Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay

105 642 3
Phát triển con người trong bối cảnh tòan cầu hóa ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== PHAN THỊ MAI THÚY PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Chuyên ngành: Triết học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ==================== PHAN THỊ MAI THÚY PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học Mã số: 60220301 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Tôi xin cam đoan đề tài này không trùng với những đề tài luận văn thạc sỹ đã được công bố ở Việt Nam. Tôi hoàn toàn chịu tráchn nhiệm về nội dung của đề tài. Người cam đoan Phan Thị Mai Thúy 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VÀ TOÀN CẦU HÓA 15 1.1. Một số quan niệm về phát triển con ngƣời 15 1.2. Toàn cầu hóa, thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển con ngƣời ở Việt Nam 27 1.2.1. Toàn cầu hóa và các đặc điểm của toàn cầu hóa 27 1.2.2. Những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay 31 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 40 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 43 2.1. Thực trạng phát triển con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 43 2.1.1. Thực trạng phát triển năng lực sinh thể con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 43 2.1.2. Thực trạng phát triển trí tuệ con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 57 2.1.3. Thực trạng phát triển tâm lực con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 65 2.2. Những giải pháp cơ bản để phát triển con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 76 2.2.1. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng con người 77 2.2.2. Giải quyết việc làm cho người lao động 80 2.2.3. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo gắn với phát triển kinh tế và công tác an sinh xã hội 85 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 90 KẾT LUẬN CHUNG 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 2 DANH MỤC VIẾT TẮT UNDP Humam Developmnt reports Chương trình phát triển Liên hợp quốc HDI Human Developman Index Chỉ số phát triển con người 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong lịch sử tư tưởng triết học, với bản chất cách mạng và khoa học, học thuyết Mác đã đặt ra cơ sở lý luận về bước chuyển của nhân loại sang một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên mà ở đó: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[37 tr. 628]. Chính vì lẽ đó mà học thuyết Mác đã được cả cộng đồng nhân loại tiến bộ thừa nhận là học thuyết về con người, về sự nghiệp giải phóng con người. Nhưng đến cuối thế kỷ XX, việc thừa nhận con người là nguồn lực vô tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu tối thượng của sự tiến bộ xã hội mới được các chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) quán triệt, lượng hóa và thiết kế một thước đo chung, nhằm đánh giá trình độ phát triển con người ở các quốc gia thuộc Liên hợp quốc. Tuy nhiên, việc coi con người là trung tâm của sự phát triển không phải quốc gia nào cũng làm được điều này. Việc phát triển con người có thực hiện được hay không, đạt tới mức độ nào, ngoài việc dựa trên sự phát triển về kinh tế, còn tùy thuộc vào quan điểm, chính sách và chương trình hành động của từng quốc gia. Lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến sự nghiệp xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong tất cả các thời kỳ cách mạng. Đặc biệt, từ khi đổi mới đến nay, bằng việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đã mở rộng không gian phát triển đầy triển vọng cho con người Việt Nam. Các cơ hội và điều kiện cho việc phát triển toàn diện con người Việt Nam ngày càng được xác lập, bảo đảm và mở rộng. Sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành tựu 4 nổi bật được bạn bè thế giới ghi nhận. Nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự nghiệp phát triển con người Việt Nam cũng còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Toàn cầu hóa đang đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển của các quốc gia. Trong đó, việc phát triển con người của các nước là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nước đang phát triển, để có thể khẳng định mình trong “sân chơi” thế giới. Toàn cầu hóa tạo thuận lợi cho các nước đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, trao đổi và tiếp nhận những tiến bộ mới nhất về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nhưng đồng thời nó cũng mang lại những khó khăn, thử thách không nhỏ, như: Sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày một nhanh hơn, gây ô nhiễm môi trường, lu mờ bản sắc văn hóa truyền thống Phát triển con người như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa trở thành một vấn đề mang tính thời sự vì các quốc gia muốn tăng trưởng một cách vượt trội và bền vững thì không thể không dành sự quan tâm đặc biệt đến con người và phát triển con người. Thực tiễn trên đây đang đặt ra những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra những giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh sự nghiệp phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Vì những lý do trên đây, tôi chọn đề tài “Phát triển con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: Liên quan đến đề tài này, ở nước ta, trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao học… Trong số những công trình nghiên cứu tiêu biểu đó, có thể kể đến các công trình sau: “Tư tưởng triết học về con người” của Vũ Minh Tâm [64]. Đây là cuốn sách thể hiện công trình nghiên cứu công phu, có hệ thống về vấn đề con 5 người trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại. Trên cơ sở luận giải các quan điểm về con người của những nhà triết học tiêu biểu của các trường phái, các nền triết học trong lịch sử, tác giả khẳng định triết học Mác - Lênin nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung có mục đích cao nhất là khắc phục sự tha hóa con người, giải phóng và phát triển con người. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người thể hiện tính nhân văn, nhân đạo, khoa học và cách mạng triệt để. “Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Phạm Minh Hạc chủ biên [28]. Đây là một công trình khoa học thể hiện sự nghiên cứu công phu của các tác giả về vấn đề phát triển con người Việt Nam theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cuốn sách được chia làm hai phần với mười hai chương nội dung. Ở phần thứ nhất của cuốn sách, các tác giả đã trình bày những cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở lý luận cho chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam chính là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của nước ngoài về phát triển con người cũng là cơ sở quan trọng trong việc phát triển con người Việt Nam. Đồng thời, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước đã trở thành cơ sở thực tiễn của chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. Các tác giả cũng đã đưa ra mô hình nhân cách con người Việt Nam, đó là mô hình gắn bó chặt chẽ giữa đức và tài trong con người. Trong phần thứ hai, các tác giả đã đưa ra định hướng chiến lược và luận giải những giải pháp cụ thể cho việc phát triển con người Việt Nam trên bốn phương diện cơ bản là đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất. Đồng thời luận giải những giải pháp thiết thực, hiệu quả về việc phát triển con người Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa. Vì vậy, cuốn sách là tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu định hướng và giải pháp phát triển con người toàn diện ở Việt Nam. 6 “Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Thiện Vương [75], cuốn sách gồm ba chương. Ở chương 1: Những quan điểm cơ bản của triết học Mác - Lênin về con người, trên cơ sở phê phán những hạn chế và sai lầm của một số quan niệm trước Mác về con người, tác giả đã khẳng định sự ra đời của chủ nghĩa Mác là bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con người. Trong chương 2 (Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người), tác giả đã nhấn mạnh yêu cầu khách quan của việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng xây dựng con người Việt Nam được tác giả phân tích qua ba giai đoạn cơ bản: Con người Việt Nam truyền thống (giai đoạn trước khi Đảng ra đời), con người Việt Nam trước đổi mới và sau đổi mới, những thành quả đạt được, tác giả cũng đã trình bày những hạn chế của việc xây dựng con người Việt Nam. Trong chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả đã đưa ra và phân tích ba phương hướng và bốn nhóm giải pháp chủ yếu. “Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người” [31], cuốn sách của tác giả Nguyễn Văn Huyên, gồm hai phần, ở phần thứ nhất, trên cơ sở cho rằng chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài người, tác giả đã khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là môi trường, điều kiện để tiến tới phát triển con người Việt Nam. Phần thứ hai của cuốn sách tác giả cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam. Từ đó tác giả cho rằng, con người hiện đại là con người phải có trí tuệ, có kỹ năng nghề nghiệp, có trình độ khoa học, kỹ thuật. Đặc biệt là phải biết sáng tạo, biết thưởng ngoạn - hưởng thụ văn hóa. Rằng văn hóa, các giá trị nhân văn 7 và kinh tế thị trường, môi trường đô thị, văn hóa thẩm mỹ, nghệ thuật và giáo dục là những nhân tố cho sự hình thành và phát triển các phẩm chất đó của con người hiện đại. “Con người và phát triển con người trong quan niệm của Mác và Ăngghen” [53] do Hồ Sĩ Quý chủ biên. Cuốn sách gồm 2 phần. Phần thứ nhất: Di sản kinh điển - những tư tưởng cơ bản về con người và phát triển con người. Phần này trình bày những luận điểm về con người và phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, tương ứng với các quan điểm đó là các trích dẫn tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ đề con người, về bản chất con người, về vấn đề giải phóng con người. Phần thứ hai: Di sản kinh điển nhìn từ thời đại ngày nay - ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức và phát triển con người. Phần này gồm những bài viết của các tác giả, trong đó phân tích, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về vấn đề con người và phát triển con người. Cuốn tiếp theo của ông phải kể đến đó là cuốn: “Con người và phát triển con người” [54]. Trong đó tác giả luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc nghiên cứu con người là một khoa học. Tiếp đến làm rõ vấn đề khái niệm con người, bản chất con người, con người trong quan hệ với giới tự nhiên và vấn đề phát triển con người. Đồng thời khẳng định: “Nghiên cứu con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng, hiện đang đứng trước những nhu cầu đặc biệt cấp thiết đặt ra từ sự phát triển của bản thân khoa học và từ sự phát triển của đất nước trong tương quan chung với sự phát triển của khu vực, của thế giới và của nhân loại” [54, tr.127]. Tiếp nữa là tác giả trình bày một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người. Trong phần này, nhiều hướng nghiên cứu con người đã được tác giả đưa ra, như: nghiên cứu phát triển con người, nguồn lực con người, con người trong quan hệ với văn hóa, với môi sinh, nhân cách con người, tiềm năng con [...]... bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay Với mục đích như trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ như sau: 12 + Trình bày khái quát quan niệm về phát triển con người, về toàn cầu hóa, từ đó rút ra khái niệm phát triển con người và những thời cơ, thách thức của toàn cầu hóa với phát triển con người Việt Nam hiện nay + Phân tích thực trạng phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa + Đưa ra một... tượng nghiên cứu của đề tài: Phát triển con người Việt Nam Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển con người Việt Nam từ sau đổi mới tới nay 6 Đóng góp của luận văn Về lý luận: - Luận văn trình bày khái quát quan niệm về phát triển con người - Luận văn khái quát chung về thực trạng phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay trên ba lĩnh vực cơ bản... Nam hiện nay Luận án,“ Quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Văn Sơn [57] Ở đây, luận án luận giải quan điểm của C.Mác về phát triển con người và sự vận dụng quan điểm này ở Việt Nam trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn để trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm góp phần phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, ... hiệu quả nguồn lực con người; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người; nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Cuốn “Quan niệm của C.Mác về tha hóa và ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Thị Thanh Huyền [30] Ở đây, tác giả phân... rằng trước những thách thức của toàn cầu hóa và yêu cầu hội nhập quốc tế, cần phải xem xét những vấn đề trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực hiện đại, để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong quá trình phát triển Phùng Danh Cường, Phát triển con người ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp” [11] Tác giả đã đi luận giải thực trạng phát triển con người Việt Nam trong những năm gần đây Bên cạnh những... hiện đại hóa đất nước, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề phát triển con người được Đảng ta nhận thức ngày càng đầy đủ hơn và sâu sắc hơn Nhờ có đường lối đúng đắn về phát triển con người của Đảng và những chính sách của Nhà nước, sự nghiệp phát triển con người Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn Tóm lại, với C.Mác phát triển con người toàn diện là phát triển. .. bản chất con người Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử 26 Phát triển con người toàn diện gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, thông qua lao động sản xuất và hoạt động thực tiễn của con người Kế thừa và tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo học thuyết Mác về con người và phát triển con người trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà... lực sẽ dễ dàng chảy đi nơi khác trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay Vì vậy, vai trò của Nhà nước cần tạo ra thể chế tốt để có thể đứng vững trên trường cạnh tranh quốc tế này 1.2.2 Những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển con ngƣời Việt Nam hiện nay *Những thời cơ của toàn cầu hóa đối với phát triển con ngƣời Việt Nam hiện nay Toàn cầu hóa hiện nay diễn ra trên tất cả các lĩnh... Do đó, phát triển xă hội là cơ sở của phát triển con người Phát triển tự do, toàn diện con người là mục tiêu của sự phát triển, là tiêu chuẩn tối cao của tiến bộ xã hội Sang thế kỷ XX, tại các nước công nghiệp phát triển, người ta không còn xem phát triển đơn thuần là công nghiệp hóa Nội hàm khái niệm được mở rộng, bao hàm toàn bộ quá trình hiện đại hóa mà cốt lõi là tăng trưởng kinh tế Phát triển được... tác phát triển y tế - chăm sóc sức khỏe nhân dân và thành tích trong xóa đói giảm nghèo và từ đó đưa ra giải pháp để phát triển con người Việt Nam UNDP, Báo cáo Quốc gia về phát triển con người năm 2011: Dịch vụ xã hội vì sự phát triển con người [13] Từ những kết quả phân tích về phát triển con người Việt Nam trong thập kỷ qua, Báo cáo đưa ra và phân tích bốn thông điệp chính: Thứ nhất, tiến bộ trong . PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY 43 2.1. Thực trạng phát triển con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 43 2.1.1. Thực trạng phát triển. thể con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 43 2.1.2. Thực trạng phát triển trí tuệ con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 57 2.1.3. Thực trạng phát triển. tâm lực con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 65 2.2. Những giải pháp cơ bản để phát triển con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay 76 2.2.1. Phát triển toàn

Ngày đăng: 07/07/2015, 01:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan