Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập

82 1.1K 3
Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 1 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 11 Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 11 1.1. Khái niệm về thế giới quan 11 1.2. Điều kiện lịch sử xã hội, kinh tế, văn hóa Việt Nam thế kỷ XV - XVI 15 1.2.1. Một số biến động chính trị - xã hội 15 1.2.2. Điều kiện kinh tế 19 1.2.3. Tình hình văn hóa 20 1.3. Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 23 1.3.1. Tư tưởng Nho giáo 23 1.3.2. Tư tưởng Đạo gia 30 1.3.3. Tư tưởng Phật giáo 32 1.3.4. Truyền thống văn hóa của dân tộc 34 1.4. Nguyễn Bỉnh Khiêm và các tác phẩm 35 1.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm 35 1.4.2. Tác phẩm Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập 39 Tiểu kết chương 1 40 2.1. Vũ trụ quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm 41 2.1.1. Quan niệm về sự hình thành của vũ trụ 41 2.1.2. Quan niệm về sự biến chuyển của vũ trụ 43 2.2. Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về con người 46 2.2.1. Quan niệm về con người trong mối quan hệ với tự nhiên 46 2.2.2. Quan hệ của con người với con người trong xã hội 48 2.3. Một số nhận định, đánh giá về Thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm 64 2.3.1. Những giá trị của thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm 64 2.3.2. Một số hạn chế trong thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm 67 Tiểu kết chương 2 73 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam đã và đang trải qua những bước thăng trầm ở những chặng đường lịch sử khác nhau. Những giai đoạn lịch sử khác nhau đã phản ánh chân thực mọi mặt đời sống của con người Việt Nam về kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng. Sự phản ánh được đó được ghi lại trong các cuốn sách, trong các áng văn, thơ, các tập truyện, ca dao, tục ngữ… và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, việc nghiên cứu lịch sử nói chung và lịch sử tư tưởng dân tộc nói riêng thông qua các sự nghiệp sáng tác của các nhà văn, thà thơ là một trong những khía cạnh nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp ta biết được quá trình vận động và phát triển của lịch sử dân tộc diễn ra như thế nào. Ở mỗi thời kì lịch sử thường xuất hiện những nhà tư tưởng tiêu biểu. Họ đều ít nhiều có ảnh hưởng đến sự phát triển của lịch sử dân tộc. Vì thế, nghiên cứu về quan điểm, tư tưởng của các nhà tư tưởng này để thấy được sự ảnh hưởng của họ đến lịch sử cũng như lịch sử tư tưởng dân tộc. Đồng thời, việc tìm hiểu về lịch sử tư tưởng của dân tộc là cũng cơ sở để khẳng định những giá trị mà các bậc tư tưởng tiền bối đã để lại. Ngày nay, xã hội đang có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa, Bên cạnh việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thì việc tìm lại giá trị của những quan niệm, quan điểm của các nhà tư tưởng trong lịch sử là rất quan trọng, trong đó có những tư tưởng của các nho sĩ phong kiến. Điều này giúp ta có thể học hỏi được ở các tư tưởng đó những yếu tố tích cực, hợp lí để phục vụ cho quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay như: khẳng định nền tảng tư tưởng Việt Nam gắn liền với lịch sử tư tưởng dân tộc; giữ gìn những giá trị tư tưởng trong quá trình 4 xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; trên cơ sở đường lối chính trị, xã hội tích cực của các nhà tư tưởng đi trước, ta kế thừa, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Hơn nữa, việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng đã giúp cho việc trả lời những câu hỏi xoay quanh vấn đề “Việt Nam có triết học hay không?”. Trong lịch sử tư tưởng của dân tộc Việt Nam ở thế kỉ XVI, ta không thể không kể đến nhà tư tưởng lớn, một người thầy lỗi lạc – Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng những giai thoại về ông đã trở thành di sản, tư tưởng của ông vẫn tỏa sáng trong lịch sử tư tưởng dân tộc, những âm vang về con người ấy vẫn còn vang vọng mãi. Tư tưởng của ông được thể hiện trong các tác phẩm văn thơ, qua phong cách, lối sống mà chính ông đã trải nghiệm. Trong hệ thống tư tưởng của ông chứa đựng những tư tưởng triết học sâu sắc với một vũ trụ quan, một quan niệm nhân sinh theo lẽ tự nhiên chứa đựng nhiều yếu tố nhân văn, tích cực. Tư tưởng về thế giới, về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm khá nổi bật được thể hiện thông qua các tập thơ, những lời sấm ký, trong đó phải kể đến hai tập thơ lớn của ông là “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”. Việc tìm hiểu về những tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu những giá trị tư tưởng mà ông để lại trong lịch sử tư tưởng dân tộc. Trên cơ sở đó mà ta có thể thấy được ý nghĩa của những tư tưởng đó trong xã hội Việt Nam hiện nay đã và đang có nhiều thay đổi. Xuất phát từ những lí do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua tác phẩm Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”. 2. Tình hình nghiên cứu * Các tác phẩm nghiên cứu về thế giới quan triết học phương Đông 5 Phương Đông là một trong những cái nôi triết học của nhân loại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về triết học phương Đông. Tuy nhiên, chưa có công trình nào cụ thể tìm hiểu về thế giới quan triết học của phương Đông nhưng đã có công trình nghiên cứu về thế giới quan triết học của Trung Quốc, như: Luận án tiến sĩ “Thế giới quan trong triết học Trung Quốc cổ đại” (2002) của Nguyễn Văn Vịnh. Công trình nghiên cứu thế giới quan của triết học Trung Quốc bao gồm vũ trụ quan, xã hội quan và nhân sinh quan. Tác giả đã nghiên cứu một số học thuyết tiêu biểu làm nên đặc trưng của thế giới quan triết học Trung Quốc, trên cơ sở đó so sánh và nêu rõ sự khác nhau về đặc trưng của thế giới quan triết học Trung Quốc cổ đại với thế giới quan của các nền triết học cổ đại khác. Công trình đã có vai trò khái quát chung nhất về về thế giới quan triết học Trung Quốc. Những nội dung về thế giới quan của Phật giáo được trình bày trong một số cuốn sách lịch sử Triết học: “Lịch sử Triết học” (2004) do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, sách “Lịch sử tư tưởng triết học Ấn độ cổ đại” (2003) của Doãn Chính chủ biên,… Ở những tác phẩm trên đã nêu khái quát về triết học Ấn Độ, trong đó có khái quát nội dung tư tưởng triết học của Phật giáo, còn nội dung về thế giới quan trong triết học Phật giáo được điểm qua một vài nét chính. * Nghiên cứu về lịch sử tư tưởng Việt Nam, đã có các cuốn sách viết về lịch sử tư tưởng Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử như: Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1 (1993) của tác giả Nguyễn Tài Thư, Đại cương lịch sử tư tưởng Việt Nam tập 1 (2002) của Nguyễn Hùng Hậu… Trong các tác phẩm có bao gồm phần lịch sử tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XVI – XVIII và trong đó cũng đã nhắc đến nhà tư tưởng nổi bật của thời kỳ này là Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về lịch sử tư tưởng Việt Nam ở giai đoạn lịch sử này. 6 * Có nhiều công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở những khía cạnh khác nhau như: văn học, văn hóa, đạo đức, tư tưởng Trong lĩnh vực tư tưởng, nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra tư tưởng triết học sâu sắc của ông. Một số tác phẩm tiêu biểu nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm: Tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Nhà thơ triết lí” (1957) của đồng tác giả là Lê Trọng Khánh và Lê Anh Trà. Tác phẩm không đi vào chỉ rõ tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế giới quan, nhưng các tác giả đã chỉ ra được một số khía cạnh nội dung triết lí sâu sắc, những biểu hiện sơ khai của tư tưởng triết học qua thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1985, nhân kỉ niệm 400 năm ngày mất của ông, một cuộc hội thảo khoa học về “Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm” đã được tổ chức tại Hải Phòng. Tại đây, có nhiều tư tưởng của ông được đánh giá lại, được xem xét trên cơ sở khoa học hơn. Tuy nhiên, ở cuộc hội thảo này chưa có tác giả nào có công trình nghiên cứu sâu về thế giới quan trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 1991, Hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 500 năm ngày sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Nguyễn Bỉnh Khiêm trong lịch sử văn hóa dân tộc”. Hội thảo chủ yếu làm sáng rõ hơn những vấn đề mà Hội thảo khoa học năm 1985 đã đặt ra. Mặc dù vậy, cũng như cuộc hội thảo trước, những tư tưởng về thế giới quan cũng được các tác giả trình bày ở một số luận điểm, luận cứ trong bài viết của mình chứ chưa có bài viết nào nghiên cứu công phu về những quan niệm về thế giới quan trong tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Công trình nghiên cứu khá đồ sộ về Nguyễn Bỉnh Khiêm là cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm, về tác gia và tác phẩm” (2001) do Trần Thị Băng Thanh và Vũ Thanh chủ biên. Cuốn sách tổng hợp phần lớn những bài viết, bài nghiên cứu về tư tưởng của ông ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: cuộc đời và sự nghiệp, đặc biệt là sự nghiệp thơ văn của ông, chứ không đi vào 7 khai thác sâu những tư tưởng thế giới quan trong tư tưởng của Người. Tác phẩm đã nêu những cơ sở cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong đó, những biểu hiện về thế giới quan của ông đã được đề cập ở những nội dung nhất định. Luận án tiến sĩ với tên đề tài “Vấn đề con người và giáo dục con người trong tư tưởng của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm” (2011) của Nguyễn Bá Cường có đề cập đến nội dung trong thế giới quan triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm là vấn đề con người và giáo dục con người. Công trình nghiên cứu về “Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ “tự nhiên – con người – xã hội” và ý nghĩa của nó đối với đạo đức của con người Việt Nam hiện nay” (2010) của Nguyễn Hữu Phước đã nghiên cứu những điều kiện khách và chủ quan cho sự ra đời tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đồng thời, công trình này đã nghiên cứu quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quan hệ chỉnh thể “Tự nhiên - con người - xã hội”, phân tích những giá trị tích cực và hạn chế của nó, làm rõ ý nghĩa tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ chỉnh thể “Tự nhiên – con người – xã hội” đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam từ góc độ sinh thái nhân văn trong tình hình hiện nay. Công trình này cũng chỉ ra được một phần nội dung trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bên cạnh đó còn có công trình dự thi nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2006) với tên đề tài “Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về đạo làm người với vấn đề xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay” của Thân Thị Hạnh đã đi vào khai thác biểu hiện về thế giới quan trong quan niệm về con người của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tác giả cũng đã chỉ ra ý nghĩa của tư tưởng này đối với vấn đề xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ khai thác ở một khía cạnh thế giới quan của Nguyễn Bỉnh 8 Khiêm là “đạo làm người”, đồng thời, lĩnh vực tác động của nó là ở vấn đề xây dựng con người mới chứ chưa có độ khái quát toàn bộ thế giới quan trong tư tưởng của ông. Đề tài khóa luận tốt nghiệp của Tạ Thị Hoa (2012) “Tư tưởng của Nguyễn bỉnh Khiêm về Đạo” đã khái quát được những nội dung về Đạo cùng những biểu hiện của nó trong của tư tưởng Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nội dung tư tưởng này là một phần trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hiện nay, có nhiều bài viết về Nguyễn Bỉnh Khiêm đăng trên các tạp chí Triết học, Văn học, Ngôn Ngữ Các tác giả đã đề cập đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua nhiều khía cạnh. Trong đó, nhiều nội dung có liên quan đến thế giới quan trong tư tưởng của ông cùng những biểu hiện của nó đã được bàn đến như bài viết của tác giả Trần Nguyên Việt, Trần Lê Sáng, Nguyễn Tài Thư, Tuy nhiên, các tác giả chưa khai thác sâu vào nội dung của vấn đề về thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Như vậy, có thể thấy rằng những công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhiều, đó có thể là những cơ sở để tác giả tham khảo cho luận văn của mình. Song cho đến nay vẫn chưa có một bài viết, một công trình nào tìm hiểu về thế giới quan của ông một cách hệ thống và sâu sắc. Đây là yêu cầu đặt ra đối với tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn: Hệ thống những tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm về thế giới, từ đó, khẳng định giá trị thế giới quan của ông trong lịch sử tư tưởng dân tộc. Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Luận văn phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan cho sự hình thình thành thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 9 - Phân tích những nội dung cơ bản trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai tập thơ “Bạch Vân Am thi tập” và “Bạch Vân Quốc ngữ thi tập”. - Chỉ ra một số nhận định, đánh giá về những giá trị và hạn chế của thế giới quan Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng – duy vật lịch sử - Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích, tổng hợp, lôgic - lịch sử, khái quát hóa, so sánh đối chiếu… 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là th ế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Phạm vi nghiên cứu : Những tư tươ ̉ ng trong các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm tập trung ở hai tập thơ Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn chỉ ra những yếu tố cơ bản đóng vai trò là điều kiện, tiền đề cho sự hình thành tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm nói chung và thế giới quan của ông nói riêng. Luận văn đi vào nghiên cứu sâu hơn về thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm, từ đó, khẳng định những giá trị của các tư tưởng này trong lịch sử tư tưởng dân tộc. 7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn Về lý luận, luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung về thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. [...]... chất của nó được ông trình bày khá phong phú và tập trung trong hai tập thơ lớn Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc Ngữ thi tập Tóm lại, hoàn cảnh chính trị - xã hội, văn hóa, tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVI có nhiều biến động sâu sắc Đó là cơ sở hiện thực của việc hình thành tư tưởng của các nhà Nho đương thời, trong đó có thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.4 Nguyễn Bỉnh Khiêm và các tác phẩm. .. người và xã hội) là một chỉnh thể thống nhất Hệ thống các quan điểm về thế giới khách quan, đương nhiên phải gồm cả con người và xã hội Đây cũng là cơ sở của việc trình bày về nội dung của thế giới quan triết học gồm: vũ trụ quan, xã hội quan và nhân sinh quan [58, tr 19] 11 Theo từ điển triết học (M.ro-den-tan và P.I-U-Din, NXB Sự thật, 1976): Thế giới quan là hệ thống quan điểm, khái niệm và quan. .. vai trò thế giới quan của nó thì đó là quan điểm về triết học xã hội Đó là hệ thống những quan điểm lý luận về đánh giặc giữ nước và phát triển đất nước [46, tr 16 -18] 13 Chúng tôi tiếp cận thế giới quan theo nội dung gồm vũ trụ quan, quan niệm về con người, xã hội và các mối quan hệ của con người Vũ trụ quan là những tư tưởng, quan niệm của con người về sự hình thành, phát triển và tồn tại của vũ... toàn bộ thế giới xung quanh mình”… “Theo nghĩa tổng quát đó là toàn bộ những quan điểm về thế giới, về những hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội: các quan điểm triết học, xã hội, chính trị, luân lý, mỹ học, khoa học… Các quan điểm triết học hợp thành hạt nhân chủ yếu của thế giới quan Vấn đề cơ bản của triết học cũng là vấn đề chủ yếu của thế giới quan, đó là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn... Duy Từ, đặc biệt trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm với những vần thơ hay có triết lý sâu sắc bằng cả chữ Hán và chữ Nôm Hai tập thơ lớn của Trạng Trình là Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập gồm hàng trăm bài thơ vừa Hán, vừa Nôm nói lên thái độ của tác giả trước cảnh đổi thay của xã hội, của con người 22 Bên cạnh dòng thơ văn chính thống của các nhà Nho, từ thế kỷ XVI trở đi, văn học dân... tại, giữa vật chất và ý thức Tùy theo cách giải quyết vấn đề cơ bản đó mà người ta có thể chia thế giới quan triết học thành duy vật hay duy tâm Thế giới quan trực tiếp phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của con người đạt được trong từng giai đoạn lịch sử Như vậy thế giới quan mang tính lịch sử Trong xã hội có phân chia giai cấp, thế giới quan tiêu biểu bao giờ cũng là thế giới quan của giai cấp thống... [60, tr 906 - 907] Theo quan niệm của các nhà Macxit: Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí con người trong thế giới đó” [2, tr 9] Đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá giá trị tư tưởng của mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng xã hội ở những giai đoạn lịch sử nhất định Thế giới quan triết học có một ý... tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học và độc giả quan tâm đến lịch sử tư tưởng Việt Nam và tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm 8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 7 tiế t 10 NỘI DUNG Chương 1: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH THẾ GIỚI QUAN CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1.1 Khái niệm về thế. .. nền tảng của nhân sinh quan Quan niệm về vũ trụ là tiền đề để đi đến những quan niệm về nhân sinh (nhân sinh quan) , đây là trình tự cấu trúc chặt chẽ của triết học Còn nhân sinh quan cũng phải lấy vũ trụ quan làm cơ sở căn bản để triển khai các luận điểm Việc mở rộng các quan điểm nhân sinh quan ra môi trường cộng đồng, trong đó có con người là xã hội quan Như vậy, toàn bộ thế giới sự vật, hiện tượng... Nam thế kỷ XV – XVI đã có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm Ông thực hiện lối sống theo cốt cách của người trí thức phong kiến nhưng cũng đậm chất bình dị mang hơi hướng dân gian Bởi vậy mà người đời luôn kính nể ông, không chỉ có các vua quan mà cả người dân cũng vậy 1.3 Một số tiền đề tư tưởng cho sự hình thành thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.3.1 Tư tưởng Nho giáo Nguyễn Bỉnh . Khiêm và các tác phẩm 35 1.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm 35 1.4.2. Tác phẩm Bạch Vân am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập 39 Tiểu kết chương 1 40 2.1. Vũ trụ quan của Nguyễn. quan và chủ quan cho sự hình thình thành thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm. 9 - Phân tích những nội dung cơ bản trong thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai tập thơ Bạch Vân Am. đó phải kể đến hai tập thơ lớn của ông là Bạch Vân Am thi tập và Bạch Vân Quốc ngữ thi tập . Việc tìm hiểu về những tư tưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm có ý nghĩa quan trọng trong việc

Ngày đăng: 07/07/2015, 09:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan