Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam

111 403 1
Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BẠCH XUÂN HÒA BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BẠCH XUÂN HÒA BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh Tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Tiến Việt Hà Nội – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy, tôi viết Lời cam đoan này kính đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Bạch Xuân Hòa MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 9 1.1. Khái niệm tài nguyên rừng và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam 9 1.1.1. Khái niệm tài nguyên rừng 9 1.1.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam 12 1.2. Khái niệm các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng và ý nghĩa của việc quy định các tội phạm này trong pháp luật hình sự Việt Nam 17 1.2.1. Khái niệm các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng 17 1.2.2. Ý nghĩa của việc quy định các tội phạm về lĩnh vực tài nguyên rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam 22 1.3. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các quy định về bảo vệ tài nguyên rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay 23 1.3.1. Giai đoạn từ sau cách mạng tháng tám năm 1945 đến trước pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 23 1.3.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 đến khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự năm 1999 26 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG 34 2.1. Bảo vệ tài nguyên rừng bằng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam 34 2.1.1. Tội vi phạm về các quy định về khai thác và bảo vệ rừng 34 2.1.2 Tội vi phạm quy định về quản lý rừng 38 2.1.3. Tội hủy hoại rừng 40 2.1.4. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ 43 2.1.5. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy 45 2.2. Thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng 47 2.2.1. Tình hình điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng 47 2.2.2. Những nhận xét, đánh giá 66 2.2.3. Một số tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân cơ bản 68 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 77 3.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng 77 3.1.1. Cơ sở lý luận 77 3.1.2. Cơ sở thực tiễn 78 3.2. Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo hướng tăng cường bảo vệ tài nguyên rừng 80 3.2.1. Nhận xét 80 3.2.2. Nội dung hoàn thiện 81 3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam 89 3.3.2. Tăng cường điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh các đối tượng phạm tội xâm phạm đến tài nguyên rừng 91 3.3.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị và tinh thông về nghiệp vụ. 93 3.3.4. Thực hiện đồng bộ các biện pháp khác 95 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BNN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn BCA : Bộ Công an VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Thống kê diện tích đất rừng của Việt nam tính đến năm 2012. 13 Bảng 2.1: Thống kê địa bàn xảy ra vi phạm pháp luật xâm hại đến nguồn tài nguyên rừng: 48 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, tài nguyên rừng có vai trò cân bằng hệ sinh thái, ổn định và điều hòa khí hậu, giúp sự sống trên trái đất được duy trì bền vững. Không những thế, tài nguyên rừng còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Vì vậy, bảo vệ tài nguyên rừng là trách nhiệm chung của toàn xã hội và tất cả các quốc gia trên thế giới, nhằm bảo vệ tài nguyên rừng đang bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng mà nguyên nhân chính là do hành vi trái pháp luật của con người gây ra. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam đang là vấn đề cấp bách, bởi tài nguyên rừng ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng, đặc biệt là rừng tự nhiên. Theo thống kê của cục kiểm lâm Việt Nam, từ năm 2008 đến năm 2013 tổng diện tích rừng nước ta bị tàn phá là 22.167 ha, diện tích rừng bị cháy là 11.345 ha. Như vậy, nếu chúng ta không chung tay vào cuộc, không kịp thời tìm ra những giải pháp hữu hiệu, thì trong tương lai không xa tài nguyên rừng của nước ta sẽ cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, là nguyên nhân chính dẫn đến sự biến đổi khí hậu và tác động xấu đến sự phát triển bền vũng của nền kinh tế quốc gia. Trước tình hình đó, nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước ta là phải có những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ tài nguyên rừng, trong đó biện pháp hình sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, quy định của pháp luật hình sự phải được rõ ràng, chặt chẽ, phải có hệ thống các chế tài nghiêm khắc và đủ mạnh để răn đe giáo dục đối với các chủ thể xâm hại đến tài nguyên rừng. Đây là một trong những giải pháp đồng thời là hướng đi thiết thực nhằm ngăn chặn và tiến đến đẩy lùi hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến tài nguyên rừng. 2 Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước ta đang chuyển mình trong thời kỳ đổi mới, nhu cầu sử dụng tài nguyên rừng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc gia đang có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê năm 2011 Việt Nam là nước xuất khẩu 5,4 triệu tấn dăm (lớn nhất thế giới) tương đương khoảng 11 triệu m3 gỗ nguyên liệu. Bên cạnh đó, với khoảng 87 triệu dân và thói quen sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên, kim ngạch trên thị trường gỗ và sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa mỗi năm ước tính cũng đạt khoảng 1 tỉ USD với lượng nguyên liệu đầu vào lên tới hàng triệu m 3 gỗ. Theo dự báo của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, nhu cầu tiêu dùng gỗ xẻ của Việt Nam vào năm 2020 sẽ tăng lên con số 7 triệu m 3 , tương đương 15 triệu m 3 gỗ tròn; nhu cầu tiêu thụ ván sợi vào khoảng 1,5 triệu m 3 , ván ghép thanh khoảng 1 triệu m 3 vào năm 2015 [34]. Giá trị kinh tế ngày càng cao và nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ tài nguyên rừng ngày càng lớn, dẫn đến tình hình tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng ngày càng diễn biến phức tạp theo chiều hướng xấu, hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng. Nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên rừng và vai trò quan trọng của pháp luật hình sự trong việc bảo vệ tài nguyên rừng. Trong những năm qua các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp xử lý nghiêm minh những kẻ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên lĩnh vực này và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở nước ta ngày càng tốt hơn. Tuy nhiên, như đã viện dẫn nêu trên, chế tài trong một số quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay chưa thực sự đủ mạnh để răn đe trấn áp, một số hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng phát sinh trong thực tiễn chưa được pháp luật hình sự quy định riêng thành tội phạm độc lập. Mặt khác, hiện nay quy định của pháp luật hình sự trong lĩnh vực tài nguyên rừng còn thiếu [...]... bảo về tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái niệm tài nguyên rừng và tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam 1.1.1 Khái niệm tài nguyên rừng Việt Nam là nước có vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam châu Á, có địa hình đồi núi chiếm khoảng 3/4 lãnh thổ với... mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương với tên gọi như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam Chương 2: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp năng cao hiệu quả việc bảo về tài nguyên rừng bằng pháp luật hình. .. việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự 3.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng Nghiên cứu thực trạng đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng ở Việt Nam bằng pháp luật hình sự, đồng thời nghiên cứu diễn biến tình hình vi phạm pháp luật xâm hại đến tài nguyên. .. bị xét xử theo Điều 240 Bộ luật hình sự Việc quy định trong Bộ luật hình sự điều luật liên quan đến việc bảo về tài nguyên rừng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với nguồn tài nguyên rừng, đồng thời đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên lĩnh vực bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự được tốt hơn Đến năm 1989,... chiến lược của tài nguyên rừng đối với sự sống của loài người và sự phát triển bền vũng của nền kinh tế - xã hội Nên đã quyết tâm bảo vệ tài nguyên rừng bằng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp sử dụng pháp luật hình sự để bảo vệ tài nguyên rừng Chính vì vậy, trong lần sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 1999, Nhà nước đã có sự sửa đổi bổ sung các điều luật liên quan trong lĩnh vực tài nguyên rừng, Từ chỗ... nâng cao việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam Do đó, việc nghiên cứu đề tài Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa mang tính lý luận, vừa có tính thực tiễn 3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với sự sống của loài người và sự phát triển... tài nguyên rừng và các giải pháp chung dưới góc độ pháp lý - xã hội về bảo vệ rừng và xử lý vi phạm Tổng quan lại, chưa có luận văn thạc sĩ luật học nào đi sâu vào việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam, phân tích cấu thành tội phạm và thực tiễn điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng, từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp. .. thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay (2014); 3) Nghiên cứu thực trạng và các quy định của pháp luật hình sự hiện nay về bảo vệ tài nguyên rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam trên cơ sở làm rõ những dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội phạm trong lĩnh vực tài nguyên rừng; 4) Tổng hợp kết quả nghiên cứu,... luận và thực tiễn Do đó, với mong muốn được góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp bảo vệ tài nguyên rừng, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển bền vững, học viên đã chọn đề tài: Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam làm luận văn thạc sĩ luật học 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Trước thực trạng tài nguyên rừng của nước ta trong những năm gần đây đang bị tàn phá nghiêm trọng,... nguyên rừng và cũng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước Điều này càng thể hiện rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với môi trường sống của nhân loại và sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia Vì vậy, Nhà nước ta mới đặt ra việc bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự 22 Việc qui định các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng trong luật hình sự Việt . thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu đề tài Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam là. việc bảo về tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự Việt Nam. 9 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm tài nguyên. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG 34 2.1. Bảo vệ tài nguyên rừng bằng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam 34 2.1.1. Tội vi phạm về các quy định về khai thác và bảo vệ rừng

Ngày đăng: 08/07/2015, 21:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan