiếp của bên nhượng quyền thì vẫn còn có những hình thức hoạt động NQTM khác Đó là hình thức NQTM gián tiếp, trong đó tồn tại hai... phát triển quyền thương mại mà chủ thể của chúng một bên là chủ sở hữu của quyền thương mại và bên kia là người phát triển quyền thương mại, có quyền cấp lại quyền thương mại đó cho các bên khác; thứ hai, mối quan hệ hợp đồng NQTM thứ cấp mà chủ thể của chúng một bên là người phát triển (hay còn gọi là nhượng quyền thứ cấp) Như vậy, có thể kết luận, mặc dù hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM... tính: thứ nhất, trong hợp đồng nhượng quyền, quan hệ cung ứng hàng hoá, dịch vụ từ phía bên nhượng quyền cho bên nhận quyền không nhất thiết phải tồn tại với lý do bên nhận quyền có thể tự mình sản xuất ra sản phẩm; thứ hai, bên nhượng quyền trao toàn bộ quyền thương mại dưới một thể thống nhất cho bên 31 nhận quyền; thứ ba, bên nhận quyền vẫn có tên thương mại của mình trong con mắt pháp luật, mặc... định nghĩa “NQTM là một hình thức tiếp thị và phân phối một sản phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai bên đối tác, một bên gọi là bên nhượng quyền hay bên bán quyền (franchisor) và một bên được gọi là bên được nhượng quyền hay bên mua quyền (NQTM) Bên mua quyền được cấp phép sử dụng thương hiệu của bên bán quyền để kinh doanh tại một địa điểm hay một khu vực nhất định, trong một khoảng thời gian... thu định kỳ cho bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định Điểm đặc trưng của hoạt động NQTM là tạo nên một mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong việc cùng khai thác giá trị thương mại các đối tượng NQTM của bên nhượng quyền nhưng lại hoàn toàn riêng rẽ độc lập, không phụ thuộc nhau về mặt pháp lý và tài chính Nói cách khác, NQTM là hoạt động thể hiện . về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại; - Nghiên cứu so sánh về pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại của Việt Nam với pháp luật của một. những vấn đề pháp lý cơ bản về kiểm soát của bên nhượng quyền trong hoạt động thương mại; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về kiểm soát của bên nhượng quyền. quát về toàn bộ hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại mà chưa có nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu vấn đề kiểm soát của bên nhượng quyền. Đề tài Một số 12 vấn đề pháp lý về kiểm soát của

Ngày đăng: 09/07/2015, 19:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan