Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát.doc

20 6.6K 91
Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát.

Trang 1

Lời mở đầu

Phần I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH TM – DV TÂN HIỆP PHÁT

I) GIỚI THIỆU

1) Giới thiệu Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát

-Tên công ty: Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát -Tên giao dịch quốc tế : Tan Hiep Phat

-Tên viết tắt: THP GROUP

-Người thành lập :Tiến sĩ Trần Quí Thanh.

-Trụ sở chính : Tọa lạc tại 219 quốc lộ 13,huyện Thuận An ,tỉnh Bình Dương,Việt Nam Có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m2,với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.

-Điện thoại: 0650 755 161 -Website: www.thp.com.vn

-Email: info@thp.com.vn hoặc sinquyen@thp.com.vn 2) Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được thành lập từ năm 1994 với tiền thân là nhà máy bia và nước giải khát Bến Thành, có chức năng sản xuất , kinh doanh sản xuất rượu, bia, nước giải khát.

Trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000m2, với các thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.

Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát là thành viên của Hiệp hội rượu bia và nướcgiải khát Việt Nam Định hướng phát triển của công ty là “Hôm nay phải hơn ngày hôm qua nhưng

Trang 2

không bằng ngày mai” cùng với phương châm “thỏa mãn cao nhất mọi nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng” Định hướng trên được xem là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tập đoàn và cũng chính là động lực để vươn lên đến hoài bão đưa công ty TNHH TM- DV Tân Hiệp Phát trở thành tập đoàn cung cấp thức uống tầm cỡ châu Á.

Từ khi thành lập đến nay, với trên 17 năm hoạt động kinh doanh, sản xuất, phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng,Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đã được khách hàng tin cậy và đánh giá cao chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ Công ty là đơn vị đạt liên tục 11 năm liền (từ 1999 – 2009) danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn”, do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.

Hiện tại công ty đã có hơn 29 mặt hàng đã được Cục an toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất và lưu thông trên toàn lãnh thổ Việt Nam.Có tất cả hơn 37 nhãn hiệu hàng hóa do Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ.Ngoài ra Tân Hiệp Phát đã được cấp bảo hộ nhãn hiệu bia Laser của công ty tại Singapore và Australia.

Công ty Tân Hiệp Phát là một đơn vị kinh doanh có uy tín lớn, mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn lãnh thổ Việt Nam,với các chi nhánh đại diện và đại lý phân phối đảm bảo khả năng phân phối nhanh chóng và hiệu quả các sản phẩm bia và nước giải khát đóngchai đến mọi nơi khi có nhu cầu,với giá cả hợp lý

Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cốgắng trong đầu tư xây dựng,cải tạo,nâng cấp cơ sở sản xuất,mua sắm trang thiết bị mới hiệnđại phục vụ sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm,được nhiều tổ chức,cơ quan quản lýnhà nước tặng bằng khen,giấy khen,kỷ niệm chương…về chất lượng sản phẩm và dịch vụchăm sóc khách hàng.

Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát đặc biệt chú trọng đến chất lượng.Tháng 1/2007,công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát được cơ quan quản lý chất lượng quốc tế Det Norske Veritas (Hà Lan) đánh giá đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp gồm 9001:2000, 14001 và Vệ sinh an toàn Thực phẩm HACCP.

Trang 3

Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát có hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàngtrước,trong và sau bán hàng có chất lượng tốt nhất,thể hiện văn hóa văn minh thương nghiệp cao nhất trong kinh doanh.Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ khoa học kỹ thuật,nhiệt tình,có trách nhiệm cao,sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phục vụ của mọi khách hàng II) Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH – TMDV Tân Hiệp Phát gồm có: Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc và các khối, mỗi khối phụ trách một mảng chuyên biệt và có sự hỗ trợ cho nhau tạo ra một quy trình làm việc riêng của Tân Hiệp Phát.

III) Ngành nghề kinh doanh 1) Nước giải khát

Trang 4

2) Thực phẩm

Khoai tây chiên, trái cây sấy ăn liền, mì ăn liền… 3) Bao bì

Nhà máy sản xuất bao bì với dây chuyền công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động sản xuất nước giải khát, thực phẩm đồng thời cung cấp cho một số doanh nghiệp khác.

IV)Mạng lưới phân phối

Hệ thống nhà phân phối của Tân Hiệp Phát có mặt trên 57 tỉnh thành V) Tầm nhìn và sứ mạng của công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát

1) Tầm nhìn

Trở thành tập đoàn hàng đầu châu Á trong 3 lĩnh vực kinh doanh chính: ngành thức uống, thực phẩm ăn liền, bao bì nhựa Với vị trí nằm trong top 10 công ty đứng đầu trong thị trường nước giải khát và thức ăn tại Việt Nam Thâm nhập thị trường quốc tế kinh doanh thương hiệu THP ở ít nhất 2 thị trường châu Á.

Trang 5

2) Sứ mạng

Tập đoàn Tân Hiệp Phát tổ chức sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho sức khỏe người tiêu dùng châu Á với mùi vị thích hợp và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời liên tục thỏa mãn cao nhất nhu cầu của khách hàng để xứng danh là nhà cung cấp/đối tác được ưa chuộng hơn để kinh doanh hoặc hợp tác.

VI) Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ khi thành lập đến nay, với trên 17 năm hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ các tầng lớp người tiêu dùng, công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát luôn được khách hàng tin cậy và đánh giá cao về chất lượng sản phẩm cũng như phong cách phục vụ Bằng chứng là liên tục 11 năm liền (1999-2009), Tân Hiệp Phát đều đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn, do báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.

Công ty TNHH TM – DV Tân Hiệp Phát đã tích cực sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh và coi hệ thống sở hữu trí tuệ như một phần thiết yếu trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm và các chiến lược phát triển thị trường của mình Công ty cũng đã quan tâm tăng cường nhận thức cho các thành viên trong doanh nghiệp về lợi ích của hệ thống sở hữu trí tuệ và có sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty để sử dụng hệ thống này một cách tích cực trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Năm 2006, với việc ứng dụng hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP và ISO cho phép Tân Hiệp Phát mang đến chất lượng sản phẩm mang tính quốc tế với người tiêu dùng.

Tân Hiệp Phát đã có những quyết định đầu tư cực kỳ táo bạo Năm 2005, Tân Hiệp Phát quyết định đưa vào hệ thống hoàn chỉnh sản xuất sản phẩm tiệt trùng trong chai PET với công nghệ hiện đại nhất của châu Âu từ tập đoàn Krones - Cộng hoà liên bang Đức Năm 2009 tiếp tục đưa vào công nghệ tiên tiến và hiện đại nhất vừa mới được

Trang 6

giới thiệu ra thế giới từ châu Âu Hệ thống này là sự tích hợp giữa hệ thống chế biến của tập đoàn Tetra Park – Thụy Điển và hệ thống sản xuất chai và chiết rót tiệt trùng của tập đoàn Sidel – Pháp, sản xuất liên tục 120 giờ không ngừng Đây là hệ thống đầu tiên có mặt ở Đông Nam Á

Với việc đầu tư nhà máy bao bì hoàn chỉnh và thống nhất, Tân Hiệp Phát đã trở thành đơn vị duy nhất tại Việt Nam và một trong số ít tập đoàn trên thế giới hoàn thiện được khả năng tự cung cấp hoàn chỉnh và khép kín của mình Tân Hiệp Phát là một ví dụ điển hình với hệ thống quản lý sản xuất đồng bộ từ nguyên liệu cho đến thành phẩm.

Với những nỗ lực và cố gắng không ngừng để hoàn thiện hệ thống sản xuất nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, Tân Hiệp Phát đã đạt được những

thành tựu kinh doanh đáng nể, đặc biệt là những năm gần đây

Hình 2.4 Tốc Độ Tăng Trưởng Doanh Thu của Tân Hiệp Phát từ 2005 – 2009

Trang 7

Phần 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯờNG BÊN NGOÀI1 Môi trường vĩ mô

a Kinh tế:

Nền kinh tế Việt nam đã có những bước ổn định và phát triển vững chắc trong thời gian gần đây Sự ổn định của nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành kinh tế trong nước, trong đó có ngành giải khát để phục vụ cho nhu cầu của người dân và nhu cầu ngày càng cao của xã hội Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế phải đối mặt với những thách thức và khó khăn Tình hình khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, lạm phát ngày càng gia tăng đây không những là thách thức mà còn là một rào cản khó khăn cho tập đoàn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế việt nam đã đạt 30 năm

liên tục tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 1986-2005 là 6,76% Bình quân 2001-2007 đạt 7,5%/năm Năm 2008,2009 mặc dù thế giới lâm vào khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nhưng GDP của việt Nam vẫn tăng Năm 2008 tăng 6,3% , năm 2009 tăng 5,3%, năm 2010 tăng 6,78% Điều đó cho phép dự đóan dung lượng thị trường của từng ngành và thị phần của doanh nghiệp.

Sự tăng trưởng cao của nền kinh tế kéo theo mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người, dẫn đến đời sống của các bộ phận dân cư ngày càng cao, được cải thiện và nâng cao hơn Chính vì lẽ đó mà nhu cầu về cuộc sống cũng như nhu cầu về ăn uống của người dân cũng được yêu cầu cao hơn.

Lãi xuất và xu hướng lãi xuất trong nền kinh tế: Lạm phát và giá cả

Năm 2010 lạm phát có những diễn biến phức tạp Từ đầu năm đến cuối tháng 8 chỉ số giá tiêu dùng diễn biến theo chiều hướng ổn định ở mức tương đối thấp, trừ hai tháng đầu năm CPI ở mức cao do ảnh hưởng bởi những tháng Tết Tuy nhiên, lạm phát đã thực sự trở thành mối lo ngại từ tháng 9 khi CPI tăng bắt đầu xu hướng tăng cao Đến hết tháng 11, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng tới 9,58% và mục tiêu kiềm chế lạm phát cả năm dưới 8%

Trang 8

mà Quốc hội đề ra sẽ không thực hiện được Lạm phát và giá cả của năm 2010 tăng cao xuất phát từ nhiều nguyên nhân Thứ nhất, sự phục hồi của nền kinh tế làm cho nhu cầu các loại hàng hóa dịch vụ đều tăng cao, cộng với thiên tai, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung lại càng làm tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng… Thứ hai, giá của một số mặt hàng nhập khẩu của nước ta trên thị trường thế giới tăng lên do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu làm tăng chi phí sản xuất của nhiều doanh nhiệp Thứ ba, việc điều chỉnh tỷ giá làm đồng tiền nội tệ mất giá làm cho chi phí nhập khẩu tăng lên đẩy mặt bằng giá nhiều hàng hóa tăng theo Bên cạnh đó những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam những năm trước vẫn còn Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn cùng với thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng cũng góp phần kích hoạt cho lạm phát trở lại Sự điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước và sự gia tăng lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại ở những tháng cuối năm 2010 sẽ tiếp tục gây sức ép làm tăng lạm phát không chỉ những tháng cuối năm mà có thể cả trong năm 2011.

tỷ giá

Trong nhiều năm trở lại đây, Ngân hàng nhà nước (NHNN) kiên trì chính sách ổn định đồng tiền Việt Nam so với đồng đô la Mỹ Diễn biến tỷ giá trong năm 2010 là khá phức tạp Mặc dù NHNN đã điều chỉnh nâng tỷ giá liên ngân hàng hai lần vào tháng 2 và tháng 10, khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do luôn ở mức cao Tỷ giá chính thức có thời điểm thấp hơn tỷ giá trên thị trường tự do tới 10% Đến cuối tháng 11 năm 2010, tỷ giá trên thị trường tự do đã đạt mức 21.500 đồng/USD.

ngày 11/2/2011, Về mức điều chỉnh, lớn và gây sốc nhất trong suốt hơn một năm qua, với giá USD trong giao dịch liên ngân hàng đã tăng 1.700 đồng, từ mức 18.932 VND lên mức 20.693 VND/USD - tức tăng hơn 9,3 % so với mức tăng 2,1% trong đợt điều chỉ tỷ giá ngày 18/8/2010, và tăng 3,36% ngày 11/2/2010 Như vậy, trong vòng đúng 1 năm qua, NHNN đã chính thức 3 lần điều chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân liên

Trang 9

ngân hàng với mức tăng tổng cộng 14,46%, tức xấp xỉ mức lạm phát tháng 2/2011 so với tháng 2/2010 (Tổng cục Thống kê cho biết, CPI tháng 1/2011 của cả nước đã tăng tới 1,74% so với tháng 12/2010 và tăng 12,17% so với cùng kỳ năm 2010) tình trạng chênh lệch cao hai tỷ giá chính thức và không chính thức tồn tại kéo dài trong nhiều tháng qua gây căng thẳng giả tạo cung-cầu trên thị trường ngoại tệ, cũng như gây thiệt hại “kép” cho doanh nghiệp và nhiều hệ lụy tiêu cực khác trong việc thanh toán qua hệ thống ngân hàng Nguyên nhân là doanh nghiệp nhận ngoại tệ qua ngân hàng phải bán lại cho ngân hàng theo giá chính thức thấp, trong khi muốn mua ngoại tệ để thanh toán thì lại khó mua được ngoại tệ với giá chính thức.

Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

Năm 2010, xuất nhập khẩu khẩu của Việt Nam có nhịp độ tăng trưởng đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của những nước vốn là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản, EU… vẫn phục hồi chậm chạp Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24,9% so với năm 2009 Xuất khẩu tăng là do sự đóng góp lớn của những mặt hàng công nghiệp chế biến cộng với sự phục hồi của kinh tế thế giới làm cho xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản được lợi về giá Vấn đề tồn tại lớn nhất của xuất khẩu đã bộc lộ trong nhiều năm qua là việc vẫn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, dệt may, da giầy… Hơn nữa, các mặt hàng công nghiệp chế biến vẫn mang tính chất gia công Như vậy, xuất khẩu chủ yếu vẫn dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn

Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 ước đạt 82,6 tỷ USD, tăng 19,8% so với năm 2009 Nguyên nhân chính của sự gia tăng nhập khẩu là do kinh tế có sự phục hồi làm gia tăng nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất (chiếm khoảng 80% cơ cấu nhập khẩu) Mặc dù cả kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng, nhưng do tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu, nên nhập siêu năm 2010 giảm

Trang 10

xuống chỉ còn khoảng 11,8 tỷ USD, chiếm 16,6% tổng kim ngạch xuất khẩu Như vậy, so với những năm gần đây cán cân thương mại đã có sự cải thiện đáng kể, thể hiện quyết tâm của chính phủ trong việc kiềm chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết Song mức nhập siêu vẫn còn cao cho thấy việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu vẫn còn chậm

b Chính trị - Pháp luật:

Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất Chính trị ổn định mang lại nguồn đầu tư vốn nước ngoài đổ vào doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể dựa vào nguồn vốn đó để phát triển sản xuất kinh doanh,mở rộng thị phần Tóm lại sự ổn định về chính trị tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.

Hệ thống luật pháp được xây dựng ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh tế ,buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận sự điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay Đồng thời hệ thống luật pháp duy trì sự ổn định về chính trị, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

c Văn hóa – xã hội

- Thị hiếu, trào lưu :

Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện Theo một số đánh giá của các nhà đầu tư trong ngành nước giải khát, hiện nay Việt Nam

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:47

Hình ảnh liên quan

Hình 2.4. Tốc Độ Tăng Trưởng Doanh Thu của Tân Hiệp Phát từ 2005 – 2009 - Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH TM-DV Tân Hiệp Phát.doc

Hình 2.4..

Tốc Độ Tăng Trưởng Doanh Thu của Tân Hiệp Phát từ 2005 – 2009 Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan