bổ sung lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới

18 770 0
bổ sung lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1:Những nét chính về phong trào công nhân từ 1919 đến 1929. *1919-1925: - Các cuộc đấu tranh ngày càng tăng nhưng vẫn lẻ tẻ, mang tính tự phát. - 1920: công nhân Sài Gòn thành lập Công hội Dỏ do Tôn Đức Thắng đứng đầu. - 8/1925:thợ máy Ba Son bãi công: không sữa chữa tàu chiến để ngăn Pháp trở lính sang đàn áp cách mạng Trung Quốc, đánh dấu bước chuyển mới của phong trào. *1925-1929: - Phong trào phát triển ngày càng mạnh, các cuộc đấu tranh có sự liển kết thành phong trào chung. - Cuối 1928: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương vô sảm hóa-> phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc. Câu 2: Sự thành lập và những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng. a. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. *Sự thành lập: - Sau khi về đén Quảng Châu Trung Quốc, NAQ đã chọn những thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã lập ra nhóm Cộng sản đoàn(2/19250 - 6/1925: Người phát triển Cộng sản đoàn, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống Pháp và tay sai. *Hoạt động: - 1925: Ra báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận - 1927: Xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh. ->Trang bị lý luận cách cho cán bộ Hội. - 1929: hội có gần 300 hội viên, 1929 có 1700 hội viên - Hội có cơ sở ở cả trong và ngoài nước - Cuối 1928 thực hiện chủ trương vô sản hóa: nhiều cán bộ hội thâm nhập vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. b. Tân Việt cách mạng đảng. *Sự thành lập: - Năm 1925 1 số tù chính trị ở trung kì và nhóm sinh viên trường CĐSP Hà Nội lập hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, đến 1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng đảng (Đảng Tân Việt) *Hoạt động: - Gồm các thanh niên, trí thức trẻ yêu nước - Chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân, liên lạc với các dân tộc bị áp bức đánh đổ CNĐQ và thành lập 1 xã hội công bằng, bác ái. - Hoạt động chủ yếu ở Trung Kì - Đảng này ra đời và hoạt động khi hội VNCMN đang phát triển mạnh nên đảng này bị phân hóa mạnh mẽ. c.Việt Nam Quốc dân đảng. *Sự thành lập: - Hạt nhân đầu tiên của dảng là Nam đòng thư xã- một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài thành lập. - 1927:Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính thành lập Việt Nam Quốc dân đảng *Hoạt động: - Chủ trương dùng bạo lực, ám sát cá nhân để đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi thực dân Pháp , thiết lập dân quyền. - Thành phần rất phức tạp, ít cơ sở trong quần chúng, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ. Khởi nghĩa Yên Bái là hoạt động nổi bật nhất của đảng này. Diễn biến Khởi nghĩa Yên Bái: - 2/1929: VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh nhưng không thành công-> Pháp đàn áp dã man. - Bị động trước tình hình trên, đảng này quyết định khởi nghĩa vơi tinh thần “ không thành công cũng thành nhân”. - Đêm 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra đầu tiên ở Yên Bái sau đó lan sang Phú Thọ, Sơn Tây nhưng nhanh chóng thất bại. Ý nghĩa: - Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. - Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Chấm dứt vai trò của VNQDĐ với tư cách là 1 chính đảng của nước ta. Câu 3: Phong trào Dân chủ (1936- 1939) diễn ra trong bối cảnh nào? Chủ trương của Đảng ta trong giai đoạn này? a.Bối cảnh lịch sử *Tình hình thế giới - CNPX xuất hiện và nắm chính quyền ở Đức, Ý, Nhật ráo riết chạy đua vũ trang để chuẩn bị chiến tranh thế giới. - Đại hội VII QTCS (7/1935) đề ra chủ trương thành lập MTND các nước chống phát xít, chiến tranh. - Tháng 6. 1936 Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp đã cho thực hiện một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. *Trong nước: - Chính trị • Chính phủ Pháp cử đại diện sang điều tra tình hình Đông Dương. • Thay Toàn quyền mới. • Ân xá 1 số tù chính trị. - Kinh tế : Pháp tiếp tục khai thác thuộc địa. - Xã hội: Đời sống nhân dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn. b.Chủ trương của Đảng - Tháng 7/1939 Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng họp ở Thương Hải (Trung Quốc) do Lê Hồng Phong chủ trì, xác định: - Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc, chống phong kiến. Nhiệm vụ trước mắt: chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình. - Phương pháp đấu tranh: kết hợp công khai và bí mật hợp pháp và bất hợp pháp. - Lực lượng :Chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ ĐD) Câu 4: Diễn biến chính của phong trào 1936-1939? - Đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ. • Phong trào ĐD đại hội (1936) • Phong trào đón Gô- Đa (1937) • Cuộc mitting lớn tại Hà Nội (1. 5. 1938) - Đấu tranh nghị trường: Đảng đưa người ra tranh cử vào Viện Dân biểu ở Trung và Bắc Kỳ,Hội đồng Quản hạt Nam kỳ. - Đấu tranh trên lĩnh vực sách báo: • Xuất bản các tờ báo công khai: Tiền Phong, Lao động.,Tin tức …nhiều sách chính trị- lý luận. • Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán…được xuất bản. Câu 5: Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phongtrào dân chủ 1936- 1939 * Ý nghĩa: - Đây là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, do Đảng lãnh đạo. - Chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh dân chủ. - Quần chúng được giác ngộ, tham gia vào mặt trận, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của CM. Đội ngũ cán bộ,đảng viên được rèn luyện,trưởng thành. * Bài học kinh nghiệm: - Tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai.  Là cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này Câu 6: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương? a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940): - Nguyên nhân: + Ngày 22 – 9/1940, Nhật nhảy vào Lạng Sơn, thực dân Pháp thua rút chạy qua châu Bắc Sơn. + Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. - Diễn biến: +Ngày 27/9/1940:Nhân dân nổi dậy chặn đánh thực dân Pháp, lập chính quyền cách mạng, đội du kích Bắc Sơn thành lập. +Nhật – Pháp cấu kết với nhau, Pháp quay lại đàn áp khởi nghĩa. - Kết quả: Thất bại. - Ý nghĩa: + Mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm. b. Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940) - Nguyên nhân: + Pháp bắt binh lính và thanh niên Nam Kì đi làm bia đỡ đạn, chống lại quân Xiêm. Nhân dân Nam Kì. Phản đối. + Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động khởi nghĩa. - Diễn biến: +Bùng nổ ngày 23/11/1940, lan rộng từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ. - Kết quả - ý nghĩa: + Do kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp kịp thời đối phó nên khởi nghĩa thất bại. + Thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng đấu tranh của nhân dân Nam Bộ. c. Binh biến Đô Lương (13/1/1941) - Nguyên nhân: Do binh lính người Việt trong quân đội Pháp bất bình vì bị đưa sang Lào làm bia đỡ đạn. - Diễn biến: + 13/1/1941: Binh lính đồn chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn Đô lương vạch kế hoạch đánh thành Vinh nhưng thất bại. - Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính. Câu 7: Hoàn cảnh ra đời, những hoạt động chính và vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thành công của cách mạng tháng Tám 1945? *Hoàn cảnh: - Hội nghị TW tháng 5/1941 do NAQ chủ trì đã quyết định thah lập mặt trận Việt Minh. - 19/5/1941: Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời, gồm các tổ chức quần chúng có tên là Hội Cứu quốc *Những hoạt động - Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội Cứu quốc. - 1942: Ủy ban VM tỉnh Cao Bằng và UBVM lâm thời Cao- Bắc- Lạng được thành lập - 1943: Lập 19 ban xung phong Nam tiến, phát triển lực lượng xuống miền xuôi, nối liền với căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai. - 1943: Đảng đưa ra Đề cương ăn hóa Việt Nam - 1944: Đảng vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc, đảng Dân chủ Việt Nam, ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” , tăng cường tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng - 22/12/1944: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời ,đẩy mạnh chiến tranh du kích,mở rộng căn cứ địa - 6/1945: Khu giải phóng Việt Bắc- hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam sau này được thành lập - 8/1945: Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa giành chính quyền. *Vai trò: - Đã tập hợp đông đảo quần chúng hình thành lực lượng chính trị hùng hậu - Thực hiện chính sách đại doàn kết dân tộc , phân hpá và co lập được kẻ thù. - Lực lượng vũ trang từng bước hình thành và phát triển tạo nên sức mạnh tổng hợp để kịp thời tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. - Chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt cho sự ra đời của một nước Việt Nam mới. - Để lại nhiều bài học quý trong công tác xây dựng mặt trận trong giai đoạn sau. Câu 8: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩacủa đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng( 1960) *Hoàn cảnh: - Miền Bắc: cách mạng XHCN đang giành được nhiều thành tựu quan trọng. - Miền Nam phong trào Đồng khởi nổ ra và giành thắng lợi, cách mạng chuyển sang thế tiến công. - Trên thế giới phong trào giải phóng dân tọc dang cao. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đạt nhiều thành tựu. ->Từ 5 – 10/9/1960 đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội. *NộI dung: - Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. - Thông qua báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965). - Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Tổng Bí thư Đảng *Ý nghĩa: - Là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân tiếp tục xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh để sớm thống nhất nước nhà. Câu 9: Miền Bắc từ 1954 đến 1965. a. Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954- 1957) - Từ 1954 – 1956 diễn ra 6 đợt giảm tô và 4 đợt cải cách ruộng đất + Sau 5 đợt cải cách (1 đợt trong kháng chiến) đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,5 triệu nông cụ chia cho nông dân. + Cuối 1957, sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh. - Công nghiệp : Năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy do nhà nước quản lí. - Giao thông vận tải : Khôi phục 700 km đường sắt, khôi phục sửa chữa hàng nghìn km đường ôtô. - Văn hóa, giáo dục, y tế được đẩy mạnh, một số trường đại học được xây dựng, xóa mù chữ cho hơn 1 triệu người. * Ý nghĩa : + Nền kinh tế miền Bắc được phục hồi + Đời sống nhân dân được cải thện. + Củng cố miền Bắc và cổ vũ nhân dân miền Nam. *Hạn chế : Trong Cải cách ta mắc phải một số sai lầm, thiếu sót : đấu tố tràn lan, thiếu phân biệt đối xử … b. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế, xã hội (1958 – 1960). - Tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong các ngành nghề, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp. - Trọng tâm là phát triển kinh tế quốc doanh. *Kết quả - Năm 1960 đã có 172 xí nghiệp do trung ương quản lí, 500 xí nghiệp do địa phương quản lí. - Cuối 1960, miền Bắc có trên 85% nông hộ, 70% ruộng đất được đưa vào nông nghiệp, 87% thợ thủ công, 45% thương nhân và hợp tác xã, một bộ phận chuyển sang vào mậu dịch viên, 95% hộ tư bản vào công ti hợp doanh. - Văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển *Hạn chế : - Đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể. - Vi phạm nguyên tắc tự nguyện, thiếu công bằng, dân chủ, không phát huy được những chủ động sáng tạo của xã viên trong sản xuất … c. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1961 – 1965) * Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch là : ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội. * Kết quả - Nhiều hợp tác xã đạt, vượt 5 tấn/ha - Sản lượng công nghiệp năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960. - 1961- 1965 hàng trăm cơ sở công nghiệp mới được xây dựng. - Công nghiệp quốc doanh chiếm 93%, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. - Thương nghiệp quốc doanh chiếm lĩnh thị trường, góp phần phát triển kinh tế, ổn định cải thiện đời sống nhân dân. - Giao thông trong nước và với quốc tế thuận lợi hơn. - Hệ thống giáo dục từ phổ thông đến đại học phát triển nhanh : 900 trường tiểu học, trung học, 18 trường chuyên nghiệp … - Xây dựng được 6.000 cơ sở y tế. - Miền Bắc đã chuyển vào Miền Nam hàng vạn tấn lương thực, thực phẩm, vũ khí, thuốc men; nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ vào MN tham gia chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng. Câu 10: Những thành tựu của miền Bắc trong khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ( 1969-1973)? Miền Bắc đã chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ như thế nào? *Những thành tựu: - Nông nghiệp : • Khuyến khíchsản xuất, chăn nuôi ,đưa chăn nuôi thành ngành chính. • Áp dụng thâm canh, tăng vụ • Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc/ha, có nơi đạt đến 6 – 7 tấn/ha - Công nghiệp: Nhiều cơ sở công nghiệp Trung ương – địa phương được khôi phục. Sản lượng công nghiệp tăng nhanh. - Giao thông vận tải: Được khẩn trương khôi phục nhất là các tuyến giao thông chiến lược - VH- GD-Y tế: Được phục hồi và phát triển. Đời sống nhân dân ổn định. ->Tăng cường củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 của Mĩ. *Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần 2 - 16/4/1972: Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ 2. - 18/12->29/12/1972: Mĩ tổ chức cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác. - Quân dân miền Bắc đã đập tan hoàn toàn cuộc tập kích bằng không quân của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. -> Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc, phải kí Hiệp định Pari vầ chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973). - Miền Bắc vẫn đảm bảo sản xuất, tiếp nhận hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện ngày càng nhiều cho tiền tuyến miền Nam, cả chiến trường Lào và Campuchia. Câu 11: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. *Hoàn cảnh - Từ cuối 1953: Ta đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao. - 8/5/1954,Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. - 21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ về vấn đề Đông Dương được kí kết. *Nội dung: - Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thiệp vào công việc nội bộ của 3 nước. - Các nước không được đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí vào Đông Dương; không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. - Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương. - Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. - Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956. - Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ. *Ý nghĩa : - Là văn bản pháp lí quốc tế, ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương. - Đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. - Buộc Pháp chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương. Câu 12: Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. * Hoàn cảnh lịch sử - Sau thất bại nặng nề ở 2 miền Nam - Bắc Việt Nam, đặc biệt là thất bại trong trận tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm năm 1972, ngày 27/1/1973, Mĩ phải kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh Việt Nam. *Nội dung: Hoa Kỳ phải: - Tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. - Chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc. - Rút hết quân của mình và quân các nước đồng minh, hủy các căn cứ quân sự - Không dính líu về quân sự, không can thiệp vào công việc nội bộ của miềnNam - Góp phần hàn gắn vết thương ở Việt Nam và Đông Dương. Miền Nam: - Tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do không có sự can thiệp của nước ngoài. Hai bên phải: - Ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24h ngày 27/1/1973 - Trao trả tù binh và dân thường bị bắt trong chiến tranh. - Thừa nhận ở miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lượng chính trị. *Ý nghĩa : - Là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh quân sự – chính trị – ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. - Mỹ buộc phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn Miền Nam. LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 1945-2000) Câu 1: Hoàn cảnh, quyết định của hội nghị Ianta. a.Hoàn cảnh triệu tập:  Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề bức thiết đặt ra: ♦ Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít. ♦ Tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. ♦ Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.  Từ ngày 4-11/2/1945, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham sự của nguyên thủ ba cường quốc: Liên Xô, Mĩ, Anh. b. Nội dung hội nghị  Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít .  Thành lập tổ chức Liên Hợp Quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới  Thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu, Châu Á. => Những quyết định của hội nghị Ianta trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau chiến tranh, thường gọi là trật tự 2 cực Ianta. Câu 2; Sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động của LHQ Liên Hợp Quốc. *Sự thành lập:  Từ 25/4 - 26/6/1945, hội nghị quốc tế gồm đại biểu của 50 nước họp tại San Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc.  24/10/1945:Sau khi các nước thành viên phê chuẩn, bản hiến chương chính thức có hiệu lực. Ngày 24/10 hằng năm được chọn là “Ngày LHQ”. *Mục đích của LHQ:2  Duy trì hòa bình và an ninh thế giớI.  Thúc đẩy, phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền dân tộc tự quyết. * Nguyên tắc hoạt động:5  Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.  Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước  Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào  Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình  Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, và Trung Quốc). *Vai trò:3  Là 1 diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.  Giải quyết nhiều vụ tranh chấp, xung đột khu vực.  Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ về kinh tế, văn hóa, y tế, nhân đạo * 1977 Việt Nam ra nhập LHQ Câu 3 : ASEAN * Hoàn cảnh thành lập: 3  Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực bắt tay vào xây dựng kinh tế nhưng gặp khó khăn và thấy cần phải hợp tác để cùng phát triển.  Muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.  Các tổ chức khu vực ra đời hoạt động có hiệu quả nhất là EU đã cổ vũ các nước ĐNA liên kết với nhau. -> 8/8/1967 Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (T.Lan) gồm 5 nước: Inđônêixia, Malaixia, Singapo, Philippin, Thái Lan. * Mục tiêu: 2  Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua hợp tác chung.  Duy trì hòa bình và ổn định khu vực. * Nguyên tắc hoạt động:(4/5 ý đầu giống với nguyên tắc hoạt động của LHQ)  Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ,  Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.  Không dùng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực đối với nhau.  Giải quyết tranh chấp bằng hòa bình.  Hợp tác để phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội. *Quá trình phát triển: 4  1967-1975: non yếu, chưa có vị trí quốc tế.  2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết -> ASEAN có sự khởi sắc.  1984, Brunây gia nhập ASEAN.  Sau đó, ASEAN kết nạp thêm VN 7/1995), Lào và Myanma (9/1997), CPC (4/1999). *Vai trò: ASEAN ngày nay càng trở thành tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực ĐNA, góp phần tạo nên một khu vực ĐNA hoà bình, ổn định và phát triển. *Quan hệ Việt Nam –ASEAN:  1967-cuối thập niên 80: Đối đầu  Từ cuối thập niên 80: Đối thoại, hợp tác.  2010; VN giữ chức chủ tịch luân phiên của ASEAN. *Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi ra nhập ASEAN: Cơ hội  Có điều kiện hòa nhập với khu vực.  Thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.  Tiếp thu trình độ khoa học- kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý để phát triển đất nước. Thách thức  Chịu sự canh tranh quyết liệt về kinh tế.  Nếu không có những quyết sách đúng đắn sẽ tụt hậu, “thua ngay trên sân nhà”, chính trị, văn hóa, xã hội dễ bị “hòa tan”- dễ làm mất đi những giá trị văn hóa bản sắc. Câu 4: Nước Mỹ 1945-2000 a. Kinh tế 1945- 1973 - Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ . *Biểu hiện: ♦ SLCN: chiếm hơn ½ SLCN thế giới. ♦ SLNN: gấp 2 lần SL của A, P, CHLB Đức, I, NB cộng lại (1949). ♦ Nắm trên 50 % tàu bè trên mặt biển; ¾ dự trữ vàng của thế giới. ♦ Chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới. -> Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới . *Nguyên nhân phát triển :  Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ KHKT cao, năng động, sáng tạo.  Lợi dụng chiến tranh để làmm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí.  Áp dụng những thành tựu KHKT hiện đại vào sản xuất, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm.  Tập trung sản xuất và tư bản cao, các công ty độc quyền có sức sản xuất và cạnh tranh có hiệu quả.  Chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước. 1973 - 1991 :  Năm 1973 – 1982: kinh tế Mĩ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy thoái.  Từ năm 1983 kinh tế Mĩ bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. 1991 - 2000:  Trong suốt thập niên 90, Mỹ có trải qua những đợt suy thoái ngắn, nhưng kinh tế Mỹ vẫn đứng hàng đầu thế giới. b.Về khoa học- kĩ thuật  Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai, đi đầu trong các lĩnh vực : công cụ sản xuất, năng lượng mới, vật liệu mới, chinh phục vũ trụ, CM xanh trong nông nghiệp  Tiếp tục phát triển, chiếm 1/3 số lượng phát minh sáng chế của thế giới. c. Đối ngoại : 1945- 1973  Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới, nhằm thực hiện ba mục tiêu chủ yếu : ♦ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xoá bỏ CNXH trên thế giới. ♦ Đàn áp các phong trào đấu tranh của nhân dân trên thế giới. ♦ Khống chế và chi phối các nước đồng minh.  Mỹ còn bắt tay với các nước lớn XHCN như : Trung Quốc, Liên Xô để chống lại PTCMTG. 1973 - 1991  Tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu, tăng cường chạy đua vũ trang  12/1989, Mỹ và LX tuyên bố chấm dứt CT lạnh. 1991 – 2000  Mĩ vươn lên thế “một cực ”. [...]... hoảng trì trệ không đủ sức theo đuoiỉ chiến tranh Câu 8: Xu thế phát triển của thế giới từ sau chiến tranh lạnh chấm dứt đến nay? Liên hệ với công cuộc đổi mới của VN? * Xu thế phát triển của thế giới ♦ Từ 1991 trật tự hai cực Ianta sụp đổ, thế giới xuất hiện nhiều hiện tượng và xu thế mới Trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành theo xu thế đa cực với sự vươn lên của Mỹ, Nhật Bản, EU, Nga, TQ… ♦... và hố ngăn cách giàu nghèo càng lớn ♦ Làm mọi hoạt động và đời sống con người kém an toàn hơn ♦ Tăng nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập chủ quyền quốc gia  Toàn cầu hoá là xu thế tất yếu không thể đảo ngược; vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia, dân tộc Câu 10: Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?  Trật tự thế. .. 2000?  Trật tự thế giới mới được xác lập dựa trên sự thoả thuận tại Ianta Thế giới phân thành 2 phe: TBCN và XHCN do Mỹ và Liên Xô đứng đầu  Chủ nghĩa xã hội: ♦ Vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới ♦ Trong nhiều thập niên với lực lượng hùng hậu về kinh tế, chính trị, quân sự là nhân tố quan trọng quyết định với chiều hướng phát triển của thế giới ♦ Từ 1973, lâm vào khủng hoảng dẫn... bình, ổn định, lên án chủ nghĩa khủng bố, ly khai và những hành động xâm phạm độc lập, chủ quyền quốc gia  Tham gia tích cực vào các liên minh kinh tế -chính trị trong khu vực, châu lục và thế giới Câu 9: Xu thế toàn cầu hoá là gì, được biểu hiện như thế nào và nêu những ảnh hưởng của nó - Đầu những năm 80, đặc biệt là từ sau chiến tranh lạnh, xu thế toàn cầu hoá xuất hiện *Khái niệm: Toàn cầu hoá... thực dân.làm thay đổi căn bản bộ mặt thế giới  Quan hệ quốc tế được mở rộng và đa dạng  Cuộc CMKHKT lần hai khởi đầu ở Mĩ lan nhanh ra thế giới và đạt được những thành tựu kì diệu, đưa con người tiến những bước dài trong lịch sử Câu 11: Những thành tựu của Liên Xô trong khôi phục kinh tế và xây dựng XHCN từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến nửa đầu những năm 70 * Trong khôi phục kinh tế (1945 - 1950)... bình thế giới, ủng hộ phong trào gpdt và giúp đỡ các nước XHCN ->Ý nghĩa: ♦ Củng cố, tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô Viết ♦ Nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế ♦ Là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới Câu 12: Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu  Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung, thiếu dân chủ và. .. nghiệp đạt mức trước CT 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử- phá vỡ thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mỹ *Tiếp tục xây dựng CNXH (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70):  Thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn và đạt những thành tự to lớn ♦ Trở thành cường quốc CN thứ hai thế giới (sau Mỹ), đi đầu thế giới trong nhiều ngành vũ trụ và công nghiệp hạt nhân… ♦ Sản lượng nông phẩm trong những năm 60 tăng... khác ♦ 1968, vươn lên đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ với GNP là 183 tỉ USD ♦ Từ đầu những năm 70, Nhật trở thành trung một trong 3 trung tâm tài chính lớn của thế giới * Nguyên nhân phát triển:  Tinh thần tự lực tự cường của người dân Nhật  Vai trò lãnh đạo quản lí của nhà nước  Ứng dụng thành công KHKT vào sản xuất  Chi phí quốc phòng thấp  Lợi dụng và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của nước... LX và ĐÂ ♦ Năm 1955, LX và các nước Đâu thành lập khối Vácsava để phòng thủ  Cục diện 2 phe đựơc xác lập, chiến tranh lạnh bao trùm thế giới *Các cuộc chiến tranh cục bộ trong sự đối đầu Đông-Tây  Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954)  Cuộc chiến tranh triều Tiên (1950 -1953)  Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975) *Những sự kiện chứng tỏ xu thế. .. siêu cường tài chính thế giới *1991- 2000  Suy thoái triển miên trong hơn 1 thập kỉ  Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới, đứng thứ hai sau Mĩ b Về đối ngoại:  Liên minh chặt chẽ với Mĩ Ngày 8/9/1951, Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được ký sau dó được ra hạn và kéo dài hiệp ước này  Năm 1956, bình thường hoá quan hệ với Liên Xô và gia nhập LHQ  Những . chính của lịch sử thế giới hiện đại từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000?  Trật tự thế giới mới được xác lập dựa trên sự thoả thuận tại Ianta. Thế giới phân thành 2 phe: TBCN và XHCN. VN? * Xu thế phát triển của thế giới ♦ Từ 1991 trật tự hai cực Ianta sụp đổ, thế giới xuất hiện nhiều hiện tượng và xu thế mới. Trật tự thế giới mới đang dần dần hình thành theo xu thế đa cực. mặt biển; ¾ dự trữ vàng của thế giới. ♦ Chiếm gần 40 % tổng sản phẩm kinh tế thế giới. -> Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới . *Nguyên nhân

Ngày đăng: 07/07/2015, 20:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan