Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt Nam hiện nay

93 2.7K 10
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HIỀN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HIỀN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ TRONG ĐỜI SỐNG NGƢỜI VIỆT HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Tôn giáo học Mã số : 60 22 03 09 Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Trần Đăng Sinh Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tư liệu, nguồn trích dẫn, ví dụ trong luận văn này đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận trong luận văn dựa trên những cứ liệu khoa học đã được trình bày và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiền LỜI CẢM ƠN Sau hai năm học tập phấn đấu, được các Quý Thầy giáo, Cô giáo nhiệt tình giúp đỡ tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận văn của mình. Để có được kết quả này trước tiên cho phép tôi chân thành cảm ơn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, công tác và hoàn thành khóa học này. Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Triết học, các thầy cô giáo, cùng toàn thể cán bộ nhân viên Khoa đã tạo mọi điều kiện chỉ bảo tận tình và cổ vũ, động viên tôi học tập cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn này Tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo chủ nhiệm PGS. TS. Trần Thị Kim Oanh; cùng tập thể lớp K20 - Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Trần Đăng Sinh. Thầy đã trực tiếp định hướng nghiên cứu cho luận văn này, đồng thời chỉ dạy cho tôi ngay từ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu cho đến khi luận văn này hoàn thành. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, 19 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiền 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lý do chọn đề tài 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5 3. Mục đích và nhiệm vụ 7 4. Đối tượng và phạm vi 7 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp mới về mặt khoa học của đề tài 8 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8 8. Cấu trúc của luận văn 8 Chƣơng 1: Tín ngƣỡng và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt 9 1.1 Một số khái niệm chính được sử dụng trong luận văn 9 1.2 Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tập tục 17 1.3 Nguồn gốc, bản chất, các hình thức thờ cúng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 21 1.3.1 Nguồn gốc 21 1.3.2 Bản chất 26 1.3.3 Các hình thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 28 1.4. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường, Tày với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 42 1.4.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Mường 42 1.4.2 Thờ cúng tổ tiên của người Tày 45 Tiểu kết chương 1 48 2 Chƣơng 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt 50 2.1 Những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 50 2.1.1 Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 50 2.1.2 Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt 53 2.2 Thực trạng và giải pháp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 59 2.2.1 Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay 59 2.2.2 Một số giải pháp để phát huy những giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trong điều kiện ngày nay 71 Tiểu kết chương 2 76 KẾT LUẬN 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 87 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân loại và đã tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, loại hình tín ngưỡng này theo nhiều người phỏng đoán thì nó xuất hiện từ thời Hùng Vương. Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều tộc người (đặc biệt là ở khu vực Á đông). Tuy nhiên, sự nhìn nhận đánh giá vai trò và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn nhiều ý kiến khác nhau. Trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là sự xâm nhập của các tôn giáo ngoại sinh, đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia trong đó Việt Nam. Trước bối cảnh đó, nhiều quốc gia, dân tộc đã có những động thái tích cực bằng cách chấn hưng tín ngưỡng văn hóa dân tộc, khôi phục lại các giá trị truyền thống đã từng bị mai một hoặc có thời kỳ bị thờ ơ, xem nhẹ. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng dân gian trong đó có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một việc cấp thiết hiện nay, bởi nó góp phần tăng sức đề kháng cho văn hóa dân tộc. Một nguyên nhân nữa, trong hai cuộc kháng chiến chống quân Pháp và chống quân Mỹ xâm lược, nhiều người thân yêu ruột thịt của chúng ta đã không trở về. Sự mất mát, hi sinh đó không thể nào bù đắp được. Vì vậy người ta nghĩ nhiều đến vấn đề tâm linh và tìm đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với mong muốn khỏa lấp được sự cô đơn sự trống trải trong lòng, xoa dịu tâm hồn người đang sống. Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa hội nhập quốc tế, từng bước dân chủ hóa đời sống xã 4 hội. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự may rủi trong cơ chế thị trường, phân hóa giàu nghèo trong xã hội, môi trường sinh thái bị hủy diệt… đã tạo ra tâm lý bất an. Trước đây, đã có một thời gian dài chúng ta có biểu hiện tả khuynh có những sai lầm khi đánh đồng tất cả các hoạt động, nghi lễ trong tín ngưỡng dân gian, các hoạt động tế lễ, lên đồng… đều là mê tín dị đoan cần phải bài trừ. Đó là những nguyên nhân tâm lý, xã hội và hiện thực dẫn đến việc các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đều có chiều hướng gia tăng. Hoạt động thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dòng họ diễn ra khá phổ biến ở các địa phương trong cả nước. Điều đó đã góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của lối sống hiện đại, đã làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có biểu hiện tiêu cực như: phô trương về tiền tài, danh vong, địa vị gây chia rẽ, bè phái, bày ra những nghi thức cầu kỳ, tốn kém làm mất đi tính thiêng liêng và giá trị văn hóa của tín ngưỡng, nặng nề về mê tín. Vì vậy nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là một vấn đề mang ý nghĩa lý luận về thực tiễn, làm góp phần làm lành mạnh hóa các hoạt động tín ngưỡng hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Bản thân tác giả ngay từ khi còn bé đã thấy rằng mỗi khi gia đình có chuyện gì thì ông bà cha mẹ đều thắp hương lên bàn thờ kính báo, cầu xin, đã khiến cho tác giả tò mò, thắc mắc. Khi lớn lên tác giả đã có cơ hội để tiếp cận và tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dần dần từng bước đi tìm câu trả lời cho chính mình. 5 Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng phổ biến sâu rộng trong cả nước, tuy nhiên tác giả chỉ tìm hiểu và khảo sát ở phạm vi vùng Bắc Bộ. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn vấn đề “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Triết học, chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên đã xuất hiện khá lâu trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vì lẽ đó, vấn đề thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó trong đời sống người Việt là một vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, trong đó có các nhà nghiên cứu, đội ngũ cán bộ giảng dạy. Để làm sáng tỏ giá trị cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã có không ít những công trình nghiên cứu được công bố trên sách, báo, tạp chí có liên quan đến vấn đề này. Các tác phẩm như: - Cuốn “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh (1995). - Cuốn “ Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam”, của Toan Ánh, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội (1996). - Cuốn “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay” của Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, (1996). - Cuốn “Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam” của Toan Ánh, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh (1997). - Công trình luận văn Thạc sĩ “Tìm hiểu sự hội nhập nghi lễ công giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ”, của Mai Diệu Anh. Trong công trình này, tác giả đã trình bày cơ sở lí luận tiếp 6 cận sự hòa nhập nghi lễ công giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng Bằng Bắc Bộ. - Công trình luận văn Thạc sĩ “Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở một số địa phương Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Thị Mến. Trong công trình này tác giả đã Làm rõ khái niệm, nguồn gốc và vai trò của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thực trạng của Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội hiện nay (Hà Tây cũ). Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên ở một số địa phương của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. - Công trình nghiên cứu của PGS.TS Trần Đăng Sinh “Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010. Trong công trình này, tác giả đã đi sâu, khai thác những khía cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, một địa bàn mang tính điển hình của văn hóa truyền thống Việt Nam. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã đề cập dưới các góc độ khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói riêng. Trong bối cạnh hiện nay, khi mà những giá trị đạo đức, văn hóa có những biểu hiện bị xâm hại dẫn đến tình trạng bị suy thoái thì việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá trị của nó đối với người Việt là vấn đề lâu dài cần tiếp tục được nghiên cứu để phát huy những giá trị của nó đối với đối với sự phát triển nền tảng văn hóa, tinh thần của dân tộc. [...]... hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Từ thực trạng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng đúng, hiểu rõ và phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên 4 Đối tƣợng và phạm vi - Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Phạm vi nghiên cứu : Đề tài tập trung nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng. .. điểm của thờ cúng tổ tiên Cách phân loại phổ biến là dựa trên kết cấu của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên theo nghĩa rộng để phân loại tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thành: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình, họ tộc, thờ thành hoàng làng và thờ cúng tổ tiên trong cả nước  Thờ cúng tổ tiên trong gia đình Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông... đích và nhiệm vụ Mục đích: Nghiên cứu và tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của thờ cúng tổ tiên trong xã hội hiện nay Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có những nhiệm vụ sau đây: - Làm rõ khái niệm tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nguồn gốc bản chất tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tìm hiểu thêm về thờ cúng tổ tiên của người Mường, Tày - Trình bày những. .. tôn giáo học và các ngành học thuộc khoa học xã hội và nhân văn 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết: Chương 1: Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 8 Chương 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Chƣơng 1: Tín ngƣỡng và tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt. .. xưa và tồn tại phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam Thờ cúng tổ tiên được duy trì và phát triển tồn tại đan xen với các tín ngưỡng, tôn giáo khác Bên cạnh nguồn gốc xã hội mang tính khách quan thì nguồn gốc nhận thức và tâm lý cũng là một nguồn gốc quan trọng dẫn đến sự ra đời và tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Nguồn gốc nhận thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Một trong. .. sư tổ nghề, thành hoàng, tổ nước… 1.2 Thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tập tục Vấn đề thờ cúng tổ tiên là tôn giáo, một tín ngưỡng dân gian hay tập tục, là truyền thống của dân tộc, hay là quốc đạo thì vẫn chưa có sự thống nhất, còn nhiều ý kiến tranh luận khác nhau Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam là một tín ngưỡng có sức sống lâu bền, có gốc rễ sâu xa trong cộng đồng người Việt Do đó, Thờ cúng tổ tiên. .. trên cho phải đạo như thờ cha mẹ, thờ thần hay một người có ơn với mình Thờ trong thờ cúng tổ tiên là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là tâm linh, tình cảm của con cháu hướng về cội nguồn Thờ tổ tiên là thể hiện sự thành kính, biết ơn và tưởng nhớ đến tổ tiên, thể hiện niềm tin vào sự bảo hộ che chở của tổ tiên Cúng là yếu tố mang tính lễ nghi, là dâng lễ vật cho tổ tiên, những người đã khuất, là... quan niệm về giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nhằm phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc 7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa lý luận : Đề tài góp phần nhỏ vào việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Đồng thời góp phần định hướng đúng đắn quan niệm về giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc... ngưỡng sâu sắc của người Việt nhưng từ đó, chưa thể nói rằng thờ cúng tổ tiên là một thứ tôn giáo của người Việt Thoạt nhìn, có thể coi đó là tôn giáo, vì hầu hết các nhà đều có bàn thờ, đều 18 làm những nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính, nghĩa là có những dấu hiệu của tôn giáo, nhưng đó chưa phải là tôn giáo hiểu theo nghĩa chặt chẽ của khái niệm này Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thống... những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần tới thế hệ con cháu” [42, tr.25] Còn tổ tiên trong xã hội nguyên thủy là tổ tiên tô tem giáo của thị tộc Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tô tem giáo ra đời khá sớm Ở thời kỳ thị tộc mẫu hệ, tổ tiên tô tem là những vật trong thiên nhiên được thần thánh hóa hoặc là các vị thần Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên . 1: Tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 9 Chương 2: Những biểu hiện của giá trị trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt. Chƣơng 1: Tín ngƣỡng và tín ngƣỡng thờ. Những biểu hiện của giá trị trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt 50 2.1 Những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 50 2.1.1 Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 50. niệm tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên, nguồn gốc bản chất tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tìm hiểu thêm về thờ cúng tổ tiên của người Mường, Tày. - Trình bày những biểu hiện của giá trị tín ngưỡng thờ

Ngày đăng: 07/07/2015, 10:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan