Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

115 926 1
Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ======== NGUYỄN THỊ HẢI YẾN ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị XHCN Mã số: 05.02.01 Người hướng dẫn : PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG HÀ NỘI - 2007 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN 6 1.1. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản 6 1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá 10 1.3. Thị trường nông sản thế giới và tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 14 1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 37 2.1. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua 37 2.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 76 3.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và một số quan điểm định hướng chủ yếu đới với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam 76 3.2. Một số giải pháp chủ yếu 86 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN (Xếp theo thứ tự a, b, c, ) AFTA : Khu vực tự do kinh tế ASEAN ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM : Diễn đàn hợp tác Á - Âu APEC : Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Doha : Vòng đàm phán về giảm các dạng trợ cấp xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho các nước đang phát triển (khởi động từ năm 2001). EU : Liên minh Châu Âu FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FAO : Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IMF : Quĩ tiền tệ quốc tế ICO : Hiệp hội cà phê thế giới Nxb : Nhà xuất bản NSXK : Nông sản xuất khẩu KNXK : Kim ngạch xuất khẩu ODA : Nguồn vốn cam kết viện trợ tự nguyện của các Chính phủ PTNT : Phát triển nông thôn USD : Đô la Mỹ USDA : Bộ Nông nghiệp Mỹ XKNS : Xuất khẩu nông sản WTO : Tổ chức thương mại thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau 20 năm đổi mới cơ chế kinh tế với các chính sách mở cửa đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế và thực hiện chương trình khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định: bình quân hàng năm tăng 5,75% trong giai đoạn 1991-2002, riêng năm 2005 ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước Việt Nam vẫn tăng 3,2%. Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu có qui mô lớn như: lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ, chè ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Sự phát triển vượt bậc của hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong nhiều năm qua là một trong những thành tựu nổi bật nhất của công cuộc đổi mới đất nước. Trị giá xuất khẩu hàng nông sản năm 2000 là 2.563,4 triệu USD, đến năm 2003 tăng lên 2.672 triệu USD, năm 2004 là 3.383,6 triệu USD, năm 2005 là 4.467,4 triệu USD, trị giá xuất khẩu hàng nông lâm sản năm 2006 là 6266,1 triệu USD. XKNS hiện là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu và cơ cấu thị trường cũng đã có những thay đổi tích cực. Tỷ trọng hàng hoá đã qua chế biến tăng khá nhanh, thị trường xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng đã có những thay đổi tích cực. Trong nhiều năm liền xuất khẩu đã trở thành động lực chính của tăng trưởng GDP và xuất khẩu nông sản đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nhờ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, khẳng định rõ vị trí của nền nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. 2 Một số nông sản của Việt nam đã khẳng định được vị thế trên thế giới cả về số lượng và chất lượng: Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, điều nhân, đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu, thứ 7 thế giới về xuất khẩu chè. Tuy đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhưng cho đến nay xuất khẩu của Việt Nam còn khá nhỏ bé, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2005 đạt 32.447,1 triệu USD, trong khi đó nông sản chiếm 4.467,4 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Philippin, Ân Độ, ) [41, 435] Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ (2001), và trở thành thành viên của WTO kinh tế Việt Nam tuy có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, mở rộng thị trường, nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trước sự cạnh tranh quốc tế gay gắt do chúng ta chưa có mấy lợi thế về trình độ sản xuất, về chủng loại hàng hoá, về kinh nghiệm trong thương mại quốc tế. Vì thế việc tiếp tục đổi mới chính sách để khai thác các lợi thế về tiềm năng nhằm phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu là một trong các vấn đề trọng yếu để Việt Nam phát triển nền kinh tế, mở rộng thị trường và hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Trước tình hình đó, Nhà nước cần tìm ra những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi gia nhập WTO. Cho nên, việc phân tích thực trạng, vạch ra hạn chế và tìm ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay là rất quan trọng. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xung quanh đề tài này đã có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có một số công trình và bài viết tiêu biểu sau: “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Nxb CTQG 2003 của tác giả GSTS Chu Văn Cấp (chủ biên). 3 “Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trong thương mại quốc tế” của tác giả Thân Danh Phúc- Tạp chí kinh tế và phát triển, số 31, 1999. “Một số giải pháp tạo bước đột phá trong xuất khẩu nông sản ở Việt nam”- Tạp chí kinh tế và dự báo, số 3 năm 2000. “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản” tác giả Nguyễn Hữu Khải, Nxb Thống kê 2003. “Làm thế nào để thực hiện quy hoạch nông sản xuất khẩu”, Th.S Trịnh Thị Ái Hoa - Số 3/2006 Tạp chí Kinh tế và dự báo. “Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của hàng nông sản xuất khẩu trong thời gian tới” của tác giả Nguyễn Đình Long – Kỷ yếu khoa học nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông sản, 2002. “Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản ở đồng bằng sông Hồng” Luận văn tiến sĩ của tác giả Hoàng Văn Phấn. “Đổi mới một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của nước ta hiện nay” Luận văn thạc sỹ của tác giả Trịnh Thị Ái Hoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khoa học khác đi sâu nghiên cứu từng loại nông sản xuất khẩu riêng biệt của nước ta thời gian vừa qua như: lúa gạo, cà phê, điều, (xin xem thêm trong phần tài liệu tham khảo). Nhìn chung vấn đề xuất khẩu nông sản của Việt nam đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên trong bối cảnh mới, đặc biệt là khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thì càng có nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Trong luận văn này tác giả sẽ đi sâu giải quyết những vấn đề đặt ra có tính thời sự hơn đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, đặc biệt là một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam, và nêu lên những nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hiệu quả hơn trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của đề tài: Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống vai trò, đặc điểm, thực trạng của xuất khẩu nông sản Việt Nam, thời cơ, thách thức trong điều kiện hội nhập 4 kinh tế quốc tế, luận văn cố gắng đề xuất những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, và để hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài: Thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ vai trò của xuất khẩu nông sản trong quá trình CNH, HĐH trong các nước đang phát triển. - Khảo cứu, phân tích kinh nghiệm một số nước trên thế giới làm cơ sở kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là thời kỳ 1991 đến nay. - Đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có hiệu quả hơn trong thời gian tới ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn lấy việc phân tích những vấn đề kinh tế chủ yếu của XKNS, phân tích vai trò, định hướng và những giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản làm đối tượng nghiên cứu. Do điều kiện có hạn nên luận văn chỉ nghiên cứu ba loại nông sản trong các loại NSXK chủ lực Việt Nam đó là: gạo, cà phê, chè. Ba loại nông sản này được chọn là do: gạo là hàng xuất khẩu chủ lực tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ hai thế giới, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 20% khối lượng gạo sản xuất ra. Cà phê là hàng nông sản quan trọng thứ hai của Việt Nam sau lúa gạo, tập trung ở Tây Nguyên, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Việc sản xuất cà phê hầu hết dành cho xuất khẩu (95%) là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Hiện nay hai mặt hàng này được Chính phủ phân vào nhóm nông sản có khả năng cạnh tranh. Kim ngạch xuất khẩu gạo và cà phê thường chiếm khoảng từ 50% đến 70% tổng KNXK nông sản của ta. Mặt hàng chè được trồng chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng, mặc dù KNXK chưa lớn nhưng cũng xếp thứ bảy trong các 5 nước xuất khẩu chè lớn của thế giới. Xuất khẩu chè chiếm tỷ trọng 75% đến 85% lượng chè sản xuất. Chè của Việt Nam thuộc nhóm NSXK có khả năng cạnh tranh có điều kiện, mặt khác chè lại thuộc nhóm cây “xoá đói giảm nghèo” của Việt Nam. Vì thế cùng với gạo và cà phê, chè cũng trở thành mặt hàng nông sản có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hơn nữa ba loại cây lại nằm ở ba miền Bắc, Trung, Nam có thể khái quát cho tình hình XKNS ở Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chủ yếu để phân tích, lấy địa bàn cả nước làm không gian nghiên cứu, hướng sự phân tích tập trung vào thời kỳ 1991 đến nay, vì từ năm 1991 XKNS bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh, đạt giá trị lớn. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng các phương pháp của khoa kinh tế chính trị: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, luận văn chú trọng một số phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh để phục vụ cho việc nghiên cứu. Về thực tiễn, luận văn xuất phát từ tình hình xuất khẩu của nông sản Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực, 6. Đóng góp mới của luận văn: - Phân tích thực trạng XKNS, đưa ra các đánh giá cần thiết, đặc biệt làm rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với lĩnh vực xuất khẩu nông sản. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động XKNS trong thời gian tới của Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Tên luận văn : “Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Kết cấu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, về nội dung, luận văn được chia làm 3 chương 8 tiết. Chương 1: Một số vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản. 6 Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Một số quan điểm và các giải pháp kinh tế chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới. 7 NỘI DUNG CHƢƠNG1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN 1.1. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản Mỗi quốc gia đều chỉ có những nguồn lực nhất định. Để sản xuất ra một mặt hàng nào đó với số lượng bao nhiêu, nhiều hay ít so với những mặt hàng khác thì nền kinh tế phải có sự lựa chọn để phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý. Xét trên góc độ hiệu quả kinh tế, đương nhiên mỗi quốc gia cần lựa chọn việc sản xuất ra những mặt hàng có lợi thế so sánh lớn nhất để trao đổi với nhau, nhờ đó có thể tận dụng và phát huy được các lợi thế sẵn có và tiết kiệm được nguồn lực, nâng cao hiệu qủa sản xuất. Từ thế kỷ XVIII, các nhà khoa học người Anh là Ađam Smith và David Ricacdo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối, đến nay các lý thuyết này vẫn là lý thuyết nền tảng của thương mại quốc tế. 1.1.1. Lợi thế tuyệt đối Ađam Smith (1723-1770), nhà kinh tế học cổ điển người Anh trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng : “Thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công”. Ông là nhà kinh tế đầu tiên trên thế giới nhận thấy phân công quốc tế, tiến bộ kinh tế và đầu tư là những động lực của phát triển kinh tế. Ađam Smith cũng đã phê phán những mặt hạn chế của Chủ nghĩa trọng thương và chứng minh rằng thương mại quốc tế đã giúp cho các nước tăng được giá trị tài sản của mình trên nguyên tắc phân công quốc tế. Ađam Smith cho rằng mỗi quốc gia cần chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất mà mình có lợi thế tuyệt đối. Những tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn ngành được chuyên môn hoá trong phân công quốc tế là những điều kiện tự nhiên về địa lý và khí hậu mà chỉ nước đó mới có mà thôi. Nói cách khác, theo ông, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên là nguyên nhân của thương mại quốc tế và quyết định cơ cấu thương mại quốc tế. [...]... hiện đại hoá Xuất khẩu hàng nông sản là việc một nước mang hàng hoá nông sản của đất nước bán ra thị trường ngoài nước Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhau giữa các quốc gia Sự độc lập phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó... cụ thể của Việt Nam trong quá trình đổi mới chính sách ngoại thương và kinh tế đối ngoại Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong việc nghiên cứu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Nếu bỏ qua lợi thế so sánh thì có thể phải trả giá đắt về mức sống và tăng trưởng kinh tế 1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản trong quá trình Công... một số nông sản thực phẩm còn được xuất khẩu ở mức thứ 2, thứ 3 trên thế giới như: gạo, cà phê, hồ tiêu, điều (năm 2005 gạo, cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới) Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất nông nghiệp còn mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ Để nâng cao hiệu quả sản xuất và XKNS , chúng ta cần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp... không quá khắt khe như các nước phát triển khác Hiệp định thương mại Việt- Mỹ một điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản Việt Nam xâm nhập thị trường này Việc Mỹ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam trong năm 2006 càng tạo thêm cơ hội cho việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Nhật : KNXK nông sản Việt Nam vào thị trường này mới ở mức 40 50 triệu USD/năm với các mặt hàng. .. động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa, tức là xuất khẩu những gì ta có Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu rất nhỏ bé và tăng trưởng chậm... Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986) đến nay, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể Kinh tế nông nghiệp không ngừng tăng trưởng, đời sống nông thôn từng bước được khởi sắc, nền kinh tế - xã hội trở nên năng động và linh hoạt Kinh tế đối ngoại được tăng cường và phát triển trên mọi lĩnh vực: hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, hợp tác và tham gia vào các tổ chức quốc tế. .. vốn phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Kinh tế học đã cho thấy quá trình tái sản xuất gồm 4 khâu : Sản xuất - Phân phối - Trao đổi - Tiêu dùng Trong đó ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng nằm ở khâu trao đổi Muốn quá trình trao đổi thông suốt, với qui mô lớn, tốc độ nhanh, đòi hỏi lực lượng sản xuất của nước đó phải phát triển Ở Việt Nam, nông nghiệp là... là “hướng về xuất khẩu Cần nhất quán coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại Như vậy là tất cả các hình thức ưu đãi cao nhất phải được dành cho sản xuất hàng xuất khẩu, trước hết tập trung vào các ngành chủ lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá 1.3 Thị trường nông sản thế giới và tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam 1.3.1 Thị trƣờng nông sản thế giới... quả các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển 1.2.5 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cƣờng địa vị kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trƣờng thế giới Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác bao gồm các hình thức sau : xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu. .. cơ hội cho quá trình phát triển nông nghiệp Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới luôn luôn được bổ sung và hoàn thiện các chính sách, tạo môi trường kinh tế thuận lợi, cho yêu cầu của sự nghiệp phát triển nền kinh tế - xã hội Sau 20 năm qua thực hiện chính sách đổi mới toàn diện và sâu sắc trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển ổn định và tăng trưởng . mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay là rất quan trọng. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho luận. trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 37 2.1. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian. sống và tăng trưởng kinh tế. 1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất khẩu hàng nông sản là việc một nước mang hàng hoá nông sản của đất nước

Ngày đăng: 09/07/2015, 17:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản

  • 1.1.1. Lợi thế tuyệt đối

  • 1.1.2. Lợi thế tƣơng đối

  • 1.2.2. Xuất khẩu nông sản đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  • 1.3.1. Thị trƣờng nông sản thế giới

  • 1.3.2. Tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam

  • 1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản

  • 1.4.1. Kinh nghiệm của Đài Loan:

  • 1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

  • 1.4.3. Kinh nghiệm của Malaysia:

  • 1.4.4. Kinh nghiệm của Thái Lan

  • 2.1. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua.

  • 2.1.1. Động thái của xuất khẩu nông sản trong thời gian qua.

  • 2.1.2. Xuất khẩu một số nông sản chủ yếu:

  • 2.2.1. Những thành tựu và các chính sách liên quan đến XKNS

  • 2.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu nông sản:

  • 3.1.1. Bối cảnh chung:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan