Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

93 664 3
Thực hiện Công ước Lahay và vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU THỊ PHƯỢNG THùC HIÖN C¤NG ¦íC LAHAY Vµ VÊN §Ò NU¤I CON NU¤I Cã YÕU Tè N¦íC NGOµI T¹I VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU THỊ PHƯỢNG THùC HIÖN C¤NG ¦íC LAHAY Vµ VÊN §Ò NU¤I CON NU¤I Cã YÕU Tè N¦íC NGOµI T¹I VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS Vũ Đức Long HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lưu Thị Phượng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NỘI DUNG CÔNG UỚC LA HAY 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI 4 1.1. Khái quát chung về công ước Lahay 1993 4 1.2. Nội dung cơ bản của Công ước Lahay 1993 6 1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay 1993 7 1.2.2. Điều kiện của người xin con nuôi và của trẻ em được nhận làm con nuôi 8 1.2.3. Thành lập Cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế 8 1.2.4. Tổ chức được chỉ định 9 1.2.5. Trình tự, thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi 10 1.2.6. Hệ quả của việc nuôi con nuôi 10 1.3. Những yêu cầu từ việc gia nhập và thực hiện Công ước Lahay 1993 đối với nước gốc 11 1.3.1. Cơ quan Trung ương về con nuôi nước ngoài 11 1.3.2. Cho phép các tổ chức được ủy quyền hoạt động 12 1.3.3. Minh bạch hóa các khoản tài chính liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi 13 Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 17 2.1. Thời kỳ trước khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành 17 2.1.1. Quy định của pháp luật 17 2.1.2. Thực tiễn công tác thi hành pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 27 2.1.3. Ban hành Luật Nuôi con nuôi 40 2.2. Thời kỳ từ khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành 42 2.2.1. Những điểm mới của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 42 2.2.2. Những điểm tương đồng và bất cập của pháp luật Việt Nam so với Công ước Lahay 1993 46 Chương 3: THỰC HIỆN CÔNG UỚC LA HAY TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 55 3.1. Kết quả đạt được 55 3.1.1. Về số lượng trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài 55 3.1.2. Về sự phối hợp của các cơ quan hữu quan 57 3.1.3. Về hợp tác giữa cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan 58 3.1.4. Việc thực hiện các quy định về tài chính liên quan đến nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 58 3.1.5. Về việc hợp tác với các nước thành viên Công ước Lahay 1993 61 3.2. Một số khó khăn, vướng mắc và bất cập 63 3.2.1. Đối với việc lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế và danh sách trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài 63 3.2.2. Công tác kiểm tra xác minh hồ sơ, lấy ý kiến của cha/mẹ đẻ hoặc người giám hộ và xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi người nước ngoài 65 3.2.3. Công tác giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài 67 3.2.4. Việc giải quyết nuôi con nuôi thực tế có yếu tố nước ngoài 68 3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 70 3.3.1. Nguyên nhân khách quan 70 3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 71 3.4. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả thực thi công ước Lahay 1993 72 3.4.1. Hoàn thiện pháp luật quốc gia về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 72 3.4.2. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức 74 3.4.3. Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra các hoạt động nuôi con nuôi quốc tế và tuyên truyền giáo dục phổ biến kiến thức về vấn đề nhân đạo này 74 3.4.4. Tăng cường nguồn lực cán bộ 75 3.4.5. Tiếp tục nâng cao trình độ, nhận thức của cán bộ làm công tác nuôi con nuôi, ý thức chấp hành pháp luật của người dân 75 3.4.6. Bảo đảm kinh phí hoạt động, đầu tư thích đáng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề 1.1 . Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nuôi con nuôi là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ lâu trong lịch sử, là vấn đề nhân đạo sâu sắc. Trong thời đại ngày nay vấn đề nuôi con nuôi thực sự đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế, với mục đích duy nhất là nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, mang lại cho trẻ em một mái ấm gia đình với sự thương yêu của cha mẹ nuôi. Trong xu thế toàn cầu hóa, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là một tất yếu, đó cũng là vấn đề mang tính pháp lý quốc tế đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ các nước. Nghiên cứu nội dung cũng như quá trình thực hiện các quy định pháp luật hiện hành, các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi, các công ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam đã tham gia để rút ra những bài học kinh nghiệm, nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý trong hoạt động cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài giúp chúng ta hợp tác quốc tế có hiệu quả trong lĩnh vực này. Từ khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực và Việt Nam tham gia Công ước Lahay 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế (Công ước Lahay 1993) vấn đề con nuôi có yếu tố nước ngoài có xu hướng phát triển mới, đây là hệ quả của sự thay đổi chính sách pháp luật rất cần được nghiên cứu kịp thời và nghiêm túc. 1.2 . Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Luận văn của tác giả hướng tới mục tiêu sau: - Phân tích đánh giá quá trình thực hiện Công ước Lahay của Việt Nam từ khi tham gia công ước. 2 - Làm sáng tỏ những điểm mới trong quy định pháp luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, nội dung, bản chất quy định của pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài trước và sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành. 1.3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Xung quanh vấn đề con nuôi có yếu tố nuớc ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học từ cấp Bộ, cấp truờng, đến các bài nghiên cứu khoa học của các cá nhân trên mọi miền tổ quốc điển hình như đề tài khoa học cấp Bộ “Hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trước yêu cầu gia nhập Công ước La Hay năm 1993 về Bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế” (2006), chủ nhiệm đề tài TS Vũ Đức Long; Đề tài khoa học cấp trường “Hoàn thiện chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam” (2007), trường Đại học Luật Hà Nội, chủ nhiệm đề tài TS Ngô Thị Hường Luận văn của tác giả sẽ là một công trình nghiên cứu khoa học bài bản, công phu và nghiêm túc góp phần xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ về các vấn đề liên quan tới con nuôi có yếu tố nước ngoài. Những kiến nghị tác giả đưa ra sẽ góp phần hoàn thiện chế định con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở lý luận về nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Bên cạnh đó còn có sự phối hợp với một số phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp. 3 3. Cơ cấu của luận văn Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các bảng phụ lục, luận văn gồm ba phần chính như sau: Chương 1: Công ước Lahay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi Chương 2: Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Chương 3: Thực hiện công ước Lahay tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả. 4 Chương 1 CÔNG UỚC LA HAY 1993 VỀ BẢO VỆ TRẺ EM VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI 1.1. Khái quát chung về công ước Lahay 1993 Năm 1965, Ủy ban Công ước Lahay đã tiến hành thảo luận với một số quốc gia và thông qua Công ước năm 1965 quy định về thẩm quyền, luật áp dụng và việc công nhận các văn bản pháp luật liên quan đến con nuôi. Việc thông qua Công ước 1965 đã góp phần quan trọng giải quyết vấn đề nuôi con nuôi giữa các nước, thống nhất về nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi. Đây cũng là Công ước đầu tiên của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước. Trong hơn 20 năm kể từ ngày Công ước 1965 được thông qua, hàng triệu trẻ em đã tìm được mái ấm, được chăm sóc và yêu thương trong môi trường gia đình, được học hành và quan trọng nhất là quyền của những trẻ em này được các quốc gia thành viên công nhận và đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, vì là Công ước đầu tiên trong lĩnh vực rất quan trọng mang tính toàn cầu, trong quá trình soạn thảo còn nhiều điểm chưa đạt được sự đồng thuận cao của các quốc gia thành viên đặc biệt là các Nước gốc và kết quả là số lượng các quốc gia thành viên không đông. Sau một thời gian thực hiện, Công ước Lahay 1965 đã thể hiện nhiều điểm bất cập. Bên cạnh đó, vào những năm cuối của thập kỷ bảy mươi của thế kỷ 20, khi có hiện tượng nhiều trẻ em ở một số nước nghèo đã bị mang ra nước ngoài bán dưới hình thức con nuôi. Xuất phát từ tình hình thực tế đã diễn ra ở một số quốc gia trong đó có nhiều trẻ em không được bảo vệ, thậm chí bị coi như một món hàng buôn bán từ quốc gia này sang quốc gia khác phục vụ cho nhiều mục đích thông qua sự trung gian của một số tổ chức hay cá nhân, vấn [...]... Chương 2 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI 2.1 Thời kỳ trước khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành 2.1.1 Quy định của pháp luật 2.1.1.1 Các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Trước khi Luật Nuôi con nuôi được ban hành vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được quy định trong các văn bản pháp luật dưới đây: - Luật Hôn nhân và gia đình năm... nuôi sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi một cách tốt nhất - Sự công nhận của các cơ quan nhà nước: Sự công nhận của cơ quan nhà nước theo pháp luật Việt Nam là việc 21 đăng ký nuôi con nuôi ở UBND cấp tỉnh Quyết định cho nhận con nuôi nước ngoài do Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký d Thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam - Theo quy... người trong nước nhận làm con nuôi + Bước 4: Cục Con nuôi quốc tế thông báo cho người xin nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu (thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam) ; người xin nhận con nuôi trả lời Cục Con nuôi quốc tế về trẻ em được giới thiệu (thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam) + Nếu người xin nhận con nuôi đồng ý, Cục Con nuôi quốc tế gửi công văn đề nghị Sở... quyền và duy trì sự ủy quyền đó" [ Công ước Lahay 1993, Điều 10] 1.3.3 Minh bạch hóa các khoản tài chính liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi Tài chính là yếu tố vật chất quan trọng, nhưng cũng khá nhạy cảm trong các hoạt động xin nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài Vấn đề này được Công ước quy định "không ai được thu lợi bất chính từ các hoạt động liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài" [Công ước Lahay. .. Minh bạch hóa cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế Các HĐHTNCN góp phần tạo ra cơ chế xử lý vấn đề nuôi con nuôi quốc tế minh bạch hơn Có thể nói việc ký kết các Hiệp định hợp tác nuôi con nuôi đã làm thay đổi cơ bản pháp luật Việt Nam trong vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài: So với trước kia (trước khi ban hành Nghị định 68/2006/NĐ - CP), pháp luật Việt Nam có bước chuyển biến vượt bậc... trẻ em có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài Nếu cha, mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ không có hoặc chưa có hộ khẩu thường trú nhưng đã đăng ký tạm trú có thời hạn thì UBND cấp tỉnh nơi đăng ký tạm trú có thời hạn đó thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi Trình tự, thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam Thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ: - Cục Con nuôi. .. bản của Công ước Lahay 1993 Công ước Lahay 1993 gồm Lời nói đầu, 7 chương, 48 điều, với các nội dung chính quy định về các vấn đề như điều kiện nhận nuôi con nuôi giữa các nước; Cơ quan Trung ương có thẩm quyền và các tổ chức được chỉ định hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi; Yêu cầu về thủ tục cho và nhận con nuôi nước ngoài; Công nhận việc nuôi con nuôi và hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi; ... của pháp luật Việt Nam, việc đăng ký nuôi con nuôi diễn ra giữa những người sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam: giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau khi có ít nhất một bên là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài UBND cấp tỉnh nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ... trong vấn đề nuôi con nuôi giữa các nước 1.2.2 Điều kiện của người xin con nuôi và của trẻ em được nhận làm con nuôi Công ước Lahay 1993 quy định trẻ em được nhận làm con nuôi và cha mẹ nuôi phải thường trú ở các nước khác nhau Công ước không áp dụng đối với trường hợp trẻ em thường trú ở một quốc gia thành viên và cha mẹ nuôi thường trú ở một quốc gia không phải là thành viên và ngược lại (Công ước. .. trẻ em và của cha mẹ nuôi tương lai, trong chừng mực cần thiết nhằm thực hiện việc nuôi con nuôi - Tạo điều kiện thuận lợi theo dõi và thúc đẩy thủ tục cho nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài ở các nước - Thúc đẩy việc phát triển ở quốc gia mình các dịch vụ tham vấn về vấn đề cho nhận con nuôi và sau khi nhận nuôi - Trao đổi các báo cáo tổng quát đánh giá kinh nghiệm về lĩnh vực con nuôi nước ngoài - . nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài. Vấn đề này được Công ước quy định "không ai được thu lợi bất chính từ các hoạt động liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi nước ngoài& quot; [Công ước Lahay. điều kiện làm con nuôi người nước ngoài 65 3.2.3. Công tác giới thiệu trẻ em làm con nuôi người nước ngoài 67 3.2.4. Việc giải quyết nuôi con nuôi thực tế có yếu tố nước ngoài 68 3.3. Nguyên. các vấn đề lý luận, nội dung, bản chất quy định của pháp luật về con nuôi có yếu tố nước ngoài trước và sau khi Luật Nuôi con nuôi có hiệu lực thi hành. 1.3. Tính mới và những đóng góp của đề

Ngày đăng: 08/07/2015, 23:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan