Xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

103 760 0
Xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  BÙI THỊ LỢI XÂY DỰNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  BÙI THỊ LỢI XÂY DỰNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ LAN HÀ NỘI - 2013 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCHTƯ : Ban Chấp hành Trung ương CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH : Công nghiệp hóa ĐHQG : Đại học Quốc gia HĐH : Hiện đại hóa KTTT : Kinh tế thị trường Nxb : Nhà xuất bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa XHTB : Xã hội tư bản MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM 10 1.1. Đạo đức và phẩm chất đạo đức 10 1.1.1. Đạo đức 10 1.1.2. Phẩm chất đạo đức và phẩm chất đạo đức mới 14 1.2. Phẩm chất đạo đức truyền thống và phẩm chất đạo đức mới nảy sinh của người phụ nữ Việt Nam 17 1.2.1. Phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam 17 1.2.2. Phẩm chất đạo đức mới nảy sinh của người phụ nữ Việt Nam 27 1.3. Sự cần thiết phải xây dựng phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ Việt Nam hiện nay 35 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 41 2.1. Thực trạng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam hiện nay 41 2.1.1. Mặt tích cực 41 2.1.2. Mặt hạn chế, xuống cấp 47 2.1.3. Nguyên nhân của thực trạng phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam hiện nay 66 2.2. Giải pháp xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay 72 2.2.1. Nhóm giải pháp nhận thức 72 2.2.2. Nhóm giải pháp thực tiễn 81 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC 98 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phụ nữ là nhân tố và nguồn lực phát triển cơ bản của xã hội. Họ không chỉ là người công dân, người lao động mà còn là “người thầy đầu tiên” của mỗi con người. Dù ở hoàn cảnh nào, ở thời kỳ nào, phụ nữ cũng là người vợ - giữ lửa cho gia đình, là người mẹ - người nâng giấc, đưa nôi, dạy cho con ngôn ngữ, nhận thức, những bài học làm người đầu tiên. Sự dịu dàng, chịu thương, chịu khó của người phụ nữ tựa như sợi dây yêu thương, mềm mại mà bền chặt níu giữ, gắn kết mọi thành viên trong gia đình, mọi nhân tố trong xã hội. Với thiên chức đó, phụ nữ có vai trò, ảnh hưởng đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá, giá trị đạo đức trong mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội. “Một người thợ tồi làm hỏng những đôi giày, một người phụ nữ tồi thì làm hỏng cả một gia đình, một người thầy tồi làm hỏng một thế hệ ”. (Ngạn ngữ Đức). Giáo dục một người phụ nữ sẽ được một gia đình. Người mẹ có phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ có những người con tốt, thế hệ tương lai tốt. Người vợ có phẩm chất đạo đức tốt thì sẽ có mái ấm gia đình hạnh phúc, sẽ có xã hội ổn định và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, cùng với những bước phát triển lớn lao về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, trong bối cảnh toàn cầu hoá, giao lưu và hội nhập toàn diện, thì đời sống đạo đức của người phụ nữ Việt Nam cũng có những thay đổi to lớn. Một mặt, rất nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp hiện đại đã hình thành và phát triển khiến cho người phụ nữ ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng đáp ứng sự phát triển xã hội. Những tấm gương phụ nữ hiện đại giỏi việc nước, đảm việc nhà, những phụ nữ thành đạt trên mọi lĩnh vực xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành những cánh chim đầu đàn minh chứng cho vai trò và vị thế ngày càng cao và quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong đời sống hiện đại. Mặt khác, phẩm chất đạo đức của một bộ phận phụ nữ Việt Nam xuống cấp, giá trị đạo đức bị xói mòn gây nhức nhối dư luận và ảnh hưởng tiêu cực, cản trở tới phát triển 2 xã hội. Hằng ngày trên các phương tiện thông tin luôn luôn dày đặc những tin tức phản ánh lối sống chạy theo đồng tiền, đua đòi, buông thả, cách ứng xử thiếu văn hóa, ăn mặc phản cảm, tệ nạn mại dâm, bạo hành, tội phạm nữ gia tăng đã và đang từng ngày, từng giờ làm băng hoại phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam, phá vỡ nhiều nét đẹp của văn hóa dân tộc. Hơn nữa, cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa một mặt có tác động tích cực, nhưng mặt khác đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội liên quan trực tiếp tới phụ nữ. Phụ nữ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi thực hiện vai trò người mẹ, người thầy đầu tiên của trẻ em trong điều kiện xã hội và gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Truyền thống có thể là quả núi có nguy cơ đè bẹp hiện tại và che khuất tương lai; cũng có thể là suối nguồn nuôi dưỡng sức sống mãnh liệt của thực tiễn cuộc sống không ngừng đâm chồi nảy lộc. Làm thế nào để kế thừa, phát triển những tinh hoa của giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp, gạn bỏ những mặt tiêu cực của nó đã và đang ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức xã hội, thậm chí không cho phép người Việt Nam thoát khỏi lối mòn trong nhận thức, tư duy và hành động để xây dựng phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam hiện đại? Làm thế nào để kết hợp giá trị đạo đức truyền thống và yếu tố hiện đại trong xây dựng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam hiện nay để đảm bảo xây dựng và phát triển nguồn lực này đúng với vị thế và khả năng của họ trong xã hội hiện đại là vấn đề còn nhiều trăn trở. Từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn đặt ra như vậy nên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: "Xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Đạo đức phụ nữ và xây dựng phẩm chất đạo đức mới cho người phụ nữ Việt Nam đã, đang nhận được nhiều sự quan tâm đặc biệt của dư luận cả nước. Có rất 3 nhiều đề án, chương trình khoa học, hội thảo, sách, báo, tạp chí, công trình nghiên cứu khoa học tập trung nghiên cứu về thực trạng đạo đức người phụ nữ và tìm ra các giải pháp nhằm điều chỉnh, định hướng những giá trị đạo đức chuẩn mực cho nữ giới, tiêu biểu như: - Đề án, chương trình khoa học cấp Nhà nước Hội nghị khoa học "Về việc nghiên cứu những vấn đề đạo đức trong thời kỳ quá độ" do Ban Đạo đức học - Viện Triết học và Ủy ban Khoa học xã hội nhân văn tổ chức năm 1983, với các chủ đề: Phụ nữ và vấn đề hình thành đạo đức mới. Hội nghị đã làm nổi bật được vị thế, vai trò người phụ nữ trong xã hội; sự cần thiết cũng như các yêu cầu, đòi hỏi, định hướng xây dựng đạo đức cho phái nữ trong thời kỳ quá độ ở nước ta. Đề tài nghiên cứu KHXH_04.03: "Xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị xã hội mới trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" do Huỳnh Khái Vinh làm chủ nhiệm (thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KHXH-04, Hà Nội, 2000) là đề tài nghiên cứu khá toàn diện có tính hệ thống những vấn đề lý luận về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội, phân tích sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội; từ đó nêu phương hướng, quan điểm chỉ đạo và giải pháp xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị xã hội mới trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010, Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (năm 2000), đã chỉ ra những thuận lợi cũng như các trở ngại, khó khăn để người phụ nữ thực hiện thiên chức của mình đồng thời làm rõ được sự biến đổi của thang giá trị đạo đức nữ giới trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; 4 vạch ra những định hướng và biện pháp để nâng cao nhận thức, tạo điều kiện thuận lợi làm cho phụ nữ phát huy được vai trò, vị thế của mình. Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Giai đoạn 2010- 2015)” của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (ban hành kèm theo Quyết định số 343 /QĐ-TTg Ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ) đã chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của người phụ nữ đối với gia đình, đất nước trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, trong quá trình xây dựng đất nước theo định hướng XHCN; luận giải những phẩm chất đạo đức cần có của phụ nữ trong thời đại ngày nay cũng như các hình thức, biện pháp để tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Giai đoạn 2010- 2015). Tiểu đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2011- 2015”, Bộ Văn hóa thông tin du lịch đã ban hành Quyết định số 2126/QĐ-BVHTTDL. Để triển khai thực hiện đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Giai đoạn 2010- 2015)” của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bộ Văn hóa thông tin du lịch vạch rõ các mục đích, yêu cầu, cụ thể hoá các nhiệm vụ, biện pháp tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức nữ giới trong ngành của mình. - Công trình dưới dạng sách chuyên khảo Lê Thị Nhâm Tuyết (1972), “Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại”, Nxb Khoa học xã hội. Cuốn sách được xem là công trình khoa học đầu tiên ở Việt Nam ghi dấu ấn quan trọng khởi đầu lĩnh vực nghiên cứu phụ nữ, nghiên cứu giới. Tác giả đã sử dụng phong phú tư liệu của cuộc sống để phân tích khoa học những phẩm chất tiêu biểu của phụ nữ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, từ thời đại nguyên thuỷ cho đến năm 1968, những vấn đề được đề cập trong Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại rất gần với đời sống xã hội hôm nay. 5 Vũ Khiêu (1974), “Đạo đức mới”, Nxb Khoa học Xã hội, bàn về yêu cầu cấp thiết phải xóa bỏ những tư tưởng đạo đức cũ đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với tình hình thời đại mới. Từ đó đặt ra yêu cầu xây dựng đạo đức mới với những nội dung và nguyên tắc rất cụ thể. Tương Lai (1983), “Chủ động và tích cực xây dựng đạo đức mới”, Nxb Sự thật, Hà Nội. Tác phẩm này cũng bàn về vấn đề yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới, trong đó nhấn mạnh đến việc phải chủ động và luôn tích cực của mỗi cá nhân để đáp ứng được yêu cầu thời đại mới. Trần Quốc Vượng (2001), "Truyền thống phụ nữ Việt Nam" , Nxb Văn hóa - dân tộc. Xuất phát từ những tư liệu lịch sử và văn hoá, quan niệm có “nguyên lí mẹ” trong văn hoá Việt Nam, tác giả đã sưu tầm và hệ thống hóa các tài liệu lịch sử, truyền thuyết và văn học dân gian có liên quan đến hoạt động và truyền thống của phụ nữ trong lịch sử. Cuốn sách đem lại nhiều tư liệu quý giá trong quá trình tìm hiểu truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam từ thời đại Hùng Vương dựng nước cho đến trước thời kỳ thành lập Đảng. Lê Thi (2001), “Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Khoa học Xã hội. Tác giả đã chỉ rõ: Phụ nữ là nhân tố và nguồn lực phát triển của xã hội Việt Nam, các quan điểm tiếp cận vấn đề bình đẳng giới hiện nay, phân tích được vấn đề việc làm, đời sống của lao động nữ trong sự nghiệp phát triển kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cùng một số suy nghĩ về hướng phát huy nguồn nhân lực phụ nữ phục vụ cho sự nghiệp kiến thiết đất nước. Nguyễn Linh Khiếu (2001), “Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn”, Nxb Khoa học Xã hội. Tác phẩm đã trình bày khá rõ những biến đổi văn hóa - xã hội nông thôn tác động đến gia đình và phụ nữ; cung cấp những thông tin khoa học đáng tin cậy, đưa đến một cái nhìn phức hợp, đa dạng và thực tế 6 sinh động về đời sống văn hóa- xã hội và gia đình nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặng Thị Vân Chi (2008), "Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945", Nxb Khoa học Xã hội. Tác giả đã làm rõ quá trình hình thành, cũng như thực chất của vấn đề phụ nữ trong xã hội Việt Nam dưới chế độ thuộc địa của thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; những thay đổi của xã hội Việt Nam trong đời sống gia đình, sinh hoạt văn hóa ngoài đời dưới ảnh hưởng của chính sách cai trị của Pháp và của tiếp xúc văn hóa Đông -Tây; vạch được quá trình nhận thức của phụ nữ nói riêng và của xã hội nói chung về vai trò, địa vị của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ Đặng Thị Linh (1996), “Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và giải pháp”, luận án phó tiến sĩ khoa học triết học, Hà Nội 1996. Luận án này đã phân tích vai trò của phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những thực trạng cũng như những bất cập, khó khăn để thực hiện vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở giai đoạn hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp để nâng cao vai trò của người phụ nữ trong xây dựng mái ấm gia đình. Lê Thị Minh Hiệp (2000), “Kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay” luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài phân tích những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, tính tất yếu kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong tình hình hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm kế thừa hiệu quả những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thị Lan (2001), “Phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay qua thực tế ở tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cần phát huy; [...]... phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt hiện nay 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết: Chương 1: Phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay 9 Chương 1 PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM 1.1 Đạo đức và phẩm chất đạo đức. .. hội mới của toàn thể nhân dân, với một nửa là phụ nữ 16 1.2 Phẩm chất đạo đức truyền thống và phẩm chất đạo đức mới nảy sinh của người phụ nữ Việt Nam 1.2.1 Phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam 1.2.1.1 Cơ sở cho phẩm chất đạo đức truyền thống của phụ nữ Việt Nam Trước khi tìm hiểu những phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, không thể không bàn đến những cơ sở nền... những phẩm chất đạo đức mới cần có của người phụ nữ Việt Nam hiện đại - Phân tích thực trạng phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam hiện nay - Đề xuất những giải pháp để xây dựng phẩm chất đạo đức cho phụ nữ đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam -... những phẩm chất đạo đức mới cần có của người phụ nữ Việt Nam giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay Nội dung các đề tài quan tâm đến tình hình đạo đức của phụ nữ Việt Nam hiện nay, định hướng giá trị, quan 7 niệm sống của phụ nữ, công tác tuyên truyền đạo đức cho phụ nữ Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề xây dựng hệ chuẩn phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ Việt Nam hiện nay. .. trị đạo đức của giới, của tầng lớp, ngành nghề xã hội đó Phẩm chất đạo đức của phụ nữ Việt Nam tạo nên nét đẹp và góp phần khẳng định vị thế của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và xã hội 1.1.2.2 Phẩm chất đạo đức mới Phẩm chất đạo đức mới là phẩm chất đạo đức của xã hội hiện đại Nó bắt nguồn từ phẩm chất đạo đức truyền thống, được hình thành trong quá trình hiện đại hoá và phù hợp với yêu cầu của. .. hội hiện đại Phẩm chất đạo đức của giai cấp vô sản là phẩm chất đạo đức tiên tiến trong lịch sử đạo đức xã hội Đây là phẩm chất đạo đức đáp ứng cho sự tiến bộ của xã hội và hạnh phúc của con người Nó đối lập và khác biệt với những phẩm chất đạo đức cũ của giai cấp bóc lột Trong khi nhận thức yêu cầu xây dựng phẩm chất đạo đức mới của xã hội hiện đại, cần phải tích cực đấu tranh với những phẩm chất đạo. .. góp của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thêm mặt tích cực và hạn chế của phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, những yêu cầu về phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Phân tích, đánh giá thực trạng phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng phẩm. .. và hiện đại của người phụ nữ Việt Nam 26 1.2.2 Phẩm chất đạo đức mới nảy sinh của người phụ nữ Việt Nam Mỗi thời đại luôn đặt ra những yêu cầu, chuẩn mực phẩm chất đạo đức của người phụ nữ thời đại đó Bởi vì, xã hội luôn nhận thức sâu sắc về tầm ảnh hưởng của phụ nữ đối với việc xây dựng nền tảng văn hóa gia đình, hình thành nhân cách của các thế hệ tương lai, góp phần xây dựng nên nền tảng văn hóa của. .. truyền, phát huy phẩm chất đạo đức đó qua các thế hệ Cũng từ đó, kết tinh nên những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam 1.2.1.2 Những phẩm chất đạo đức truyền thống cao đẹp của phụ nữ Việt Nam Nói đến vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống là nói tới những phẩm chất đạo đức “Công, dung, ngôn, hạnh” Trong lễ giáo xưa, xã hội lấy tam 18 tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng... chất đạo đức mới tạo nên nền tảng nhân cách của con người mới Nó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa Như vậy, phẩm chất đạo đức mới chính là phẩm chất đạo đức trong giai đoạn xây dựng và phát triển xã hội mới hiện nay Phẩm chất đạo đức đó được thể hiện trong toàn bộ quá trình sống, lao động, sáng tạo xây dựng xã hội mới của . Phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam. Chương 2: Thực trạng và giải pháp xây dựng phẩm chất đạo đức mới của người phụ nữ Việt Nam hiện nay. 10 Chương 1 PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI. dựng phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ Việt Nam hiện nay 35 Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC MỚI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 41 2.1. Thực trạng phẩm chất đạo. NAM 10 1.1. Đạo đức và phẩm chất đạo đức 10 1.1.1. Đạo đức 10 1.1.2. Phẩm chất đạo đức và phẩm chất đạo đức mới 14 1.2. Phẩm chất đạo đức truyền thống và phẩm chất đạo đức mới nảy sinh của

Ngày đăng: 09/07/2015, 14:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Đạo đức và phẩm chất đạo đức

  • 1.1.1. Đạo đức

  • 1.1.2. Phẩm chất đạo đức và phẩm chất đạo đức mới

  • 1.2.1. Phẩm chất đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam

  • 1.2.2. Phẩm chất đạo đức mới nảy sinh của người phụ nữ Việt Nam

  • 2.1. Thực trạng phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

  • 2.1.1. Mặt tích cực

  • 2.1.2. Mặt hạn chế, xuống cấp

  • 2.2.1. Nhóm giải pháp nhận thức

  • 2.2.2. Nhóm giải pháp thực tiễn

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan