SKKN ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn)

92 2.3K 7
SKKN  ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học  ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) MỤC LỤC PHẦN NỘI DUNG Trang Phần A MỞ ĐẦU I- Đặt vấn đề: II- Phương pháp tiến hành: 3 7 Phần B NỘI DUNG I- Mục tiêu: Nhiệm vụ của đề tài: II. Mô tả giải pháp: 1- Thuyết minh tính mới: 1.1. Nội dung giải pháp: 1.2. Điểm mới: 2. Khả năng áp dụng: 3. Lợi ích kinh tế - xã hội: 13 13 13 13 49 52 57 Phần C KẾT LUẬN 65 Tài liệu tham khảo 67 Phụ lục Hình ảnh, đĩa DVD, công văn, chỉ thị. 69 Danh mục chữ cái viết tắt Công nghệ thông tin: CNTT Giáo viên: GV Hoạt động: HĐ Thành phố: TP Trung học cơ sở: THCS Học sinh: HS Nghị quyết Trung ương: NQ T.Ư Phương pháp, kĩ thuật: PP, KT Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN Văn bản: VB Sinh hoạt chuyên môn: SHCM Nghiên cứu bài học: NCBH Giáo dục công dân: GDCD Giáo án: GA Bản đồ tư duy: BĐTD Nghị quyết Trung ương: NQ T.Ư Nhà xuất bản: NXB Ban Giám hiệu: BGH GV thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền – Lê Thị Huỳnh Nga Trang 1 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) PHẦN A MỞ ĐẦU Trang 2 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) A- Mở đầu: I- Đặt vấn đề: 1. Thực trạng của vấn đề: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam không chỉ là nhiệm vụ cấp bách của xã hội đặt ra cho ngành giáo dục mà còn là nhu cầu nội tại của chính chúng ta – những cán bộ, giáo viên trong mỗi trường học. Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho người học là việc cần làm ngay – không thể làm ngơ, không được chậm trễ. Đổi mới không chỉ là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà cũng là quyền lợi của nhà giáo. Ai giúp đội ngũ nhà giáo chúng ta biết đổi mới? Quá trình thực hành đổi mới cần nhiều yếu tố. Ngoại lực là điều kiện cần nhưng phải có nội lực là điều kiện đủ. Đảng, Nhà nước, nhân dân, ban ngành, đoàn thể, chính sách, chế độ … Tất cả những tác động bên ngoài ấy là rất cần. Nhưng quan trọng là người trong cuộc. Cho nên, nội lực ở đây là chính ta – nhà giáo phải tự thân vận động, quyết tâm và kiên trì đổi mới. Sức bật đổi mới của nhà giáo được nhen nhóm, lan tỏa từ sự kết nối hợp tác giữa đồng nghiệp trong Tổ/nhóm chuyên môn. Sinh hoạt Tổ/nhóm chuyên môn như thế nào để nhà giáo được cùng nhau thực hành đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh? Cụ thể hơn nữa, Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD là một bộ phận của trường THCS Ngô Mây – một ngôi trường ở thành phố Quy Nhơn, đã đạt Trường Chuẩn quốc gia giai đoạn I và đang phấn đấu trên đà đi lên theo mục tiêu đạt Trường Chuẩn quốc gia giai đoạn II. Mục tiêu chung của nhà trường đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có nhận thức, hành động tích cực. Vấn đề ấy là những trăn trở, nghĩ suy của Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (THCS Ngô Mây). Nhận thức được tính cấp bách của vấn đề đổi mới nhưng nhìn vào thực tế của tổ thì mối lo càng lớn. Với 13 thành viên, tổ phải đảm nhiệm giảng dạy các môn học Ngữ văn, Địa lí, Lịch sử, GDCD cho 26 lớp của trường THCS Ngô Mây; thêm vào đó là công tác chủ nhiệm lớp, công tác kiêm nhiệm khác như thủ quỹ, công đoàn, quản lí tổ, tham gia các khóa học tập bồi dưỡng chính trị Quả là Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD chúng tôi phải đối mặt với quá nhiều khó khăn trong việc thực hành đổi mới. Nào phần đông giáo viên đều lớn tuổi, nào những hạn chế về sức khỏe, nào số tiết giảng dạy khá cao, nào người này thiếu kinh nghiệm người kia e sợ, ngại thay đổi …Cho nên, trong những năm học trước, Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD còn một số hạn chế trong việc thực hiện một số nhiệm vụ có liên quan đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Trang 3 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) Thực trạng đó được phản ánh trong bảng khảo sát tình hình của Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD trong thời gian thực hiện đề tài (2/2014 – 2/2015): STT Họ tên Giới tính Năm sinh Trình độ chuyên môn Công tác giảng dạy Công tác kiêm nhiệm Khó khăn đột xuất (cá nhân) Tồn tại chung của tổ những năm trước Ghi chú 1 Lê Thị Huỳnh Nga Nữ 1962 Đại học Văn Dạy Văn, Sử Tổ trưởng Phẫu thuật, nằm viện - Chưa hoàn thành kế hoạch, chỉ tiêu về nhiệm vụ viết SKKN - Chưa hướng dẫn HS tham gia dự thi Vận dụng kiến thức liên môn - Chưa dự thi Dạy học theo chủ đề 2 Nguyễn Văn Sáng Nam 195 5 Đại học Văn Dạy Văn, GDCD 3 Nguyễn Quốc Cung Nam 1962 Đại học Địa Dạy Địa Tổ phó, công tác Đảng, Công đoàn, thanh tra Tham gia khóa học chính trị 4 Phan Thị Thủy Nữ 1959 Đại học Văn Dạy Văn, GDCD (đã về hưu từ 6/2014) 5 Phan Thị Thu Hằng Nữ 1960 Đại học Văn Dạy Văn, GDCD Chủ nhiệm lớp 6 Nguyễn Thị Nhãn Nữ 1960 Đại học Văn Dạy Văn, Sử 7 Nguyễn Thị Tâm Nữ 1963 Đại học Dạy Chủ nhiệm Trang 4 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) Hóa Địa lớp tích hợp - Việc áp dụng đổi mới PP dạy học, kiểm tra đánh giá chưa sâu rộng; hiệu quả chưa cao 8 Huỳnh Thị Phượng Hiền Nữ 1966 Đại học Văn Dạy Văn Chủ nhiệm, Công tác Đảng, Công đoàn Phẫu thuật, nằm viện 9 Võ Cao Thanh Tuyến Nữ 1973 Đại học Địa Dạy Địa Chủ nhiệm lớp 10 Võ Huỳnh Kiều Mỹ Bích Lê Nữ 1973 Đại học Văn Dạy Văn, GDCD Chủ nhiệm lớp 11 Võ Thị Thảo Nữ 1977 Đại học Văn Dạy Văn, GDCD Chủ nhiệm lớp Thai sản, nằm viện Mới về từ 11/2014 12 Nguyễn Thị Bích Vân Nữ 1980 Đại học Văn Dạy Văn, Sử Chủ nhiệm lớp 13 Lâm Thị Minh Đức Nữ 1981 Đại học Văn Dạy Văn, Sử Chủ nhiệm lớp 14 Đặng Thị Kiều Nữ 1985 Đại học Văn Dạy Văn, GDCD Chủ nhiệm lớp Thai sản, nằm viện 15 Lê Thị Thẩm Nữ 1985 Trung cấp Thư viện Quản lí Thư viện Trang 5 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) Nói vậy không có nghĩa là chúng tôi đầu hàng. Biết khó nhưng cố gắng vượt khó. Nhạy trong nhận thức và cũng nhanh trong hành động, chúng tôi đã thực hành đổi mới trong sinh hoạt chuyên môn. Non chục năm qua, chúng tôi đã từng bước đổi mới nhưng là dò dẫm, tìm đường. Gần đây, từ năm học 2013-2014 đến nay, chúng tôi tìm tòi và đã được tiếp cận với những công văn, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Giáo dục (thông qua chỉ đạo chuyên môn của ngành và nguồn Internet) về việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nên càng mạnh dạn ứng dụng một cách bài bản. Giải pháp Ứng dụng đổi mới Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG là sản phẩm ứng dụng của chúng tôi. Từ quá trình trải nghiệm với một số kết quả khả quan, chúng tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp trong trường mình, trường bạn để tất cả đồng hành trên con đường đổi mới của nền giáo dục nước nhà. 2- Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới: Giải pháp Ứng dụng đổi mới Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG được thực hành với những ý nghĩa và tác dụng tốt đẹp, thiết thực như sau: - Gắn kết, đối chiếu lí luận giáo dục với thực tiễn giảng dạy để các thành viên trong tổ cùng ứng dụng, trải nghiệm và cùng nhận ra lợi ích, tác dụng của việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; từ đó tiếp tục kiên trì thực hiện để ngày càng thu được những kết quả tốt hơn. - Phát triển kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm cho đồng nghiệp. - Tạo môi trường giáo dục dân chủ, thân thiện, đoàn kết trong tổ/nhóm, trường học. - Góp phần thúc đẩy các đối tượng giáo viên trong tổ vượt khó, cầu tiến trong quá trình thực hành đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. - Góp phần hoàn thành một số nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên, của tổ trong năm học. - Giúp CB quản lý ngành giáo dục nhìn nhận, đánh giá thực tiễn giáo dục ở cơ sở; từ đó định hướng chỉ đạo hoạt động giáo dục, giảng dạy một cách hiệu quả. - Đóng góp những sản phẩm dạy – học để làm giàu thêm nguồn minh chứng cho cơ sở lí luận về đổi mới nền giáo dục Việt Nam. Trang 6 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Các đối tượng GV trong Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (THCS Ngô Mây) và các đối tượng HS lớp 8, lớp 9 của trường THCS Ngô Mây. - Đề tài được nghiên cứu ở phương diện ứng dụng (thực hành) là chủ yếu. II- Phương pháp tiến hành: 1- Cơ sở: 1.1/Cơ sở lý luận: Trong những năm qua, nhà giáo chúng ta đã được trang bị khá nhiều lí thuyết về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá để nâng cao chất lượng giáo dục qua các văn bản chỉ đạo, các đợt tập huấn chuyên môn từ Bộ, Sở, Phòng, Trường. Đó là những cơ sở lí luận vững chắc, làm nền tảng cho việc thực hành đổi mới của giáo viên. Có thể kể ra như các tài liệu, các lớp tập huấn về PP, KT dạy học tích cực, Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển, năng lực cho học sinh, Và gần đây nhất là hàng loạt các công văn, chỉ thị, hướng dẫn với những yêu cầu đổi mới gắn với cả cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên lẫn học sinh như: Công văn Số: 5555/BGDĐT-GDTrH (ngày 08 tháng 10 năm 2014) V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Chỉ thị 5466/BGDĐT-GDTrH (ngày 7 tháng 8 năm 2013) Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH 2013-2014. Chỉ thị 3004/CT-BGDĐT (ngày 15 tháng 8 năm 2013) về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm 2013-2014. Chỉ thị 3008/CT-BGDĐT (ngày 18 tháng 8 năm 2014) về nhiệm vụ trọng tâm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm 2014-2015. (Xem nội dung cụ thể ở phần Phụ lục). Bài viết của thầy Hoàng Văn Thái - Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Duy Trinh – cán bộ quản lí ở Nghệ An (theo nguồn tin từ mạng Internet – Xem Phụ lục): “Thuật ngữ “nghiên cứu bài học” (NCBH) có nguồn gốc trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu cải tiến các hoạt động dạy học các bài học cụ thể, qua đó cải Trang 7 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) tiến chất lượng học của học sinh. Cho đến nay NCBH được xem như một mô hình và cách tiếp cận nghề nghiệp của giáo viên và vẫn được sử dụng rộng rãi tại các trường học ở Nhật Bản, hình thức này đã được áp dụng trên nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, phương pháp này bước đầu được áp dụng thử nghiệm tại một số tỉnh thành như Bắc Giang, Thái Nguyên đã đem lại một số kết quả khả quan, đã chứng minh được tính khả thi của nó trong việc bồi dưỡng và phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên so với các phương pháp truyền thống khác”. Từ cơ sở lí luận ấy, Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (THCS Ngô Mây) ứng dụng vào thực tiễn. - Ứng dụng là gì? Theo Từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội năm 1996: “ứng dụng” là đem dùng ra thực sự. Theo Từ điển Tiếng Việt của Văn Tân, NXB Khoa học xã hội năm 1994: “ứng dụng” là đem dùng vào việc thực tế. Nguyên lí ứng dụng rất được xem trọng. Năm 1791, trong bài tấu gửi lên vua Quang Trung, khi bàn về phép học, Nguyễn Thiếp đã nêu lên quan niệm “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”. Gần một thế kỉ sau, trong Điều trần gửi lên nhà vua, Nguyễn Trường Tộ cũng nêu: “Học tức là học những cái chưa biết để mà đem ra thực hành”. Như vậy là giữa Nguyễn Thiếp và Nguyễn Trường Tộ đều có quan niệm giống nhau: coi trọng tính thực tiễn của việc học, học phải đi đôi với hành. Ngay từ thời ấy, là những người có tâm huyết với vận mệnh dân tộc, với sự phát triển của đất nước, họ đã phê phán lối học rập khuôn, máy móc, sáo mòn, lối học chuộng hình thức, không thiết thực với cuộc sống. Hai người đều nhiệt tâm khẳng định việc học phải gắn liền với thực tiễn, học phải kết hợp với hành. Quan niệm này phát huy được sự sáng tạo của người học, phát huy được khả năng to lớn của tri thức, biến tri thức thành những của cải tinh thần và của cải vật chất cần thiết cho cuộc sống. Ngày nay chúng ta cũng rất coi trọng việc “Học đi đôi với hành” để vận dụng những tri thức đã học giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội cũng như trong cuộc sống của mỗi con người. Như vậy, ở đây chúng tôi “Học đi đôi với hành” để biến lí thuyết thành việc làm cụ thể, để tập luyện theo những điều được chỉ dẫn. Đó cũng chính là quá trình tự học, tự rèn, làm gương cho học sinh. Để dạy tốt, chúng tôi phải học – học cách đổi mới thông qua trải nghiệm. Đồng thời việc chọn Giải pháp Ứng dụng đổi mới Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG, chúng tôi cũng căn cứ từ cơ sở lí luận rõ ràng, chắc chắn như sau: Trang 8 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại Hội nghị quán triệt NQ T.Ư 8 khóa XI (đăng trên báo Giáo dục và thời đại , thứ năm ngày 2/01/2014) cũng khẳng định từ Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam: - “ Lần này, chúng ta sẽ phải thay đổi căn bản. Thứ nhất, cách thiết kế chương trình và tổ chức biên soạn SGK mới sẽ có sự thay đổi lớn, với nguyên tắc: Tích hợp cao ở lớp và cấp học dưới; Tự chọn và phân hóa cao ở lớp và cấp học trên. Cách thiết kế này cho phép lựa chọn có chủ đích trong khối kiến thức rất lớn, rất phong phú của các lĩnh vực khoa học những nội dung phù hợp với lứa tuổi (tâm lý, kỹ năng, nhận thức…) của học sinh phổ thông, gần với cuộc sống, thiết thực tham gia vào quá trình hình thành phẩm chất và năng lực của người lao động mới. - Chúng ta sẽ chuyển từ việc dạy và học chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều từ thầy sang trò sang phương pháp giáo dục mới nhằm hình thành năng lực và phẩm chất của con người lao động mới. Chúng ta vẫn dạy, vẫn truyền thụ kiến thức, nhưng nếu trước đây việc truyền thụ kiến thức là mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên thì bây giờ việc truyền thụ kiến thức là phương tiện, là con đường, là cách thức để chúng ta giúp học sinh sinh viên từng bước hình thành phẩm chất, năng lực của con người mới. Ở các lớp học dưới, việc truyền thụ kiến thức vẫn còn nhiều, nhưng càng lên các lớp trên thì việc này càng giảm dần. Ở những lớp trên, vai trò của người thầy không chỉ còn là người truyền thụ kiến thức, mà còn là người cố vấn, tổ chức, hướng dẫn học sinh tự học. Trong thiết kế hoạt động giáo dục tới đây, các học sinh sẽ được học theo nhóm, được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện ý kiến của bạn, và có thể nhận được điểm số giống nhau cho những đáp án khác nhau.” 1.2/ Cơ sở thực tiễn: Giải pháp thực hiện dự án bài học ngoại khóa HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG trong đề tài Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (THCS Ngô Mây) cũng được gợi mở, học tập từ một số hoạt động diễn ra trong thực tiễn giáo dục và đời sống như: - Hoạt động Sinh hoạt chuyên môn của Hội đồng bộ môn thuộc Phòng Giáo dục thành phố Quy Nhơn trong những năm gần đây. - Một số chương trình của Đài Truyền hình. Trang 9 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) - Chương trình thao giảng, xây dựng chuyên đề, dạy minh họa của Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (THCS Ngô Mây) trong những năm trước đây như: Bài: ÔN TẬP VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI – Tiết 159 (Lớp 9A1 – Năm học 2010-2011) – GV giảng dạy: Cô Phượng Hiền. Tiết dạy trong hoạt động giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với GV trường kết nghĩa – Trường phổ thông cơ sở nội trú Vĩnh Kim, có đại biểu của Công đoàn Ngành giáo dục tỉnh Bình Định tham dự. HS tham gia vô cùng hào hứng. Có thể nói là đã huy động được tất cả các đối tượng HS cùng hợp tác với GV. Từ khâu chuẩn bị kịch bản đến thiết kế các dự án; từ biên soạn lời dẫn chương trình đến cặp đôi MC tập phối hợp; từ việc tự chọn kiểu, may, dán trang phục cho nhân vật kịch đến dựng và tập hai tiểu phẩm hài Lễ phục, Mơ tưởng tình nương (dự án Hóa thân nhân vật nước ngoài); từ những ô chữ, hình ảnh sống động của dự án Khám phá văn hóa nhân loại đến những văn bản nghị luận sắc sảo mà hóm hỉnh gần gũi của dự án Nhớ hoài ấn tượng khó phai ; tất cả đều nói lên tính chủ động, vận dụng kiến thức liên môn vào đời sống học đường một cách tự nhiên, hiệu quả. HS được gợi ý, tư vấn để tha hồ sáng tạo và hoàn toàn làm chủ tiết học. Trang 10 [...]... viết SKKN, dự thi Giáo viên dạy giỏi Trang 16 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) - Đề xuất ý tưởng: Chọn bài học HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TỔ CHỨC TÌM HIỂU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG (Cô giáo Phượng Hiền đề xuất) Đề xuất và thuyết phục cả tổ thực hiện Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: ... không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn Trang 15 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) (Quy trình sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học - Ảnh chụp từ tài liệu tập huấn của nhóm nghiên cứu giáo dục thuộc tổ chức Plan,... em học sinh tích cực tham gia để hoạt động thành công tốt đẹp - Phát tư liệu học tập cho học sinh (01 bộ/lớp) - Thiết kế bài dạy : ứng dụng phương pháp Học theo dự án, Dạy học phân hóa học sinh, Dạy học nêu vấn đề - Chuẩn bị cơ sở phòng ốc, bàn ghế, trang trí * Chuẩn bị của học sinh Trang 27 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô. .. người dự ở mức vừa phải Trang 14 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) + Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh, không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ - GV dạy và dự cần quan sát học sinh học, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những sai lầm học sinh mắc...ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) (Trích hình ảnh từ màn hình trình chiếu chương trình tiết học do HS thực hiện) - Bài: ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT – TIẾT 73 (Lớp 9A5 – Năm học 2012-2013) GV giảng dạy: Cô Huỳnh Nga Tiết dạy minh họa cho chuyên đề Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong môn Ngữ văn (Chuyên đề. .. dục ở trường THCS Ngô Mây - Nghiên cứu tư liệu tham khảo, đối sánh với cơ sở lí luận để đánh giá thực tiễn - Thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện 2.2/ Thời gian thực hiện đề tài: 12 tháng (từ tháng 2/2014 đến 2/2015) Trang 11 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) PHẦN B NỘI DUNG Trang 12 ĐỀ TÀI:... tránh việc HS phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau Chủ đề liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của Trang 17 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay... chủ quy n biển đảo Việt Nam Trang 19 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) - Môn Địa lý: Đặc điểm biển đảo Việt Nam, Tài nguyên biển, Môi trường biển - Môn GDCD: Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc - Môn Âm nhạc: bài hát thể hiện chủ đề biển đảo Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước II-ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC: - Đối tượng chung: học. .. hành ứng dụng SHCM theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn, Bình Định): Xây dựng và thực hành kế hoạch Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG 1.1.2.1/ Bước 1: Xây dựng kế hoạch bài học * Chọn bài học: - Căn cứ nhiệm vụ được giao: Trước mắt, nhà trường giao cho Tổ. .. TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) B- Nội dung: I- Mục tiêu: 1 Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh, đặc biệt những học sinh có năng lực, tinh thần học tập cao 2 Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên . 16 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) - Đề xuất ý tưởng: Chọn bài học HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN. Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Các đối tượng GV trong Tổ Văn, Sử, Địa,. Hiền – Lê Thị Huỳnh Nga Trang 1 ĐỀ TÀI: Ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học ở Tổ Văn, Sử, Địa, GDCD (Trường THCS Ngô Mây – Quy Nhơn) PHẦN A MỞ ĐẦU Trang 2 ĐỀ TÀI: Ứng

Ngày đăng: 09/07/2015, 07:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • [PPT]đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Sở ...

  • [DOC]SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

  • PPT]đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

  • Nghiên cứu bài học | ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

  • Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Sở ...

  • [PPT]đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Sở ...

  • [DOC]SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

  • PPT]đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

  • Nghiên cứu bài học | ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN

  • Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Sở ...

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan