Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn Luận văn ThS. Văn học

109 2.3K 18
Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn  Luận văn ThS. Văn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 z ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ====***==== NGUYỄN THỊ HƢƠNG ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội - 2014 2 z ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ====***==== NGUYỄN THỊ HƢƠNG ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Thu Hà Nội - 2014 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: luận văn Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Thị Bích Thu. Các số liệu, kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Những tài liệu tham khảo, ý kiến được trích dẫn nhằm làm sáng tỏ thêm vấn đề đều được ghi chú nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Hƣơng 4 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô, người thân, bạn bè. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu - người đã tận tình hướng dẫn, tin tưởng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Văn học, bộ phận đào tạo Sau đại học - trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014 Người thực hiện luận văn Nguyễn Thị Hƣơng 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Đóng góp của luận văn 9 6. Cấu trúc của luận văn 9 CHƢƠNG 1: ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN………………… .… …… 10 1.1. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến văn hóa xã hội Việt Nam 10 1.1.1 Đô thị hóa ở Việt Nam 10 1.1.2 Tác động của đô thị hóa tới văn hóa xã hội Việt Nam 12 1.2 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại 14 1.2.1 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam những năm 1930 – 1945 14 1.2.2 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 15 1.2.3 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay 17 1.3 Đề tài đô thị trong sáng tác của Đỗ Phấn 20 1.3.1 Tiểu sử nhà văn 20 1.3.2 Sự nghiệp sáng tác của Đỗ Phấn 23 1.3.3 Những tiểu thuyết về đề tài đô thị của Đỗ Phấn 25 CHƢƠNG 2: BỨC TRANH CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN 30 2.1 Không gian đô thị 30 2.1.1 Không gian đô thị cũ 30 2.1.2 Không gian đô thị mới 33 2.1.3 Không gian giáp ranh 36 6 2.2 Thời gian đô thị 41 2.2.1 Thời gian uể oải, dùng dằng, bất định 41 2.2.2 Thời gian đậm chất tạo hình 44 2.3 Con người đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn 46 2.3.1 Lối sống và thói quen sinh hoạt của người dân đô thị 46 2.3.2 Mối quan hệ gia đình trong môi trường đô thị 53 2.3.3 Đời sống nội tâm của con người đô thị 56 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN………………………… 64 3.1 Kết cấu 64 3.1.1 Sự phân rã của cốt truyện 64 3.1.2 Kết cấu đa tầng 68 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 72 3.2.1 Tiết chế đối thoại 72 3.2.2 Độc thoại – Phân thân 74 3.2.3 Miêu tả nhân vật qua hành động 79 3.3 Nghệ thuật trần thuật 85 3.3.1 Ngôi kể và điểm nhìn 85 3.3.2 Giọng điệu 90 3.3.3 Ngôn ngữ 93 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đô thị đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử nước ta (thời phong kiến) và phát triển mạnh mẽ sau cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Sau 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với chính sách mở cửa, chú trọng phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển của chính trị - xã hội. Chính sự phát triển kinh tế nhanh, mạnh và phức tạp này đã dẫn đến những biến đổi mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của xã hội – đặc biệt là quá trình đô thị hóa diễn ra ồ ạt, mạnh mẽ. Không thể phủ nhận rằng quá trình đô thị hóa cùng với nền kinh tế thị trường giàu tính cạnh tranh đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, xây dựng cơ sở vật chất cho đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, có phần ồ ạt của các đô thị cũng gây ra nhiều hệ lụy đáng suy ngẫm. Sự biến đổi về đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của con người (đặc biệt là người dân đô thị) trong cơ chế kinh tế thị trường nhanh chóng trở thành vấn đề nóng của văn học nghệ thuật nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng. Ngày càng có nhiều tác giả lựa chọn đề tài đô thị để triển khai tác phẩm của mình. Họ lột tả con người đời thường với những cô đơn, băn khoăn, vấp ngã, xót xa, đứt gãy, quay cuồng trong cơn lốc khủng hoảng giá trị của xã hội hiện đại. Những giá trị cũ đã bị mai một, những giá trị mới đang hình thành còn nhiều bất ổn, chông chênh. Đỗ Phấn chính là một trong số đó. Với vốn sống, vốn văn hóa của một thị dân lâu đời, ông trút hết băn khoăn, trăn trở của mình về sự biến đổi của con người vào trang viết. Những vấn đề nổi cộm của đô thị nói riêng và cả đất nước trong cuộc thay da đổi thịt nói chung được đưa vào hầu hết các tiểu thuyết của ông như Vắng mặt, Rừng người, Chảy qua bóng tối, Gần như là 8 sống, Con mắt rỗng, Ruồi là Ruồi cũng như nhiều tập tản văn, truyện ngắn, và truyện dài. Cuộc sống đô thị trong tiểu thuyết của ông được tái hiện qua bối cảnh thủ đô nghìn năm tuổi, một đô thị tiêu biểu, đang trở thành kiểu mẫu cho hàng ngàn đô thị khác mọc lên khắp cả nước. Những vấn đề ông nêu lên cũng chính là băn khoăn của nhiều người Việt: Làm sao để gìn giữ văn hóa truyền thống, hạnh phúc, niềm tin và văn minh ứng xử trước làn sóng thực dụng nghiệt ngã của tiền bạc, danh vọng? Những sáng tác của Đỗ Phấn ra mắt ồ ạt, nhanh chóng nhận được phản hồi tích cực của bạn đọc. Đề tài đô thị xuyên suốt các tiểu thuyết của ông như một mạch nguồn khơi mở cảm hứng sáng tạo. Niềm trăn trở của ông qua ngòi bút bắt đầu được bạn đọc và giới phê bình ghi nhận qua từng tác phẩm. Tiểu thuyết Vắng mặt đã lọt vào vòng chung khảo của Giải thưởng Bách Việt (2010). Gần đây, truyện dài Dằng dặc triền sông mưa giành được giải văn xuôi 2014 của Hội Nhà văn Hà Nội. Nói về cách viết của ông, nhà văn, nhà biên kịch Phạm Ngọc Tiến cho rằng Đỗ Phấn viết “rất hay”, đến mức người khác phải ghen tị. Nhà báo Đỗ Quang Hạnh nhận ra đằng sau những tiểu thuyết về đô thị của Đỗ Phấn là “lời độc thoại ân tình và độ lượng, thiết tha thương nhớ những cái đẹp, cái lẽ phải của đời sống cứ đang tuột khỏi tay mỗi người. Bao nhiêu thứ tốt đẹp cứ vội vã trở thành quá vãng và chỉ còn hiu hắt nhắc khẽ trong tâm tưởng hoài niệm của tác giả” [33, tr.393]. Phải nói, Đỗ Phấn là một trong rất ít tác giả dành toàn bộ tâm huyết của mình để thể hiện được những nhức nhối, âu lo cho đời sống của cư dân thị thành. Ông viết khỏe, không ngừng sáng tạo, tìm một lối viết để truyền tải tâm tư của mình, nhằm thức tỉnh ở bạn đọc một thái độ văn hóa. Chính từ những băn khoăn, trăn trở, trải nghiệm và phản ứng của tác giả về vấn đề con 9 người đô thị trong xã hội hiện đại, chúng tôi quyết định nghiên cứu: Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn. 2. Lịch sử vấn đề Là người thực hiện cuộc chơi “tay ngang” sang văn học, sau bao rụt rè và đắn đo mới cho xuất bản hàng loạt tiểu thuyết, tản văn, truyện ngắn, truyện dài, Đỗ Phấn bỗng dưng trở thành một gương mặt “trẻ” của làng văn ở độ tuổi năm mươi. Dù mới xuất hiện nhưng những tác phẩm của ông nhanh chóng được bạn đọc đón nhận, giới phê bình chú ý, quan tâm. Năm 2010, Vắng mặt – cuốn tiểu thuyết đầu tay của Đỗ Phấn ra đời. Tiếp đó, năm 2011, ông ra mắt cuốn Rừng người và Chảy qua bóng tối. Năm 2013, Đỗ Phấn chào bạn đọc bằng hai cuốn tiểu thuyết Gần như là sống và Con mắt rỗng. Độc giả chưa kịp ngơi nghỉ, năm 2014, ông xuất bản Ruồi là ruồi. Các tác phẩm của ông nhanh chóng được bạn đọc và giới phê bình chú ý. Như đã nêu ở phần trên, Vắng mặt của Đỗ Phấn lọt vào chung khảo Giải thưởng Bách Việt, đáng tiếc giải thưởng này bị ngưng lại, không rõ kết quả cuối cùng. Ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay, người đọc đã thấy đề tài đô thị được tác giả dụng tâm thể hiện tinh tế, công phu. Trần Nhã Thụy trong Vừa nhớ vừa bịa nhận xét: “Và, về thành phố. Tiểu thuyết là tập hợp những bức tranh thành phố, ở những giai đoạn khác nhau, ráp nối lại, để nhìn ngắm, soi rọi, nhớ thương hay phẫn nộ. Thành phố. Giữa những ồn tạp tưởng chừng như bất tận, giữa những “hội hè miên man”… thì chừng như vẫn muôn thuở buồn, vẫn không thể cứu vãn những mất mát. Thành phố không còn kí ức” [29, tr.361]. Tiếp theo đó, Đoàn Ánh Dương trong bài Đỗ Phấn giữa chúng ta, nêu lên những cảm nhận và đánh giá của mình về tiểu thuyết Rừng người, cũng là một cái nhìn chung về những tiểu thuyết về đô thị của tác giả. Đoàn Ánh Dương phát hiện ra lối diễn đạt của Đỗ Phấn ít ẩn dụ, màu mè song tinh tế, 10 nhẹ nhàng như cách người ta thưởng trà: “Sáng tác của Đỗ Phấn không nhằm bày ra cho người đọc cấu trúc ngôn từ nghệ thuật, cũng không cao đàm khoát luận về giá trị, tư tưởng, tự do, chân lý. Nó chỉ bày ra một sự thụ cảm cuộc sống một cách có nghệ thuật” [31, tr. 365]. Anh cũng nhận xét rằng: “Trong văn học Việt Nam đương đại, có hai tác giả chuyên chú về điều này (thái độ thị dân – người viết chú thích), là Nguyễn Việt Hà và Đỗ Phấn, đều từ các lĩnh vực khác muộn mằn đến với văn chương, mỗi người một kiểu, mỗi cách và đều rất độc đáo. Ở Nguyễn Việt Hà, nó đọng ở cấu trúc nghệ thuật ngôn từ và ở Đỗ Phấn, nó lửng lơ ở ngoài cái cấu trúc ngôn từ nghệ thuật ấy. Cái giống nhau, có chăng, cũng là một thói thường thị dân, ở sự quan tâm đến thưởng ngoạn, lại là đàn bà và rượu” [31, tr.367]. Nguyễn Việt Hà cũng dành sự quan tâm của mình đối với các tiểu thuyết của Đỗ Phấn: “Bao trùm lên trên của tất cả những đô thị, những đàn bà, những công chức là một tâm cảm xót xa được viết điêu luyện bằng chất văn cố dìm đi day dứt” [35, tr.2]. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên - Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội nhìn nhận, những trang viết của Đỗ Phấn ăm ắp chi tiết và phảng phất một nỗi buồn: “Chúng vẽ nên một Hà Nội chênh vênh, “ẩm ương” giữa những nét thanh lịch của quá khứ và vẻ xù xì, gồ ghề của một đô thị đang chuyển mình liên tục hiện nay. Ở đó, tác giả trằn trọc, day dứt với ước vọng gợi lên, làm sống dậy những giá trị truyền thống” [24]. Ngoài ra, có nhiều nhà nghiên cứu đã viết bài giới thiệu về tiểu thuyết của tác giả Đỗ Phấn như Hoài Nam (Cao bồi già ở phố không còn cổ), Nguyễn Xuân Thủy (Sống trong đô thị, viết về đô thị), Nguyễn Trương Quý, Phạm Ngọc Tiến, Đỗ Chu, Nguyễn Chí Hoan, Lê Anh Hoài Hoài Nam đã phát hiện ra, Đỗ Phấn là một “tay chơi” ham “xê dịch”, khao khát đi tới nhiều vùng đất để trải nghiệm và khám phá: “Máu giang hồ [...]... theo về Đỗ Phấn 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại và tiểu thuyết của Đỗ Phấn Chương 2: Bức tranh cuộc sống và con người đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn Chương 3: Một số phương thức thể hiện đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn 13 CHƢƠNG 1 ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT... lớn Văn học dành khá nhiều trang viết để phản ánh hiện thực ở đô thị Không ít nhà văn quan ngại về sự tha hóa của con người trong vòng xoáy bạc tiền đô thị, hay làm sao để gìn giữ văn hóa truyền thống của thị thành Đề tài đô thị hẳn sẽ là một đề tài được khai thác nhiều hơn nữa trong những năm tiếp theo của thế kỷ XXI 17 1.2 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam hiện đại 1.2.1 Đề tài đô thị trong văn học. .. của đề tài này và phát hiện ra những nét riêng của Đỗ Phấn - Phương pháp hệ thống: Người viết xâu chuỗi các hiện tượng văn học đơn lẻ, đặt chúng trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau để làm rõ đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn - Kết hợp các thao tác: so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp 12 5 Đóng góp của luận văn - Luận văn đưa ra những nhận định về mảng đề tài đô thị trong tiểu thuyết. .. cạnh trong tiểu thuyết của ông Vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, từ đó, chúng tôi mạnh dạn thực hiện hướng nghiên cứu này 11 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đề tài đô thị trong tiểu thuyết của tác giả Đỗ Phấn cùng những biểu hiện cụ thể của nó Phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo... thuyết của Đỗ Phấn - Góp phần làm sáng tỏ mảng đề tài được quan tâm trong văn học Việt Nam đương đại nói chung và đề tài mang tính chất xuyên suốt của tiểu thuyết Đỗ Phấn nói riêng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật Đồng thời ghi nhận đóng góp của Đỗ Phấn với mảng viết về đề tài đô thị trong thể loại tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung - Luận văn cũng là một tài liệu... 1.3.3 Những tiểu thuyết về đề tài đô thị của Đỗ Phấn Đỗ Phấn đã ra mắt sáu tiểu thuyết trong vòng bốn năm Đây là một tần suất lao động “phi thường” như Nguyễn Việt Hà từng ghi nhận Bởi ông đâu phải là một cây văn chuyên nghiệp, ngoài viết còn vẽ, còn nhậu, còn chơi Ngoài tiểu thuyết còn thử cả truyện ngắn, tản văn Khi được hỏi về tiểu thuyết, Đỗ Phấn thổ lộ chân thành: “Nói về quan niệm tiểu thuyết hình... là đề tài tình yêu với đủ mọi cung bậc, biến thái khác nhau” [49] Nói chung, ở giai đoạn này, đặc biệt ở miền Bắc, con người và xã hội đô thị ít được chú ý trong văn học 1.2.3 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay Đề tài đô thị sau 1975 gắn liền với cuộc sống thị dân nhiều thay đổi Nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi của văn hóa - xã hội Nhiều tác giả viết về đề. .. nhăng” trong văn chương của Đỗ Phấn Ông ví Đỗ Phấn như một kẻ “rỗi việc”, “ngồi nhặt nhạnh, ngẫm nghĩ, và xa xót trước những lỗ hổng của văn minh đô thị [47] Nói chung, các nhà nghiên cứu, phê bình đã chú ý đến đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, cũng như cách viết nhẹ nhàng, nhẩn nha mà sâu sắc của ông Tuy nhiên, những bài viết này mới ở mức độ giới thiệu, tìm hiểu chung, hoặc chỉ đề cập... Hà, Đỗ Bích Thúy ) 4 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: qua việc phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm để làm rõ đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn bởi nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung” - Phương pháp lịch sử - xã hội: xem xét sự phát triển của đô thị Việt Nam qua các giai đoạn, từ đó nhận ra đề tài đô thị trong. .. đã thấy một đô thị - không - hẳn - là - Hà - Nội, một khái niệm đô thị ở tầm cao hơn, đã có sự liên kết với các đô thị vệ tinh”, các vùng nông thôn lân cận để vấn đề không còn là của một đô thị riêng lẻ nào Cùng với tiến trình mở rộng địa lý của Thủ đô, không gian tiểu thuyết của Đỗ Phấn cũng có sự mở rộng để hướng tới một Thủ đô rộng lớn hơn và cũng tượng hình hơn, để nói những vấn đề của thời đại” . 1.2.2 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 15 1.2.3 Đề tài đô thị trong văn học Việt Nam sau 1975 đến nay 17 1.3 Đề tài đô thị trong sáng tác của Đỗ Phấn 20 1.3.1 Tiểu sử nhà văn. sáng tác của Đỗ Phấn 23 1.3.3 Những tiểu thuyết về đề tài đô thị của Đỗ Phấn 25 CHƢƠNG 2: BỨC TRANH CUỘC SỐNG VÀ CON NGƢỜI ĐÔ THỊ TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐỖ PHẤN 30 2.1 Không gian đô thị 30 2.1.1. đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn Chương 3: Một số phương thức thể hiện đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn 14 CHƢƠNG 1 ĐỀ TÀI ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngày đăng: 07/07/2015, 11:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan