Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

99 1K 1
Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LLCT NGUYỄN THỊ HẢI NINH DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội - 2012 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LLCT NGUYỄN THỊ HẢI NINH DOANH NGHI ỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TOÀN CẦU Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM VĂN DŨNG Hà Nội - 2012 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 Vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế 7 1.1 Khái luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ 7 1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ 7 1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ 12 1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ với phát triển kinh tế xã hội 17 1.1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 19 1.2 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 và tác động của nó đến doanh nghiệp vừa và nhỏ 22 1.2.1 Đôi nét về khủng hoảng kinh tế toàn cầu 22 1.2.2 Ứng phó với khủng hoảng kinh tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Á 25 1.2.3 Tình hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Âu 29 Chương 2 Thực trạng hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam từ 2008 đến nay 32 2.1 Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 32 2.1.1 Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 32 2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ 37 2.1.3 Môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ 42 2.1.4 Những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 44 2.2 Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 46 2.2.1 Tiếp cận các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ 46 5 2.2.2 Thị trường đầu ra 53 2.2.3 Các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khủng hoảng kinh tế 55 2.3 Đánh giá chung 61 2.3.1 Vai trò của nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 62 2.3.2 Sự hỗ trợ từ hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ 63 2.3.3 Khả năng tự thích ứng của doanh nghiệp vừa và nhỏ 65 Chương 3 Quan điểm và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hậu khủng hoảng 67 3.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ 67 3.1.1 Bối cảnh quốc tế 67 3.1.2 Bối cảnh đất nước 68 3.2 Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 69 3.2.1 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài 69 3.2.2 Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không trái với các cam kết quốc tế 70 3.2.3 Nhà nước không làm thay doanh nghiệp, mà chỉ làm những gì doanh nghiệp không làm được. 72 3.3 Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu 73 3.3.1 Nhóm giải pháp thuộc về chính phủ 73 3.3.2 Nhóm giải pháp thuộc về hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ 79 3.3.3 Nhóm giải pháp thuộc về doanh nghiệp 80 KẾT LUẬN 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước với phương châm chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước đã khẳng định phát huy mọi nguồn lực trong nước đồng thời kết hợp tận dụng thời cơ quốc tế tiến hành thực hiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có một vai trò quan trọng trong sự nghiệp Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Điều đó đã được cụ thể hoá trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII “. . . phát triển các loại hình doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ là chính, với công nghệ thích hợp, vốn đầu tư ít, tạo nhiều việc làm, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới trang thiết bị nhằm khai thác có hiệu quả năng lực thiết bị hiên có. . ” (Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, 1996, tr23). Doanh nghiệp vừa và nhỏ có những ưu điểm nổi bật mà các loại hình doanh nghiệp khác không có được, đặc biệt trong thời kì chuyển đổi hiện nay ở đất nước ta như có sức năng động, có khả năng thích nghi, dễ thay đổi công nghệ, hiệu quả đầu tư tương đối cao, dễ quản lý Trên thực tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành một nhân tố năng động ở Việt Nam, góp phần đáng kể tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần xoá đói giảm nghèo. Như chúng ta đã biết, bắt đầu từ năm 2008 và cho tới hiện nay, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã lan rộng và hậu quả nặng nề của nó ngày càng lộ rõ trên tất cả mọi mặt của kinh tế - xã hội. Với một nền kinh tế đã hội nhập, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu những hậu quả do tác động của khủng hoảng kinh tế. 7 Mặc dù, hiện nay khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất, nhưng hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta vẫn đang phải đương đầu với rất nhiều thách thức: thị trường đầu ra bị thu hẹp, việc huy động vốn khó khăn, thị trường năng lượng, thị trường ngoại tệ … có nhiều bất ổn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề ra phương hướng khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng cho sự phát triển các doanh nghiệp vừa nhỏ là việc cần thiết, điều này không chỉ cho khắc phục tình trạng khủng hoảng hiện nay, mà còn dự phòng cho các cuộc khủng hoảng kinh tế sau này. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khủng hoảng kinh tế không chỉ mang lại những khó khăn thách thức, mà còn chứa đựng một số cơ hội phát triển quý báu. Vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải biết tận dụng tất cả các cơ hội này. Chính từ các lý do trên, cho nên tôi chọn đề tài “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu” làm luận văn thạc sỹ kinh tế, để góp phần nghiên cứu, luận giải hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, cũng như đưa ra một số giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khắc phục khó khăn, tận dụng các cơ hội để vượt qua khủng hoảng kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu. Điều đó có thể thấy rõ qua khối lượng các tài liệu về chuyên đề này rất dồi dào, đa dạng được công bố hầu như hàng ngày, hàng tuần, từ các luật lệ của Chính phủ, các chiến lược, chương trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của quốc gia, đến các sách hướng dẫn, các công trình nghiên cứu và các bài báo về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể nêu một số công trình và tài liệu chủ yếu như sau: Các chiến lược, chương trình như: Định hướng chiến lược và chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đến năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Nghị định 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dự án US/VIE/95/007 "Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam" do UNIDO tài trợ. 8 Một số tác phẩm viết thành sách như: PGS.TS Nguyễn Cúc, Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, NxbChính trị quốc gia, 1997. Vương Liêm, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Giao thông vận tải, 2000. Vũ Quốc Tuấn - Hoàng Thu Hà, Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Nxb Thống kê, 2001. Nguyễn Đình Hương, Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002 v.v Bên cạnh các các công trình đã xuất bản thành sách có một số công trình nghiên cứu khoa học đáng chú ý như: Hồ Tiến Dũng, Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP Hồ Chí Minh”, luận án tiến sĩ kinh tế, 1998. Phạm Văn Hồng, Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế”, luận án tiến sĩ kinh tế, 2007. Lê Việt Đông, Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay”, luận án thạc sỹ kinh tế, 2006. Các công trình trên đều tập trung nghiên cứu đặc điểm, vai trò, thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Ngoài ra, trên các báo, tạp chí còn rất nhiều tác giả viết về các vấn đề doanh nghiệp vừa và nhỏ như: tạo vốn, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ công nghệ thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Qua các bài viết các tác giả đã làm rõ những vấn đề cơ bản như: khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu thế và hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa ra những khuyến nghị chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này. Nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế có rất nhiều tác phẩm viết thành sách như: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và giải pháp của Việt Nam, Nxb Tổng hợp TPHCM, 2009; Nguyễn Sơn, Vượt qua khủng hoảng kinh tế, Nxb Thống kê, 2009; T.S Ngô Minh Quang và T.S Đoàn Xuân Thuỷ (chủ biên) Chính sách ứng phó khủng hoảng kinh tế của Việt Nam, Nxb Thống kê, 2009. Các tác phẩm trên đã khái quát về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động mà cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, các tác phẩm đã đưa ra các giải pháp khắc phục khủng hoảng kinh tế. Ngoài các tác phẩm đã viết thành sách, cũng có nhiều đề 9 tài nghiên cứu khoa học, các bài báo, tạp chí đề cập tới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế dưới một hệ thống hoàn chỉnh. Vì vậy, luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từ đó tìm ra các giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế. 3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 3.1. Mục tiêu của đề tài Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khủng hoảng kinh tế. Đánh giá khó khăn, thách thức cũng như các cơ hội mà cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặt ra cho hoạt động của các doanh nghiệp vừa nhỏ. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp khắc phục ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng và đề ra cách thức tận dụng cơ hội phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và sau khủng hoảng kinh tế. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài + Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khủng hoảng kinh tế. + Đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ dưới sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. + Xác định phương hướng và giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu *Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. 10 *Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: trừu tượng hoá khoa học, phân tích tổng hợp, logic và lịch sử, thống kê so sánh… 6. Dự kiến đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa về lý luận về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Làm rõ thực trạng tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam; chỉ ra được những thành tựu và hạn chế trong việc khắc phục tác động tiêu cực của khủng hoảng và nguyên nhân. - Đưa ra được các quan điểm và giải pháp nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để các nhà hoạch định chính sách kinh tế đưa ra các dự thảo văn bản, các quy chế, chính sách hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế. Đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng luận văn để xác định cụ thể những khó khăn, thách thức cũng như các cơ hội của doanh nghiệp mình trong khủng hoảng kinh tế, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể cho sự phát triển của doanh nghiệp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế. Chương 2: Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam từ năm 2008 đến nay. 11 Chương 3: Quan điểm và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hậu khủng hoảng. [...]... CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1.1 Khái luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.1.1.1 Khái niệm Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro),... giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp Việt Nam được phân thành 4 nhóm tùy thuộc vào quy mô lao động, vốn và khu vực kinh tế mà họ hoạt động, cụ thể bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn Bảng 2 : Tiêu chí phân loại doanh nghiệp tại Việt Nam Quy mô Khu vực DN siêu nhỏ Lao động Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn Vốn Lao... tại Việt Nam thì sự chênh lệch giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ với các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhà nước là rất đáng kể Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc các nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn có sự khác biệt lớn trong khu vực kinh tế tư nhân, nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài Trong khu vực kinh tế tư nhân, tỷ lệ doanh nghiệp nằm trong các nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh. .. tính chất này làm cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Đức dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực của họ 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY 2.1 Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 2.1.1 Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam diễn ra từ khá lâu, trải... các nền kinh tế có mức thu nhập cao Trung Quốc có khoảng 42 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chiếm 75% lực lượng lao động và khoảng 60% tổng sản phẩm trong nước Ở Ấn Độ, số các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 45% ngành chế tạo sản xuất và khoảng 40% lượng hàng hóa xuất khẩu Tại Indonesia, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp 55% cho GDP Trong khi đó doanh nghiệp vừa và nhỏ của... khủng hoảng kinh tế đã làm cho nền kinh tế của các nước ở Châu Âu lâm vào tình trạng suy thoái Hàng loạt các doanh nghiệp quy mô lớn rơi vào tình trạng khó khăn Ngược lại với tâm trạng bi quan ở những công ty lớn nhất châu Âu, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp có từ 250 lao động trở xuống) ở đây đang tỏ rõ sự lạc quan thận trọng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ. .. bối cảnh khủng hoảng kinh tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đức cũng gặp không ít khó khăn, nhưng với ưu thế riêng và sự hỗ trợ của chính phủ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có sự phát triển ổn định để vượt qua khủng hoảng Nền kinh tế Đức trước hết được thể hiện bởi khoảng 3,6 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như những người kinh doanh độc lập và hành nghề tự do Khoảng 99,7% tất cả các doanh nghiệp. .. sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp ngày càng khó khăn, lợi nhuận giảm sút, nhiều doanh nghiệp phá sản Tuy nhiên, với doanh nghiệp vừa và nhỏ khủng hoảng cũng mang lại những cơ hội để phát triển 1.2.2 Ứng phó với khủng hoảng kinh tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Á Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Châu Á Một loạt các nước có nền kinh tế phát... tốt hơn Trên 90% doanh nghiệp khảo sát có kế hoạch giữ nguyên hoặc tiếp tục tăng đầu tư vốn trong năm 2011 30 Để có thể thoát khỏi khủng hoảng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở mỗi nước có hướng đi khác nhau Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có thể học tập những kinh nghiệm đó để vượt qua khủng hoảng * Kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đang... những doanh nghiệp vừa và nhỏ Những doanh nghiệp có doanh số hàng năm dưới 50 triệu Euro và ít hơn 500 nhân công được coi là doanh nghiệp vừa và nhỏ Khoảng 70% tổng số nhân công cả nước hiện đang làm việc trong những doanh nghiệp như vậy 48,9% tổng số các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, 31,4% 34 trong các ngành sản xuất và khoảng 19,7% trong thương mại Đa số các doanh nghiệp vừa . động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, từ đó tìm ra các giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong và sau cuộc khủng hoảng kinh tế. 3. Mục. triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hậu khủng hoảng. 12 CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 1.1 Khái luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ. về tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Làm rõ thực trạng tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam; chỉ ra được

Ngày đăng: 09/07/2015, 16:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG BỐI CẢNH KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

  • 1.1 Khái luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 1.1.1 Khái niệm và các tiêu chí xác định loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ với phát triển kinh tế xã hội

  • 1.2 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 và tác động của nó đến doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 1.2.1 Đôi nét về khủng hoảng kinh tế toàn cầu

  • 1.2.2 Ứng phó với khủng hoảng kinh tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Á

  • 1.2.3 Tình hình doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một số nước Châu Âu

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN NAY

  • 2.1 Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

  • 2.1.1 Quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

  • 2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 2.1.3 Môi trường kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 2.1.4 Những khó khăn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

  • 2.2 Tác động của khủng hoảng kinh tế đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam

  • 2.2.1 Tiếp cận các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 2.2.2 Thị trường đầu ra

  • 2.2.3 Các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khủng hoảng kinh tế

  • 2.3 Đánh giá chung

  • 2.3.1 Vai trò của nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 2.3.2 Sự hỗ trợ từ hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 2.3.3 Khả năng tự thích ứng của doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG

  • 3.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 3.1.1 Bối cảnh quốc tế

  • 3.1.2 Bối cảnh đất nước

  • 3.2 Quan điểm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 3.2.1 Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài

  • 3.2.2 Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng không trái với các cam kết quốc tế

  • 3.2.3 Nhà nước không làm thay doanh nghiệp, mà chỉ làm những gì doanh nghiệp không làm được

  • 3.3 Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu

  • 3.3.1 Nhóm giải pháp thuộc về chính phủ

  • 3.3.2 Nhóm giải pháp thuộc về hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ

  • 3.3.3 Nhóm giải pháp thuộc về doanh nghiệp

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan