Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay

93 913 3
Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRỊNH THỊ BẠCH TUYẾT VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC THUYỀN VIÊN NGÀNH HÀNG HẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  TRỊNH THỊ BẠCH TUYẾT VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC THUYỀN VIÊN NGÀNH HÀNG HẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ VĂN LỰC HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC Mở đầu 1 Chương 1. Vai trò của việc đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải Việt Nam hiện nay 6 1.1. Đội ngũ thuyền viên và vai tro ̀ của đội ngũ thuyền viên đối với ngành Hàng hải Việt Nam 6 1.1.1. Thuyền viên và quy định hệ thống chức danh thuyền viên 6 1.1.2. Vai trò của ngành Hàng hải đối với nền kinh tế quốc dân nước ta 8 1.1.3. Nguồn lực thuyền viên quyết định năng lực hoạt động của ngành Hàng hải Việt Nam 9 1.2. Vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồn lực thuyền viên hiện nay 12 1.2.1. Giáo dục và đào tạo định hướng chiến lược đào tạo cho các cơ sơ ̉ đào tạo thuyền viên Việt Nam. 12 1.2.2. Giáo dục và đào tạo góp phần quyết định chất lượng nguồn lực thuyền viên 14 Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay 17 2.1. Thực trạng năng lực đào tạo của các cơ sơ ̉ đào tạo , huấn luyện thuyền viên Việt Nam 17 2.1.1. Đánh giá thực trạng hệ thống cơ sơ ̉ đào tạo , huấn luyện thuyền viên Việt Nam 17 2.1.2. Chương trình đào tạo Hàng hải (Maritime Education) hiện nay của Việt Nam 20 2.1.3. Đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên 28 2.1.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 35 2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thuyền viên 36 2.2. Yêu cầu tổng quan về nguồn nhân lực hàng hải trên thế giới và thực trạng chất lượng của đội ngũ thuyền viên đã được đào tạo ở Việt Nam 41 2.2.1. Những yêu cầu tổng quan về nguồn nhân lực Hàng hải trên thế giới 41 2.2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng của đội ngũ thuyền viên đã được đào tạo ở Việt Nam 44 Chương 3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành hàng hải ở Việt Nam hiện nay 47 3.1. Kinh nghiệm đào tạo, huấn luyện thuyền viên của một số nước trên thế giới 47 3.1.1. Kinh nghiệm của một số nước thuộc khối ASEAN 47 3.1.2. Kinh nghiệm đào tạo, huấn luyện Hàng hải của Trung Quốc 50 3.1.3. Kinh nghiệm đào tạo huấn luyện Hàng hải ở các nước phát triển (lấy Nhật Bản làm ví dụ điển hình) 52 3.1.4. Những bài học mà Việt Nam có thể rút ra được từ kinh nghiệm của các nước 55 3.2. Một số giải pháp về đào tạo nguồn lực thuyền viên của ngành hàng hải ở Việt Nam 55 3.2.1. Tăng cường năng lực cho các cơ sơ ̉ đào tạo thuyền viên ở Việt Nam 56 3.2.2. Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo phù hợp thực tiễn hàng hải hiện nay 62 3.2.3. Năng cao chất lượng đội ngũ giảng viên 73 3.2.4. Tăng cường thời gian và chất lượng luyện tập và thực tập tay nghề 77 3.2.5. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lối sống và đạo đức cho sinh viên 79 3.2.6. Mở rộng liên kết và hợp tác quốc tế về đào tạo thuyền viên 80 Kết luận 82 Danh mục tài liệu tham khảo 85 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có bờ biển chạy dọc theo chiều dài đất nước, thềm lục địa rộng gần 1 triệu km 2 , gấp 3 lần diện tích đất liền, có nhiều giá trị và tiềm năng to lớn. Hơn nữa, với vị trí gần đường Hàng hải quốc tế, thuận lợi cho các dịch vụ Hàng hải và giao lưu với thị trường thế giới, ngành vận tải biển được nước ta coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã đề ra “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó có chiến lược phát triển vận tải biển, cảng biển, dịch vụ Hàng hải và nguồn nhân lực biển. Đây là định hướng có tính quyết định đối với khai thác nguồn lực từ biển, đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước. Trong xu thế đi lên của đất nước và việc gia nhập WTO, ngành Hàng hải Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế. Sự phát triển nhanh chóng của đội tàu trong nước và dịch vụ xuất khẩu lao động thuyền viên đang đặt ra cho các trường Hàng hải nước ta cơ hội đào tạo đội ngũ thuyền viên. Việc cải tiến chương trình, phát triển đào tạo và huấn luyện thuyền viên được coi là vấn đề cấp thiết, đó cũng là vấn đề tiên quyết góp phần tích cực trong việc phát triển ngành Hàng hải. Tuy vậy, bước đầu hội nhập và thực tiễn mấy năm qua cho thấy: đội ngũ sĩ quan, thuyền viên có tăng lên đủ số lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường nhưng đang bộc lộ nhiều khiếm khuyết về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực hành, ngoại ngữ khi làm việc trên những con tàu hiện đại hoặc tàu đa quốc tịch… Sự hạn chế của đội ngũ thuyền viên do nhiều yếu tố, một trong những yếu tố cơ bản là do chất lượng đào tạo thuyền viên còn những khiếm khuyết chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. 2 Do vậy, để nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế biển, việc nghiên cứu tình hình đào tạo đội ngũ thuyền viên hiện nay để điều chỉnh, bổ sung và nâng cao chất lượng đào tạo các trường Hàng hải nói chung và đào tạo thuyền viên nói riêng là việc hết sức quan trọng và cấp thiết. Đặc biệt việc đào tạo để thuyền viên không chỉ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ chuyên ngành mà còn chú ý giáo dục cho thuyền viên ý thức làm việc, tinh thần trách nhiệm, tác phong công nghiệp, lối sống chan hoà và lòng yêu nghề, coi đi biển là sự nghiệp lâu dài của mình là công việc thường xuyên và mang tính thời sự. Nhận thức từ yêu cầu trên, chúng tôi chọn đề tài “Vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay” để thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Triết học đồng thời mong góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng đào tạo thuyền viên ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu Để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong ngành Hàng hải nói chung, đội ngũ thuyền viên nói riêng, gần đây có nhiều người tập trung nghiên cứu: - Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật “Nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo trung học Hàng hải Việt Nam” do kỹ sư Phan Văn Tại thực hiện đã phân tích và đánh giá thực trạng chương trình đào tạo các ngành trung cấp Điều khiển tàu biển, trung cấp Vận hành máy tàu biển; so sánh với yêu cầu tiêu chuẩn của STCW 95 và luật pháp Việt Nam về giáo dục và đào tạo nhằm xây dựng chương trình đào tạo mới phù hợp với yêu cầu và nhu cầu hiện tại. - Luận văn thạc sĩ khoa học kỹ thuật “Giải pháp nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh quốc tế của xuất khẩu thuyền viên Việt Nam tới năm 2003” do kĩ sư Phạm Viết Cường thực hiện đã phân tích, thống kê, tổng hợp và đánh giá thực trạng chất lượng thuyền viên Việt Nam, kinh nghiệm huấn luyện, quản lý, xuất khẩu thuyền viên của các cường quốc về Hàng hải. Đồng 3 thời luận văn đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng thuyền viên, xu hướng của thị trường thuyền viên trong những năm tiếp theo. - Luận văn thạc sĩ khoa học triết học “Xu hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” do Nguyễn Thị Hồng Vân thực hiện nhằm phân tích những xu hướng và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH. - Trong những năm trở lại đây đã có một số bài nghiên cứu, trao đổi xung quanh việc đổi mới và phát triển nguồn lực lao động Hàng hải đăng trên các tạp chí Hàng hải, Tạp chí biển Việt Nam, Giao thông vận tải… + Tác giả ThS. Mai Văn Khang “Phát huy nguồn lực lao động thuyền viên của ngành Hàng hải Việt Nam” đã nghiên cứu, phân tích yếu tố con người từ đã tóm tắt một số yêu cầu quan trọng đối với nguồn nhân lực. + Tác giả ThS. Văn Khang “Chiến lược đào tạo thuyền viên cho ngành Hàng hải Việt Nam” đã đưa ra những đề xuất chung nhằm phát huy nguồn lực lao động thuyền viên và chiến lược đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực thuyền viên đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Các công trình trên đã phân tích nhiều vấn đề sâu sắc trong một số lĩnh vực khác nhau để áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên đề tài này của chúng tôi tập trung nghiên cứu lĩnh vực đào tạo thuyền viên đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế cũng như phát triển kinh tế biển Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích Làm rõ vai trò của đào tạo và thực trạng vấn đề đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thuyền viên Việt Nam trong thời gian tới. 4 * Nhiệm vụ - Làm rõ vai trò của đào tạo đối với sự phát triển nguồn nhân lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực thuyền viên ở Việt Nam hiện nay. - Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực thuyền viên đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Công tác đào tạo nguồn lực thuyền viên - nguồn lực lao động chủ yếu nhất trong ngành Hàng hải Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu Các cơ sở đào tạo nguồn lực thuyền viên trong cả nước, chủ yếu ở Trường Đại học Hàng hải và Cao đẳng Hàng hải I. Về thời gian: Các số liệu tiến hành khảo sát trong luận văn được giới hạn từ 1995 đến nay. 5. Cơ sơ ̉ lí luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lí luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về việc đào tạo nguồn lực con người. * Cơ sở thực tiễn Luận văn dựa trên những báo cáo tổng kết thực tiễn và tình hình đào tạo thuyền viên ở các trường, trung tâm đào tạo thuyền viên ở Việt Nam trong thời gian gần đây và tham khảo kinh nghiệm đào tạo thuyền viên của một số nước trên thế giới. 5 * Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những nội dung nghiên cứu đã được xác định, luận văn vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật mà chủ yếu là các phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh, thống nhất lí luận với thực tiễn… 6. Đóng góp của luận văn - Luận văn làm rõ vai trò của việc đào tạo nguồn lực thuyền viên đạt chuẩn quốc tế. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập, hoạch định chiến lược phát triển nguồn lực thuyền viên Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương Chương 1. Vai trò của việc đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải Việt Nam hiện nay. Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay. Chương 3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay. 6 Chương 1 VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC THUYỀN VIÊN NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Đội ngũ thuyền viên và vai tro ̀ của đội ngũ thuy ền viên đối với ngành Hàng hải Việt Nam Nguồn lực lao động quan trọng nhất của ngành Hàng hải Việt Nam hiện nay là đội ngũ thuyền viên làm việc trên các tàu biển. Đây là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được, nó là động lực chủ yếu tác động trực tiếp nhất đến hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp vận tải biển nói riêng và toàn ngành Hàng hải nói chung. 1.1.1. Thuyền viên và quy định hệ thống chức danh thuyền viên Thuyền bộ là những thuyền viên thuộc định biên của tàu biển, bao gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và các chức danh khác được bố trí làm việc trên tàu biển. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây: - Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam. - Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, độ tuổi lao động, khả năng chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn theo quy định. - Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển. - Có sổ thuyền viên. - Có hộ chiếu thuyền viên để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đã được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế [37]. [...]... Ngun: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc 29 Bng 2.1.8 Thng kờ i ng giỏo viờn xp theo hc v STT Nm Tin s Thc s K s Trỡnh khỏc S lng 1 2008 Tui S lng Tui S lng Tui S lng Tui 120.0 42.6 559.0 34.8 1166.0 34.1 441.0 39.7 Ngun: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc Biu 2.1.1 Biu tớnh theo % tng... kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc 31 Bng 2.1.10 Thng kờ s lng s quan Hng hi tham gia o to, hun luyn ti cỏc c s o to hun luyn Hng hi Nm STT S quan qun lý S quan vn hnh Cỏc loi khỏc S lng 1 2008 Tui S lng Tui S lng Tui 189 39.5 154 37.0 59 34 Ngun: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc Biu 2.1.2 Cỏc loi... VIấN NGNH HNG HI VIT NAM HIN NAY 2.1 Thc trng nng lc o to ca cỏc c s o to , hun luyn thuyn viờn Vit Nam 2.1.1 ỏnh giỏ thc trng h thng c s o to, hun luyn thuyn viờn Vit Nam Hin nay, i ng s quan, thuyn viờn ca nc ta c cung cp t nhiu ngun khỏc nhau ngoi h thng o to hun luyn chớnh thng trc thuc B Giao thụng Vn ti,c th nh: Hỡnh 2.1.1 H thng c s cung cp s quan, thuyn viờn hin ti Vit Nam Chớnh ph B Thy sn... tip, lm vic) Khỏ (cú kh nng giao tip n gin, dch thut) Trung bỡnh (cú th c hiu ti liu) Yu (khụng cú cỏc kh nng trờn) 10,0 45,4 34,8 9.8 Ngun: Số liệu thống kê, khảo sát trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, huấn luyện hàng hải trong cả n-ớc V s lng giỏo viờn cha ỏp ng theo t l qui nh ca Nh nc l 1/25 v tin ti nm 2010 thỡ t l ny phi t . nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay. 6 Chương 1 VAI TRÒ CỦA VIỆC ĐÀO TẠO NGUỒN LỰC THUYỀN VIÊN NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Đội ngũ thuyền viên. ngành Hàng hải Việt Nam hiện nay. Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay. Chương 3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn. và đào tạo góp phần quyết định chất lượng nguồn lực thuyền viên 14 Chương 2. Thực trạng đào tạo nguồn lực thuyền viên ngành Hàng hải ở Việt Nam hiện nay 17 2.1. Thực trạng năng lực đào tạo

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.1. Thuyền viên và quy định hệ thống chức danh thuyền viên

  • 1.1.2. Vai trò của ngành Hàng hải đối với nền kinh tế quốc dân nước ta

  • 2.1.3. Đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên

  • 2.1.4. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

  • 2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo thuyền viên

  • 2.2.1. Những yêu cầu tổng quan về nguồn nhân lực Hàng hải trên thế giới

  • 3.1.1. Kinh nghiệm của một số nước thuộc khối ASEAN

  • 3.1.2. Kinh nghiệm đào tạo, huấn luyện Hàng hải của Trung Quốc

  • 3.2.1. Tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo thuyền viên ở Việt Nam

  • 3.2.3. Năng cao chất lượng đội ngũ giảng viên

  • 3.2.4. Tăng cường thời gian và chất lượng luyện tập và thực tập tay nghề

  • 3.2.6. Mở rộng liên kết và hợp tác quốc tế về đào tạo thuyền viên

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan