Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động kinh doanh chứng khoán

19 348 0
Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các những tổ chức có vai trò là trung gian tài chính như các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng, các trung gian đầu tư và có những tổ chức không đảm nhiệm vai trò trung gian tài chính. Họ chỉ làm các dịch vụ uỷ thác và kinh doanh trên thị trường tài chính để tìm kiếm lợi nhuận. Thuộc nhóm này gồm có: các ngân hàng đầu tư chứng khoán, các ngân hàng cầm cố, các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán, các Sở giao dịch chứng khoán. Sự có mặt của các tổ chức này trên thi trường là rất cần thiết. Nó góp phần làm cho thị trường vận hành trôi chảy, làm tăng cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư và tăng cường tính hiệu quả của thị trường. I-Công ty chứng khoán: Hoạt động của các công ty chứng khoán rất đa dạng, phức tạp và khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường vì công ty chứng khoán là một định chế tài chính đặc biệt. Vì vậy, vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của công ty chứng khoán cũng có những đặc điểm khác nhau và vận dụng cho các khối thị trường có mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, có thể khái quát thành hai nhóm: - Mô hình công ty chứng khoán đa năng: theo đó các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ - Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh: theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty độc lập và chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm trách, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế khoán. Mô hình này được áp dụng rộng rãi ở các thị trường Mĩ, Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan… 1- Khái niệm và phân loại:Công ty chứng khoán là một định chế tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Do đặc điểm của công ty chứng khoán có thể kinh doanh trên một lĩnh vực, một loại hình kinh doanh chứng khoán nhất định do đó hiện nay, có quan điểm phân chia công ty chứng khoán(CTCK) thành các loại sau: - Công ty môi giới chứng khoán: là CTCK chỉ thực hiện việc trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng - Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: là CTCK có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá. - Công ty kinh doanh chứng khoán: là CTCK chủ yếu thực hiện nghiệp vụ tư doanh, có nghĩa là tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh. - Công ty trái phiếu: là CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu. - Công ty chứng khoán không tập trung: là các CTCK hoạt động chủ yếu trên thi trường OTC(thị trường chứng khoán phi tập trung) và họ đóng vai trò là các nhà tạo thị trường. 2-Về loại hình công ty bao gồm có 3 loại hình tổ chức cơ bản: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần 3-Về điều kiện và thủ tục thành lập công ty: - Điều kiện về vốn: CTCK phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn pháp định thường được quy định cụ thể cho từng loại hình nghiệp vụ. Ví dụ: Tại Nhật Bản, các công ty tham gia 3 loại hình kinh doanh là môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành phải có vốn điều lệ là 10 tỉ Yên. Tại Trung Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Quốc, các công ty đa năng là 500 triệu nhân dân tệ, các công ty môi giới chứng khoán là 50 triệu nhân dân tệ. - Điều kiện về nhân sự: đòi hỏi nhân viên quản lí và nhân viên giao dịch phải có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, trung thực. Nhân viên cảu CTCK phải có giây phép hành nghề, nhân viên quản lí phải có giấy phép đại diện. - Điều kiện về cơ sở vật chất: các tổ chức cá nhân sáng lập CTCK phải đảm bảo yêu cầu cơ sở vật chất tối thiểu cho CTCK. 4-Nguyên tắc hoạt động: CTCK hoạt động theo hai nhóm nguyên tắc cơ bản: nhóm nguyên tắc đạo đức và nhóm nguyên tắc tài chính - Nguyên tắc đạo đức: + phải đảm bảo giao dịch trung thực và công bằng vì lợi ích của khách hàng + kinh doanh có kĩ năng, tận tuỵ, có tinh thần trách nhiệm + ưu tiên thực hiện lệnh của khách hành trước khi thực hiện lệnh của công ty + có nghĩa vụ bảo mật cho khách hàng + khi thực hiện các nghiệp vụ về tư vấn phải cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng và giải thích rõ ràng về các rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải + không được nhận bất kì khoản thù lao nào ngoài các khoản thu lao thông thường + nghiêm cấm thực hiện các nghiệp cụ nội gián + không được tiến hành các hoạt động làm cho công chúng và khách hàng hiểu lầm về giá cả, giá trị hoặc bản chất của chứng khoán hoặc các hoạt động khác gây thiêt hại cho khách hàng. - Nguyên tắc tài chính: Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế + Đảm bảo các yêu cầu về vốn, cơ cấu vốn và nguyên tắc hạch toán, đảm bảo nguồn tài chính trong cam kết kinh doanh chứng khoán với khách hàng. + Không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùng để phục vụ cho hoạt động giao dịch của khách hàng. + Phải tách bạch tiền và chứng khoán của khách hàng với tài sản của mình, không được dùng chứng khoán của khách hàng làm vật thế chấp vay vốn trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản 5-Cơ cấu tổ chức của CTCK: được chia thành hai khối khác nhau - Khối nghiệp vụ: khối này đem lại lợi nhuận cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm phù hợp với các nhu cầu đó. Tương ứng với các nghiệp vụ do khối này phụ trách có những bộ phận phòng ban nhất định: + Phòng môi giới + Phòng tự doanh + Phòng bảo lãnh phát hành + Phòng quản lý danh mục đầu tư và quỹ đầu tư + Phòng tư vấn tài chính và đầu tư + Phòng kí quỹ Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô thị trường và sự chú trọng vào các nghiệp vụ mà công ty chứng khoán có thể chuyên sâu từng bộ phận hoặc tổng hợp các nghiệp vụ vào trong một bộ phận - Khối phụ trợ: là khối không trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, nhưng nó không thể thiếu trong vận hành của công ty chứng khoán vì hoạt động của nó mang tính trợ giúp cho khối nghiệp vụ, bao gồm các bộ phận: +Phòng nghiên cứu và phát triển +Phòng phân tích và thông tin thị trường +Phòng kế hoạch công ty Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế +Phòng phát triển sản phẩm mới +Phòng công nghệ tin học +Phòng pháp chế +Phòng kế toán, thanh toán và kiểm soát nội bộ +Phòng ngân quỹ, kí quỹ +Phòng tổng hợp hành chính nhân sự 6-Chức năng cơ bản của CTCK: - Tạo ra cơ chế huy động vốn linh hoạt giữa người có tiền nhàn rỗi đến người sử dụng vốn( thông qua cơ chế phát hành và bảo lãnh phát hành) - Cung cấp cơ chế giá cả cho giao dịch( thông qua hệ thống khớp giá hoặc khớp lệnh) - Tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán( hoán chuyển từ chứng khoán ra tiền mặt và ngược lại từ tiền mặt ra chứng khoán một cách dễ dàng) - Góp phần điều tiết và bình ổn thị trường( thông qua hoạt động tự doanh hoặc vai trò nhà tạo lập thị trường) 7-Vai trò của CTCK: - Đối với các tổ chức phát hành: thông qua hoạt động đại lý phát hành, bảo lãnh phát hành, các CTCK có vai trò tạo ra cơ chế huy động vốn phục vụ các nhà phát hành. Một trong những nguyên tắc của thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian. Các CTCK sẽ thực hiện vai trò trung gian cho cả người đầu tư và nhà phát hành. Và khi thực hiện công việc này, CTCK đã tạo ra cơ chế huy động vốn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán - Đối với các nhà đầu tư: thông qua các hoạt động như môi giới, tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu tư, CTCK có vai trò làm giảm chi phí và thời gian giao dịch, do đó nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư - Đối với thị trường chứng khoán: CTCK thể hiện hai vai trò chính sau: + Góp phần tạo lập giá cả, điều tiết thị trường. Giá cả chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng người mua Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế và người bán phải thông qua công ty chứng khoán vì họ không tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán. Các CTCK là thành viên của thị trường, do vậy họ cũng góp phần tạo lập giá cả thị trường thông qua đấu giá. CTCK còn thể hiện vai trò lớn hơn khi tham gia điều tiết thị trường +Góp phần làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính: trên thị trường cấp 1 các CTCK không những huy động một lượng vốn lớn đưa vào sản xuất kinh doanh cho nhà phát hành mà còn làm tăng tính thanh khoản cho các tài sản tài chính được đầu tư vì các chứng khoán qua đợt phát hành sẽ được mua bán giao dịch trên thị trường cấp 2. Điều này làm giảm rủi to, tạo tâm lý yên tâm cho người đầu tư. - Đối với cơ quan quản lí thị trường:CTCK có vai trò cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán cho các cơ quan quản lý thị trường. Các CTCK thực hiện được vai trò nay vì họ vừa là người bảo lãnh phát hành cho các chứng khoán mới, vừa là trung gian mua bán chứng khoán và thực hiện các giao dịch trên thị trường. Một trong các yêu cầu của thị trường chứng khoán là thông tin phải được công khai hóa dưới sự giám sát của các cơ quan quản lí thị trường. Nhờ các thông tin này các cơ quan quản lí thị trường có thể kiểm soát và chống hiện tượng thao túng, lũng đoạn, bóp méo thị trường. 8-Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán: A-Các nghiệp vụ chính: - Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện mua, bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Theo đó, công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán hoặc thị trường chứng khoán phi tập trung(OTC) mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với kết quả Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế giao dịch của mình. Thông qua hoạt động môi giới, CTCK sẽ chuyển đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư và kết nối giữa nhà đầu tư bán chứng khoán với nhà đầu tư mua chứng khoán. - Nghiệp cụ tự doanh: Tự doanh là việc CTCK tự tiến hành các hoạt động giao dịch mua, bán chứng khoán cho chính mình. Hoạt động tự doanh của CTCK được thực hiện thông qua cơ chế giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. Tại một số thị trường vận hành theo cơ chế khớp giá(quote driven) hoạt động tư doanh của CTCK được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập thị trường. Lúc này, CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, nắm giữ một số lượng chứng khoán nhất định của một số loại chứng khoán và thực hiện mua bán chứng khoán với các khách hàng để hưởng chênh lệch giá. - Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: Bảo lãnh phát hành là việc CTCK có chức năng bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thị trường chứng khoán, tổ chức phát hành không chỉ có các CTCK mà còn bao gồm các định chế tài chính khác như ngân hàng đầu tư nhưng thông thường việc CTCK nhận bảo lãnh phát hành thường kiêm luôn việc phân phối chứng khoán, còn các ngân hàng đầu tư thường đứng ra nhận bảo lãnh phát hành(hoặc thành lập tổ hợp bảo lãnh phát hành) sau đó chuyển phấn phối chứng khoán cho các CTCK tự doanh hoặc các thành viên khác. - Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư: Đây là nghiệp vụ quản lý vốn uỷ thác của khách hàng để đầu tư vào chứng khoán thông qua danh mục đầu tư nhằm sinh lợi cho khách hàng trên cơ sở tăng lợi nhuận và bảo toàn vốn cho khách hàng. Quản lý danh mục đầu tư là một dạng nghiệp vụ tư vấn mang tính chất tổng hợp có kèm theo đầu Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế tư, khách hàng uỷ thác tiền cho công ty chứng khoán thay mặt mình quyết định đầu tư theo một chiến lược hay những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận hoặc yêu cầu. - Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán: Tư vấn đầu tư chứng khoán là việc CTCk thông qua hoạt động phân tích để đưa ra các lời khuyên, phân tích các tình huống và có thể thực hiện một số công việc dịch vụ khác liên quan đến phát hành, đầu tư, cơ cấu tài chính cho khách hàng. B-Các nghiệp vụ phụ trợ: + Lưu ký chứng khoán + Quản lý thu nhập của khách hàng(quản lý cổ tức) + Nghiệp vụ tín dụng + Nghiệp vụ quản lý quỹ II-Tác động của khủng hoảng kinh tế đối với các công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán là một bộ phận trong thị trường chứng khoán. Vì vậy, để tìm hiểu những tác động của khủng hoảng tới hoạt động của các CTCK nhất thiết phải hiểu được những tác động của khủng hoảng tới thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Các quốc gia trên toàn thế giới, ít hay nhiều đều đang phải đối với cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong 80 năm trở lại đây. Đã có rất nhiều cuộc khủng hoảng về tài chính diễn ra. Hình ảnh “bong bóng” được chọn làm biểu tượng cho sự khủng hoảng điển hình trong những năm vừa qua bởi các lí do sau: 1. Một chu kỳ kinh tế đặc trưng bởi quá trình mở rộng nhanh chóng sau một giai đoạn thị trường thu nhỏ trầm lắng. Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế 2. Hiện tượng giá tài sản tăng bùng phát, thường vượt ra ngoài giới hạn đảm bảo của các hệ số tài chính cơ bản và xuất hiện ở một số ngành nhất định, tiếp sau hiện tượng này là sự sụt giá rất nhanh và mạnh cùng làn sóng ồ ạt bán ra. 3. Là một học thuyết mô tả hiện tượng giá chứng khoán vượt quá giá trị chính xác của chúng và cứ tiếp tục tăng như vậy cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và quả bong bóng vỡ. Bong bóng hoa Tuy-lip: Thời gian: 1634-1637 Địa điểm: Hà Lan Thị trường rớt từ đỉnh xuống đáy . Tại thời điểm đỉnh cao, người ta có thể đổi 1 bông hoa tuy-lip lấy 1 căn nhà, nhưng khi ở đáy thì giá một bông hoa tuy-lip chỉ bằng 1 củ hành. Vào năm 1593, hoa tuy-lip được mang từ Thổ Nhĩ Kì đến Hà Lan, sự mới lạ của loài hoa này đã gây ra 1 cơn sốt, và khi loài hoa này nhiễm 1 loại virut không gây hại cho hoa và người mà chỉ làm biến đổi màu sắc của cánh hoa thì làm cho nhu cầu vè loài hoa này càng tăng lên . Người ta bắt đầu đầu cơ tích trữ củ của loài hoa này , vì vậy mà càng làm cung giảm còn nhu cầu tăng lên. Quả bong bóng phình ra vào giai đoạn 1936-1937, khi mà một lái buôn thạo tay có thể kiếm 60.000 florin trong một tháng xấp xỉ 61710 đô la Mỹ. Với lợi nhuận khổng lồ như vậy, chính quyền hoàn toàn bất lực và không thể ngăn chặn hoạt động giao dịch náo nhiệt này. Một số người thận trọng quyết định bán lượng hoa đầu cơ đi để thu được lợi nhuận chắc chắn, chính vì vậy mà tạo nên một hiệu ứng domino, tất cả ồ ạt bán ra, trong khi nhu cầu mua giảm. Nhiều giao dịch bị phá vỡ và người ta hiểu ra rằng họ đã dung nhà cửa của mình để đổi lấy 1 mẩu cây cỏ. [...]... ứng những nhu cầu tài chính đặc biệt 1.2, Tư vấn doanh nghiệp: • Chuyển đổi doanh nghiệp: Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp sang công ty cổ phần, hỗ trợ tái cấu trúc doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu niêm yết của Uỷ ban chứng khoán Nhà Nước Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế • Tư vấn niêm yết: Cung cấp dịch vụ định giá độc lập cho công ty đại chúng, đánh giá ngành, chứng khoán và. .. mà những đối tác Châu Âu thậm chí không còn đáp ứng được lãi suất cho những khoản vay từ nước Mỹ, họ không thể mua hàng nữa, thì hoạt động xuất khẩu của Mỹ sụt 30% và tiếp tục sụt giảm trong thời gian sau đó Đây là một trong những yếu tố góp phần vào cuộc Đại khủng hoảng Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Sự suy giảm từ mùa hè năm 1929 đến năm 1933 làm GDP của Mỹ giảm hơn... 01/09/2009) Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Sacombank-SBS cung cấp tất cả các nghiệp vụ của một ngân hàng đầu tư tại Việt Nam bao gồm: môi giới chứng khoán, tư vấn doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, các dịch vụ hỗ trợ phát hành và các sản phẩm cấu trúc cho thị trường chứng khoán Việt Nam 1.1, Môi giới chứng khoán: • Thị trường cổ phiếu: Thực hiện huy động vốn cho các doanh. .. dụng, bảo hiểm, chứng khoán) Cuộc khủng hoảng này diễn ra từ năm 2007 cho đến tận nay, cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp Và bản thân nó là nguồn gốc trực tiếp cho cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 Hiện nay, phần lớn các công ty chứng khoán hàng đầu đều là công ty con của một ngân hàng hoặc một công ty tài chính lớn Vì vậy, các hoạt động, chính sách của các CTCK đều phụ... chẽ vào lợi ích, hoạt động cũng như chính sách của công ty mẹ Công ty chứng khoán thuộc Morgan Stanley cung là trường hợp như vậy Tác động của khủng hoảng đối với Morgan Stanley: Morgan Stanley (mã số tại NYSE là MS) là tập đoàn tài chính khổng lồ của Mĩ Nó tồn tại như là một ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán có trụ sở tại Hoa Kỳ Đây là một trong những thể chế tài chính lớn của thế giới, phục vụ những. .. Như công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), công ty chứng khoán ACB,… Mới đây, một công ty chứng khoán đã chính thức công bố hoạt động đi theo mô hình ngân hàng đầu tư 1, Công ty chứng khoán Sacombank-SBS Được thành lập bởi Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín Sacombank (tháng 09/2006), là công ty chứng khoán đầu tiên tại Việt Nam hoạt động theo mô hình ngân... hưởng của các tổ chức tín dụng, tăng cường khả năng chuyên môn, tăng cường sự phát triển của thị trường chứng khoán trong nước  Ngân hàng đầu tư ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp, cũng như huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để bù đắp thiếu hụt ngân sách… thông qua việc phát hành các loại chứng khoán: cổ Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế phiếu,.. .Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Hoang mang và hỗn loạn là tình cảnh chung diễn ra trên đất nước Hà Lan Tác động của cuộc khủng hoảng này làm cho hà Lan cấm toàn bộ hoạt động đầu cơ trong đầu tư suốt một thời gian dài Bong bóng South Sea Thời gian: 1711-1720 Địa điểm: Vương... tổ chức tài chính khác và cá nhân Ngoài trụ sở chính đặt tại NewYork còn có các trụ sở khác đặt tại London và Hongkong Morgan Stanley thành lập năm 1935 Năm 2007 công ty này có doanh thu là 85,328 tỷ USD,lợi nhuận là 3,209tỷ USD Thiệt hại mà Morgan Stanley (MS) đã phải hứng chịu khi cuộc khủng hoảng toàn cầu này diễn ra: Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Theo 1 điều dễ hiểu... như những ngân hàng thương mại khác trong việc tiếp cận cho vay khẩn cấp của FED Theo dự tính thì 2 ngân hàng có thể sẽ mua lại hàng loạt các ngân hàng thương mại bị phá sản khác của Mĩ +Đầu năm 2009 Morgan Stanley và Citigroup bàn thảo để mua bán cổ phần công ty môi giới Smith Barney của Citigroup, theo đó Morgan Stanley có thể trả cho Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Citigroup . Đề tài Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế Trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các những tổ. quỹ II -Tác động của khủng hoảng kinh tế đối với các công ty chứng khoán: Công ty chứng khoán là một bộ phận trong thị trường chứng khoán. Vì vậy, để tìm hiểu những tác động của khủng hoảng tới hoạt. chứng khoán là do thị trường quyết định. Tuy nhiên, để đưa ra mức giá cuối cùng người mua Công ty chứng khoán và những tác động của khủng hoảng kinh tế và người bán phải thông qua công ty chứng

Ngày đăng: 09/07/2015, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan