tiểu luận môn ĐƯỜNG LỐI CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

19 612 0
tiểu luận môn ĐƯỜNG LỐI CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận môn ĐƯỜNG LỐI CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG. Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người. Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước

ĐƯỜNG LỐI CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề tài: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 1 Khái Niệm Văn Hóa - Theo nghĩa rộng: Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước Văn hóa gồm hai khía cạnh: + Giá trị tinh thần: Ngôn ngữ, Tư tưởng, Giá trị,… + Giá trị vật chất: Nhà Cửa, Quần Áo, Các Phương Tiện,… Cả hai khía cạnh cần thiết để làm rõ ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa - Theo nghĩa hẹp: Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, văn hóa là hệ các giá trị, truyền thống, lối sống; văn hóa là năng lực sáng tạo của một dân tộc; văn hóa là bản sắc là của một dân tộc ; văn hóa là bản sắc của một dân tộc, là cái phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, 2 Những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam Hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành trong suốt hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu, tiếp thu, cải biến, chọn lọc những giá trị văn hóa của các dân tộc khác Tuy vậy, cái cốt lõi trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam hoàn toàn bắt nguồn từ nền tảng của dân tộc, từ truyền thống hàng nghìn năm kiên trì chịu đựng gian khổ, khó khăn và vượt qua một cách oanh liệt, các tác động khắc nghiệt khác nhau của tự nhiên và xã hội Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, phong tục tập quán, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống cần cù chịu đựng gia khổ, yêu trẻ, kính già, vị tha, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại, truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý trí tự lực tự cường, truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo Để hiểu rõ hơn về những truyền thống đó ta tìm hiểu cụ thể như sau: 2.1Truyền thống yêu nước Yêu nước, thương người là sự cao quý của tư tưởng và tâm hồn Việt Nam, là giá trị nhân cách của con người Việt Nam, đó là truyền thống dân tộc trải qua bao biến thiên của lịch sử vẫn tồn tại một cách bền bỉ và tỏa sáng rạng rỡ trên gương mặt tinh thần của cả dân tộc Đó cũng là một truyền thống văn hóa, văn hóa chính trị gắn liền với văn hóa đạo đức của dân tộc Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn truyền thống của Việt Nam được sản sinh và nuôi dưỡng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hằng nghìn năm cho tới ngày nay vừa anh hùng vừa bi tráng Cốt cách Việt Nam định hình trong thử thách khắc nghiệt chống thiên tai và chống ngoại xâm, đoàn kết và cố kết cộng đồng, nương tựa vào nhau để tồn tại và phát triển, bởi sức mạnh của hợp tác và đồng thuận Sức mạnh ấy chẳng những được quy định thành văn mà còn được tổng kết thành triết lý sống và thành phương châm ứng xử, chỉ dẫn hành động, sự khẳng định các giá trị Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống có trong mối liên kết giữa Nhà với Làng với Nước, là liên kết cộng đồng, lấy sức mạnh ở tổng thể, trong đó từng cái riêng, đơn lẻ và cá thể được tập hợp và hòa đồng trong cái chung của cộng đồng rộng lớn, lấy tương đồng, cố kết cộng đồng để khắc phục những khác biệt và những xung đột Giá trị và sức mạnh cộng đồng là một nét nổi bật, là một đặc tính truyền thống Việt Nam, trước hết là trong chống thiên tai và sau đó là chống giặc ngoại xâm Yêu nước là tình cảm và tư tưởng phổ biến, vốn có ở tất cả các dân tộc trên thế giới chứ không riêng gì của dân tộc Việt Nam Song, tư tưởng ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử đặc thù của từng dân tộc Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ!) Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” 2.2 Văn hóa tín ngưỡng, Tôn Giáo, Chữ viết - Tín ngưỡng + Thờ cúng tổ tiên đối với người Việt vừa là đạo lý vừa là tín ngưỡng, nhưng trước hết là đạo lý và được coi là một đạo lý gốc của đời sống con người trong mỗi dòng họ, gia đình + Thờ cúng tổ tiên còn thể hiện tính hiếu thảo và trách nhiệm của con cháu Trong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam rất coi trọng việc cúng giỗ tin đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng Không hiếu thảo với cha mẹ lúc còn sống thì lòng tôn kính với cha mẹ sẽ bị hạn chế và thờ ơ việc cúng giỗ - Tôn giáo + Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa Với ba hệ tư tưởng Tam giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo + Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo (được gọi là "Tam giáo") Có một số tôn giáo khác như Công giáo Rôma, Cao Đài và Hòa Hảo Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm Phật giáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo -Ngôn ngữ + Tiếng việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng + Về chữ viết, theo một số nghiên cứu khảo cổ, từ thời Hùng Vương người Việt đã có chữ viết riêng gọi là Chữ Khoa Đẩu mà người Trung Quốc miêu tả là giống đàn nòng nọc đang bơi Tới thời Bắc Thuộc, Chữ Hán là chữ viết chính thức ở Việt Nam Sau khi dành độc lập từ thế kỷ 10, với ý thức dân tộc cũng như các từ vựng không có trong chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm dùng song hành với chữ Hán chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 12 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 18 Tuy nhiên chữ Nôm chỉ được dùng trong lĩnh vực văn chương, còn trong hành chính thì vẫn dùng chữ Hán 2.3 Truyền thống qua phong tục, tập quán - Phong tục Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội Tuy nhiên có những phong tục mất đi những cũng có nhưng phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua việc những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương trải qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ được tập tục này trong cuộc sống ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện sự tích Trầu Cau để rồi thành biểu tượng cho tình anh em, vợ chồng của người Việt, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt Nam[5] Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết, Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác - Ẩm thực Số lượng món ăn và cách thức kết hợp thực phẩm trong món ăn Việt Nam là vô cùng đa dạng do có sự kết hợp Đông Tây, ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực các nước Đông Nam Á, đặc biệt là sự sáng tạo của người Việt để bản địa hóa và tìm ra những phương thức thích hợp nhất Có những món ăn không hề thay đổi trong hàng nghìn năm qua - Trang phục Trang phục Việt Nam rất đa dạng Một trong những y phục cổ xưa nhất được người phụ nữ bình dân mặc cho đến đầu thế kỉ XX là bộ "Áo tứ thân" Hầu hết các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có trang phục riêng mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc mình Thường phục truyền thống của người việt đối với đàn ông là quần trắng áo nâu đầu vấn khăn chân đi guốc hoặc dép, đối với phụ nữ trang phục cầu kì và rực rỡ hơn:váy đen yếm trắng áo tứ thân…đầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo Cách ăn mặc truyền thống này đã mang đến cho người phụ nữ Việt một vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, thướt tha Ngày nay, trang phục truyền thống của người Việt đã thay đổi Bộ âu phục thay thế cho bộ đồ truyền thống của đàn ông Chiếc áo dài khởi phát từ thời chúa Nguyễn Phúc Khoát ngày càng được cải tiến và hoàn thiện hơn, được phụ nữ Việt Nam ưa thích mặc vào nhiều dịp lễ hội quan trọng trong năm Chiếc áo dài hiện tại có thân tương đối bó sát thân người, hai tà áo thả xuống ngang nửa ống chân, làm cho thân thể người phụ nữ hiện lên những đường cong mềm mại, dịu dàng nhưng kín đáo, phù hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người phụ nữ Việt Nam Hiện nay, việc giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới ngày càng mở rộng, trang phục của người Việt nam ngày càng phong phú và mang tính hòa nhập và thời trang hơn, nhất là trong giới trẻ ở thành phố - Lễ hội Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động.Một số lễ hội lớn của Việt Nam trong năm _Tết nguyên đán:là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội của Việt Nam _Lễ Vu Lan(Rằm tháng bảy âm lịch) _Tết trung thu(Rằm tháng tám âm lịch) _Giỗ tổ Hùng Vương(ngày mùng 10-3 âmTruyền thống hiếu học 2.4 Truyền thống hiếu học - Người Việt Nam rất tự hào về tính hiếu học hình như đã thành truyền thống lâu đời của dân tộc Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam Cùng với chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn, từ ngàn đời nay, hiếu học đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 2.5 Quan hệ thầy trò - Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo” “Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang .Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành 3 Nhận thức của Đảng về vai trò của văn hóa và văn hóa truyền thống trong thờ kỳ đổi mới 3.1 Nhận thức của Đảng về vai trò của văn hóa - Từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đến Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đa hình thành từng bước nhận thức mới về đặc trưng, vai trò, vị trí của nền văn hóa mới phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế - Trong Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI (1986) Xác định khoa học kỹ thuật là động lực to lớn đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội ; có vị trí then chốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội - Đại hội VII (1991) lần đầu tiên đưa ra qun niệm về văn hóa Việt Nam có đặc trưng; tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: Cương lĩnh chủ trương xây dựng nền văn hóa mới, tạo ra đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ tiến bộ, kế thừ phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong nước, tiêp thu tinh hoa văn hóa chủa nhân loại, chống tư tưởng phản tiến bộ xác định khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu - Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII, VIII, IX, X và nhiều hội nghị trung ương xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển Đây là một tầm nhìn mới về văn hóa - Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VII (1991) và Đại Hội VIII ( 1996) khẳng định khoa học và giáo dục đóng vai trò là then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩ xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới; do đó, phải xem sự nghiệp giáo dục – đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người – động lực trực tiếp của phát triển xã hội - Nghị Quyết Trung Ương 5 Khóa VIII (7/1998): Chỉ ra năm quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Nghị Quyết Trung Ương 9 Khóa IX (01/2004): Xác định phát triển văn hóa đồng bộ với phát triển kinh tế - Nghị Quyết Trung Ương 10 Khóa IX (7/2004): Đặt vấn đề bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với nhiệm vụ không ngừng nâng cao văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội Đây là bước phát triển quan trọng trong nhận thức của đảng về vị trí của văn hóa trong quan hệ với các mặt khác - Hội Nghị Trung Ương 10 Khóa IX nhận định về sự biến đổi của văn hóa trong quá trình đổi mới; cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế làm thay đổi mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, thúc đẩy dân chủ hóa đời sống xã hội, đa dạng hóa thị hiếu và phương thức sinh hoạt văn hóa; do đó, phạm vi, vai trò của dân chủ hóa – xã hội hóa văn hóa của cá nhân ngày càng tăng và mở rộng là thách thức mới đối với sự lãnh đạo và quản lý công tác văn hóa của Đảng và Nhà Nước 3.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam * Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội - Văn hóa là nền tảng tinh thần + Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống diễn ra trong quá khứ cũng như hiện tại; nó cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống mà trên đó từng dân tộc tự khửng định bản sắc riêng của mình + Văn hóa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc vượt mọi khó khăn để phát triển + Chủ trương làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội để các giá trị văn hóa trở thành nền tảng tinh thần bền vững của xã hội, trở thành đọng lực phát triển kinh tế xã hội - Văn hóa là động lực cho sự phát triển + Nguồn lực nội sinh của sự phát triển của một dân tộc thấm sâu tron văn hóa + Bản thân sự phát triển kinh tế cũng chỉ do các nhân tố thuần túy kinh tế tạo ra Động lực của sự đổi mới kinh tế một phần quan trọng nừm trong nằm trong những giá trị văn hóa đang được phát huy + Hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con ngườu ngày càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng thực hiện bền vững bấy nhiêu + Trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào tiêu chuẩn cái đúng, cái tốt, cái đẹp để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề,…mặt khác văn hóa sử dụng sức mạnh cảu các giá trị truyền thống của các đạo lý dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái lợi ích vật chất, tiền tệ,… + Nền văn hóa Việt Nam đương đại với những giá trị mới mẻ là tiền đề quan trọng đưa đất nước ta hội nhập ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn vào kinh tế thế giới - Văn hóa là mục tiêu của phát triển + Mục tiêu xây dựng một xã hội Việt Nam “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” chính là mục tiêu văn hóa + Mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển là vấn đề bức xúc của mọi quốc gia, việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ này là có ý nghĩa vô cùng quan trọng + Chủ trương phát triển văn hóa phải gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với phát triển kinh tế- xã hội - Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng xã hội mới + Tri thức của con người là vô hạn + Văn hóa trực tiếp tạo dựng và nâng cao vốn “ tài nguyên người” * Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Tiên tiến là yêu nước và tiến bộ với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - Tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện - Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của cả cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua hàng nghìn năm - Đó là lòng yêu nước nông nàn, ý trí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết, lòng nhân ái, đức tính cần cù - Bản sắc của một dân tộc là tổng thể những phẩm chất, tính cách, khuynh hướng cơ bản - Bản sắc dân tộc là sức sống bên trong của dân tộc, thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, được thể hiện sâu sắc nhất trong hệ giá trị của dân tộc, là cốt lõi của nền văn hóa - Bản sắc dân tộc phát triển theo thể chế kinh tế, thể chế xã hội,và thể chế chính trị - Bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến phải thấm đượm trong mọi hoạt động xây dựng, sáng tạo, khoa học, giáo dục, … - Chủ trương vừa bảo vệ bản sắc dân tộc vừa mở rộng giao lưu tiếp thu tinh hoa nhân loại - Phải đi đôi chống những cái lạc hậu, lỗi thời phong tục, tập quán lề thói cũ * Nền văn hóa thống nhất mà đa dạng - Nét nổi bật đặc trưng của văn háo Việt Nam là sự thống nhất mà đa dạng Mỗi thành phần dân tộc có truyền thống và bản sắc của mình - Các giá trị và sắc thái bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn háo Việt Nam và củng cố sự thống nhất dân tộc * Vai trò của đội ngũ trí thức trong xây dựng và phát triển văn hóa - Đội nhũ trí thức giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà - Đảng khẳng định: “ Giáo dục và đào tạo, cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu - Văn hóa theo nghĩa rộng thì bao hàm cả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ - Đảng chủ trương; + Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ chế quản lý, phương pháp dạy, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa” + Chuyển mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở + Đổi mới ở tất cả các ngành học , phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp + Đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng đọi ngũ giáo viên + Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát triển khao học xã hội + Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo * Xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạn lâu dài - Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng, sự kiên trì, thận trọng - Bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc, sáng tạo nên những giá trị mới là một quá trình cách mạng đầy khó khăn và phức tạp, đòihoir nhiều thời gian - Trong công cuộc đó “ xây” đi đôi với “chống”, lấy xây làm chính 4 Tác động của nền kinh tế thị trường đến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc - Hiện nay những giá trị truyền thống dân tộc bên cạnh sự củng cố và giữ gìn cùng với công nghiệp hóa hiện đại hóa và xu thế toàn cầu về kinh tế - xã hội những giá trị truyền thống của dân tộc ta đang bị đe dọa và làm xấu đi Vì vậy làm sao phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với sự phát triển của con người XHCN tính quy luật chung đó có những biểu hiện đặc thù, tùy theo từng lĩnh vực và điều kiện lịch sử của từng dân tộc Việc nhận thức sâu sắc các giá trị đạo đức truyền thống và định hướng việc kế thừa nó một cách đúng đắn là đòi hỏi nó một cách đúng đắn, tất yếu và cấp bách cũng như xu thế phát triển của thế giới cùng với quốc gia trong khu vực - Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tạo ra những cơ hội mới và thách thức mới cho việc xây dựng các giá trị văn hóa Việt Nam trong tiến trình thế kỷ XXI, làm chuyển biến rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại, hình thành nên những giá trị văn hóa mới trong bối cảnh hội nhập của quá trình toàn cầu hóa Sự biến đổi các giá trị văn hóa tập trung vào các giá trị: giá trị chính trị (cái chính nghĩa, cái cách mạng), giá trị pháp luật (cái hợp pháp), giá trị đạo đức (cái thiện, cái tốt), giá trị thẩm mỹ (cái đẹp), giá trị tín ngưỡng, tôn giáo (cái tâm linh) Nền kinh tế cần hướng đến các chuẩn mực và các giá trị văn hóa nằm trong bộ ba giá trị phổ quát của nhân loại: chân - thiện - mỹ Và một trong những giải pháp cơ bản hiện nay là xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để cả văn hóa và kinh tế đều phát triển bền vững, để sự biến đổi các giá trị văn hóa theo định chuẩn cái đúng, cái tốt, cái đẹp Xã hội Việt Nam từ ngàn đời nay luôn luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng nhân tài, lấy đào tạo con người làm trung tâm để trở thành trụ cột cho sự phát triển đất nước Có lẽ vì vậy mà từ sâu trong tiềm thức của các thế hệ người Việt mối quan hệ thầy – trò luôn được sự quan tâm đặc biệt, ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi cá nhân, gia đình và toàn bộ hệ thống văn hóa – xã hội Nền giáo dục của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố tích cực của Nho giáo, trước hết là tư tưởng “tôn sư trọng đạo” vốn bắt nguồn từ truyền thống coi trọng nhân tài, ham học hỏi của người Việt kết hợp với lễ giáo nhân nghĩa, trung hiếu của đạo Khổng tử Học trò luôn phải một mực kính trọng người thầy của mình, học tập theo tấm gương đạo đức, nhất mực trau dồi, rèn luyện nhân phẩm theo những gì được dạy dỗ; Coi thầy như cha mẹ, vừa có bổn phận, vừa có trách nhiệm với người thầy, luôn luôn lễ phép, chăm sóc lúc thầy ốm đau, già yếu, điều này xuất phát từ tấm lòng chân thật muốn đền đáp công ơn dạy dỗ, chứ tuyệt đối không gò ép, bắt buộc Nghĩa tình mà chúng ta đang nói đến ở đây không chỉ từ phía học trò mà còn xuất phát từ những người làm thầy Trước là tâm huyết dạy bảo từ kiến thức Nho học đến văn hóa, đạo đức cho sĩ tử, sau là tấm lòng yêu thương, coi trò như con của thầy Người thầy luôn phải một mực đạo đức, sống khuôn phép theo đúng chuẩn mực, tuân theo Tam cương (giữ đúng bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quân tử trong ba trật tự xã hội: vua - tôi, cha - con và vợ chồng) và Ngũ thường (tuân theo năm điều căn bản để tôi luyện nhân cách, đạo đức: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) để trở thành tấm gương sáng cho học trò noi theo Bên cạnh đó, chính truyền thống hiếu học, ham hiểu biết của dân tộc Việt Nam cũng chính là lý do để mối quan hệ thầy trò ở nước ta luôn được coi trọng, xây dựng và vun đắp Học trò càng ham học hỏi, ham khám phá kiến thức và thầy cô sẵn sàng truyền đạt, sẻ chia tri thức thì càng làm bền chặt thêm tình cảm thầy – trò Thầy giáo giữ địa vị số một trong nhà trường -Người thầy được coi là người quyết định tới sự thành bại của trò: “Không thầy đố mày làm nên”; “Thầy nào-trò ấy”…Hoặc “Xem lũ trò hay, biết thầy dạy giỏi” -Chính vì vậy nên người thầy giáo có một quyền uy rất lớn trong nhà trường và luôn là tấm gương, là thần tượng của học sinh (HS) +Trong cách ứng xử của học trò đối với thầy giáo -Học trò rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận rất lớn lao -Khi ra đường, gặp thầy phải chào một cách lễ phép => Có thể thấy quan hệ thầy – trò trong các nhà trường xưa tuy rất khuôn phép theo lễ giáo phong kiến, song thể hiện được những nét đẹp văn hóa truyền thống của một nền nho học Mối quan hệ thầy – trò là một trong những quan hệ nhân văn cao quý và thiêng liêng nhất xưa nay là vì thế Mối quan hệ Thầy - Trò là một trong những quan hệ nhân văn cao quý và thiêng liêng nhất * Mối quan hệ thầy – trò ngày nay đã có nhiều thay đổi và phức tạp hơn rất nhiều +Thầy không chỉ là người dạy dỗ như cha mẹ, mà cũng là người bạn, người đồng nghiệp + Người thầy, giờ đây chỉ là người dẫn dắt, hướng dẫn, gợi mở cho trò trên con đường tìm kiếm tri thức =>Mối quan hệ thầy – trò cũng trở nên dân chủ, công khai chứ không còn áp đặt, một chiều như trước Nhìn theo chiều hướng tích cực, điều này thể hiện tính nhân văn, dân chủ trong quan hệ thầy – trò, thúc đẩy được tính năng động, tích cực của trò, hạn chế sự cửa quyền, áp đặt của thầy + Giờ đây học sinh đã trở thành trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên hay giảng viên chỉ là người hướng dẫn, giải đáp những khúc mắc, dẫn dắt học trò đi theo đúng hướng của nền tri thức chân chính Trong mỗi giờ học, dường như khoảng cách giữa thầy và trò dần được rút ngắn, học sinh có thể trao đổi thẳng thắn những suy nghĩ, trình bày quan điểm, thậm chí có thể tranh luận với thầy để khẳng định lập trường Đây là điểm tiến bộ trong giáo dục của chúng ta, giúp học sinh mở rộng tư duy, nâng cao tính độc lập, khả năng sáng tạo, là những nhân tố không thể thiếu của thế hệ trẻ trong thế kỉ 21 - Tuy nhiên sự thay đổi đó cũng dẫn đến những tác động tiêu cực, học sinh có thể trao đổi tự nhiên, thoải mái với thầy cô nhưng cũng có những học sinh lại bộc lộ sự tự do thái quá, thô lỗ, mất lễ phép với thầy cô Còn một số thầy cô lại xuống cấp đạo đức, nhân phẩm, sẵn sàng nhận tiền để nâng đỡ cho học sinh Một số thầy cô lại có những hành vi đồi bại làm tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt là tới tâm lý học sinh Có trường hợp giảng viên lợi dụng việc làm đề tài tốt nghiệp của sinh viên để ép sinh viên vào nhà nghỉ, hay ở một số trường cấp 3 có trường hợp thầy đã quan hệ tình dục với học sinh Chính điều đó đã nói nên sự thoái hóa trong đạo đức và nhân phẩm của một số bộ phận nhà giáo hiện nay Hay có một số thầy cô năng lực giảng day, trình độ chuyên môn yếu kém nhưng vẫn được giảng dạy, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới một thế hệ tương lai của đất nước - Do đó mối quan hệ thầy trò hiện nay đã làm mất đi 1 phần nét văn hóa tôn sự trọng đạo của nhân dân ta, làm mất đi những truyền thống tốt đẹp đáng được coi trọng Những nét văn hóa trong quan hệ thầy trò trước kia cần được coi trọng và phát huy trong xã hội ngày nay để một thế hệ tương lai của đất nước có thể phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ +) Ngày nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu giữa các nền văn hóa diễn ra sâu rộng, cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các mối quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ thầy – trò Mối quan hệ thầy trò dần thay đổi và có nhiều phức tạp hơn, cả theo hướng tích cực và cũng không tránh khỏi những tiêu cực phát sinh * Tích cực - Thầy giáo giờ đây không đơn thuần chỉ là người dạy dỗ, bảo ban mà còn là những người bạn, là đồng nghiệp, thậm chí khi xưa là thầy, sau lại trở thành học trò của chính học sinh của mình, điều này một phần xuất phát từ những quan niệm, những phương pháp giáo dục mới hiện nay - Khoảng cách giữa thầy và trò đã được rút ngắn, thầy trò như những người bạn, người đồng nghiệp, là người hướng dẫn, có thể thẳng thắn trao đổi ý kiến với nhau, giải đáp những khúc mắc để học trò đi đúng hướng, giúp học trò mở rộng tư duy, tăng khả năng độc lập, sáng tạo - thầy có trách nhiệm và công việc của thầy được giảm nhẹ Có thể tăng vốn tri thức với trò, quan hệ thầy trò cởi mở hơn - trò tăng tính tự giác tự tìm tòi kiến thức cho bản thân, sáng tạo trong học tập và nghiên cứu Được tiếp cận phương pháp giảng dậy tốt hơn, tự do tranh luận, trao đổi với thầy cô giáo - Nền kinh tế thị trường phát triển, hệ thống giáo dục được cải thiện , trang thiết bị hiện đại Người thầy đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong giáo dục Học sinh có điều kiện để học tập và tiếp thu những kiến thức mới - Kinh tế thị trường tạo điều kiện cho cá nhân hình thành nhân cách tự chủ, tự lập, biết tư duy sáng tạo học hỏi cái mới, chủ động trong việc học tập của bản thân không ỷ lại người thầy Thầy biết cách khơi dậy tiềm năng sáng tạo của học sinh không để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách máy móc - Một số hình ảnh đẹp về sự tri ân của phụ huynh học sinh đối với thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam cần được phát huy hơn nữa * Tiêu cực - Ngày nay khi mà yếu tố kinh tế được coi trọng thì đã làm mất đi một phần nét đẹp văn hóa trong truyền thống xưa, làm cho mối quan hệ thầy trò có sự thay đổi - Sự phát triển văn hóa chưa đồng bộ, xây dựng thể chế văn hóa còn chậm, môi trường văn hóa bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội,… - Người thầy vì kinh tế mà đã làm mất đi nhân cách của người thầy, sẵn sàng nhận tiền của học sinh để nâng điểm, hay nếu học sinh nào không đi tiền thì sẽ cho điểm thấp Nhiều trường hợp thầy cô mở ra các lớp học thêm không phải vì muốn truyền tải kiến thức tới học sinh mà chủ yếu là để tăng thu nhập, nên với một số học sinh không đi học thêm môn của mình thì sẽ cho điểm trên lớp rất thấp Điều này đã khiến cho học sinh có tâm lý lo sợ phải đi học nhưng kiến thức thu lại vẫn là con số không - Học sinh bộc lộ sự tự do thái quá, cãi lại, thậm chí hành hung thầy cô Học sinh có thể tự do trao đổi với thầy những quan điểm, suy nghĩ nhưng phải biết giữ lễ nghi, tôn trọng người đứng trên bục giảng, đang truyền đạt tâm huyết cho các thế hệ học trò - Bên cạnh đó là sự xuống cấp đạo đức nhân phẩm của một số giáo viên, sẵn sàng nhận tiền hay vì những mối quan hệ riêng để nâng đỡ học sinh, thậm chí cả những câu chuyện thầy giáo có hành vi đồi bại làm tổn hại nghiêm trọng, đặc biệt là tâm lý của học sinh - Hay đơn giản là sự yếu kém về trình độ chuyên môn gây hậu quả xấu đến kiến thức của học sinh, sinh viên Bộ phận giáo viên này cần phải ra khỏi nền giáo dục nước nhà, vì không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hiện tại mà còn về mãi đến - Truyền thống tri ân tốt đẹp của người Việt đã có nhiều dấu hiệu bị biến tướng, mối quan hệ thầy trò ngày càng “lệch chuẩn”, thầy không ra thầy, trò không ra trò, những giá trị đạo đức bị suy đồi nghiêm trọng Những hiện tượng như “đổi trác”, “phong bì”, “gạ tình”, “chạy điểm, chạy trường”, “hành xử kiểu xã hội đen”… đang phản ánh một tình trạng đáng báo động về sự thoái hóa, biến chất của mối quan hệ thầy trò ngày nay, về sự lệch chuẩn của truyền thống “tôn sư trọng đạo”, về sự ô nhiễm của môi trường giáo dục * Nguyên Nhân - Do nền kinh tế thị trường phát triển, con người chạy theo lợi ích kinh tế, coi trọng đồng tiền, lấy sự nghiệp trồng người để mang lại lợi nhuận kinh tế cho bản thân mà quên đi những giá trị truyền thống - Do lối sống của học sinh sinh viên đã bị lệch chuẩn - Không ý thức được tầm quan trọng của việc học - Do tệ nạn xã hội ngày càng nhiều ảnh hưởng tơi chất lượng cuộc sống cũng như các mối quan hệ(mối quan hệ thầy trò) - Chạy theo lối sống thực dụng, sung bái đồng tiền, đề cao lợi ích cá nhân Do tác động của những quan niệm, xu hướng giáo dục mới du nhập vào Việt Nam mà cũng do tác động của nền kinh tế thị trường, những tiêu cực của xã hội tràn vào - Những xu hướng đổi mới trong giáo dục như: “Dạy học hợp tác” (giữa thầy và trò); “Dạy học lấy HS làm trung tâm” …đó đặt học trò lên vị trí chủ thể của giáo dục - Chính những nhận thức sai lệch về sự bình đẳng trong mối quan hệ thầy trò mà trong xã hội gần đây, - Trước sự xâm nhập của nhiều nền văn hoá, lối sống nước ngoài dường như cái gốc của đạo thầy - trò đã có nhiều lung lay, mối quan hệ thầy - trò ngày càng xấu đi: học trò vô lễ với giáo viên ngày càng tăng, nhiều giáo viên đạo đức và cách cư xử có vấn đề, phụ huynh mua chuộc giáo viên bằng tiền bạc, vật chất - Do sự lới lỏng, thiếu sót của gia đình, xã hội và của cả nhà trường đã làm tổn hại đạo thầy trò, nuôi những mầm mống cho việc xuất hiện những hiện tượng đi ngược lại đạo lý "Tôn sư trọng đạo" đã được hun đúc và gìn giữ từ ngàn đời của dân tộc ta - Nhà nước không đảm đang nổi lương, Chế độ tiền lương chưa đảm bảo cuộc sống cho các giáo viên dẫn đến phát sinh nhiều tệ hại làm ảnh hưởng đến nhân cách người thầy - Do chế độ báo cáo thành tích, giáo viên cho điểm ảo học sinh , dẫn đến việc HS coi thường việc học, không cần học điểm vẫn cao, từ đó phát sinh tính tự cao, xem thường thầy - Sự buông lỏng quản lí, phương pháp giáo dục mới khiến cho quyền lực của giáo viên dần bị hạn chế - thực trạng giáo dục coi trọng việc dạy chữ mà lơ là chuyện dạy người tạo nguồn nhân lực có trình độ nhưng kém văn hóa - sự bùng nổ không kiểm soát của các phương tiện thông tin đại chúng tác động tiêu cực đến nhận thức của học sinh, sinh viên * Biện pháp khắc phục - Phải xây dựng những tiêu chí của người thầy, người trò và ban hành được bộ quy tắc ứng xử giữa thầy và trò - Cần qui định rõ những điều được làm và không được làm, đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với mọi hành vi làm tổn hại đến nhân phẩm của thầy và trò - Đề cao sự mẫu mực, nghiêm khắc của người thầy đồng thời cũng chống lại mọi sự suồng sã, quá thân mật, õng ẹo và vô lễ của trò -Yêu cầu người thầy phải luôn gần gũi, cởi mở, thân thiện với học trò, nhưng nhất định phải cho người thầy có uy quyền trong việc trừng phạt học trò khi chưa giữ đúng phép tắc của đạo làm trò - Những qui định về mối quan hệ thầy- trò trong sáng, lành mạnh, cao đẹp và công bằng cần được phổ biến cho toàn thể xã hội cũng nhận thức và thực hành ứng xử, trước hết để thầy và trò cùng nhau thể hiện tạo nên nét đẹp văn hóa thầy trò, văn hóa học đường và dần trở thành truyền thống, đạo lý của người Việt Nam hiện đại, hành trang của con người Việt Nam trong hội nhập quốc tế.” - Để mối quan hệ thầy – trò đi đúng theo chuẩn mực đạo đức và truyền thống của dân tộc, chúng ta phải tăng cường truyền thông, khôi phục lại những giá trị tốt đẹp trong quan hệ thầy trò; luôn tạo điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần để giáo viên có điều kiện trau dồi chuyên môn, đạo đức, tuyệt đối không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, sinh viên; khuyến khích sự cởi mở, trao đổi của học sinh nhưng vẫn phải duy trì một chuẩn mực nhất định giữa thầy và trò; đặc biệt, một điều không kém phần quan trọng chính là xây dựng bộ quy tắc về chuẩn mực đạo đức giữa thầy và trò - Nội dung và hoạt động giáo dục rất đa dạng, phong phú, nhưng trong trường phổ thông, hoạt động phổ biến nhất, chiếm nhiều thời gian nhất vẫn là hoạt động dạy học trên lớp Và, mối quan hệ chủ đạo, chi phối toàn bộ kết quả giáo dục vẫn là mối quan hệ giữa thầy và trò, đặc biệt trong các tiết học trên lớp Nếu xây dựng được quan hệ thầy - trò tích cực, học sinh sẽ hứng thú, tự giác tham gia vào các hoạt động lĩnh hội kiến thức Ngược lại, sẽ là một tiết học nặng nề, học sinh thụ động, kiến thức sẽ mang tính áp đặt - Phải xã hội hóa hoạt động giáo dục, lắng nghe ý kiến của xã hội để điều chỉnh - Đề ra chiến lược phát triển giáo dục một cách có căn cơ, bền vững - Phải nhanh chóng có cơ chế để cải cách tiền lương cho giáo viên sao cho phù hợp Bên cạnh đó, nên thay đổi chương trình giảng dạy theo hướng nhẹ nhàng hơn Thực tế cho thấy, nếu chương trình giáo dục đạo đức, kỹ năng được nhà trường thực sự quan tâm, đầu tư tốt thì vấn đề giáo dục đạo đức cho các em học sinh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực - Để mối quan hệ thầy – trò đi đúng theo chuẩn mực đạo đức và truyền thống của dân tộc, chúng ta phải tăng cường truyền thông, khôi phục lại những giá trị tốt đẹp trong quan hệ thầy trò - Học sinh có thể tự do trao đổi với thầy những quan điểm, suy nghĩ nhưng phải biết giữ lễ nghi, tôn trọng người đứng trên bục giảng, đang truyền đạt tâm huyết cho các thế hệ học trò - Luôn tạo điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần để giáo viên có điều kiện trau dồi chuyên môn, đạo đức, tuyệt đối không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh, sinh viên - khuyến khích sự cởi mở, trao đổi của học sinh nhưng vẫn phải duy trì một chuẩn mực nhất định giữa thầy và trò - Xây dựng bộ quy tắc về chuẩn mực đạo đức giữa thầy và trò - Cần nhắc lại rằng, xây dựng quan hệ thầy trò thân thiện cũng chính là một trong những nội dung thiết thực của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang diễn ra sôi nổi trong ngành giáo dục chúng ta 5 Kết luận: Chính vì thế, quan hệ thày trò phải trong sáng, cao thượng không vị kỷ, vụ lợi và phải đạt tầm văn hoá- văn hoá thày trò, quan hệ được xây dựng và không ngừng hoàn thiện theo chuẩn mực: chân, thiện mỹ Trong thời kỳ mới, thời kỳ kinh tế thị trường, mở cửa, hội hập với biết bao thời cơ, thuận lợi và thách thức đan xen, đồng thời với biết bao cám giỗ, để quan hệ thày - trò đạt được chuẩn mực đạo đức và tầm văn hoá theo chuẩn mực: chân, thiện mỹ, cần có nhiều điều kiện Có điều kiện thuộc về chủ quan người thày và người trò; cũng có điều kiện khách quan thuộc về nhà nước, xã hội và gia đình Song trên hết vẫn là điều kiện chủ quan thuộc về thày và trò, trong đó , phẩm chất người thày, sự trong sáng và cao thượng của người thày trước hết được thể hiện ở trình độ trí tuệ chuyên sâu, uyên thâm và tư cách, đạo đức trong sáng cao đẹp Học trò sẽ rất yêu kính những thày cô có trình độ học vấn sâu rộng, uyên bác, tâm huyết với nghề, giầu lòng nhân ái, đối xử công bằng với trò và có lối sống trong sáng, mẫu mực và cao thượng - - ... dựng giá trị văn hóa Việt Nam tiến trình kỷ XXI, làm chuyển biến nhiều giá trị văn hóa truyền thống đại, hình thành nên giá trị văn hóa bối cảnh hội nhập q trình tồn cầu hóa Sự biến đổi giá trị văn. .. Nhận thức Đảng vai trị văn hóa văn hóa truyền thống thờ kỳ đổi 3.1 Nhận thức Đảng vai trị văn hóa - Từ Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI đến Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đa... trường đến giá trị văn hóa truyền thống dân tộc - Hiện giá trị truyền thống dân tộc bên cạnh củng cố giữ gìn với cơng nghiệp hóa đại hóa xu tồn cầu kinh tế - xã hội giá trị truyền thống dân tộc

Ngày đăng: 06/07/2015, 20:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan