Báo cáo An sinh xã hội Việt nam thời kỳ đổi mới thực trạng và thách thức

11 469 2
Báo cáo An sinh xã hội Việt nam thời kỳ đổi mới thực trạng và thách thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI: THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC TS. Hoàng Thu Hương- GS.TS. Nguyễn Văn Khánh An sinh xã hội (ASXH) được xem tương đương với thuật ngữ Social Security (Mạc Văn Tiến, 2011), hoặc Social Protection (Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Tổ chức GIZ, 2011). Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì ASXH “là sự đảm bảo thực hiện các quyền của con người được sống trong hoà bình, được tự do làm ăn, cư trú, di chuyển, phát biểu chính kiến trong khuôn khổ luật pháp; được bảo vệ và bình đẳng trước pháp luật; được học tập, được có việc làm, có nhà ở; được đảm bảo thu nhập để thoả mãn những nhu cầu sinh sống thiết yếu khi bị rủi ro, tai nạn, tuổi già” (Mạc Văn Tiến, 2011). Theo nghĩa hẹp, ASXH được hiểu là “sự bảo đảm thu nhập và một số điều kiện sinh sống thiết yếu khác cho người lao động và gia đình họ khi bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việc làm; cho những người già cả, cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người nghèo đói và những người bị thiên tai, dịch hoạ…”(Mạc Văn Tiến, 2011). Theo cách hiểu này, ASXH là tổng thể các biện pháp để đảm bảo các quyền tối thiểu của con người. Còn thuật ngữ Social Protection được hiểu là “hệ thống các chính sách can thiệp của nhà nước (bảo hiểm xã hội/trợ giúp xã hội) và tư nhân (các chế độ không theo luật định hoặc của tư nhân) nhằm giảm mức độ nghèo đói và tổn thương, nâng cao năng lực tự bảo vệ của người dân và xã hội trước những rủi ro hay nguy cơ giảm hoặc mất thu nhập, bảo đảm ổn định, phát triển và công bằng xã hội” (Viện Khoa học Lao động và Xã hội & Tổ chức GIZ, 2011: 10). Theo cách hiểu này, ASXH chính là hệ thống các chính sách nhằm đảm bảo đời sống cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Khi xem xét về cấu trúc của hệ thống ASXH Việt Nam hiện nay, có thể thấy rằng có nhiều quan điểm chưa thống nhất. Theo một nghiên cứu của UNDP thì ở Việt Nam, an sinh xã hội “chỉ hệ thống bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam… 2 quản lý” (Martin Evans và các tác giả, 2006: 1). Song có tác giả lại cho rằng ASXH gồm hai bộ phận chính là bảo hiểm xã hội và cứu trợ xã hội, còn theo nghĩa rộng thì ASXH bao gồm cả các nội dung khác như: chính sách ưu đãi xã hội, chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình trợ giúp các địa phương đặc biệt khó khăn, và các loại quỹ tiết kiệm và các loại hình bảo hiểm khác (Bùi Sỹ Lợi, 2010). Hệ thống ASXH Việt Nam được cấu thành từ 3 bộ phận chính là bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội (Mạc Văn Tiến, 2011). Cũng có người lại cho rằng ASXH gồm chính sách thị trường lao động, chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chính sách trợ giúp xã hội (Nguyễn Trọng Đàm, 2009; Bộ LĐ, TB & XH, 2010), hay bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo trợ xã hội (Đặng Như Lợi, 2011). Ngoài ra, cũng có quan điểm cho rằng hệ thống ASXH gồm 4 nhóm là BHXH, bảo trợ xã hội, ưu đãi xã hội và các dịch vụ xã hội khác (Đỗ Ngọc Huỳnh, 2010). Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc hệ thống ASXH, song nhiều tác giả cũng đã nhận định hệ thống ASXH ở Việt Nam hiện nay có sự tương thích và phù hợp với quan niệm về ASXH của Tổ chức lao động quốc tế trong Công ước 102 về quy phạm tối thiểu (Bùi Sỹ Lợi, 2010; Nguyễn Hữu Dũng, 2010). Trước thực trạng thiếu thống nhất về cách hiểu an sinh xã hội giữa các học giả, cơ quan nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách, trong quá trình xây dựng dự thảo Chiến lược An sinh xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã đề xuất thuật ngữ an sinh xã hội gồm 4 yếu tố: “bảo hiểm xã hội, chính sách thị trường lao động chủ động, trợ giúp xã hội và các thành phần khác như bảo vệ trẻ em, bảo hiểm mùa màng, bảo hiểm vi mô, quỹ cộng đồng và khác” (Viện Khoa học Lao động& Xã hội và Tổ chức Giz, 2011: 8). Tóm lại, mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về ASXH, song hai thành phần cơ bản nhất của ASXH Việt Nam được nhiều quan điểm chia sẻ là bảo hiểm xã hội(BHXH) và trợ giúp xã hội (TGXH). Dưới đây chúng tôi xin bàn luận về sự phát triển của hai thành phần cơ bản nhất trong hệ thống ASXH Việt Nam. 1. Thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam: Những kết quả đạt được Nhìn từ góc độ lịch sử, vấn đề ASXH đã được đặt ra ở Việt Nam từ rất sớm, ngay vào những năm đầu tiên xây dựng nhà nước độc lập. Kể từ năm 1945 đến trước 3 1985, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan tới vấn đề ASXH như BHXH đối với công nhân viên chức nhà nước, cứu trợ xã hội đối với người nghèo, những người gặp rủi ro trong cuộc sống, ưu đãi đối với những người có công với đất nước. Đặc trưng cơ bản của hoạt động ASXH trong giai đoạn này là vai trò của Nhà nước: Nhà nước vừa ban hành, vừa trực tiếp thực hiện các chính sách nói trên. Chính do sự bao cấp của Nhà nước, cũng như cơ chế điều hành theo kiểu hành chính, mệnh lệnh nên một mặt các nguồn lực cho hoạt động an sinh xã hội trong giai đoạn này đã không được phát huy, mặt khác, người lao động nảy sinh tâm lý ỷ lại vào Nhà nước. Năm 1986, thực hiện chính sách đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam, chuyển từ chế độ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cũng từ đây, hoạt động của hệ thống ASXH Việt Nam có bước thay đổi căn bản, từ nguyên tắc bao cấp của nhà nước sang nguyên tắc có sự tham của các thành phần khác trong xã hội. 1.1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam Điểm nổi bật nhất trong hệ thống ASXH Việt Nam chính là BHXH Việt Nam, được hiểu “là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Luật BHXH 2006, Điều 3). Theo báo cáo của UNDP thì Bảo hiểm xã hội “bắt đầu được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1947 và được mở rộng năm 1993, từ phạm vi ban đầu là khu vực nhà nước sang khu vực doanh nghiệp tư nhân và công ty liên doanh. Chương trình BHXH thực hiện bằng nguồn đóng góp bao gồm trả lương hưu trí, trợ cấp thương tật, trợ cấp thai sản và đến năm 2002 thì bổ sung thêm trợ cấp thất nghiệp (Martin Evans và các tác giả, 2006: 2). BHXH Việt Nam khi mới bắt đầu thực hiện được áp dụng cho đối tượng công nhân viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang, nguồn tài chính cho BHXH chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Cùng với sự đổi mới trong quản lý kinh tế - xã hội, BHXH dần dần được mở rộng, nguồn tài chính cho BHXH được xây dựng dựa trên nguyên tắc có sự tham gia của nhà nước, của người sử dụng lao động và người lao động để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Các chương trình BHXH Việt Nam hiện gồm hai hình thức: trợ cấp ngắn hạn và trợ cấp dài hạn. Trợ cấp ngắn hạn gồm có trợ cấp thai sản, trợ cấp ốm đau, trợ cấp 4 thng tt v bnh ngh nghip, tr cp tht nghip v mt vic lm do tha lao ng. Tr cp di hn gm lng hu v t tut. Bng 1: S phỏt trin ca h thng BHXH Vit Nam t nm 2000 n nay Nm 2000 * 2004 * 2005 2006 2007 2008 2009 2010 S ngi tham gia BH 4,1 triu 5,8 triu 6.189.962 6.746.553 7.429.002 8.545.577 8.856.124 9.404.456 Ngun: Nm 2000, 2004: MOLISA, 2006; Nm 2005 2010: iu Bỏ c, 2011 Bng s liu trờn ó cho thy s phỏt trin ca h thng BHXH Vit Nam, trong vũng 10 nm, s ngi tham gia BHXH ó tng hn 2 ln (4,1 triu ngi vo nm 2000 v 9,4 triu ngi vo nm 2010). Trong ú, BHXH hin vn ph bin l hỡnh thc bo him bt buc. BHXH t nguyn bt u c thc hin t nm 2008, ban u mi cú 6.110 ngi tham gia, n nm 2010, s ngi tham gia BHXH t nguyn ó tng gp 10 ln, lờn ti 61.689 ngi. Nh vy, s ngi tham gia BHXH bt buc hin gp hn 150 ln so vi s ngi tham gia BHXH t nguyn. Theo lut BHXH, nhng i tng phi tham gia BHXH bt buc gm cú nhng ngi lm vic theo hp ng lao ng khụng xỏc nh thi hn hoc cú thi hn t 3 thỏng tr lờn, cỏn b, cụng chc, viờn chc, nhng ngi lm vic trong lc lng v trang, nhng ngi cú thi hn lm vic nc ngoi m trc ú ó úng BHXH. Theo s liu ca BHXH Vit Nam cung cp thỡ i tng tham gia BHXH hin nh sau: Bng 2: Tng hp i tng tham gia BHXH t nm 2007- 2010 n v: ngi TT Loại hình quản lý Nm 2007 Nm 2008 Nm 2009 Nm 2010 1 2 3 4 5 6 I Bảo hiểm xã hội bắt buộc 8,172,502 8,529,567 8,814,931 9,342,767 1 HCSN, Đảng, ĐT, LLVT 3,226,873 3,118,309 3,273,260 3,303,918 2 Ngoài công lập 110,861 119,033 124,043 212,717 3 Xã, phờng, thị trấn 210,834 212,800 122,207 126,989 5 4 Doanh nghiệp Nhà nớc 1,367,167 1,315,102 1,282,490 1,280,698 5 Doanh nghiệp FDI, VPĐD 1,525,406 1,753,800 1,752,504 1,957,977 6 Doanh nghiệp NQD 1,677,765 1,951,153 2,166,009 2,392,140 7 Hợp tác xã 41,141 46,506 49,725 50,804 8 LĐ có thời hạn ở nớc ngoài 3,977 2,435 1,970 2,163 9 Đối tợng khác 8,478 10,429 42,723 15,360 II Bảo hiểm xã hội tự nguyện 0 6,110 41,193 61,689 III Bo him tht nghip 0 0 5,993,300 7,054,962 Tng s (I + II) 8,172,502 8,535,677 8,535,677 9,404,456 Ngun: Trn Th Thỳy Nga, 2011. T bng s liu trờn cú th thy rng, s ngi tham gia BHXH l nhng ngi lm vic trong khu vc chớnh thc, nht l khu vc nh nc cú xu hng gim song vn l i tng ch yu tham gia BHXH. Bờn cnh ú, nhúm tham gia BHXH l nhng ngi lm vic trong cỏc doanh nghip FDI, vn phũng i din, doanh nghip ngoi quc doanh ang cú xu hng gia tng. Nhỡn vo thnh phn nhng ngi tham gia BHXH cú th thy rng a s h thuc nhúm cú thu nhp trung bỡnh v cao. Trong khi ú, theo s liu ca Tng cc Thng kờ, tớnh n 1/7/2010, c nc hin cú 49,5 triu ngi t 15 tui tr lờn ang cú vic lm. Nh vy, s lng ngi tham gia BHXH tớnh n nm 2010 mi ch chim gn 19% tng s ngi lao ng. 1.2. Tr giỳp xó hi Chớnh sỏch tr giỳp xó hi (TGXH) Vit Nam ó c hỡnh thnh t Cỏch mng thỏng 8 nm 1945 vi mc ớch cu tr cho nhng ngi chu hu qu chin tranh, thiờn tai, tr em m cụi, ngi khuyt tt. Cựng vi BHXH, TGXH l mt trong hai tr ct quan trng trong h thng ASXH Vit Nam. nc ta hin nay ang thc hin hai hỡnh thc tr giỳp xó hi, ú l tr giỳp xó hi thng xuyờn v tr giỳp t xut. Mc tiờu ca chớnh sỏch TGXH thng xuyờn l hng ti gii quyt vn cụng bng, n nh v phỏt trin bn vng ca quc gia. thc hin mc tiờu ny, Nh nc ó cú hng lot cỏc chớnh sỏch c th tr giỳp nhng i tng cn TGXH thng xuyờn nh chớnh sỏch tr cp xó hi hng thỏng, chớnh sỏch tr giỳp y 6 tế, chính sách trợ giúp giáo dục, đào tạo và một số chính sách khác. Đối tượng được nhận trợ giúp xã hội thường xuyên theo quy định của pháp luật hiện hành gồm có: 1, trẻ mồ côi; 2, người cao tuổi cô đơn hoặc không có người nương tựa trong gia đình nghèo; 3, người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp BHXH; 4, người khuyết tật nặng; 5, người mắc bệnh tâm thần mãn tính; 6, người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động và thuộc hộ nghèo; 7, gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi; 8, hộ gia đình có từ 2 người trở lên là người khuyết tật (NKT) nặng; 9, người đơn thân thuộc hộ nghèo đang nuôi con dưới 16 tuổi. Như vậy, các đối tượng được TGXH thường xuyên là “bộ phận của đối tượng bảo trợ xã hội đang sống tại cộng đồng, gặp một trong các hoàn cảnh không còn khả năng lao động, không tự chăm sóc được bản thân, có khó khăn kinh tế hoặc hoàn cảnh khác dẫn đến khó khăn trong việc tự đảm bảo các nhu cầu cơ bản của cá nhân như những người bình thường khác cần đến sự trợ giúp của Nhà nước, xã hội” (Nguyễn Ngọc Toản, 2011: 25). Những đối tượng được nhận TGXH thường xuyên như hiện nay đã mở rộng phạm vi hơn so với trước đây. Nếu từ năm 2000 trở về trước, đối tượng được hưởng TGXH thường xuyên chỉ gồm có người già cô đơn, người tàn tật nặng có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi không nơi nương tựa, không có người chăm sóc thì bắt đầu từ năm 2000, nhóm người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp xã hội, người bị nhiễm HIV/AIDS không có khả năng lao động được hưởng TGXH thường xuyên. Đến năm 2004, hai nhóm đối tượng được bổ sung thêm đó là hộ gia đình có 2 người khuyết tật nặng trở lên, hộ gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Từ năm 2007, có sự điều chỉnh về độ tuổi của người cao tuổi được nhận TGXH thường xuyên theo hướng giảm từ 90 tuổi xuống 85 tuổi. Theo số liệu của Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ, TB & XH), tính đến năm 2010, cả nước có 1439 ngàn người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên cộng đồng và về mức độ bao phủ của chính sách là “1,5% dân số vào năm 2009 và đã thực hiện cho 9,22% đối tượng bảo trợ xã hội. Tuy nhiên, mức độ bao phủ của mỗi nhóm đối tượng khác nhau, cao nhất là người đơn thân, trẻ em mồ côi và thấp nhất là người nhiễm HIV/AIDS và người tàn tật. Cụ thể đã bao phủ trên 95,58% người đơn thân nghèo đang nuôi con, 65,16% trẻ em mồ côi, 28,66% hộ có từ hai người tàn tật nặng, 8,71% người cao tuổi (bao gồm cả người cao tuổi cô đơn và người trên 85 tuổi), 7 7,47% người tàn tật (bao gồm cả tâm thần) và chỉ có 1,06% người nhiễm HIV/AIDS” (Cục Bảo trợ Xã hội, 2010: 16). Như vậy, nếu so sánh với mục tiêu đặt ra của chính sách thì mức độ bao phủ của TGXH thường xuyên với các đối tượng bảo trợ xã hội ở Việt Nam hiện còn khá thấp. Về trợ giúp đột xuất (TGĐX), theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối tượng thụ hưởng chính sách TGĐX là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng gây ra. Bảng 3: Tổng hợp kết quả trợ giúp đột xuất giai đoạn 2001 – 2010 STT Chỉ tiêu Số lượng 1. Số người chết (người) 4.305 2. Số người bị thương (người) 3.737 3. Nhà sập, đổ, trôi, cháy (nhà) 138.043 4. Nhà hư hại, ngập (nhà) 1.453.031 5. Người thiếu đói được cứu trợ (1000 người) 1.467 6. Tổng thiệt hại (tỷ đồng) 19.063 Nguồn: Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ LĐ, TB & XH, 2011: 18 Tóm lại, qua xem xét hai trụ cột chính trong hệ thống ASXH Việt Nam là BHXH và TGXH, có thể thấy rằng hệ thống ASXH Việt Nam đang thay đổi không ngừng, ngày càng mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh. Song những kết quả đạt được vẫn còn khá khiêm tốn, đối tượng được thụ hưởng chính sách vẫn chiếm một phần nhỏ trong dân số và chưa vươn tới toàn bộ những đối tượng khó khăn nhất. 2. Hệ thống an sinh xã hội Việt Nam: những thách thức trong quá trình phát triển 2.1. Thách thức từ đói nghèo Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu lớn trong đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có những thành tựu nổi bật về xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Việt Nam vẫn luôn đối diện với vấn đề đói nghèo. Bảng 4: Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam STT Vùng 2004 2006 2008 2010 2010 (*) 1 Cả nước 18,1 15,5 13,4 10,7 14,2 2 - Thành thị 8,6 7,7 6,7 5,1 6,9 8 3 - Nông thôn 21,2 18,0 16,1 13,2 17,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra mức sống hộ dân cư năm 2010 Ghi chú: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2004, 2006, 2008, 2010 tính theo Chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006 – 2010, có tính theo trượt giá. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 (*) tính theo theo Chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015. Theo kết quả Điều tra mức sống hộ dân cư năm 2010 do Tổng cục Thống kê thực hiện thì tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm xuống (theo cách tính Chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006 – 2010). Nhưng nếu tính toán theo Chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015 thì tỷ lệ hộ nghèo không giảm; số hộ nghèo vẫn chiếm tới 14,2% tổng số hộ gia đình. Thêm vào đó, tình trạng nghèo đói có xu hướng tập trung vào nhóm các dân tộc thiểu số. Ngoài ra, khoảng cách giáo dục giữa dân tộc đa số (Kinh) và các dân tộc thiểu số vẫn còn lớn, trẻ em thuộc nhóm dân tộc thiểu số có tỷ lệ hoàn thành các cấp học thấp hơn so với dân tộc Kinh. Điều đó có nghĩa là nhóm dân tộc thiểu số có ít cơ hội về việc làm và ít cơ hội được hưởng lợi từ sự phát triển của Việt Nam hơn là dân tộc đa số. Đây chính là vấn đề mà hệ thống ASXH cần phải quan tâm tới. 2.2. Thách thức từ các rủi ro kinh tế Phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam luôn chịu tác động khi có những bất ổn về kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới luôn gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó, hàng năm Việt Nam vẫn phải nỗ lực để kìêm chế làm phát. Chính những bất ổn, rủi ro về kinh tế có tác động rất lớn tới các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, làm cho nhóm hộ cận nghèo dễ rơi lại vào tình trạng đói nghèo, những người lao động dễ đứng trước nguy cơ mất việc làm khi doanh nghiệp gặp khó khăn, Hiện nay, BHXH đã có trợ cấp thất nghiệp dành cho người lao động, song số người được nhận trợ cấp này vẫn còn khá khiêm tốn so với số lao động thất nghiệp. Năm 2010, có 156.765 người hưởng trợ cấp thất nghiệp; 125.562 người được tư vấn giới thiệu việc làm (chiếm 80% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp) (Trần Thị Thúy Nga, 2011). Trong khi đó, số người thất nghiệp ở Việt Nam tính đến năm 2010 là 1,3 triệu người (Tổng cục Thống kê, 2011). Trước những thách thức như vậy, chỉ có ASXH mới là phao cứu sinh cho các nhóm đối tượng này. 9 2.3. Thách thức từ quá trình già hóa dân số Già hóa dân số ở Việt Nam mặc dù mới chỉ bắt đầu, song cũng là một trong các yếu tố quan trọng mà hệ thống ASXH cần tính tới. Hiện nay, số người được BHXH chi trả lương hưu tăng dần, nếu vào năm 2005 có 1,43 triệu người có lương hưu thì đến năm 2010 tăng lên 1,8 triệu người (Điều Bá Được, 2011). Tuy nhiên, số lượng người già có lương hưu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với số người già của Việt Nam hiện nay. Những người già không có lương hưu, đồng nghĩa với việc cuộc sống của họ chưa được đảm bảo tối thiểu. Đây cũng là vấn đề đòi hỏi hệ thống ASXH cần quan tâm giải quyết. * * * Tóm lại, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhất là trong thời kỳ đổi mới đến nay, nhưng chính sách ASXH ở nước ta cũng còn không ít hạn chế và bất cập; trong đó hạn chế trước hết là chưa bảo đảm thực hiện (bao phủ) được tất cả các đối tượng cần sự bảo hiểm và trợ giúp. Thêm vào đó, mức độ bảo hiểm và trợ giúp cũng còn khiêm tốn, nói cách khác là đang ở mức thấp so với nhu cầu cơ bản của đối tượng thực hiện chính sách ASXH. Để khắc phục các hạn chế và tạo nên bước chuyển biến mạnh mẽ và cơ bản trong hệ thống ASXH, thiết thực đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, việc xây dựng và thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam cần có sự cải cách một cách toàn diện, trên nguyên tắc toàn dân. Chỉ có như vậy mới đảm bảo mọi người đều có quyền và cơ hội tiếp cận hệ thống ASXH , tạo điều kiện thực hiện đầy đủ quyền bình đẳng, quyền“ được sống và mưu cầu hạnh phúc” như Bác Hồ đã từng chỉ dạy , làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2010), Dự thảo Chiến lược An sinh xã hội 2011 – 2020. 10 2. Cục Bảo trợ Xã hội, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội (2010), Số liệu về Bảo trợ xã hội và giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. 3. Đặng Kim Chung & Matthias Meissner (2011), Public Private Partnership in Social Protection, Background and discussion paper for “ASEM forum on Social Safety Nets: Enhanced cooporation to address post – Crisis Challenges. 4. Nguyễn Hữu Dũng (2010), Hệ thống chính sách An sinh xã hội ở Việt Nam : Thực trạng & định hướng phát triển. Trong : Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế & Kinh doanh (26), 118 – 128. 5. Nguyễn Trọng Đàm (2009), Hệ thống chính sách an sinh xã hội nước ta trong giai đoạn phát triển mới, Trong : Bản tin Khoa học Lao động & Xã hội, Viện Khoa học Lao động & Xã hội, Hà Nội. tr. 3-7 6. Điều Bá Được (2011), Báo cáo Tình hình quản lý và sử dụng quỹ Bảo hiểm Xã hội giai đoạn 2005 – 2011, Tham luận tại Hội thảo “Thi hành luật bảo hiểm xã hội và Luật bảo hiểm y tế” do UB về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức 3/2011, tp HCM. 7. Martin Evans và các tác giả (2006), An sinh xã hội Việt Nam lũy tiến đến mức nào, Trong: Báo cáo đối thoại chính sách của UNDP. 8. Đỗ Ngọc Huỳnh (2010), Bàn về cải cách hệ thống an sinh xã hội Việt Nam. Trích từ website của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội: http://www.molisa.gov.vn 9. Đặng Như Lợi (2011), Nhận thức đúng, đầy đủ để hoạch định chính sách An sinh xã hội có hiệu quả, Tham luận tại Hội thảo Chính sách bảo hiểm xã hội và bảo trợ xã hội – Thực trạng, thách thức và định hướng phát triển, UB về các vấn đềxã hội của Quốc hội phối hợp với World Bank tổ chức tháng 11/2011. 10. Bùi Sỹ Lợi (2010), Cấu trúc hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam: từ hiện tại tới mô hình tương lai. Nguồn: website chính thức của Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: http://ttbd.gov.vn 11. Trần Thị Thúy Nga (2011), Tình hình thực hiện luật Bảo hiểm xã hội giai đoạn 2007 – 2010, Tham luận tại Hội thảo “Thi hành Luật Bảo hiểm xã hội và Luật Bảo hiểm y tế”, Tp Hồ Chí Minh, 3/2011 12. Lê Thị Hoài Thu (2004), Pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và một số kiến nghị, Trong Tạp chí Bảo hiểm Xã hội, số 6/2004. [...]... (2011), An sinh xã hội trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 20112020, Trong : Tạp chí Bảo hiểm Xã hội online: http://tapchibaohiemxahoi.gov.vn/newsdetail/lyluan_nghiepvu 14 Nguyễn Ngọc Toản (2011), Xây dựng và hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 15 Thuật ngữ An sinh Xã hội Việt Nam (2011), Viện Khoa học Lao động & Xã hội và Tổ chức... ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 15 Thuật ngữ An sinh Xã hội Việt Nam (2011), Viện Khoa học Lao động & Xã hội và Tổ chức Giz xuất bản 16 Tổng cục Thống kê (2011), Báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam 2010, Hà Nội 11 . 1 AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI: THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC TS. Hoàng Thu Hương- GS.TS. Nguyễn Văn Khánh An sinh xã hội (ASXH) được xem tương đương. thống an sinh xã hội Việt Nam: những thách thức trong quá trình phát triển 2.1. Thách thức từ đói nghèo Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu lớn trong đổi mới và phát triển kinh tế - xã. An sinh xã hội có hiệu quả, Tham luận tại Hội thảo Chính sách bảo hiểm xã hội và bảo trợ xã hội – Thực trạng, thách thức và định hướng phát triển, UB về các vấn đ xã hội của Quốc hội phối

Ngày đăng: 08/07/2015, 19:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan