Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội

100 1.1K 10
Quan niệm của J.J. Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** PHẠM THỊ HUYÊN QUAN NIỆM CỦA J.J.ROUSSEAU VỀ QUYỀN LỰC VÀ SỰ PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Triết học Hà Nội, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** PHẠM THỊ HUYÊN QUAN NIỆM CỦA J.J.ROUSSEAU VỀ QUYỀN LỰC VÀ SỰ PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS Nguyễn Thuý Vân Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thuý Vân Học viên Phạm Thị Huyên LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS Nguyễn Thuý Vân, người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô trong và ngoài trường đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi. Đặc biệt,tôi xin cảm ơn các thầy cô trong Khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã cung cấp cho tôi nền tảng kiến thức quý báu và sự giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành luận văn của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và cơ quan đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2015 Học viên Phạm Thị Huyên 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 1.Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 5 2.1. Những công trình nghiên cứu về triết học khai sáng Pháp nói chung và về J.J.Rousseau nói riêng. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 11 4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của luận văn 12 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 12 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn. 12 7. Kết cấu của luận văn. 13 PHẦN NỘI DUNG 14 Chương 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM CỦA J.J.ROUSSEAU VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ SỰ PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI 14 1.1 Điều kiện kinh tế xã hội và những tiền đề lý luận cho sự ra đời quan niệm của J.J.Rousseau về quyền lực nhà nước và sự phân chia quyền lực nhà nước. 14 1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội. 14 1.1.2 Tiền đề lý luận cho sự hình thành tư tưởng của J.J.Rousseau 24 1.2. Khái quát cuộc đời, sự nghiệp của J.J.Rousseau và tác phẩm Bàn về khế ước xã hội 37 1.2.1. Giới thiệu chung về cuộc đời, sự nghiệp của J.J.Rousseau 37 1.2.2. Vài nét về tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của J.J.Rousseau. 42 Kết luận chương 1. 48 2 Chương 2. QUAN NIỆM CỦA J.J.ROUSSEAU VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC, SỰ PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 49 2.1. Quan niệm của J.J.Rousseau về quyền lực nhà nước 49 2.1.1. Sự hình thành quyền lực nhà nước 49 2.1.2. Đặc điểm của quyền lực nhà nước 54 2.2 Quan niệm về sự phân chia quyền lực nhà nước của J.J.Rousseau 60 2.2.1. Quan niệm của J.J.Rousseau về nguyên tắc của sự phân định chức năng, nhiệm vụ các bộ phận quyền lực nhà nước 60 2.2.2. Quan niệm của J.J.Rousseau về chức năng cụ thể của các bộ phận quyền lực nhà nước 67 2.3. Mấy nhận xét bước đầu về giá trị và hạn chế trong quan niệm của J.Rousseau về quyền lực nhà nước và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội 77 2.3.1. Về giá trị 77 2.3.2. Về hạn chế 80 2.4. Ý nghĩa quan niệm của J.J.Rousseau về quyền lực nhà nước và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay 81 Kết luận chương 2 87 KÊT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 3 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước của dân, do dân và vì dân đã được hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX và đang ngày càng hiện hình rõ nét trong đời sống xã hội.Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta xác định: “Xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp” (14, tr.126). Chủ trương của Đảng là xây dựng nhà nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước. Trong Cương lĩnh xây dựng Đảng năm 2011, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Nhà nước ban hành pháp luật; tổ chức, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” [62]. Để thực hiện đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, theo chúng tôi, việc nghiên cứu những tư tưởng, quan điểm có giá trị về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử là một trong những nhân tố quan trọng để có thể xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong lịch sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền và về sự phân chia quyền lực trong nhà nước 4 pháp quyền nói chung và giai đoạn Khai sáng Pháp nói riêng là thực sự cần thiết, nhất là trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đứng trước những thách thức ngày càng lớn mạnh của công cuộc hội nhập và phát triển, có rất nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết. Vì thế, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về nhà nước pháp quyền và sự phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử triết học sẽ góp phần hoàn thiện lý luận mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. J.J.Rousseau (1712-1778) là một trong những nhà triết học Khai sáng Pháp có những nghiên cứu bàn về sự phân chia quyền lực nhà nước và xác định vai trò, vị trí của mỗi quyền trong nhà nước rất có giá trị. Bản thân ông cũng như nhiều nhà tư tưởng cùng thời có những đóng góp tích cực nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập những nguyên tắc căn bản cho việc xây dựng thể chế chính trị mới. Bàn về khế ước xã hội là một tác phẩm thể hiện dấu ấn và những đóng góp về mặt tư tưởng của J.J.Rousseau. Trong tác phẩm, J.J.Rousseau đề cập vấn đề cần có một khế ước xã hội như là sự thỏa thuận giữa mọi người với nhau nhằm xây dựng một nhà nước hòa bình và phát triển. Ở đó “mỗi người từ bỏ một phần quyền riêng của mình để gộp vào quyền chung, dùng sức mạnh tập thể nhưng vẫn được tự do đầy đủ và vẫn chỉ tuân theo bản thân mình, mọi người đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung và chúng ta tiếp nhận mỗi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể” [51, tr.39]. Những thỏa thuận của mọi người là cơ sở cho một chính quyền hợp pháp. Ý chí chung là tập hợp của ý chí cá nhân và được công bố lên thành luật pháp trở thành quy định chung đối với mọi người trong xã hội. Bộ máy nhà nước do nhân dân bầu ra sẽ là cơ quan đại diện quyền lợi của nhân dân. Cơ quan này phân chia các bộ phận quyền lực nhà nước như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để giải quyết các công việc phát sinh trong quá trình thực hiện ý chí chung. Chính nhờ luật pháp mà 5 mọi người trong xã hội được đối xử công bằng, bình đẳng. Bình đẳng về quyền lợi, bình đẳng về nghĩa vụ. Tuy nhiên, quyền lực nhà nước theo J.J.Rousseau mặc dù có sự phân chia nhưng hoàn toàn thống nhất. Thống nhất ở chỗ cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đều do nhân dân bầu cử, đều dưới sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát của nhân dân. Quyền lực tối thượng - quyền lực nhân dân là cao nhất. Đây là điểm khác biệt lớn của ông với các nhà tư tưởng đương thời và trước đó khi khẳng định vai trò của nhân dân trong nhà nước. Những đóng góp này về tư tưởng của J.J.Rousseau không chỉ có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến bối cảnh lịch sử đương thời của ông đang sống mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện mô hình nhà nước pháp quyền về mặt lý luận nhất là trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Quan niệm của J.J.Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Triết học của mình với mong muốn chỉ ra được những giá trị và hạn chế trong quan niệm của J.J.Rousseau, qua đó xác định được ý nghĩa tư tưởng đó của J.J.Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Tư tưởng về nhà nước pháp quyền và sự phân chia quyền lực trong nhà nước là một trong những nội dung có tính thời sự, được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau. Liên quan đến đề tài luận văn có thể khái quát các công trình nghiên cứu tiêu biểu thành hai vấn đề chính sau: 2.1. Những công trình nghiên cứu về triết học khai sáng Pháp nói chung và về J.J.Rousseau nói riêng. Ở nội dung này có một số tác phẩm và tác giả tiêu biểu: 6 Tác phẩm Lịch sử thế giới cận đại do hai tác giả Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng chủ biên, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội năm 2014. Đây là cuốn sách khái quát lịch sử thế giới cả phương Tây và phương Đông thời kỳ cận đại. Trong phần 1 về lịch sử thế giới cận đại phương Tây, tác giả đã khái quát những tiền đề kinh tế, chính trị, xã hội phương Tây nói chung, nước Pháp nói riêng từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỷ XVIII. Ở nội dung này, tác giả đã phân tích những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị xã hội trong lòng chế độ phong kiến và được thay đổi bằng các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở hầu khắp các nước châu Âu như cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII, cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến và ra đời chế độ tư sản. Sự ra đời của một chế độ mới bao giờ cũng làm thay đổi diện mạo về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của quốc gia đó. Bởi vậy, bên cạnh những giá trị mang lại cho lịch sử loài người là một nền công nghiệp phát triển thì nó cũng đã làm cho xã hội phân hóa giai cấp, phân hóa giàu nghèo, mâu thuẫn xã hội sâu sắc đặc biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Chính mâu thuẫn này lại là nguyên nhân làm cho xã hội tư sản mặc dù phát triển mạnh về kinh tế nhưng lại không ổn định về chính trị. Trong bối cảnh xã hội đó những luồng tư tưởng mới đã được sinh ra mà người ta gọi là thời kỳ Khai sáng mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử loài người. Nhu cầu về một xã hội công bằng, dân chủ, văn mình, phát triển cao đã trở nên cấp thiết lúc bấy giờ. Tác phẩm Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới do nhiều học giả nổi tiếng của Liên bang Nga biên soạn, do Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái dịch, được nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin phát hành năm 2006. Đây là một cuốn sách giới thiệu khái quát lịch sử và nội dung cơ bản nhất các học thuyết chính trị của nhân loại từ cổ điển đến hiện đại. Nó đã được đông đảo độc giả thuộc giới nghiên cứu học sinh đại học trong và ngoài nước đánh giá [...]... và quan niệm của J.J .Rousseau về quyền lực nhà nước, sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội vẫn là nội dung cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở phân tích và hệ thống hoá quan niệm của J.J .Rousseau về quyền lực nhà nước và sự phân chia quyền lực trong nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã. .. Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM CỦA J.J .ROUSSEAU VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ SỰ PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI 1.1 Điều kiện kinh tế xã hội và những tiền đề lý luận cho sự ra đời quan niệm của J.J .Rousseau về quyền lực nhà nước và sự phân chia quyền lực nhà nước 1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội Châu Âu vào những thế kỷ XIV-XVI đã có những chuyển... tượng nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích quan niệm về quyền lực nhà nước và sự phân chia quyền lực nhà nước của J.J .Rousseau 5.2 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nêu quan điểm về quyền lực nhà nước và sự phân chia quyền lực trong nhà nước của J.J .Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Những nghiên cứu của luận văn có thể góp phần hệ... trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội; 11 - Phân tích những nội dung cơ bản trong quan niệm của J.J .Rousseau về quyền lực nhà nước, phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội; - Chỉ ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của những tư tưởng này đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay 4 Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu của luận văn... về mô hình nhà nước pháp quyền lấy pháp luật là công cụ chủ yếu được nhà nước sử dụng và coi đó chính là quyền lực nhà nước cao nhất Ở đây, các triết gia chưa đưa ra khái niệm cụ thể về quyền lực nhà nước hay sự phân chia quyền lực nhà nước mà mới chỉ coi pháp luật chính là biểu hiện của quyền lực nhà nước Sử dụng pháp luật để quản lý xã hội chính là đặc điểm cơ bản nhất về tư tưởng quyền lực nhà nước. .. thuyết phân chia quyền lực – một cách tư duy về quyền lực nhà nước của tác giả Bùi Ngọc Sơn, khoa Luật, Đại học Quốc gia Các tài liệu này đã đưa ra những luận giải logic về sự hình thành tư duy về xã hội công dân, về quyền lực nhà nước, về tư tưởng chủ quyền nhân dân, sự phân chia quyền lực nhà nước trong lịch sử triết học Tuy vậy, có thể nói việc đi sâu nghiên cứu triết học chính trị của J.J .Rousseau. .. cứu khá chi tiết về các quan niệm triết học pháp quyền của Montesquieu Tác giả đã có sự nghiên cứu chuyên sâu tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong dòng chảy lịch sử Trong đó có đề cập đến những tư tưởng của J.J .Rousseau về quyền lực của nhà nước với tư cách là cái thể hiện ý chí chung Hơn nữa tác giả Lê Tuấn Huy còn đưa ra nhiều phân tích về nhà nước pháp quyền, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt... sáng trong đó có J.J .Rousseau đều dựa trên nền tảng này mà phê phán lý thuyết và mô hình kiểu Aristot Như vậy, quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp – La Mã về quyền lực nhà nước chủ yếu dừng lại ở việc khẳng định tính tối cao của pháp luật, 29 coi pháp luật là công cụ chủ yếu của nhà nước Quyền lực nhà nước là quyền lực của một nhóm người đứng đầu nhà nước Quyền lực nhà nước chính là quyền của giai... có luận văn: Tư tưởng cơ bản của triết học chính trị của J.J .Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 2007 Luận văn đi sâu vào phân tích các tư tưởng chính trị của J.J .Rousseau thông qua nghiên cứu tác phẩm nổi tiếng của ông Bàn về khế ước xã hội Công trình đã đưa lại cái nhìn tương đối toàn diện về triết học chính trị của J.J .Rousseau, đồng thời cung cấp... xã hội, luận văn đánh giá giá trị, hạn chế và chỉ ra ý nghĩa của những tư tưởng này đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích này, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ sau: - Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời quan niệm về quyền lực nhà nước và phân chia quyền lực nhà nước của J.J .Rousseau trong tác phẩm . nét về tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của J. J .Rousseau. 42 Kết luận chương 1. 48 2 Chương 2. QUAN NIỆM CỦA J. J .ROUSSEAU VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC, SỰ PHÂN CHIA QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG TÁC PHẨM. 2.4. Ý nghĩa quan niệm của J. J .Rousseau về quyền lực nhà nước và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. thành quyền lực nhà nước 49 2.1.2. Đặc điểm của quyền lực nhà nước 54 2.2 Quan niệm về sự phân chia quyền lực nhà nước của J. J .Rousseau 60 2.2.1. Quan niệm của J. J .Rousseau về nguyên tắc của sự

Ngày đăng: 06/07/2015, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan