phiếu phân tích chiến lược của doanh nghiệp Nhà bè.doc

26 1.5K 11
phiếu phân tích chiến lược của doanh nghiệp Nhà bè.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

phiếu phân tích chiến lược của doanh nghiệp Nhà bè

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP 3

I.Thông Tin Chung 4

1.1 Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) 4

1.2 Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của Doanh nghiệp 4

1.2.1.Tầm nhìn sứ mạng của May nhà Bè 4

1.2.1.So sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành 4

1.3.Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 5

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 5

2.1 Ngành kinh doanh của doanh nghiệp 5

2.2.Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành 6

2.2.1 Mới xuất hiện 6

2.4 Đánh giá cường độ cạnh tranh 14

2.4.1.Đe dọa gia nhập mới: 14

2.4.2.Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: 15

2.4.3.Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng: 16

2.4.4.Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng: 16

2.4.5.Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại trong ngành: 17

2.5.Các nhân tố thành công chủ yếu trong ngành (KFS) 18

2.5.1 Marketing và bán hàng 18

2.5.2.Phân phối : 18

2.5.4.Dịch vụ 19

2.5.5 Phát triển kỹ năng công nghệ : 19

III PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 19

Trang 2

3.5.Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 25

4 Thiết lập mô thức TOWS (định hướng chiến lược): 26

IV CHIẾN LƯỢC CỦA DOANH NGHIỆP 26

4.1 Chiến lược cạnh tranh và các chính sách triển khai: 26

4.2 Chiến lược tăng trưởng và các chính sách triển khai: 27

4.2.1 Chiến lược đa dạng hoá 27

4.2.2 Chiến lược phát triển thị tường 28

4.2.3 Chiến lược liên minh, hợp tác, M&A… 29

V.Đánh giá tổ chức doanh nghiệp 29

5.1 Loại hình cấu trúc tổ chức Mô hình mẹ/con trên cỏ sở chức năng 29

5.2 Phong cách lãnh đạo chiến lược: lãnh đạo nhóm 30

5.3.Văn hóa doanh nghiệp 31

Trang 3

PHIẾU PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP

Tên đầy đủ Doanh nghiệp: Tổng công ty Cổ phần May Nhà Bè

 Tên viết tắt Doanh nghiệp: Nhabeco (NBC)

 Trụ sở: 04 đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

*GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1 Ngành nghề kinh doanh của Doanh nghiệp (theo giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh lần đầu 4103003232, do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày24/03/2005 và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5 số:0300398889 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 11/05/2010)

Ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất các sản phẩm may mặc, NBC (Tổng công ty cổ phần may Nhà bè) còn tham gia một số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của Tổng công ty và các đơn vị thành viên Hoạt động của NBC gồm ba lĩnh vực/thị trường chính:

 Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước

 Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế

 Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác

I.THÔNG TIN CHUNG

1.1.Xác định các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU).

SBU 1: Sơ mi cao cấp các loại SBU 2: Jacket

SBU 3: Các loại quần áo,váy đầm

SBU 4: Bộ trượt tuyết, trang phục thể thao SBU 5: Các loại quần áo thun.

Trang 4

1.2.Tầm nhìn, Sứ mạng kinh doanh của Doanh nghiệp.

1.2.1.Tầm nhìn sứ mạng của NBC.

 Tầm nhìn chiến lược: NBC luôn mong muốn mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế giới trong vai trò nhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghiệp hàng đầu.

 Sứ mạng kinh doanh: NBC cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu NBC.

1.2.2.So sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành trang mới nhất đến với người Việt Nam và thế giới trong vai trò nhà người mang lại nguồn lợi cho doanh nghiệp, mang lại sự tồn tại và phát triển của doanh vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu NBC.

-Xây dựng công ty vững mạnh về mọi mặt,tạo thêm nhiều công ăn việc làm,tham gia tích cực vào các hoạt dộng xã hội -Sản xuất các loại quần áo phục vụ cho từ thanh niên,các đối tượng công sở và người có thu nhập cao

May 10 rất mong muốn là đối táctin cậy của các doanh nghiệp, cáctập đoàn lớn trong và ngoài nước,luôn làm khách hàng hài lòng hơncả mong đợi, luôn khuyến khíchvà tạo nhiều cơ hội để mọi thànhviên trong Công ty phát huy tàinăng cũng như năng lực sở trường

Trang 5

II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI2.1 Ngành kinh doanh của doanh nghiệp

“Ngành dệt may có nhiều cơ hội phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.Sựphát triển có bền vững hay không tùy thuộc vào sự chuẩn bị của các doanh nghiệpđể có thể cạnh tranh với các thị trường lớn như Trung Quốc,Trước việc các lợi thếcó sẵn đang dần mất đi,ngành dệt may Việt sẽ đối mặt với những khó khăn khônghề nhỏ”

 Bảng tốc độ tăng trưởng nghành

Tốc độ tăng trưởng năm 2007: 35% Tốc độ tăng trưởng năm 2008: 40% Tốc độ tăng trưởng năm 2009: 29% Tốc độ tăng trưởng 2010:25%

2.2.Giai đoạn trong chu kỳ phát triển của ngành.

2.2.1 Mới xuất hiện.

 Công ty Cổ phần May Nhà Bè (NHABECO) tiền thân là hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc Khu chế xuất Sài Gòn vốn đã hoạt động từ trước năm 1975 Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp tiếp nhận và đổi tên Khu chế xuất thành Xí nghiệp may khu chế xuất Đến tháng 6/1980, Xí nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp may xuất khẩu Nhà Bè

 Tình hình phát triển của dệt may Việt Nam

 Thời kỳ 1986-1990, Việt Nam tập trung triển khai Ba Chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu Các hình thức ngăn sông cấm chợ, chia cắt thị trường được xóa bỏ dần, kế hoạch kinh tế của nhà nước được thực hiện trên cơ sở hạch toán Đặc biệt, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận và bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động

 Có thể nói đây là giai đoạn phát triển sơ khai của dệt may Việt Nam,Ở giai Đoạn này Nhiều doanh nghiệp dệt may lớn được thành lập,các doanh nghiệp dệt may nhà nước chuyển dần tù sản xuất tụ cung tự cấp sang nhận gia công sản phẩm,kinh doanh theo cơ chế thị trường.

Trang 6

“Trong những trường hợp như vậy,Công ty có một cơ hội lớn để lợi dụng sự thiếuganh đua và tạo lập một vị thế mạnh trên thị trường”

-Quản trị chiến lược-Nguyễn Thanh Liêm.

2.2.2 Tăng trưởng.

 Năm 1992,Đầu những năm 90 là giai đoạn ngành dệt may phát triển mạnh theo định hướng trở thành một chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hướng về xuất khẩu

 Cũng trong giai đoạn này Công ty triển khai những kế hoạch đầu tư theo chiều sâu về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ công nhân Mục tiêu là hình thành nên những dòng sản phẩm chủ lực như bộ veston, sơmi cao cấp có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU

 Tháng 10/2008 Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP May Nhà Bè với tên giao dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới.Thị trường trong nước trở thành một trọng tâm hoạt động với những kế hoạch quy mô NBC đổi mới ngay từ khâu khảo sát thị trường và thiết kế sản phẩm, giới thiệu các nhãn hàng mới và mở rộng mạng lưới phân phối khắp cả nước

2.2.3 Đánh giá tác động của môi trường vĩ mô

2.2.3.1.Nhân tố chính trị luật Pháp

“Thể hiện ở sự ổn định và chính trị,ở đường lối đổi mới về quản lý kinh tế; ở chủ

trương tạo lập các tập đoàn kinh tế mạnh và xây dựng các công trình tầm cỡ quốcgia; ở hệ thống luật pháp và chế độ chính sách”

Quản trị chiến lược –Nguyễn Thanh Liêm

 Sự ổn định chính trị.

 Việt Nam là đất nước có nền chính trị ổn định bậc nhất châu Á và xếp thứ hạng cao trên thế giới Điều này tạo ra một tâm lý yên tâm cho các doanh nghiệp trong nước các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Chính vì thế mà đây lại vừa là cơ hội vừa là thách

Trang 7

 Sự ổn định này có một tác đông lớn giúp NBC giữ vững được sản lượng và uy tín của mình không thể phủ nhận khi nguồn nhân lực ngành may mặc là nguồn nhân lực phổ thông chịu tác động lớn của nhân ổn định chính trị giúp cho NBC đạt được sự tin tưởng của các đối tác nước ngoài bên cạnh đó cũng giúp cho việc thực thi các chiến lược kế hoạch một cách ổn định và hiệu quả.

 Hệ thống luật.

 Mọi hoạt động về quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng ở mỗi doanh nghiệp đều bị chi phối không trực tiếp thì gián tiếp từ các chính sách về thuế của nhà nước Trong những ảnh hưởng từ chính sách của nhà nước, thì các chính sách về thuế có ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến việc cân đối thu chi, lời lỗ và chính sách kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp nói chung và Nhà Bè nói riêng.

 Hệ thống luật của Việt Nam đang dần được hoàn thiện,nhưng còn nhiều vấn đề trong thực hiện và ban hành điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh củanhà bè.Bên cạnh nhưng ưu đãi của chính phủ như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp quyết định 36/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015

“Là công ty cổ phần nên hoạt động của NBC chịu sự điều chỉnh của luậtdoanh nghiệp.Với hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay,việc điều chỉnh,Thay đổihệ thống pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành chiến lượ,chínhsách của NB.Ngoài ra hoạt động của NBC còn chịu sự điều chỉnh của các chínhsách thuế,Các quy định khác về nhãn hiệu hàng hóa,sở hữu trí tuệ,quan hệthương mại của các thị trường tiêu thụ” (Báo Cáo SSI-2010)

 Chủ trương tạo lập các tập đoàn kinh tế

 Học tập ở một số nước phát triển và nước công nghiệp mới(Nics) Nhà nước ta có chủ trương nâng đỡ các doanh nghiệp lớn,các doanh nghiệp mũi nhọn,đặc biệt trong nghành dệt may khi mà.Cùng với việc tăng cường quản lý kiểm tra kiểm soát.thì NBC cũng như các doanh nghiệp khác sẽ được quan tâm lưu ý hơn,nhằm lấp lỗ hổng Vinashin,giúp kéo con tàu kinh tế phát triển trở lại.

 Đường lối quản lý kinh tế

 Sự thay đổi về tư duy của đội ngũ lãnh đạo

 Sự trẻ hóa và nâng cao trình độ của bộ máy hành chính

 Chủ trương thực hiện nền kinh tế mở,nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Cho đến nay,thành tố này vẫn đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho các ngành kinh tế kỹ thuật và cá doanh nghiệp ở trong và ngoài nước được phép gặp gỡ,trao đổi,tham quan,tìm kiếm cơ hội đầu tư hoặc tìm cách thiết lập các mối quan hệ hợp

Trang 8

tác,liên kết liên doanh nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ,phát triển sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao

=> Sự quản lý kinh tế phía nhà nước tốt sẽ giúp NBC hoàn thiện cơ cấu quản lýcủa chính doanh nghiệp tăng tính chuyên nghiệp chuyên môn hóa của các bộphận doanh nghiệp

2.2.3.2.Nhân tố kinh tế

 Khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới, đặc biệt là tại Hoa kỳ, EU từ cuối quí 3/2008 đã lan rộng ra nhiều nước Hàng triệu người lao động bị mất việc làm, hàng ngàn công ty, tập đoàn, ngân hàng phá sản, đã và đang gây ra những tác động tiêu cực, nhiều mặt đến nền kinh tế, xã hội các nước, trong đó có Việt Nam.

 Do mất việc làm, thu nhập giảm sút buộc người tiêu dùng các nước phải thắt chặt chi tiêu, dẫn đến tiêu dùng dệt may suy giảm mạnh tại Hoa kỳ, EU… Riêng tại thị trường Hoa kỳ, thị trường xuất khẩu chính , nhập khẩu giảm mạnh, tới 9,81% về số lượng và giảm 14,49% về trị giá trong 10 tháng đầu năm 2009.

 Rủi ro kinh tế :Sản phẩm của NBC phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của người dân và tốc độ hội nhập quốc tế của Việt Nam.Nền kinh tế phát triển cũng đồng nghĩa với việc Thu nhập của người dân tăng lên,ảnh hưởng trực tiếp tới thị hiếu của người dân trong việc lựa chọn trang phục.Trong những năm gần đây,xu hướng hội nhập quốc tê có phần mạnh mẽ,Mang lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các nhà sản xuất nhưng cung bắt buộc tạo nên các sản phẩm mang tính chất chủ lực,mang tính chất riêng biệt

Môi trường kinh tế là một tác nhân vô cùng quan trọng tới bất cứ một doanh nghiệp nào, đặc biệt là đối với doanh nghiệp kinh doanh trong ngành hàng dệt may như Nhà Bè Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, chúng không chỉ định hướng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản trị của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng cả tới môi trường nội bộ bên trong doanh nghiệp  Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

 GDP tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị của doanh nghiệp nói chung và Nhà Bè nói riêng như: hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra quyết định Dưới đây là bảng thống kê tốc độ tăng GDP của Việt Nam trong những năm gần đây:

 GDP tác động đến nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước Một quốc gia có GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu dẫn đến tăng lên quy mô thị

Trang 9

trường Điều này có ảnh hưởng to lớn và là một cơ hội đối với công ty may Nhà Bè bởi lẽ nó lại đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng trong từng thời kỳ, nghĩa là nó tác động đến tất cả các mặt hoạt động quản trị như hoạch định, lãnh đạo, tổ chức, kiểm soát và ra các quyết định không chỉ về chiến lược và chính sách kinh doanh, mà cả về các hoạt động cụ thể

 Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Là mặt hàng xuất khẩu dẫn đầu, hàng dệt may của nước ta đang dần chiếm lĩnh các thị trường quốc tế Sau mức suy giảm nhẹ (0,6% so với năm trước) của năm 2009, xuất khẩu nhóm hàng dệt may đang bứt phá, hứa hẹn một năm tăng trưởng tốt với trị giá đạt 3,86 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2010, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm gần 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ 2 (là dầu thô) tới gần 1,7 tỷ USD.

 Hoa kỳ, đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Số liệu thống kê hải quan trong nhiều năm qua cũng cho thấy, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam Xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước và khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước sang thị trường này.

Công ty may nhà Bè có thị trường xuất khẩu chính là Mỹ,EU,Nhật.

 Lạm phát

Người Việt Nam nổi tiếng thế giới về mức độ lạc quan ở bất cứ hoàn cảnh nào Song, gần đây đã có 95% người tiêu dùng (NTD) thừa nhận lạm phát ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của họ, nhất là chỉ có 1/3 người lao động được tăng lương, trong khi giá cả của các loại hàng hóa đều tăng vọt, buộc 75% người tiêu dùng phải thay đổi thói quen mua sắm theo túi tiền (Theo kết quả nghiên cứu mới nhất vừa được

Trang 10

ông Ralf Matthaes, Giám đốc Điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres Việt Nam) Sau đây là số liệu thống kê tình trang lạm phát của Việt Nam trong thời gian gần đây:

 Theo nghiên cứu vừa nêu, nếu người tiêu dùng ở Hà Nội vẫn trung thành với các thương hiệu quen thuộc khi chỉ có 8% chuyển sang sử dụng các nhãn hiệu rẻ tiền hơn thì ngược lại, 33% người tiêu dùng ở Đà Nẵng và 32% người tiêu dùng ở TP.HCM đã chuyển sang dùng các nhãn hiệu rẻ tiền Những người thu nhập thấp (dưới 3,5 triệu đồng/tháng) cũng mua sắm ít hơn 17,2% so với trước Người tiêu dùng sẽ thắt chặt hầu bao của mình, đặc biệt đối với những sản phẩm chưa phải là thiết yếu.

 Công ty may Nhà Bè chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực trong lĩnh vực may mặc.Sản phẩm chủ yếu là thời trang công sở.Đối tượng khách hàng của công ty rất đa dạng vừa cung cấp các sản phẩm bình dân,vừa cung cấp các sản phẩm cao cấp theo ý khách hàng với những thương hiệu nổi tiếng.Thời trang là 1trong những sản phẩm thiết yếu của mọi người vì vậy khi lạm phát cao không ảnh hưởng nhiều tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty nhiều.

2.2.3.3.Văn hóa

 Trong xã hội hiện đại, trang phục thể hiện phong cách riêng của người mặc Gu thời trang của mỗi cá nhân - mà còn thể hiện qua thành công trong nghề nghiệp với sự am hiểu thấu đáo về văn hóa mặc Không riêng giới nghệ sĩ, diễn viên quan tâm đến thời trang mà cả những viên chức, công nhân, người lao động cũng có những chọn lựa riêng về trang phục để vừa tạo sự thoải mái trong công việc vừa thể hiện cá tính Đặc biệt là với những người tiêu dùng trẻ - những người có mức chi tiêu ngày càng lớn trong xã hội, nhất là với mặt hàng thời trang.

 Sự am hiểu am hiểu phong cách của người việt là một trong những yếu tố quyết định thành công của NBC.Điều này có thể thấy qua sự chính tuyên bô sứ mệnh của NBC.

 Thái độ ăn mặc của người việt thường thích thú với các sản phẩm mang xu hương phương tây,phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,nhưng lại không thích các sản phẩm mang tính cách mạng thái quá,quá nổi bật,chính vì vậy đây là một lưu tâm lớn của NBC khi thiết kế các sản phẩm

 Tác động và chi phối hành vi ứng xử của doanh nghiệp.Việt Nam là nước phương Đông vì thế cách ăn mặc của người dân theo phong cách phương Đông.Đẹp dịu dàng

Trang 11

pha lẫn phong cách thời đại trong mỗi bộ trang phục làm nên nét riêng của người Việt Nam.May Nhà Bè nắm vững được yếu tố tâm lí của người Việt Nam vì thế các sản phẩm của công ty khá được ưa chuộng.

 Là người tiêu dùng dễ tính so với các thị trường nước ngoài khác nhưng không có nghĩa người việt yêu thích các sản phẩm giá rẻ,chất lượng kém.người việt vẫn có xu hướng tôn vinh các sản phẩm ở phân khúc giá cao,lịch sự chính vì vậy sự định vị thị trường là một điều tiên quyết mà NBC đã thực hiện.

 Quy mô dân số lớn(khoảng 90 triệu người) Tháp dân sô vàng,trẻ hóa, Thu nhập trung bình của người Việt Nam ngày càng cao, trong đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng 500 - 1000 USD/tháng Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu dùng trên thu nhập của người Việt Nam thuộc loại cao nhất ở Đông Nam Á Người Việt Nam tiêu dùng trung bình khoảng 70% thu nhập hàng tháng.

2.2.3.4 Nhân tố công nghệ

 Trước sự phát triển của khoa học công nghệ, Công ty may Nhà Bè cũng đã áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất như: Ngoài việc đầu tư thiết kế, để nâng cao giá trị thương hiệu, trong những năm qua, NBC đã mở rộng đầu tư, đầu tư có hiệu quả tại nhiều địa phương trong cả nước như các tỉnh Tiền Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Thuận, Ðà Lạt, Kon Tum, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Ðịnh Ðược thành lập từ năm 1973 với hai xí nghiệp ban đầu, đến nay NBC đã có 33 đơn vị và xí nghiệp thành viên bao gồm 14 xí nghiệp trực thuộc, 11 đơn vị hạch toán độc lập, tám công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ khác với gần 17 nghìn cán bộ, công nhân viên, 13 nghìn máy móc thiết bị chuyên dùng hiện đại của I-ta-li-a, Nhật Bản và dây chuyền công nghệ sản xuất bộ véttông hiện đại nhất và lớn nhất khu vực Ðông -Nam Á NBC đáp ứng yêu cầu số lượng lớn, chất lượng cao các sản phẩm may mặc của khách hàng xuất khẩu và khách hàng trong nước Ðây cũng là một trong những đơn vị trong Tập đoàn dệt may Việt Nam đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, triển khai ứng dụng chuyền Lean vào sản xuất, vì vậy mà tiết kiệm chi phí, năng suất lao động được tăng lên đáng kể.

2.4 Đánh giá cường độ cạnh tranh

2.4.1.Đe dọa gia nhập mới:

 Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, cần mẫn, sáng tạo, phù hợp với ngành may mặc Giá nhân công rẻ là những nhân tố hấp dẫn thu hút dược nhiều hợp đồng gia công may mặc cũng như tiếp nhận sự dịch chuyển của ngành may từ các nước phát triển và các nước NICS Mặt khác, ngành may mặc với đặc điểm có hàm lượng lao

Trang 12

động lớn, yêu cầu công nghệ không quá hiện đại và phức tạp và có tỷ lệ hàng xuất khẩu lớn, được đánh giá là có tính phù hợp cao trong nền kinh tế thi trường

 Ngành may mặc gồm phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít có doanh nghiệp nổi trội về qui mô nên khó tận dụng được ưu thế về quy mô lớn để tạo ra lợi thế về chi phí thấp ( giá thành ) cho riêng mình.

 Như chúng ta đã biết, nhiều doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam có cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, lạc hậu Đồng thời, các doanh nghiệp chưa có những biện pháp khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động vào trong sản xuất kinh doanh nên ít có những phát minh, cải tiến kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm Sản phẩm cơ bản của các doanh nghiệp trong ngành là tương đối giống nhau, chủ yếu là các sản phẩm dễ làm như: áo sơ mi, quần âu, jacket, veston Vì thế, các doanh nghiệp có ưu việt hơn về công nghệ sẽ có những điều kiện thuận lợi hơn để gia nhập ngành.

 Các doanh nghiệp hiện tồn tại trong ngành có lợi thế hơn nhiều so với những doanh nghiệp mới Do hoạt động lâu năm nên họ có một đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, có các cán bộ quản lý có kinh nghiệm, có thể hạ thấp chi phí nhờ "đường cong kinh nghiệm" Họ có mối quan hệ lâu năm với người cung ứng và hầu hết đã chọn cho mình những địa điểm kinh doanh thuận lợi, dễ dàng thu hút khách hàng và thuận lợi cho việc giao dịch của doanh nghiệp Đó là các lợi thế mà các doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới gia nhập không có Sự khó khăn trong khi gia nhập này có thể làm tăng giá của sản phẩm dẫn tới giảm sức cạnh tranh Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới cũng có lợi thế là họ có thể rút ra được kinh nghiệm từ sai lầm của những người đi trước.

 Hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đều sản xuất các sản phẩm để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.Mĩ là thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam Mĩ là đã đề ra những rào cản kĩ thuật khá lớn đối với các hàng dệt may nhập khẩu từ các quốc gia như Việt Nam,Trung Quốc đó là đạo luật bảo vệ môi trường cho người tiêu dùng Mĩ Mỹ là thị trường XK dệt may lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 57% thị phần, trong khi cả 1 thị trường rộng lớn như EU chỉ là 18 % Năm 2009, ngành Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch XK khoảng 9,2 tỷ USD, trong đó sẽ đạt trên 5 tỷ USD ở thị trường Mỹ Con số này vào năm 2010 sẽ là khoảng 10,5 tỷ USD.

2.4.2.Đe dọa từ các sản phẩm thay thế:

 Không giống như nhiều ngành nghề khác, nếu thiếu sản phẩm này thì có thể dùng sản phẩm khác thay thế mà không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của người sử dụng,

Trang 13

ngành may mặc gần như không có sản phẩm thay thế Xã hội phát triển, nhu cầu may mặc thay đổi, hình thức và chất lượng của sản phẩm có sự thay đổi nhưng chỉ là thay đổi qui mô và cách thức hoạt động chứ vẫn không có sản phẩm thay thế.

2.4.3.Quyền lực thương lượng từ phía các nhà cung ứng:

 Đầu vào chủ yếu của ngành may là các nguyên vật liệu, phụ liệu như: vải, khoá, chỉ màu, khuy, nút, dây kéo, dây thun, sơ sợi…với nhiều mẫu mã, chủng loại, số lượng khác nhau tuỳ theo yêu cầu của sản phẩm Như vậy, các doanh nghiệp may phụ thuộc vào nhiều nhà cung ứng riêng lẻ khác nhau liên quan tới ngành may, khi một nhà cung ứng gặp bất kì khó khăn hay có phản ứng nào cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú ý phát triển đúng mức nên ngành may mặc đang gặp khó khăn do phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm may và làm suy yếu sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới  Hiện tại, các phụ liệu như chỉ, khóa kéo, khuy áo, tấm bông lót, bao bì sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 60%-70% nhu cầu Riêng các công đoạn sản xuất ra vải may vẫn chưa khả quan Hiện nay, các doanh nghiệp dệt lớn tại Việt Nam chủ yếu cung cấp được vải sơ mi, ka ki, dệt thun Vải thời trang sản xuất trong nước rất hiếm.

 Trong khi đó, nguyên phụ liệu của nước ngoài có mẫu mã, chất lượng vô cùng đa dạng, phong phú Hơn nữa, giá bán cũng rất cạnh tranh, nguyên phụ liệu cùng loại giá có thể thấp hơn 20%-30% so với giá bán trong nước.

2.4.4.Quyền lực thương lượng từ phía khách hàng:

 Đối với ngành may mặc, người mua có nhiều sự lựa chọn do số lượng doanh nghiệp nhiều và có thể dễ dàng chuyển sang ngươì mua khác vì sản phẩm gần như tương đồng và không có sự khác biệt lớn.

 -Sức mua của người dân Việt Nam hiện nay chưa cao, nhưng với hơn 87 triệu dân cộng thêm khả năng và tiềm lực còn hạn chế, các doanh nghiệp trong nước không thể cùng lúc đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Do vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn cho mình một nhóm khách hàng nhất định để tập trung mọi tiềm lực vào thoả mãn nhu cầu của nhóm khách hàng đó.

 Giá cả và chất lượng phù hợp luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Trong những năm gần đây, người tiêu dùng đã nhận thấy hàng may mặc nội địa đang dần cạnh tranh được với hàng ngoại nhập Có được thành quả trên là do các doanh nghiệp nước ta đã xác định được nhu cầu của khách hàng và ngày càng

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:48

Hình ảnh liên quan

 Loại hình Doanh nghiệp: Công ty cổ phần.  Tel: (08) 38720077 – 38729124. - phiếu phân tích chiến lược của doanh nghiệp Nhà bè.doc

o.

ại hình Doanh nghiệp: Công ty cổ phần.  Tel: (08) 38720077 – 38729124 Xem tại trang 2 của tài liệu.
• Bảng tốc độ tăng trưởng nghành - phiếu phân tích chiến lược của doanh nghiệp Nhà bè.doc

Bảng t.

ốc độ tăng trưởng nghành Xem tại trang 4 của tài liệu.
5.1. Loại hình cấu trúc tổ chức. Mô hình mẹ/con trên cỏ sở chức năng. - phiếu phân tích chiến lược của doanh nghiệp Nhà bè.doc

5.1..

Loại hình cấu trúc tổ chức. Mô hình mẹ/con trên cỏ sở chức năng Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan