Giáo trình Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm)

200 2.8K 6
Giáo trình   Kí sinh trùng thực hành (dành cho đào tạo cử nhân xét nghiệm)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Ký sinh trùng thực hành được biên soạn cho sinh viên khoa Kỹ thuật Y học có mục đích hướng dẫn cho những sinh viên học môn Ký sinh trùng nhằm hoàn thiện khả năng chẩn đoán dựa trên một số thông tin lâm sàng cơ bản và xét nghiệm bệnh phẩm bằng cách xem kính hiển vi, cấy. Một số kỹ thuật miễn dịch cũng được đề cập đến. Giáo trình gồm có ba phần: Phần một: Phần kỹ thuật trình bày những kỹ thuật xét nghiệm cơ bản bao gồm phương pháp thu thập, bảo quản, xử lý bệnh phẩm. Phần hai: Định danh, gồm các hình ảnh các ký sinh trùng và vi nấm gây bệnh thường gặp ở nước ta. Ngoài việc các sinh viên phải nắm vững các kỹ thuật được giới thiệu, điều chúng tôi quan tâm hơn nữa là sinh viên phải biết được ưu, nhược điểm của các phương pháp được chọn, phải hiểu ích lợi và hạn chế của nó. Sinh viên cần phải biết lựa chọn các phương pháp chẩn đoán phù hợp với từng loại ký sinh trùng và từng loại bệnh phẩm. Nội dung các kỹ thuật trình bày trong giáo trình này có thể không được đầy đủ, nhưng nó cũng chứa đựng các phương pháp phổ biến nhất và đủ dùng cho các phòng xét nghiệm lâm sàng ở nước ta. Trong cuốn giáo trình này, chúng tôi đã cố gắng trình bày những điểm đặc trưng về hình thể để phân biệt ký sinh trùng và giải thích làm thế nào để xác định chúng. Phần ba: Phụ lục, giới thiệu các hóa chất thường dùng trong xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột; các hóa chất, thuốc nhuộm và môi trường trong xét nghiệm nấm. Những hình ảnh minh họa, mặc dù không hoàn chỉnh nhưng cũng khá đầy đủ về số lượng và chất lượng, cung cấp một cách khái quát về hình thái của ký sinh trùng và vi nấm cũng như các kỹ thuật phát hiện chúng. Các tác giả là những người làm việc ở phòng thí nghiệm trong nhiều năm qua và có kinh nghiệm giảng dạy về môn Ký sinh trùng, hy vọng rằng cuốn sách này sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho sinh viên nhằm giúp họ có kiến thức về thực tiễn chẩn đoán ký sinh trùng, giúp cho việc phòng, chữa bệnh đạt hiệu quả. Do trình độ và thời gian có hạn, chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót về chuyên môn cũng như in ấn, rất mong nhận được sự góp ý của các sinh viên và đồng nghiệp để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn.

BỘ Y TẾ GIÁO TRÌNH KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH (DÙNG CHO ĐÀO TẠO CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM) MÃ SỐ: ĐK.01.Z.15 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2008 Chỉ đạo biên soạn: VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ Chủ biên: PGS. TS. LÊ THỊ XUÂN Những người biên soạn: CN. VÕ THỊ MỸ DUNG CN. NGUYỄN THỊ HIỆN CN. TRỊNH TUYẾT HUỆ CN. NGUYỄN HỒ PHƯƠNG LIÊN PGS.TS. LÊ THỊ XUÂN Tham gia tổ chức bản thảo: ThS. PHÍ VĂN THÂM TS. NGUYỄN MẠNH PHA LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo Cử nhân xét nghiệm. Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy – học các môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế. Giáo trình KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH được biên soạn dựa vào chương trình giáo dục của Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt. Giáo trình được PGS.TS. Lê Thị Xuân (Chủ biên), CN. Võ Thị Mỹ Dung, CN. Nguyễn Thị Hiện, CN. Trịnh Tuyết Huệ, CN. Nguyễn Hồ Phương Liên biên soạn theo phương châm: kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn Việt Nam. Giáo trình KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu dạy – học chuyên ngành Cử nhân xét nghiệm của Bộ Y tế thẩm định năm 2008. Bộ Y tế quyết định ban hành tài liệu dạy – học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật. Bộ Y tế chân thành cảm ơn các tác giả và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn thành cuốn sách; cảm ơn PGS.TS. Vũ Đức Chính, PGS.TS. Hoàng Tân Dần đã đọc và phản biện để cuốn sách sớm hoàn thành, kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế. Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau sách được hoàn thiện hơn. VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ Y TẾ LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Ký sinh trùng thực hành được biên soạn cho sinh viên khoa Kỹ thuật Y học có mục đích hướng dẫn cho những sinh viên học môn Ký sinh trùng nhằm hoàn thiện khả năng chẩn đoán dựa trên một số thông tin lâm sàng cơ bản và xét nghiệm bệnh phẩm bằng cách xem kính hiển vi, cấy. Một số kỹ thuật miễn dịch cũng được đề cập đến. Giáo trình gồm có ba phần: Phần một: Phần kỹ thuật trình bày những kỹ thuật xét nghiệm cơ bản bao gồm phương pháp thu thập, bảo quản, xử lý bệnh phẩm. Phần hai: Định danh, gồm các hình ảnh các ký sinh trùng và vi nấm gây bệnh thường gặp ở nước ta. Ngoài việc các sinh viên phải nắm vững các kỹ thuật được giới thiệu, điều chúng tôi quan tâm hơn nữa là sinh viên phải biết được ưu, nhược điểm của các phương pháp được chọn, phải hiểu ích lợi và hạn chế của nó. Sinh viên cần phải biết lựa chọn các phương pháp chẩn đoán phù hợp với từng loại ký sinh trùng và từng loại bệnh phẩm. Nội dung các kỹ thuật trình bày trong giáo trình này có thể không được đầy đủ, nhưng nó cũng chứa đựng các phương pháp phổ biến nhất và đủ dùng cho các phòng xét nghiệm lâm sàng ở nước ta. Trong cuốn giáo trình này, chúng tôi đã cố gắng trình bày những điểm đặc trưng về hình thể để phân biệt ký sinh trùng và giải thích làm thế nào để xác định chúng. Phần ba: Phụ lục, giới thiệu các hóa chất thường dùng trong xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột; các hóa chất, thuốc nhuộm và môi trường trong xét nghiệm nấm. Những hình ảnh minh họa, mặc dù không hoàn chỉnh nhưng cũng khá đầy đủ về số lượng và chất lượng, cung cấp một cách khái quát về hình thái của ký sinh trùng và vi nấm cũng như các kỹ thuật phát hiện chúng. Các tác giả là những người làm việc ở phòng thí nghiệm trong nhiều năm qua và có kinh nghiệm giảng dạy về môn Ký sinh trùng, hy vọng rằng cuốn sách này sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho sinh viên nhằm giúp họ có kiến thức về thực tiễn chẩn đoán ký sinh trùng, giúp cho việc phòng, chữa bệnh đạt hiệu quả. Do trình độ và thời gian có hạn, chúng tôi không tránh khỏi những thiếu sót về chuyên môn cũng như in ấn, rất mong nhận được sự góp ý của các sinh viên và đồng nghiệp để lần xuất bản sau giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. CÁC TÁC GIẢ PHẦN MỘT KỸ THUẬT Bài 1 CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI Đa số ký sinh trùng (KST) không thể nhận thấy bằng mắt thường mà cần có những dụng cụ quang học để phóng đại chúng lên như kính lúp, kính hiển vi. Tùy theo yêu cầu của kỹ thuật, kính hiển vi còn cần có những phụ tùng để đo kích thước KST, tụ quang nền đen,… 1. NHẮC LẠI CẤU TRÚC CỦA KÍNH HIỂN VI Kính hiển vi là một công cụ thường dùng và quan trọng nhất của một phòng xét nghiệm KST. Kính hiển vi có thể có những hình dạng khác nhau tùy theo mẫu sản xuất, nhưng cấu tạo cơ bản giống nhau, gồm có những bộ phận:  Thị kính là một thấu kính nằm ở phía trên để mắt nhìn ảnh qua vật kính. Có 3 loại thị kính x5, x10, x15; loại x10 thường được dùng nhiều nhất.  Ống kính là một ống mà ánh sáng phải đi qua từ vật kính đến thị kính và có chức năng giữ thị kính và vật kính nằm cách nhau một khoảng nhất định.  Đĩa mang vật kính là một bộ phận có 4 lỗ để gắn vật kính, khi xoay sẽ đưa vật kính cần sử dụng vào ống kính.  Vật kính: ánh sáng đi qua vật quan sát rồi đến thấu kính này. Có 4 loại vật kính, nhưng thường dùng 3 loại: – Vật kính x10: có thị trường lớn nhất, sau khi điều chỉnh để thấy rõ mẫu vật, vật kính này thường cách kính mang vật khoảng 16mm. – Vật kính x 40: có độ phóng đại trung bình, sau khi điều chỉnh để thấy rõ mẫu vật, vật kính này thường cách kính mang vật khoảng 4mm. – Vật kính x100: có độ phóng đại lớn nhất, sau khi điều chỉnh để thấy rõ mẫu vật, vật kính này thường cách kính mang vật khoảng 1mm. Sử dụng vật kính với dầu soi kính và dùng ốc vi cấp để điều chỉnh.  Kính tụ quang: tập trung ánh sáng.  Màng chắn ánh sáng: để cho ánh sáng qua nhiều hay ít để vào vật kính.  Gương tròn dùng để lấy ánh sáng, thường có 2 mặt: – Mặt lõm: khi sử dụng vật kính x10, x40. – Mặt phẳng: khi sử dụng vật kính x100. Những loại kính dùng ánh sáng của bóng đèn gắn trong thân máy không có gương.  Tiểu xa: dùng để giữ tiêu bản được gắn với một trục có một ốc dùng để di chuyển sang trái, sang phải và một ốc dùng để di chuyển phía trước, về sau.  Thân kính mang ống kính, bàn mang mẫu vật, kính tụ quang, ốc vi cấp, ốc thứ cấp và gương.  Chân: có chức năng giữ cho kính được vững và ổn định. Cấu tạo kính hiển vi quang học 2. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI  Đặt tiêu bản lên bàn mang tiêu bản.  Điều chỉnh ánh sáng với gương tròn, kính tụ quang và màn chắn sáng.  Xoay trục mang vật kính x10 vào đúng vị trí.  Vặn ốc thứ cấp để thấy rõ vật.  Nếu cần quan sát với độ phóng đại lớn thì đổi qua vật kính lớn hơn x40, dùng ốc vi cấp để điều chỉnh đến khi thấy rõ vật. Khi sử dụng vật kính x100, ta phải dùng dầu soi kính. Nhỏ 1 giọt dầu lên tiêu bản rồi đổi qua vật kính x100. 3. CÁCH BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI  Đặt kính hiển vi đúng chỗ, xa hơi nóng và chỗ ẩm ướt.  Cầm kính hiển vi bằng thân kính, tay kia đỡ chân của kính. Phải để đứng kính hiển vi, không được để kính nghiêng.  Cẩn thận không làm rơi chất ăn mòn hay bất cứ một dung dịch nào lên bàn kính.  Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.  Lau thị kính và vật kính bằng giấy lau kính trước và sau khi dùng. Khi soi với vật kính dầu, thấm giấy lau kính với một giọt xylen để lau vật kính. Sau khi lau với xylen, phải lau khô ngay bằng giấy lau kính, nếu không xylen có thể làm bong những thấu kính gắn trong vật kính.  Trước khi cất kính hiển vi, để vật kính nhỏ ở vị trí quan sát và hạ thấp ống kính bằng ốc lớn. Vặn nhẹ nhàng, đừng ấn mạnh ống kính. Nếu cẩn thận hơn, hạ tụ quang kính xuống. Nếu tụ quang kính bẩn, lau bằng giấy lau kính khô.  Để gương nghiêng, mặt phẳng ra phía ngoài để tránh bụi.  Che kính hiển vi bằng bao của kính. Cất kính vào đúng chỗ của kính, để lui vào phía trong, đừng để mấp mé phía ngoài. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày cách sử dụng kính hiển vi để quan sát một mẫu phân tươi. 2. Khi sử dụng kính hiển vi để soi lam máu, anh (chị) cần chú ý đến yếu tố nào để có thể nhìn thấy rõ KST sốt rét (KST SR) trên phết máu nhuộm? 3. Sau khi soi lam máu tìm KST SR, anh (chị) bảo quản kính hiển vi như thế nào trước khi cất vào tủ kính? Bài 2 CÁCH CHUẨN ĐỘ KÍNH HIỂN VI Xác định loài KST cần dựa vào nhiều tiêu chuẩn, trong đó có tiêu chuẩn kích thước của KST. Ta có thể ước lượng kích thước KST bằng cách so sánh với một vật đã biết kích thước trước như hồng cầu, nhưng cách này không cho ta kết quả chính xác. Để đo được chính xác kích thước KST, ta dùng thước trắc vi đặt trong thị kính. 1. DỤNG CỤ – Kính hiển vi 2 mắt với các vật kính x 10, x 40, x 100 – Dầu – Giấy lau kính – Thước trắc vi thị kính (chia thành 50 đơn vị) – Thước trắc vi nền với 2 độ chia 0,1 và 0,01mm – Thị kính (nên sử dụng thị kính x10): + Thước trắc vi nền có kích thước bằng lam kính bình thường và ở giữa có những gạch cách nhau 0,1 và 0,01mm + Thước trắc vi đặt ở thị kính là một đường thẳng được chia thành 50 vạch. Tùy theo độ phóng đại của vật kính, các vạch này có các số đo khác nhau. 2. QUY TRÌNH KỸ THUẬT  Tháo thị kính ra và đặt thước trắc vi thị kính vào (mặt khắc vạch hướng xuống dưới). Đặt thị kính trở lại vị trí cũ.  Đặt thước trắc vi nền lên bàn kính hiển vi.  Di chuyển bàn kính sao cho 2 thước nằm chồng lên nhau, vạch 0 trên thước trắc vi thị kính trùng với vạch 0 trên thước trắc vi nền.  Nhìn phía bên phải vạch 0 của thước trắc vi nền để tìm điểm mà 1 vạch của thước trắc vi thị kính trùng với 1 vạch của thước trắc vi nền, điểm trùng này gọi là điểm Y. Khoảng cách sẽ thay đổi tùy theo các vật kính sử dụng (x10, x40, x100).  Đếm số vạch chia trên thước trắc vi thị kính, từ số 0 đến vạch trùng lắp (Y). Đếm số vạch chia (0,1mm) trên thước trắc vi nền từ vạch 0 đến vạch trùng lắp (Y), Tính đoạn đếm được trên thước trắc vi thị kính theo công thức sau: N = Số vạch đếm được trên thước trắc vi nền (mm). n = Số vạch đếm được trên thước trắc vi thị kính (mm). Ví dụ: Ở vật kính x10, ta có N = 0,3mm, n = 40. Ví dụ: Đo chiều dài của trứng giun kim. Đặt tiêu bản lên bàn kính, quan sát trứng với vật kính 10, chiều dài của trứng giun kim tương ứng với 8 khoảng chia của thước trắc vi thị kính. Ta đã có đơn vị thị kính ở vật kính x10 là 7,5mm, chiều dài của trứng giun kim sẽ là 7,5mm x 8 = 60mm. Lưu ý: – Mỗi độ phóng đại của vật kính (x10, x40 và x100) có đơn vị thị kính khác nhau, vì mỗi vạch của thước trắc vi nền sẽ thay đổi kích thước trong khi vạch của thước trắc vi thị kính vẫn duy trì kích thước cũ. Vì vậy, cần phải chuẩn độ cho từng loại vật kính và ghi lại các đơn vị này lên kính hoặc tờ giấy dán gần kính để dễ tra cứu. – Khi muốn có số đo của KST thì chỉ cần nhân số vạch đo được với đơn vị thị kính để có kích thước thật. – Sau khi mỗi vật kính đã được chuẩn độ, ta không trao đổi thị kính chứa thước trắc vi và những vật kính của kính hiển vi này với thị kính hoặc vật kính của kính hiển vi khác. Phải sử dụng vật kính và thị kính đã được chuẩn độ. – Nên chuẩn độ định kỳ để bảo đảm tính chính xác. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Tạo sao cần phải biết kích thước của KST? 2. Trình bày cách tính đơn vị thị kính. 3. Làm thế nào để đo kích thước của trứng giun đũa? Bài 3 THU THẬP VÀ BẢO QUẢN PHÂN ĐỂ XÉT NGHIỆM TÌM KÝ SINH TRÙNG 1. THU THẬP BỆNH PHẨM Có nhiều phương pháp lấy bệnh phẩm, việc quyết định chọn phương pháp nào dựa vào giá trị và giới hạn của mỗi phương pháp. Nếu bệnh phẩm không được lấy và xử lý đúng yêu cầu kỹ thuật, chúng ta có thể không phát hiện được mầm bệnh. 1.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước khi lấy phân Nhiều kết quả xét nghiệm phân là âm giả tạo do bệnh nhân không được hướng dẫn đầy đủ hay hướng dẫn không đúng cách. Phải hướng dẫn bệnh nhân một cách cẩn thận; tốt nhất là phòng thí nghiệm đưa cho bác sĩ điều trị những bản in sẵn những chi tiết cần thiết để phát cho bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm phân. Dặn bệnh nhân trong 3 ngày trước khi lấy bệnh phẩm, tránh dùng những loại thuốc và thực phẩm có thể làm cho việc nhận dạng KST khó khăn như: – Thuốc: Bismuth, Magnesium, Kaolin, Baryte, thuốc đặt vào hậu môn có dầu, mỡ. – Thực phẩm nhiều cặn bã: ngũ cốc, bắp cải, salad, quả có nhiều hạt nhỏ, nhiều chất béo, dầu, mỡ. Bệnh nhân nên ăn chế độ ít chất bã như: bánh, đồ ăn loãng, trứng, sữa, gan,…. 1.2. Lấy bệnh phẩm 1.2.1. Tại phòng xét nghiệm Tốt nhất nên lấy phân tại phòng xét nghiệm. – Lọ đựng phân: + Cần phải khô và sạch, bằng nhựa trong hoặc giấy carton không thấm nước hoặc thủy tinh. + Có miệng rộng, nắp vặn chặt. + Có dán nhãn để ghi họ, tên, tuổi, địa chỉ của bệnh nhân và ghi ngày, giờ lấy bệnh phẩm. – Cách lấy phân: + Có thể lấy bất cứ chỗ nào của khuôn phân để tìm trứng giun, sán. Nhưng để phát hiện đơn bào, nên lấy phân ở chỗ bất thường như máu, nhày, lỏng, bọt hoặc lấy phân ngay trong trực tràng. + Không được lấy phân lẫn với nước tiểu, dầu, các chất muối Mg, Al, Ba, Bi, Fe vì các chất đó làm biến dạng đơn bào. + Nếu cho bệnh nhân uống thuốc xổ, chỉ nên cho uống sulfat natri và sẽ lấy phân khi bệnh nhân đi ngoài lần thứ hai hay thứ ba sau khi uống thuốc. – Lượng phân cần lấy: + Thay đổi tùy theo mục đích và kỹ thuật xét nghiệm, thường chỉ cần khoảng 5 – 10 gam phân (khoảng bằng hạt lạc) để có thể đủ làm nhiều phương pháp. + Trong một số trường hợp như tìm giun, đốt sán, các bệnh về bộ tiêu hoá phải lấy toàn bộ số lượng phân được thải ra để có thể thấy được KST và màng nhày hay mô bì bị tróc ra cùng với phân. 1.2.2. Ngoài phòng xét nghiệm Lấy phân ở ngoài phòng xét nghiệm là điều bất đắc dĩ, cần tôn trọng những nguyên tắc sau: – Phải gửi đến phòng xét nghiệm trong thời gian ngắn nhất, đặc biệt là đơn bào, phân phải luôn được giữ ấm. – Không được giữ ở nhiệt độ lạnh quá. – Nếu ở xa: giữ hộp phân trong nước ấm 37 o C và đồng thời lấy một chút phân cho vào một trong những dung dịch cố định: + MIF: Merthiolate Iod Formol. PVA: Polyvinyl Alcohol. F2AM: Formol + Phenol + Alcool + Xanh Methylene. 1.3. Thời gian xét nghiệm phân Sau khi thu hồi bệnh phẩm cần xét nghiệm ngay, càng sớm càng tốt. Thời gian từ khi lấy mẫu đến khi khảo sát: – Phân bình thường cần xét nghiệm trong vòng 12 – 24 giờ hoặc có thể để 1 – 2 ngày trong tủ lạnh. – Phân mềm, nhão, lỏng hay có màng nhày và máu cần phải xem ngay trong vòng 30 phút sau khi lấy. Trong trường hợp sau khi lấy phân mà chưa xét nghiệm ngay hoặc lấy phân tại nhà ở xa, nên bảo quản phân bằng cách để phân trong các dung dịch định hình (fixative) để trứng giun, sán không phát triển, đơn bào không bị thoái hóa. 2. HÓA CHẤT BẢO QUẢN PHÂN – Để bảo quản hình thể và ngăn sự phát triển tiếp tục của trứng và ấu trùng giun, sán, phân được đựng trong chất bảo quản ngay lập tức sau khi lấy (bệnh nhân lấy) hoặc khi phòng xét nghiệm nhận bệnh phẩm. – Một số chất cố định được ưa dùng là: formol, sodium acetat–acetic acid–formol (SAF), dung dịch Schaudinn, polyvinyl alcohol (PVA). – Khi chọn phương pháp cố định, phải đảm bảo chất cố định được chọn phù hợp với kỹ thuật xét nghiệm sẽ làm. Vì mỗi chất cố định có tính chất riêng, không thể dùng cho tất cả các loại kỹ thuật xét nghiệm. 2.1. Formol Formol đặc biệt thích hợp để cố định ấu trùng giun, sán và bào nang đơn bào. Hai nồng độ thường dùng là 5% cho bào nang đơn bào và 10% cho trứng và ấu trùng giun, sán. Để giữ hình dạng đơn bào được tốt, nên pha loãng formol với dung dịch đệm phosphat, tạo thành formol trung hòa. Ghi chú: Formaldehyd bán thị trường thường chỉ 37 – 40% HCHO, tuy nhiên vẫn được xem là 100%. [...]... thêm muối bão hòa vào lọ xét nghiệm Nước đầy đến miệng lọ, hơi vồng lên nhưng không tràn ra ngoài Không có bọt khí, bọt nước Dung dịch phân tiếp xúc với lá kính ở vị trí cân đối trong thời gian 15 phút 5 Đậy lá kính miệng lọ xét nghiệm 6 Nhấc lá kính lên và đặt tiêu bản lên lam kính Không có bọt khí, bọt nước Soi kính hiển vi tìm ký sinh trùng Soi đúng theo quy trình và quy định Xét nghiệm phân theo phương... ấu trùng * Mật độ nhiễm trên tiêu bản: Ví dụ: Tìm thấy trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides): (+) 8 CÁCH XỬ LÝ DỤNG CỤ ĐÃ DÙNG VÀ BỆNH PHẨM 8.1 Bệnh phẩm và que xét nghiệm Sau khi xét nghiệm xong, cho lọ đựng phân và que xét nghiệm vào dung dịch sát trùng rồi hấp diệt trùng trước khi bỏ Nếu không có lò hấp, có thể nấu sôi 30 phút hoặc chôn vào hố sâu 8.2 Dụng cụ – Lam kính: cho vào dung dịch sát trùng, ... trong phân (hồng cầu, bạch cầu,…) 1 DỤNG CỤ – Kính hiển vi – Lam kính, lá kính – Viết (bút) chì sáp – Que gỗ – Khăn vải – Bình đựng dung dịch sát trùng – Kẹp 2 HÓA CHẤT 3 QUY TRÌNH LÀM TIÊU BẢN PHÂN  Lấy một tấm lam kính sạch, khô Dùng viết chì sáp chia lam kính ra làm 3 phần Ghi tên bệnh nhân vào ô nhỏ ở đầu lam kính  Nhỏ lên lam kính 1 giọt NaCl 0,85% vào ô giữa, 1 giọt Lugol ở ô cuối  Dùng que... hiển vi – Lam kính – Ống nghiệm – Ống hút Pasteur – Băng keo trong – Cây đè lưỡi hoặc muỗng dài 10cm – Bông sạch – Găng tay c) Quy trình kỹ thuật  Dùng băng keo trong dán lên lam kính sao cho hai đầu lam kính đều được phủ một đoạn băng keo khoảng 1cm  Đặt miếng lam kính đã dán băng keo lên cây đè lưỡi sao cho cạnh nhỏ của tấm lam kính cách bờ cây đè lưỡi bằng 1/3 chiều dài của tấm lam kính  Gỡ băng... lam kính Đậy lá kính Đặt tiêu bản lên bàn kính hiển vi Tìm KST Không bọt khí, không tràn nước ra quanh lá kính 7 8 9 10 11 o Không rơi vãi ra môi trường Đúng quy định, nước không văng ra xung quanh Soi đúng theo quy trình và quy định Bài 7 CẤY PHÂN – Cấy phân đặc biệt cần thiết để phát hiện nhiễm nhẹ giun móc, Strongyloides stercoralis và Trichostrongylus spp và để định danh ký sinh trùng – Ấu trùng. .. tìm ký sinh trùng Soi đúng theo quy trình và quy định Bài 6 CÁC KỸ THUẬT CHUYÊN BIỆT ĐỂ PHÁT HIỆN KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT Trong một số trường hợp, do đặc điểm sinh học riêng biệt của một số loại giun, sán, đơn bào mà các phương pháp xét nghiệm thông thường không thể hoặc thỉnh thoảng mới phát hiện mầm bệnh trong phân Để khắc phục tình trạng này, người ta đã nghiên cứu đưa ra các phương pháp xét nghiệm... trùng giun lươn Không dùng với phân có nhiều mỡ a) Nguyên tắc Phân được hòa tan trong dung dịch sulfat kẽm bão hòa, có tỷ trọng 1,18 Trứng giun, sán có tỷ trọng nhẹ hơn nên nổi trên mặt nước và được vớt ra để quan sát dưới kính hiển vi b) Dụng cụ – Kính hiển vi – Ống nghiệm, ống ly tâm – Gạc – Khuyên cấy vi trùng – Que gỗ – Lam kính – Lá kính – Kẹp c) Hóa chất Dung dịch Sulfat kẽm bão hoà: d) Quy trình. .. cho đủ 10ml  Lọc dung dịch trên qua tấm gạc vào ống ly tâm  Ly tâm 2000 vòng/phút trong 2 phút, đổ bỏ phần nước trong bên trên  Cho vào ống ly tâm một ít dung dịch Sulfat kẽm, khuấy đều, tiếp tục cho thêm dung dịch Sulfat kẽm vào ống cho đến cách miệng ống nghiệm khoảng 2 – 3cm  Ly tâm 2000 vòng/phút trong 2 phút  Dùng khuyên cấy trùng lấy phần nổi trên mặt dung dịch để lên lam kính  Đậy lá kính... thời gian lâu dài? Bài 4 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TÌM KÝ SINH TRÙNG I ĐẠI CƯƠNG Trong phòng xét nghiệm, khi nhận được bệnh phẩm, nếu là phân tươi không có chất bảo quản, chúng ta cần quan sát bằng mắt (đại thể) trước để có được những nhận xét sơ bộ về mẫu phân, ghi nhận những đặc tính của mẫu phân, phân loại bệnh phẩm để xét nghiệm: mẫu phân lỏng, có chất nhày, máu phải xét nghiệm ngay Không nên để phân... được thực hiện với kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp, tập trung KST trong phân, kỹ thuật chuyên biệt, cấy và nhuộm cố định II KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM PHÂN TRỰC TIẾP Kỹ thuật xét nghiệm phân trực tiếp sử dụng phân hòa tan trong nước muối cho phép phát hiện sự di động của thể hoạt động đơn bào, trứng giun, sán, ấu trùng giun và các vật thể bất thường trong phân (hồng cầu, bạch cầu,…) 1 DỤNG CỤ – Kính hiển . TẾ GIÁO TRÌNH KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH (DÙNG CHO ĐÀO TẠO CỬ NHÂN XÉT NGHIỆM) MÃ SỐ: ĐK.01.Z.15 NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC HÀ NỘI –. LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương trình khung đào tạo Cử nhân xét nghiệm. Bộ Y tế tổ chức biên. theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế. Giáo trình KÝ SINH TRÙNG THỰC HÀNH được biên soạn dựa vào chương trình giáo dục

Ngày đăng: 06/07/2015, 23:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan