Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO

53 1.7K 4
Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra  nhập WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO Nhóm thực hiện: Trần thị Minh Nguyệt Nguyễn thị Việt Hà Đào Mạnh Hưng Nguyễn Hoàng Quân Hoàng Ngọc Oanh Mai Đức Nam Mai Bảo Trâm [1] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO CHƯƠNG 1 6 GIỚI THIỆU WTO VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM 6 1.2. Bối cảnh và phương thức gia nhập WTO 6 1.3. Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và WTO 7 CHƯƠNG 2 13 KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM SAU 6 NĂM GIA NHẬP WTO 13 2.1. Những thành tựu đạt được 13 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế 13 2.1.2. Tác động đến các ngành sản xuất 14 2.1.2.1. Nông nghiệp 14 2.1.2.2. Công nghiệp 15 2.1.3. Về xuất nhập khẩu 16 2.1.3.1. Xuất khẩu 16 2.1.3.2. Nhập khẩu 18 2.1.4. Tác động đến đầu tư quốc tế 19 2.1.4.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 19 2.1.4.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 21 2.2. Những hạn chế 22 3.1.1. Cam kết đa phương 25 3.1.2. Cam kết về thuế nhập khẩu 28 3.1.2.1. Mức cam kết chung 28 3.1.2.2. Mức cam kết cụ thể 28 3.2. Những thay đổi trong chính sách khi Việt Nam thực hiện các cam kết WTO 30 [2] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 3.2.1. Cam kết về hàng hóa 30 3.2.1.1. Các công cụ thuế 30 3.2.1.2. Các công cụ phi thuế 36 3.2.2. Các cam kết về dịch vụ 39 3.2.3. Các biện pháp hỗ trợ 40 3.2.3.1. Trợ cấp xuất khẩu 40 3.2.3.2. Hỗ trợ đầu tư 41 3.2.3.3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi 41 3.2.3.4. Chính sách tín dụng 42 3.3. Chính sách đầu tư quốc tế 44 3.3.1. Các quy định đối với việc thành lập doanh nghiệp 44 3.3.2. Các biện pháp áp dụng riêng cho đầu tư nước ngoài 45 3.4.2. Mặt tiêu cực 48 4.1. Mục tiêu 50 4.2. Phương hướng cụ thể 50 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ACFTA ASEAN – China Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AIA ASEAN Investment Area Khu vực đầu tư ASEAN AIA ASEAN Investment Agreement Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN AKFTA ASEAN – Korea Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc APEC Asia – Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – [3] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 Cooperation Thái Bình Dương ASEAN The Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEM ASia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á – Âu BTA Bilateral Trade Agreement Hiệp định thương mại song phương CEPT Common Effective Preferential Tariff Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung ERP Effective Rate of Protection Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu (Mức độ bảo hộ thực tế) EU European Union Liên minh châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài GATT General Agreement on Tariffs and Trade Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATS General Agreement on Trade in Services Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội ITA Information Technology Agreement Hiệp định công nghệ thông tin MFN Most Favoured Nation Đãi ngộ Tối huệ quốc MIGA Multilateral Investment Guarantee Agency Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên PNTR Permanent Normal Trade Relations Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn TBTs Technical Barriers to Trade Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TRIMs Trade Related Investment Measures Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới [4] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 [5] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU WTO VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM 1.1. WTO là gì? WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan (GATT) 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). 1.2. Bối cảnh và phương thức gia nhập WTO Để trở thành Thành viên WTO, một nước hoặc vùng lãnh thổ phải tuân theo các thủ tục công khai, rõ ràng và quá trình gia nhập của Việt Nam cũng đã được thực hiện theo các thủ tục này. Các điều kiện gia nhập WTO phải được thỏa thuận giữa nước gia nhập và các Thành viên WTO (Điều XII). Tiến trình gia nhập thường phải thông qua một số bước, trong đó đàm phán gia nhập là giai đoạn thực chất cuối cùng. Tóm lại, các thủ tục liên quan là Chính phủ thông báo mong muốn trở thành Thành viên WTO của mình thông qua việc gửi một bức thư thông báo cho Tổng giám đốc (trên thực tế, nước xin gia nhập sẽ phải yêu cầu trở thành quan sát viên trước khi gửi thư). Sau khi nhận được thư, Tổng giám đốc WTO sẽ thành lập một Ban công tác bao gồm các Thành viên WTO có quan tâm để xem xét đơn xin gia nhập. Chính phủ nước xin gia nhập sẽ phải đệ trình một bản Bị vong lục mô tả cơ chế ngoại thương của mình. Trên cơ sở tài liệu này, Ban công tác sẽ thảo luận và làm rõ cơ chế thương mại của nước xin gia nhập, thường là thông qua các câu hỏi cụ thể dựa trên bản Bị vong lục cũng như kinh [6] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 nghiệm thực tế của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh (trong quá trình gia nhập, Việt Nam đã nhận được khoảng 3500 câu hỏi của các Thành viên Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO). Các nước đang gia nhập WTO phải chấp nhận (i) một gói cam kết chung, được gọi là “cam kết cả gói” và (ii) thỏa thuận được với tất cả các Thành viên WTO có yêu cầu nhượng bộ bổ sung để họ ủng hộ nước gia nhập. Mỗi thành viên WTO có quyền đặt ra yêu cầu cụ thể về thuế quan, các biện pháp phi thuế và quy định ảnh hưởng tới thương mại dịch vụ với nước xin gia nhập. Tuy nhiên, chỉ một nhóm nhỏ các Thành viên WTO sử dụng công cụ này, hầu hết các Thành viên khác không đóng vai trò gì hoặc tự xác định sẽ tham gia hạn chế vào các cuộc họp của Ban công tác. 1.3. Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và WTO Việt Nam có một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong đó Nhà nước đóng vai trò chủ đạo cho tới tận giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Kể từ năm 1986, dưới chính sách “Đổi mới”, tăng cường định hướng thị trường và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam. Nhằm tăng cường các mối quan hệ kinh tế với khu vực, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam cũng duy trì các mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, được điều chỉnh theo Hiệp định Thương mại năm 1991 và các hiệp ước hợp tác kinh tế khác. Tham gia vào các thể chế khu vực nói trên tạo ra bước hội nhập đầu tiên của Việt Nam vào hệ thống thương mại để chuẩn bị cho việc trở thành Thành viên WTO. Mối quan hệ của Việt Nam với WTO được bắt đầu vào năm 1995 với việc nộp yêu cầu gia nhập chính thức. Vào tháng 1 năm 1995, Đại hội đồng của WTO đã thành lập Ban công tác để xem xét đơn xin gia nhập của Việt Nam. [7] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 Ban công tác đã tiến hành 14 cuộc họp trong giai đoạn gần 12 năm - một quá trình đàm phán gia nhập khá dài. Việt Nam đã chuẩn bị bản Bị vong lục về chế độ ngoại thương của mình vào năm 1996 nhưng phải tới tận năm 1998 thì kế hoạch cho các cuộc họp định kỳ của Ban công tác mới được đưa ra. Các cuộc đàm phán diễn ra chậm chạp do các lo ngại về chính trị, nhu cầu cần có những thay đổi hệ thống quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và các Thành viên WTO đặt ra yêu cầu Việt Nam phải đưa ra các nhượng bộ lớn. [8] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 Bảng 1.1 - Các mốc lớn trong quan hệ của Việt Nam với WTO 1994 Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam và thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường vào năm 1995. Điều này đã thúc đẩy việc mở cửa nền kinh tế Việt Nam. 1995 Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2005. 1996 Bắt đầu cuộc gặp thường kỳ của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. 1998 Các cơ quan quản lý Việt Nam quyết định đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO. 2001 Phiên đàm phán đa phương lần thứ 9 của WTO/GATT – vòng đàm phán Doha vì sự phát triển - được khởi động vào tháng 11 năm 2001. 2002 Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên đối với hàng hóa và dịch vụ. 2004 Việt Nam đưa ra Bản chào sửa đổi tham vọng hơn về tiếp cận thị trường vào tháng 6 năm 2004 tại phiên họp lần thứ 8 của Ban công tác, Bản chào này thể hiện một bước đột phá trong đàm phán gia nhập WTO. Bắt đầu các cuộc đàm phán song phương với các Thành viên WTO. Một Thỏa thuận đột phá được ký kết với Liên minh châu Âu. 2005 Ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc Việt Nam gia nhập WTO. 2006 Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định song phương về các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, đây là Hiệp định song phương cuối cùng và dường như là khó khăn nhất trong số 28 Hiệp định song phương với các Thành viên WTO. 2002- 2006 Các cơ quan quản lý Việt Nam đã rà soát sâu rộng hầu hết luật và quy định của Việt Nam trong các lĩnh vực liên quan tới WTO cũng như các lĩnh vực khác và đã đưa kế hoạch hành động liên quan tới WTO vào Kế hoạch phát triển năm năm 2006 - 2010 (SRV, 2006) 2007 Việt Nam trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Chính phủ Việt Nam đưa ra chương trình hành động thực thi các cam kết gia nhập WTO. Vào năm 2002, Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, sau đó bản chào sửa đổi vào tháng 7 năm 2004 mang tính tham vọng hơn. Cả hai bản chào đều được các Thành viên WTO hoan nghênh. Sau một số vòng đàm phán, các đối tác thương mại của Việt Nam đồng ý bắt đầu dự thảo Báo cáo của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO và tiến hành các cuộc đàm phán song phương cần thiết để đạt được thỏa thuận gia nhập giữa các bên. [9] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 Việt Nam tiến hành các cuộc đàm phán song phương với 28 Thành viên WTO, bao gồm cả Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thỏa thuận với Hoa Kỳ ký vào tháng 5/2006 là thỏa thuận song phương cuối cùng và có lẽ là thỏa thuận song phương khó khăn nhất mà Việt Nam đã đàm phán. Việc ký kết thỏa thuận này cho phép Tổng thống Hoa Kỳ có thẩm quyền cần thiết để dành cho Việt Nam quy chế “Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” (PNTR) - đây là điều kiện tiên quyết cho phép Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là một Thành viên WTO. Trọng tâm cải cách kinh tế và chính sách phát triển dựa vào xuất khẩu của Việt Nam đã khiến cho quá trình gia nhập, vốn kéo dài và rất phức tạp, trở nên đơn giản hơn. Việc ký kết Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (BTA) và tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) rất hữu ích trong bối cảnh này do các thỏa thuận này đã khởi động quá trình tự do hóa và tiến trình “phi điều tiết hóa” (US Aid, 2007). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng các cuộc đàm phán mở cửa thị trường là dễ dàng. Các bên đã phải mất rất nhiều thời gian và đàm phán diễn ra rất căng thẳng trước khi đạt được thỏa thuận gia nhập. Chúng ta đã tập trung toàn bộ sức lực vào các cuộc đàm phán gia nhập, thường phải làm việc thâu đêm, đặc biệt trong giai đoạn cuối cùng của các cuộc đàm phán gia nhập. Quyết tâm trở thành Thành viên WTO của Việt Nam có thể đã được thúc đẩy bởi kinh nghiệm thành công của các nền kinh tế hướng về xuất khẩu tại khu vực Đông Á. Có thể một động lực nữa là quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc tạo ra việc làm cho hơn 1 triệu lao động mới gia nhập thị trường lao động mỗi năm tại Việt Nam, thực hiện xóa đói giảm nghèo và đạt được mục tiêu tiêu tham vọng là đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 (SRV, 2006). Trong quá trình gia nhập WTO của mình, Việt Nam đã không nhận được nhiều đối xử đặc biệt và khác biệt từ các Thành viên WTO. Việt Nam đã phải thực hiện các bước cụ thể trước, trong và sau giai đoạn đàm phán để có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của mình. [10] [...]... kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận do những cam kết và thay đổi trong mô hình chính sách đã đem lại cho Việt Nam một diện mạo mới Bên cạnh đó vẫn còn nhiều những tồn tại hạn chế cần được khắc phục Tuy vậy, vẫn có thể cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là gia nhập WTO đã có tác dụng tích cực đến kinh tế của Việt Nam Các cơ hội đan xen thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế. .. khỏi trong bối cảnh chung của nền kinh tế đang chuyển đổi với điểm xuất phát thấp và bước đầu hội nhập vào WTO Vậy trong những năm qua, Việt Nam đã làm được những gì trong những điều mà chúng ta đã cam kết khi ra nhập WTO, tình hình thực hiện như thế nào? Đây được xem như là một câu hỏi lớn [24] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI... của Chính phủ) và trong Kế hoạch phát triển kinh xã hội 5 năm 2006- 2010 (SRV, 2006) Cuối cùng, đến ngày 11/2/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, đánh dấu cho nền kinh tế bước sang một trang mới, cột mốc đáng nhớ cho quá trình hội nhập của nước ta [12] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM SAU 6 NĂM GIA NHẬP WTO Sau gần 6 năm vào WTO, ... quốc tế đã tác động mạnh mẽ lên nền kinh tế 2.1 Những thành tựu đạt được 2.1.1 Tăng trưởng kinh tế Năm 2007, việc ra nhập WTO đã đem lại nhiều lợi ích từ yếu tố tích cực bên trong cũng như bên ngoài của việc hội nhập kinh tế quốc tế Yếu tố tích cực từ bên ngoài chủ yếu là tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, mặc dù thấp hơn so với mức năm 2006, của nền kinh tế thế giới, nhất là các nước đối tác... đưa ra những thay đổi về mức bảo hộ thực tế từ việc thực hiện các cam kết thuế trong WTO so với mức thuế MFN áp dụng trước khi gia nhập WTO đối với những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất Mặc dù những thay đổi trong mức độ bảo hộ thực tế sẽ cho thấy rõ các ngành bị ảnh hưởng như thế nào do việc thực thi các cam kết giảm thuế trong WTO, chúng ta cũng cần tính tới việc mức độ bảo hộ thực tế tại Việt Nam. .. đã thay đổi như thế nào dựa trên những cam kết đã nêu ra ở trên, cụ thể ở đây là các chính sách thương mại và đầu tư quốc tế để có thể đạt được kết quả như trên, mặt khác qua việc phân tích những thay đổi này cũng đem lại cho chúng ta thấy được những mặt hạn chế trong việc hoạch định chính sách Ngay trước khi gia nhập WTO và sau 6 năm sau gia nhập, Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản... KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO 3.1 Tổng quan các cam kết ra nhập WTO của Việt Nam 3.1.1 Cam kết đa phương Việt Nam đồng ý tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên do nước ta đang phát triển ở trình độ thấp lại đang trong quá trình chuyển đổi nên ta yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi để thực hiện... gia nhập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý thực hiện các cam kết theo đúng lộ trình Điều này cho thấy Việt Nam đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện nghiêm tAustralia cam kết gia nhập [29] Bài tập thuyết trình giữa kỳ - Chủ đề số 11 3.2 Những thay đổi trong chính sách khi Việt Nam thực hiện các cam kết WTO 3.2.1 Cam kết về hàng hóa Sau khi trở thành thành viên chính. .. quốc tế hỗ trợ thông qua việc cung cấp các chương trình xây dựng năng lực và kinh nghiệm Nhờ có sự kết hợp phù hợp giữa các nỗ lực và dự án của Việt Nam và quốc tế, các mục tiêu phát triển của Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO đã được làm rõ và Việt Nam đã đưa ra được các chiến lược đàm phán phù hợp Cụ thể hơn, các cơ quan Việt Nam đã đưa ra các bước đi để thực hiện mục tiêu này: Trước hết, ngay trong. .. tư tại Việt Nam 2.1.4.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tác động của việc gia nhập và thực hiện cam kết WTO thể hiện mạnh mẽ trong việc thu hút đầu tư Nếu trong thời kỳ 2001-2006 tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 13,3% bình quân hàng năm thì năm 2007 (là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO) đã tăng cao kỷ lục tới 27,0% Năm 2008 và 2009, do khủng hoảng tài chính, tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với . số 11 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BÀI THẢO LUẬN ĐỀ TÀI: Những thay đổi trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam sau khi ra nhập WTO Nhóm thực hiện:. ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO CHƯƠNG 1 6 GIỚI THIỆU WTO VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM 6 1.2. Bối cảnh và phương thức gia nhập WTO 6 1.3. Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và WTO 7 CHƯƠNG. NĂM GIA NHẬP WTO Sau gần 6 năm vào WTO, tình hình kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc đáng ghi nhận do những cam kết và thay đổi trong mô hình chính sách đã đem lại cho Việt Nam một diện mạo mới.

Ngày đăng: 07/07/2015, 20:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1

  • GIỚI THIỆU WTO VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

    • 1.2. Bối cảnh và phương thức gia nhập WTO

    • 1.3. Lịch sử mối quan hệ giữa Việt Nam và WTO

    • CHƯƠNG 2

    • KẾT QUẢ KINH TẾ VIỆT NAM SAU 6 NĂM GIA NHẬP WTO

      • 2.1. Những thành tựu đạt được

        • 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế

        • 2.1.2. Tác động đến các ngành sản xuất

          • 2.1.2.1. Nông nghiệp

          • 2.1.2.2. Công nghiệp

          • 2.1.3. Về xuất nhập khẩu

            • 2.1.3.1. Xuất khẩu

            • 2.1.3.2. Nhập khẩu

            • 2.1.4. Tác động đến đầu tư quốc tế

              • 2.1.4.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

              • 2.1.4.2. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

              • 2.2. Những hạn chế

                • 3.1.1. Cam kết đa phương

                • 3.1.2. Cam kết về thuế nhập khẩu

                  • 3.1.2.1. Mức cam kết chung

                  • 3.1.2.2. Mức cam kết cụ thể

                  • 3.2. Những thay đổi trong chính sách khi Việt Nam thực hiện các cam kết WTO

                    • 3.2.1. Cam kết về hàng hóa

                      • 3.2.1.1. Các công cụ thuế

                      • 3.2.1.2. Các công cụ phi thuế

                      • 3.2.2. Các cam kết về dịch vụ

                      • 3.2.3. Các biện pháp hỗ trợ

                        • 3.2.3.1. Trợ cấp xuất khẩu

                        • 3.2.3.2. Hỗ trợ đầu tư

                        • 3.2.3.3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan