Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường

117 746 7
Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM VĂN THIỆU NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội, 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM VĂN THIỆU NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Tôn Phƣơng Lan Hà Nội, 2014 3 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành được luận văn này không chỉ là những nỗ lực cá nhân của người viết mà còn có sự giúp đỡ to lớn của các thầy, cô trong khoa Văn học nói chung và PGS.TS Tôn Phương Lan nói riêng. Trước tiên chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Tôn Phương Lan. Cô là người đã tận tình chỉ bảo trong quá trình chọn đề tài, đồng thời là người cố vấn khoa học vô cùng quan trọng, giúp cho người viết luận văn có thể hoàn thành được nhiệm vụ. Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa Văn học đã tạo điều kiện, giúp đỡ về mặt tư liệu cũng như những góp ý quý báu trong quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng chúng tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ về mặt tư liệu cũng như hoàn thiện khâu đánh máy để luận văn này có thể hoàn thành được như ngày hôm nay. Hà Nội, Ngày tháng năm Tác giả luận văn Phạm Văn Thiệu 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Tôn Phương Lan . Tất cả những số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu của mình Học viên Phạm Văn Thiệu 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 1.1. Lý do chọn đề tài 7 1.2. Lịch sử vấn đề 8 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 1.4. Phương pháp nghiên cứu 14 1.5. Cấu trúc của luận văn 14 NỘI DUNG 15 Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ NÔNG THÔN TRONG NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 15 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam và diện mạo của tiểu thuyết viết về nông thôn 15 1.1.1. Sự hình thành và vận động của tiểu thuyết Việt Nam 15 1.1.2. Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. 21 1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tƣờng trong bức tranh chung của tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới 24 1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và văn nghiệp của Hoàng Minh Tường 24 1.2.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tường 25 1.2.3. Hoàng Minh Tường trong tương quan với một số tác giả viết về nông thôn sau đổi mới 28 Chƣơng 2: NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 33 2.1. Góc nhìn mới về hiện thực nông thôn của Hoàng Minh Tƣờng 33 2.1.1. Hiện thực nông thôn dưới góc nhìn lịch sử - xã hội 33 2.1.1.1. Quá trình chuyển mình từ kinh tế tập thể sang kinh tế hộ gia đình 34 2.1.1.2. Hình ảnh nông thôn từ mô hình bao cấp sang kinh tế thị trường 41 2.1.2. Hiện thực nông thôn được tái hiện dưới góc nhìn văn hóa 45 2.1.2.1. Mô hình làng truyền thống đang bị phá vỡ 47 6 2.1.2.2. Sự thay đổi chức năng và đặc điểm của mô hình gia đình Việt . 53 2.2. Các kiểu con ngƣời trong tiểu thuyết Thủy hỏa đạo tặc và Đồng sau bão 58 2.2.1. Con người trung thực 60 2.2.2. Con người tha hóa 64 2.2.3. Con người bi kịch 68 2.2.4. Con người mới mang phong cách thị dân 72 Chƣơng 3: NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN 77 3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 77 3.1.1. Những thủ pháp truyền thống 77 3.1.1.1. Xây dựng nhân vật thông qua ngoại hình 77 3.1.1.2. Xây dựng nhân vật thông qua đời sống nội tâm 79 3.1.2. Những tìm tòi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật 81 3.2. Không gian - thời gian nghệ thuật 85 3.2.1. Không gian – thời gian hiện thực đời thường 86 3.2.2. Không gian – thời gian hồi tưởng 90 3.2.3. Không gian – thời gian tâm linh. 94 3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật 97 3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật 97 3.3.1.1. Ngôn ngữ mang phong cách riêng biệt 98 3.3.1.2. Ngôn ngữ nội tâm 101 3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật 103 3.3.2.1. Giọng điệu giễu nhại, hài hước 103 3.3.2.2. Giọng điệu buồn thương 107 KẾT LUẬN 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 7 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Đề tài nông thôn vốn là một đề tài truyền thống trong văn học, là mảng hiện thực ghi danh nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong văn học Việt Nam. Không chỉ vậy, với một nước đi lên từ nông nghiệp, dân số hơn 70% là nông dân như Việt Nam thì đề tài nông thôn luôn có nhiều khoảng trống hứa hẹn và thu hút sự quan tâm của nhiều thế hệ cầm bút. Thành tựu văn học trong mảng đề tài về nông thôn đã ghi danh nhiều truyện ngắn, nhiều tiểu thuyết nổi tiếng của nhiều thế hệ nhà văn khác nhau như: Chí Phèo, Lão Hạc (Nam Cao), Làng (Kim Lân), Thư nhà (Hồ Phương), Mưa mùa hạ (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Bến không chồng (Dương Hướng), Lão Khổ (Tạ Duy Anh), Thời xa vắng (Lê Lựu) Trong số những nhà văn viết thành công về mảng đề tài này không thể không nhắc tới nhà văn Hoàng Minh Tường. Hoàng Minh Tường thuộc thế hệ nhà văn hậu chiến. Trong ba mươi năm cầm bút, ông đã có một sự nghiệp văn chương khá lớn với mười ba tiểu thuyết, chín tập truyện ngắn, năm tập bút kí, phóng sự. Tiểu thuyết là mảng ông có nhiều thành tựu và Thủy hỏa đạo tặc là tác phẩm đã được hội Nhà văn Việt Nam trao tặng giải thưởng . Có thể coi ông là nhà văn viết về nông thôn tiếp nối được những nhà văn lớp trước và có một phong cách riêng. Trong những tác phẩm của mình, Hoàng Minh Tường đã phản ánh chân xác những những biến đổi phức tạp của đời sống nông thôn cũng như cuộc sống của người nông dân trên rất nhiều khía cạnh của đời sống xã hội từ khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới (1986) và hội nhập với thế giới. Từ năm 1975 tới nay, tiểu thuyết viết về nông thôn đã có sự đổi mới mạnh mẽ từ cảm hứng, đề tài, cấu tứ, thi pháp để tạo nên cách nhìn và tái tạo hiện thực đầy đủ, sinh động hơn so với tiểu thuyết giai đoạn trước. Sự nở rộ các tác phẩm viết về nông thôn có giá trị đã tạo nên không khí văn học sôi động cũng như làm nên một giai đoạn văn học thành công. Hoàng Minh Tường không phải 8 là nhà văn thời hậu chiến duy nhất viết và thành công với mảng đề tài này. Tuy vậy chọn tiểu thuyết của nhà văn này làm đối tượng nghiên cứu chúng tôi hướng tới hai mục đích chính sau. Thứ nhất, những đóng góp của nhà văn Hoàng Minh Tường đối với tiểu thuyết sau đổi mới là không thể phủ nhận, thế nhưng cho tới nay, những công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông chưa nhiều, thiếu tính hệ thống. Thứ hai, cách khai thác hiện thực nông thôn và xây dựng hình ảnh người nông dân của nhà văn tuy không vượt trội hẳn so với nhiều nhà văn khác nhưng có những điểm nhìn mới mẻ, riêng biệt. Chính vì thế, chọn đề tài Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường chúng tôi sẽ đi tìm hiểu cách xây dựng hình ảnh nông thôn và người nông dân của nhà văn này dưới góc nhìn lịch sử - xã hội, dưới góc nhìn văn hóa. Đồng thời chúng tôi cũng xác định những thủ pháp nghệ thuật được nhà văn sử dụng để tạo nên một hiện thực nông thôn khác so với những nhà văn cùng thế hệ. Qua đó, chúng tôi mong muốn góp một cách nhìn khách quan và tương đối toàn diện về bức tranh xã hội Việt Nam trong thời kì đổi mới, nhất là giai đoạn hội nhập nền kinh tế thị trường với những vấn đề mà cho tới hiện nay, chưa bao giờ mất đi tính thời sự. Từ đó đề tài hướng đến khẳng định tên tuổi nhà văn và phần nào nhận diện được sự vận động phong phú của tiểu thuyết viết về nông thôn đương đại. Trong phạm vi luận văn của mình, chúng tôi không có tham vọng giải quyết tất cả vấn đề được đặt ra trong hệ thống tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường mà chỉ chọn những tác phẩm tiêu biểu nhất để phân tích, tìm hiểu. Tuy thế, chúng tôi cũng luôn cố gắng đặt vấn đề trong toàn bộ hệ thống tiểu thuyết của nhà văn nói riêng và dòng chảy của văn xuôi giai đoạn sau đổi mới nói chung. 1.2. Lịch sử vấn đề 1.2.1. Những nghiên cứu chung về tác giả Hoàng Minh Tường Bài viết của tác giả Dương Thị Kim Huệ với nhan đề Cái tôi tác giả trong bút kí Canada màu phong đỏ đã chú trọng giải mã những biểu hiện phong phú về bản ngã của văn sĩ họ Hoàng. Theo đó Hoàng Minh Tường: “Là một cây bút 9 giàu tài năng, có cá tính và đam mê sáng tạo nhưng Hoàng Minh Tường vẫn luôn học hỏi, kế thừa tinh hoa của các bậc tiền bối văn chương. Trong số những thần tượng mà ông ngưỡng mộ có: Nam Cao - một nhà văn có biệt tài miêu tả "con người bên trong con người", Giắclơndơn - một nhà văn hành động, và đặc biệt nhất là Nguyễn Tuân - một nghệ sĩ luôn "tôn thờ chủ nghĩa xê dịch", bậc thầy của thể loại tùy bút. Hoàng Minh Tường tự coi mình là đệ tử trung thành của Nguyễn Tuân. Bởi lẽ ông cũng là người luôn thích đi, ham đi và ham ghi chép. Trong mỗi chuyến đi thực tế, ông thường là người luôn muốn đi đến tận cùng. Khi có điều kiện đến bất kì đâu nhà văn đều muốn khám phá đến sơn cùng, thủy tận” [58. Tr87]. Xuất hiện trên trang mạng bài viết Ngư Phủ - sức mạnh của người dân biển, bút lực của nhà văn, tác giả Đặng Hiển đã khẳng định Ngư phủ là một tác phẩm hay. Nó đại diện cho một nền văn học và chứng minh được tài năng của nhà văn. “Đọc Ngư phủ, ta vui vì có trong tay mình cuốn tiểu thuyết hay. Nó chứng minh sức sống của nền văn học hiện đại, sức bút của cây bút văn xuôi Hoàng Minh Tường. Cuốn sách 299 trang đọc liền một mạch không nghỉ chẳng những vì có nhiều chi tiết sống, nhiều tình tiết phong phú khéo cài đặt và thủ pháp kể chuyện biến hoá, đa dạng, mà trước nhất vì cảm xúc yêu ghét của tác giả từ trái tim đầy nhiệt huyết thắm đượm vào từng câu chữ, lay động lương tâm, dù vẫn phải tuân thủ phương thức khách quan của thể loại tác phẩm”. [63]. Bài Phê bình tiểu thuyết Thời của thánh thần của tác giả Vũ Nho, nhà phê bình đã khẳng định Hoàng Minh Tường là một người từng trải, có vốn sống, kinh nghiệm, sự hiểu biết và một thái độ tập trung làm việc trên con đường nghệ thuật của mình. Theo tác giả Vũ Nho thì tác phẩm vượt trội này sẽ được đón nhận một cách nồng nhiệt bởi sự bứt phá mà ông cho là rất ngoạn mục của nó. Nhà phê bình này viết: “Cải cách ruộng đất; đấu tranh chống Nhân văn Giai phẩm, chống xét lại; giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước; Hòa hợp dân tộc… Những vấn đề cốt lõi ấy được xem xét và đánh giá qua những số phận mấy 10 đời chìm nổi của một gia đình. Thời gian đủ độ lùi cần thiết. Nhưng những hiểu biết của một cây bút phóng sự, tiểu thuyết có hạng, và suy ngẫm một đời viết, mới là yếu tố quyết định làm nên thành công của tác phẩm này” [64]. Trong khi đó nhà văn Nguyễn Khắc Trường cũng đánh giá rất cao cuốn tiểu thuyết này. Bản thân là người biên tập và đọc cuốn tiểu thuyết trên ngay từ bản thảo, có thể nói những nhận xét của nhà văn này đối với tác phẩm rất chân thành, sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Khắc Trường cho rằng: “Đáng lẽ tên của tiểu thuyết phải là “Những người khốn khổ” hay “Những kẻ khốn khổ”. Quả vậy, nguyên cuốn tiểu thuyết, Hoàng Minh Tường đã thành công phác họa nên những số phận nghiệt ngã trong một gia đình có nề nếp gia phong. Đọc những mánh khóe xảo quyệt, lừa dối trẻ con, mưu mô hại nhau giữa những người từng quen biết nhau mà ngán ngẩm cho thế thái nhân tình trong thời bao cấp. Thật ra, những “thói đời” này hoàn toàn có thật ngoài đời, không phải ngày xưa thời bao cấp, mà còn ngay ngày nay. Những nghiệt ngã này do thời thế gây nên, cũng như là những cành cây bị gió bụi làm cho ngã bên này, nghiêng bên kia, và khi cơn gió bay qua thì để lại trên cành cây đầy thương tích. Tôi nghĩ có lẽ đó chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc, và nếu đó là chủ đích thì tác giả đã thành công” [64]. Tác giả Hà Thế trong bài viết Nếu chỉ tâng bốc, tô hồng trên báo Quân đội nhân dân cuối tuần đã gián tiếp nhận xét về tiểu thuyết của nhà văn: “Đọc anh, thấy rõ tính nhân bản vẫn là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm. Nhưng ngược lại, sự bặm trợn, thô thiển đến thô tục, nhân cách méo mó-thể hiện trong một số nhân vật của tiểu thuyết” [66]. Cũng trên báo này khi bàn về Thời của thánh thần, tác giả Thái Dương có ý kiến rằng tiểu thuyết này đã đi sâu, khai quật lại lịch sử, nhắc lại những gì sai lầm của quá khứ một thời mà chúng ta hầu như muốn quên đi. “Đọc xong cuốn sách của tác giả, có bạn đọc sẽ thấy chạnh buồn, nhớ về một thời khốn khó với những chuyện đau lòng. Người ít hiểu biết và nhất là thế hệ trẻ hôm nay đọc cuốn sách loại này dễ hoang mang, nghi hoặc. [...]... Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được triển khai thành ba chương: - Chương 1: Tiểu thuyết viết về nông thôn trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại - Chương 2: Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường nhìn từ phương diện nội dung - Chương 3: Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường nhìn từ phương thức thể hiện 14 NỘI DUNG Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT... về Nông nghiệp và Nông thôn 1985-2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng hội Nhà văn trao 1.2.2 Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tường Hoàng Minh Tường là một nhà văn không chỉ viết về đề tài nông thôn mà còn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác như: giáo dục, giao thông, ngư dân Tuy nhiên những thành công của ông lại chủ yếu ở mảng đề tài viết về nông thôn và nông dân Từ tiểu thuyết. .. đời sống nông thôn và thấu hiểu những cái tốt đẹp trong nông thôn truyền thống cũng như những mặt trái trong tính cách của người nông dân cũng như nông thôn với những bất cập khi 23 bước vào thời kỳ hội nhập, kinh tế thị trường Từ đó họ góp một tiếng nói chung để xây dựng một nông thôn mới 1.2 Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tƣờng trong bức tranh chung của tiểu thuyết viết về nông thôn thời... tích cách xây dựng hiện thực nông thôn và người nông dân của nhà văn Hoàng Minh Tường chúng tôi sẽ khái quát 13 được những đặc điểm chung nhất trong tiểu thuyết viết về mảng đề tài này của nhà văn Qua đó thấy được những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa của Hoàng Minh Tường trong tiến trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau năm 1986, đặc biệt trong mảng tiểu thuyết viết về nông thôn 1.4 Phƣơng pháp nghiên... hiện thực nông thôn Việt Nam qua từng thời kỳ cụ thể Như vậy, có thể khẳng định tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tường đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển của tiểu thuyết viết về nông thôn Việt Nam sau đổi mới Tuy chưa nổi bật lên như một hiện tượng nhưng ông vẫn là một nhà văn tên tuổi trong số những tác giả thành công với mảng đề tài nông thôn Tiểu kết: Từ khi tiểu thuyết du... văn muốn thông qua tác phẩm để gửi gắm tới bạn đọc ” [71] Đó là cách làm phong phú đời sống nông thôn vốn không yên ả trước những biến động của lịch sử, trước những tệ nạn mà thời nào cũng có, những va đập của lối sống hiện đại với truyền thống, những tiêu cực trong quản lý, điều hành… trong các tiểu thuyết về nông thôn, mà tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường là một ví dụ Sự vận động của tiểu thuyết vẫn... VỀ NÔNG THÔN TRONG NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1 Tiểu thuyết Việt Nam và diện mạo của tiểu thuyết viết về nông thôn 1.1.1 Sự hình thành và vận động của tiểu thuyết Việt Nam Tiểu thuyết từ khi xuất hiện trong nền văn học Việt Nam với tư cách là một thể loại văn học có rất nhiều lợi thế trong việc tái tạo lại hiện thực đời sống xã hội đã nhanh chóng xác lập được vai trò, vị trí, thành tựu của. .. trong những thập niên 80 của thế kỉ XX một cách chân thực” Luận văn Nông thôn Việt Nam sau 1975 trong một số tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, tác giả Hoàng Văn Tuân khi nghiên cứu tiểu thuyết Đồng sau bão đã khẳng định Hoàng Minh Tường có cái nhìn thấu đáo và tin tưởng về sự vươn lên của nông dân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước Trong đó tác giả này cho rằng tiểu thuyết Đồng sau bão bên... hiện một cách đặc sắc những vấn đề của nông thôn Việt Nam sau chiến tranh 32 Chƣơng 2: NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA HOÀNG MINH TƢỜNG NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG 2.1 Góc nhìn mới về hiện thực nông thôn của Hoàng Minh Tƣờng 2.1.1 Hiện thực nông thôn dưới góc nhìn lịch sử - xã hội Tác phẩm văn học được coi là một chỉnh thể thống nhất hai mặt nội dung và hình thức Trong mối tương quan này thì nội dung... (1886) của Huỳnh Tịnh Của Tuy nhiên tiểu thuyết không chỉ dừng ở phóng tác, ở việc miêu tả ngoại cảnh đơn thuần mà dần hướng vào chiều sâu tâm lý con người và dần thay đổi theo hướng hiện đại Sự thành công của tiểu thuyết Tố tâm của Hoàng Ngọc Phách cho thấy một bước tiến mới của tiểu thuyết Việt nam trong buổi đầu Tất nhiên trong ba thập niên đầu của thế kỷ trước, nông thôn vẫn là đề tài chủ yếu trong . vận động của tiểu thuyết Việt Nam 15 1.1.2. Tiểu thuyết viết về đề tài nông thôn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới. 21 1.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tƣờng trong bức. chung của tiểu thuyết viết về nông thôn thời kỳ đổi mới 24 1.2.1. Đôi nét về cuộc đời và văn nghiệp của Hoàng Minh Tường 24 1.2.2. Tiểu thuyết viết về nông thôn của Hoàng Minh Tường 25 1.2.3. Hoàng. Việt Nam hiện đại - Chương 2: Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường nhìn từ phương diện nội dung - Chương 3: Nông thôn trong tiểu thuyết của Hoàng Minh Tường nhìn từ phương thức thể

Ngày đăng: 07/07/2015, 12:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan