Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam

92 336 0
Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  ĐINH THỊ THU HƢƠNG HOÀN THIỆN PHP LUẬT VỀ QUẢN L CHÂ ́ T GÂY Ô NHIÊ ̃ M TRÊN BIÊ ̉ N Ơ ̉ VIÊ ̣ T NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  ĐINH THỊ THU HƢƠNG HOÀN THIỆN PHP LUẬT VỀ QUẢN L CHÂ ́ T GÂY Ô NHIÊ ̃ M TRÊN BIÊ ̉ N Ơ ̉ VIÊ ̣ T NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. V Quang HÀ NỘI, 2013 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN 6 1.1. Tổng quan về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 6 1.1.1. Chất gây ô nhiễm trên biển 6 1.1.2. Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 11 1.2. Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 13 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 13 1.2.2. Vai trò của pháp luật trong hoạt động quản lý chất ô nhiễm trên biển 15 1.2.3. Nguồn luật điều chỉnh quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 18 1.2.4. Những nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển. 19 1.2.5. Chủ thể (cá nhân, tổ chức), quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia vào hoạt động quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 20 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24 2.1. Những hoạt động gây ô nhiễm trên biển 24 2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 32 2.2.1. Pháp luật về kiểm soát chất gây ô nhiễm môi trường biển 32 2.2.2. Pháp luật về phòng ngừa, khắc phục sự cố môi trường biển 37 4 2.2.3. Pháp luật về kiểm tra, kiểm soát và chế tài áp dụng nhằm quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 41 2.2.4. Pháp luật về tổ chức, phối hợp thực hiện quản lý chất gây ô nhiễm trên biển của các cơ quan quản lý nhà nước 49 2.3. Thực trạng việc thực thi các điều ước quốc tế về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập 52 2.4. Thực trạng thực thi pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam 55 2.4.1. Cơ chế tổ chức thực hiện 55 2.4.2. Yếu tố con người, kinh tế, trang thiết bị kỹ thuật 56 2.4.3. Cơ chế chính sách, pháp luật 57 2.4.4. Kiểm tra, giám sát và chế tài áp dụng 58 2.4.5. Tuyên truyền, giáo dục, tham gia của cộng đồng 59 2.4.6. Hợp tác quốc tế về quản lý chất gây ô nhiễm môi trường biển 61 Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý KIẾN BƯỚC ĐẦU NHẰM HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN Ở VIỆT NAM 69 3.1. Nhu cầu cấp thiết phải hoàn thiện pháp luật 64 3.2. Phương hướng hoàn thiện 67 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 69 3.4. Giải pháp đảm bảo thực thi pháp luật 73 3.4.1. Kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường biển 73 3.4.2. Kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật 74 3.4.3. Tài chính và nhân lực 75 3.4.4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 76 5 3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập, ký kết 77 3.6. Giải pháp kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật 79 3.7. Giải pháp về cơ chế chính sách 81 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Việt Nam là một quốc gia nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển, mở ra 3 hướng Đông, Nam và Tây; có vùng biển và thềm lục địa rộng lớn, diện tích vượt quá một triệu km2, lớn gấp 3 lần diện tích đất liền; có hơn 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ, gần bờ và xa bờ, chạy suốt từ vịnh Bắc Bộ tới vịnh Thái Lan. Những vị thế, địa lý tự nhiên và tiềm năng kinh tế của vùng biển, đảo nước ta có tầm quan trọng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khai thác tài nguyên biển đã và đang trở thành chiến lược trong sự nghiệp phát triển của đất nước ta. Biển nước ta rất giàu tiềm năng tài nguyên. Đây là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với công cuộc phát triển đất nước, trong đó nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn dầu quy đổi), ngoài ra còn nhiều loại khoáng sản phổ biến khác như: than, sắt, ti tan, cát thuỷ tinh , hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn và cả những tài nguyên có giá trị năng lượng cao mà khoa học hiện đại mới phát hiện. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Á, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Bờ biển Việt Nam dài 3260km, bao bọc lãnh thổ Việt Nam ở cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam, tính trung bình cứ 100 km đất liền có 1km bờ biển (tỉ lệ này cao gấp 6 lần tỉ lệ trung bình của thế giới). Biển Việt Nam rất thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí, hải sản, vận tải biển, cảng biển và kết cấu hạ tầng, công nghiệp tàu biển, du lịch biển và các ngành dịch vụ biển khác… Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X đã đưa ra Nghị quyết về Chiến lược Biển đến 7 năm 2020, “phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55 - 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước”. Tuy nhiên cùng với nhu cầu ngày càng tăng về các giá trị từ biển là những nguy cơ gây ô nhiễm trên biển. Vấn đề quản lý chất gây ô nhiễm trên biển thực tế chưa được quan tâm một cách đúng mức. Hệ thống pháp lý cho vấn đề này còn rất thiếu và yếu. Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành chồng chéo, trùng lặp, không có sự gắn kết với nhau. Hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển ở Việt Nam nói chung còn nhiều bất cập. Mới đây, Tổng cục Biển và Hải đảo (trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) được thành lập theo Nghị định số 25/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 4/3/2008 Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bên cạnh đó, nhiều điều ước quốc tế về vấn đề này được ký kết mà Việt Nam là một quốc gia thành viên càng đòi hỏi Việt Nam phải có một hệ thống pháp luật đủ mạnh, một hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước đủ tầm để giải quyết được các vấn đề thực tế đặt ra. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các vấn đề thực trạng hệ thống pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển, tìm ra những bất cập, hạn chế để từ đó tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này là một đòi hỏi bức thiết cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy tác giả đã lựa chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam" làm luận văn tốt nghiệp Chương trình đào tạo Thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề ô nhiễm môi trường biển đã có nhiều nghiên cứu dưới dạng tạp chí, chuyên đề, đề tài, luận văn, luận án nhưng những công trình này hoặc đi sâu dưới góc độ quản lý tài nguyên biển, hoặc dưới góc độ các yếu tố kĩ thuật, 8 nghiên cứu về các hoạt động đối với tài nguyên biển. Nếu nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý, các công trình này mới chỉ đề cập những quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường biển ở một khía cạnh cụ thể của vấn đề ô nhiễm môi trường biển như luận án tiến sĩ của Lưu Ngọc Tố Tâm với đề tài “Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động hàng hải ở Việt Nam”; luận văn thạc sĩ của Đoàn Thị Vân với đề tài “Pháp luật về phòng chống ô nhiễm dầu từ tàu biển”; luận văn thạc sĩ của Đặng Hoàng Sơn với đề tài “Pháp luật về ô nhiễm môi trường trong họat động dầu khí ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Có thể nói đến nay vẫn chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu dưới góc độ pháp luật môi trường một cách tổng quan, toàn diện về những vấn đề lý luận, thực trạng về các khía cạnh pháp lý trong quản lý chất gây ô nhiễm trên biển liên quan đến kiểm tra, kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường biển cũng như việc tổ chức, phối hợp thực hiện quản lý chất gây ô nhiễm trên biển của các cơ quan quản lý nhà nước để đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam. Vì vậy "Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam" về cơ bản là đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách tổng quan, toàn diện. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển, chỉ ra những hạn chế, thiết sót thông qua đó đề xuất những phương hướng, kiến nghị, giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Tập trung vào phân tích thực trạng pháp luật về quản lý chất gây ô 9 nhiễm môi trường trên biển ở Việt Nam hiện nay và nêu ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam. 5. Đối tƣợng nghiên cứu - Hệ thống văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển. - Các Điều ước quốc tế liên quan đến quản lý chất gây ô nhiễm trên biển mà Việt Nam là quốc gia thành viên. - Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, tổng hợp, đánh giá hiện trạng thông tin, tài liệu liên quan đến công tác quản lý chất gây ô nhiễm trên biển. - Làm rõ sự cần thiết của việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển bằng pháp luật, cách tiếp cận của pháp luật quốc tế, những quan điểm, nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển. - Xác lập cơ sở lý luận và đề xuất những kiến nghị cụ thể về việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam nhằm đáp ứng được những đòi của thực tiễn cả về trước mắt cũng như lâu dài. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chủ yếu vận dụng phương pháp nghiên cứu pháp luật truyền thống và phổ biến là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đó là: 10 - Phương pháp khai thác các tài liệu sẵn có như các văn bản pháp luật, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phương pháp phân tích và so sánh luật. - Phương pháp diễn dịch và quy nạp. - Phương pháp tổng hợp. Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn. Từ đó rút ra những nhận xét và kết luận trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ mà luận văn đề ra. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển và pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển. Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Đề xuất một số ý kiến bước đầu nhằm hoàn thiện khung pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam. [...]... xảy ra cho môi trường biển Với tất cả những ý nghĩa đó, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển có những vai trò cụ thể sau đây: Thứ nhất, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển góp phần thực thi nguyên tắc của pháp luật môi trường Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển là một bộ phận của pháp luật môi trường Vì vậy, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển tuân thủ... nung gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với nước biển 1.1.2 Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 1.1.2.1 Khái niệm quản lý chất gây ô nhiễm trên biển Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển gồm các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý, tiêu hủy chất gây ô nhiễm trên biển Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển không chỉ là các hoạt động kiểm soát chất gây ô. .. QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN 1.1 Tổng quan về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 1.1.1 Chất gây ô nhiễm trên biển 1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản a Môi trường biển: Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 thì: Môi trường biển bao gồm các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển và chất lượng nước biển, cảnh quan biển (Điều... trong việc phòng ngừa ô nhiễm, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển còn nhằm phục hồi môi trường khi có sự cố và khắc phục những hậu quả xảy ra Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển còn quy định trách nhiệm của các chủ thể khi có sự cố xảy ra Thứ ba, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế biển Việt Nam, mang lại giá trị... Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển qui định cụ thể các biện pháp đảm bảo cho việc quản lý chất gây ô nhiễm trên biển thông qua các loại trách nhiệm pháp lí có chứa đựng các chế tài cụ thể tương ứng với hành vi làm ô nhiễm môi trường biển 19 Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển Việt Nam cụ thể hóa các nghĩa vụ được đề cập đến trong các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam. .. pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển cũng nằm trong hệ thống pháp luật môi trường và là một bộ phận không thể thiếu của pháp luật môi trường Đối tượng điều chỉnh của pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý chất gây ô nhiễm trên biển bao gồm các quan hệ phát sinh trong quá trình thu gom, vận chuyển, tiêu hủy chất gây ô nhiễm trên biển, ... thường thiệt hại do chất gây ô nhiễm trên biển gây ra… Mục đích của pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển là bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, thông qua vấn đề đặt ra các khung pháp luật quy định về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước về môi trường; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan đến chất gây ô nhiễm trên biển Pháp luật quản lý chất gây ô nhiễm trên biển đã phân định... việc quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo 1.2 Pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển a Khái niệm Chất gây ô nhiễm trên biển là một bộ phận của môi trường, là một trong những nguyên nhân khiến cho môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng ngày càng ô nhiễm trầm trọng Vì vậy pháp. .. biển phải gắn với quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển bền vững” 21 Thứ hai, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam là công cụ để phòng ngừa ô nhiễm biển, góp phần hạn chế và khắc phục ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm biển nói riêng Bằng các qui phạm pháp luật qui định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan, pháp luật về quản lý chất gây. .. gây ô nhiễm trên biển có vai trò rất lớn trong việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển, suy thoái tài nguyên sinh vật biển Với mục tiêu phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển, pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển bao gồm các qui định pháp luật về qui chuẩn kĩ thuật môi trường như qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng nước biển, chất lượng nước biển ven bờ, qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất . CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN 6 1.1. Tổng quan về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 6 1.1.1. Chất gây ô nhiễm trên biển 6 1.1.2. Quản lý chất gây ô nhiễm trên biển 11 1.2. Pháp luật về quản lý. hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam. Vì vậy " ;Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam& quot; về cơ bản là đề tài. chất gây ô nhiễm trên biển ở Việt Nam. 11 Chƣơng 1 KHI QUT CHUNG VỀ QUẢN L CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN VÀ PHP LUẬT VỀ QUẢN L CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRÊN BIỂN 1.1. Tổng quan về quản lý chất

Ngày đăng: 09/07/2015, 18:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan