Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học )

178 2.6K 0
Nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu ( Luận văn ThS. Văn học )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ XUÂN THOẢ NHÂN VẬT VÀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : Lý luận Văn học HÀ NỘI 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ XUÂN THOẢ NHÂN VẬT VÀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Lý luận Văn học Mã số : 60 22 01 20 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS ĐOÀN ĐỨC PHƢƠNG HÀ NỘI 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự nỗ lực cố gắng của riêng bản thân tôi, còn nhờ sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc, em xin gửi tới PGS.TS Đoàn Đức Phương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn. Xin cảm ơn các thầy, cô giáo thuộc tổ bộ môn Lý luận Văn học, khoa Văn học và các cán bộ phòng đào tạo SĐH của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội đã trang bị kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin cám ơn Sở GD&ĐT Hải Dương, Ban Giám hiệu cùng các cán bộ, giáo viên Trường trung học phổ thông Đường An nơi tôi công tác đã ưu ái tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn cũng như khoá học này. Xin cảm ơn và tỏ lòng tri ân sâu sắc đến tất cả mọi người trong gia đình, các anh chị, các bạn lớp cao học văn K56 những người đã luôn giúp đỡ, chia sẻ mọi khó khăn và luôn động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2014 Tác giả luận văn Vũ Xuân Thỏa MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………. 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………… 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………… 5. Cấu trúc luận văn…………………………………………………… NỘI DUNG Chƣơng 1: TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Bức tranh chung của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới 1.1.1. Cơ sở của công cuộc đổi mới văn học ……………………………. 1.1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ Đổi mới ……………………………. 1.2. Quá trình sáng tác và vị trí của tiểu thuyết Lê Lựu trong văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới. 1.2.1. Quan điểm nghệ thuật…………………………………………… 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu…………………………………… 1.2.3. Vị trí của tiểu thuyết Lê Lựu trong văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới……………………………………………………………………. Chƣơng 2: NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU 2.1. Nhân vật văn học và nhân vật tiểu thuyết …………………………. 2.2. Cảm hứng bi kịch và các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu 2.2.1. Cảm hứng bi kịch trong văn học Việt Nam trước và sau thời kỳ Đổi mới …………………………………………………………………… 2.2.2. Nhân vật rơi vào bi kịch do hoàn cảnh ……………………… 2.2.3. Bi kịch cá nhân trong mỗi nhân vật………………………………… 2.2.4. Nhân vật rơi vào bi kịch do nhận thức, quan niệm duy ý chí ………. 1 4 8 9 11 12 13 20 21 23 26 28 29 34 43 50 2.2.5. Nhân vật với bi kịch của lối sống thực dụng, ích kỷ, biến chất 2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ……………………………… 2.3.1. Nghệ thuật tạo tình huống………………………………………… 2.3.2. Nghệ thuật biểu hiện nội tâm………………………………………. 2.3.3. Nghệ thuật tổ chức xung đột………………………………………… Chƣơng 3: NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU 3.1. Khái lƣợc về ngƣời kể chuyện trong loại hình tự sự 3.1.1. Khái niệm người kể chuyện………………………………………… 3.1.2. Các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện………………… 3.2. Ngôi kể và điểm nhìn 3.2.1. Ngôi kể………………………………………………………………… 3.2.2. Điểm nhìn ……………………………………………………………. 3.3. Phƣơng thức kể chuyện 3.3.1. Trần thuật khách quan hóa trong tiểu thuyết Lê Lựu…………… 3.3.1.1. Trần thuật hòa mình với nhân vật………………………………… 3.3.1.2. Trần thuật “ủy thác” cho nhân vật……………………………… 3.3.1.3. Người trần thuật có giọng nói riêng………………………………. 3.3.2. Trần thuật theo hướng chủ quan hóa trong tiểu thuyết Lê Lựu… 3.4.Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu 3.4.1. Giọng điệu trần thuật……………………………………………… 3.4.2. Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu 3.4.2.1. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, giễu nhại………………………… 3.4.2.2. Giọng điệu trữ tình xót xa, thương cảm…………………………… 3.4.2.3. Giọng suy tư chiêm nghiệm……………………………………… 3.4.2.4. Giọng phê phán, lên án, tố cáo …………………………………… KẾT LUẬN……………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………… 59 66 67 73 76 83 85 88 89 94 95 105 113 118 125 129 135 140 145 149 156 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc ta - kỉ nguyên của độc lập, tự do. Sự kiện đó được coi là “cuộc tái sinh màu nhiệm” của dân tộc Việt Nam, thì mốc lịch sử sau ngày 30/04/1975 có thể được coi là sự đổi thay kì diệu của hiện thực đời sống chính trị, xã hội và văn hóa. Đất nước ta khép lại trang sử chiến tranh, bước sang một trang mới: xây dựng và tái thiết đất nước trong bối cảnh hòa bình. Cuộc sống trở lại với quy luật bình thường, con người trở về đối diện với muôn mặt phức tạp, xô bồ của cuộc sống. Văn học cũng có sự thay đổi, các nhà văn có sự mẫn cảm với cuộc sống đã nhìn thẳng vào hiện thực cuộc sống và họ đã phát hiện ra nhiều vấn đề có ý nghĩa. Từ thể tài lịch sử dân tộc vốn được coi là thể tài chủ đạo, văn học đã chuyển sự quan tâm chủ yếu sang thể tài thế sự. Nhiều tác phẩm văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn, sâu sắc về con người mà hạt nhân cơ bản là tư tưởng nhân văn, nhân bản. Con người trong văn học hôm nay được nhìn ở nhiều vị thế, trong tính đa chiều của các mối quan hệ: con người xã hội, con người với cuộc sống, con người trong các mối quan hệ với gia đình, dòng họ, với phong tục tập quán và với chính mình. Con người cũng được văn học khám phá ở nhiều tầng bậc: ý thức và vô thức, tư tưởng, tình cảm và đời sống tự nhiên, con người với bản năng, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt và con người trong tính nhân loại, phổ quát. Đây là những vấn đề cần được nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã “cởi trói” những quan niệm nghệ thuật không còn phù hợp với thời đại để tài năng nghệ sĩ được tự do tung cánh. Sự đổi mới ấy đã đem đến cho văn nghệ một luồng sinh khí mới. Cuối những năm tám mươi, đầu những năm chín mươi là một đợt sóng rất cao 2 và mới của tiểu thuyết. Đã không ít cây bút mới xuất hiện với những cảm hứng và quan niệm nghệ thuật mới ra đời. Một loạt tiểu thuyết triển khai trên nhiều đề tài đã tái hiện bức tranh đời sống xã hội Việt Nam thời hiện đại trong toàn bộ tính phức tạp của nó như: Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Ông cố vấn của Hữu Mai, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Bến không chồng của Dương Hướng, Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh, Thời xa vắng, Đại tá không biết đùa của Lê Lựu Các nhà văn đã lựa chọn thể loại tiểu thuyết làm phương tiện phản ánh hiện thực cuộc sống và bày tỏ quan điểm nghệ thuật của mình. Thể loại này chiếm vị trí hết sức quan trọng trong các loại hình văn xuôi nghệ thuật, là hành trang chủ yếu của các cây bút văn xuôi, là dấu hiệu trưởng thành của một nền văn học. Tiểu thuyết được coi là “máy cái” của văn học, nhiều cuốn tiểu thuyết được coi là những pho "bách khoa toàn thư" về đời sống xã hội. Giá trị nhận thức, những kinh nghiệm sống quý báu mà tiểu thuyết mang đến cho con người là không thể đo đếm hết. Bức tranh hiện thực toàn cảnh mà tiểu thuyết mang lại cũng bộn bề, phức tạp, đa dạng, đa chiều và đa tầng như chính bản thân sự tồn tại của đời sống con người. Từ những "khuôn vàng thước ngọc" của đạo đức, phong tục đến những lĩnh vực bao la, rộng mở của khoa học, nghệ thuật; từ những cuộc giao tranh đẫm máu của lịch sử đến những hình ảnh rực rỡ lấp lánh sắc mầu của thiên nhiên; từ những vinh quang chói lọi của các bậc đế vương đến những chặng đường hưng thịnh hay suy vong của một thời đại đến cái kết cục bi thảm của một thân phận tăm tối, thấp hèn tất cả đều hiện lên trong những trang tiểu thuyết với dáng vẻ chân thực và sinh động. Dòng chảy của tiểu thuyết thời kì Đổi mới có những chuyển biến phong phú, đa dạng, làm nóng lại không khí có phần lặng lẽ của tiểu thuyết giai đoạn trước. Đọc tiểu thuyết hôm nay, độc giả dễ có cảm giác nó đã áp sát đời sống, 3 xông thẳng vào các “mắt bão” của cuộc đời và nói được nhiều vấn đề bức thiết của cuộc sống thông qua những số phận có tính bi kịch. Con đường đổi mới này dẫu còn nhiều thử thách, dẫu chưa thật hoàn thiện nhưng chúng ta thấy cũng đã phần nào định hình. Trên con đường ấy, có thể nói, Lê Lựu là một trong những tác giả đặt những bước chân đầu tiên để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc, nhiều tác phẩm của ông đã tập trung phản ánh số phận, bi kịch của con người trước thực tại. Độc giả đã biết đến Lê Lựu với những truyện ngắn làm rung động lòng người như: Trong làng nhỏ, Người cầm súng, Chuyện kể từ đêm trước, Người về đồng cói, Quê hương người lính…Nhưng phải đến Thời xa vắng thì Lê Lựu mới thật sự trở thành một hiện tượng, tác phẩm đã gây được tiếng vang, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu văn học về việc đổi mới tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết. Người ta thấy khắp nơi diễn đàn về Thời xa vắng. Anh chàng nhà quê Giang Minh Sài của nhà văn đi vào tận các ngõ ngách của cuộc sống, hắn vượt cả biên giới, ra khỏi địa phận nước Việt. Có thể nói Lê Lựu đã thành công vang dội. Sau thành công ấy, ông vẫn miệt mài lao động và những đứa con tinh thần của ông lại lần lượt ra đời như: Đại tá không biết đùa (1989), Chuyện làng Cuội (1991), Sóng ở đáy sông (1995), Hai nhà (2000) Trong từng tác phẩm, ông đã thể hiện sự đổi mới của mình ở nhiều góc độ trên con đường tìm tòi, sáng tạo hướng đi mới cho tiểu thuyết. Chính sự đổi mới ấy đã góp phần đem đến cho văn học những hình tượng mới lạ về người lính trong chiến tranh, người lính trong đời thường và những hiện tượng nóng bỏng đang được quan tâm trong xã hội. Thành quả của quá trình lao động không mệt mỏi đã được đền đáp xứng đáng, Lê Lựu đã khẳng định mình ở nhiều thể loại như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, tạp văn… Tên tuổi và tác phẩm của ông được khẳng định trong một loạt giải thưởng như: giải Nhì Hội thi truyện ngắn báo Văn Nghệ 1967-1968 (không có giải nhất) với truyện ngắn Người cầm súng, 4 giải A cuộc thi viết về thương binh của Hội nhà văn, Bộ thương binh với truyện Người về đồng cói. Đặc biệt với giải thưởng của Hội nhà văn dành cho Thời xa vắng, có thể nói Lê Lựu đã trở thành cây bút của văn chương đương đại được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Vậy cái gì đã tạo nên sự thành công cho Lê Lựu? Có rất nhiều yếu tố, trong đó theo chúng tôi không thể không kể đến nghệ thuật xây dựng tác phẩm của tác giả mà cụ thể là về nhân vật và người kể chuyện. Tuy nhiên, ở góc độ thi pháp thì chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ hệ thống tác phẩm của ông mà chỉ khai thác ở vài khía cạnh như nghệ thuật trần thuật, thế giới nghệ thuật, đổi mới nghệ thuật, thế giới nhân vật trong các bài viết hoặc ở một số luận văn. Nhìn chung, sáng tác của Lê Lựu không phải tất cả đều là đỉnh cao, là kiệt tác nhưng nó có sức hấp dẫn riêng làm cho người đọc đã chạm vào rồi thì khó mà dứt ra được hay nói như Trần Đăng Khoa “Lê Lựu biết cuốn hút người đời bằng một thứ văn không nhạt. Ngay cả những truyện xoàng xoàng, người đọc vẫn thu lượm được một cái gì đấy, có khi là một chi tiết, một đoạn tả cảnh hoặc một nét phác họa tính cách nhân vật”. Lê Lựu có một vị trí khá quan trọng trong văn học thời kì Đổi mới, tác phẩm của ông xứng đáng được nghiên cứu riêng biệt trong một công trình. Vì vậy, trong luận văn này chúng tôi vận dụng một số kiến thức lý luận văn học về văn học thời kì Đổi mới mà bản thân lĩnh hội được trong quá trình học tập và nghiên cứu với mong muốn chỉ ra được một số nét nổi bật về nhân vật và người kể chuyện qua một số tác phẩm của Lê Lựu. Hy vọng rằng với luận văn này, chúng tôi có thể đóng góp một phần nhỏ trong công trình nghiên cứu chung về Lê Lựu để thấy được đóng góp của nhà văn đối với nền văn học dân tộc một cách sâu sắc, toàn diện trong quá trình đổi mới tiểu thuyết từ góc độ thi pháp đồng thời góp phần khảng định vị trí của nhà văn trong văn học Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề 5 Theo tìm hiểu của chúng tôi, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến Lê Lựu và sự nghiệp sáng tác của ông. Qua những tác phẩm của Lê Lựu, độc giả không chỉ hình dung được bộ mặt xã hội Việt Nam lúc bấy giờ mà còn cảm nhận một cách sâu sắc những biến chuyển tinh tế nhất của đời sống tư tưởng con người thời đại. Vì vậy, tác phẩm của nhà văn không rơi vào khoảng không im lặng mà có thể nhận thấy, cùng với các cây bút văn xuôi lúc bấy giờ như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh Lê Lựu đã làm cho đời sống văn học nước ta thêm phần sôi động. Lịch sử văn học cho thấy, những nhà văn nào được giới nghiên cứu, phê bình quan tâm thì càng được bạn đọc chú ý. Và dù khen hay chê cũng đều khiến tác phẩm thêm nổi tiếng, người đọc tìm đến nó nhiều hơn. Lê Lựu là một trường hợp như vậy. Nhà phê bình Ngô Thảo trong một bài viết Về truyện ngắn Lê Lựu đã nhận định: “Lê Lựu là một người đang tìm tòi. Truyện nào của anh cũng tìm được những nét tính cách mới, những hướng khai thác vấn đề mới”. Bàn về truyện ngắn Người cầm súng, nhà nghiên cứu Bích Thu đã khẳng định: “Có thể nói Người cầm súng như là cái mốc đánh dấu một chặng đi mới của Lê Lựu trên con đường vào nghề, nó đã khơi mở được nguồn mạch sáng tác của anh”. Mãi đến 1986, cuốn tiểu thuyết Thời xa vắng “trình làng” mới thực sự gây xôn xao trong dư luận và được đánh giá là “một cọc tiêu tiền trạm” của công cuộc đổi mới văn học. Tác phẩm này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của nhiều cây bút phê bình như Nguyễn Văn Lưu, Nguyễn Hòa, Phong Lê, Vương Trí Nhàn, Bích Thu… Có thể nói rằng Lê Lựu đã dám nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt, những góc khuất của hiện thực cuộc sống để “nhận thức lại thực tại”. Nối tiếp nguồn cảm hứng của Thời xa vắng thời gian sau đó, Lê Lựu cho ra mắt bạn đọc hàng loạt tác phẩm: Đại tá không biết đùa (1989), Chuyện làng Cuội (1993), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2003)…và thật [...]... dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 5 Cấu trúc luận văn Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận văn có ba chương: - Chương 1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong dòng chảy tiểu thuyết đương đại - Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu - Chương 3: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu 11 Chƣơng 1 TIỂU THUYẾT LÊ LỰU TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI 1.1 Bức tranh chung của văn học Việt Nam thời... Nội Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới (2 00 2), luận văn thạc sĩ Trần Thị Kim Soa, ĐHSP Hà Nội Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay (2 00 5), luận văn Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Thủy, ĐH Vinh Phong cách tiểu thuyết Lê Lựu (2 00 7), luận văn Thạc sĩ Ngô Thị Diệu Thúy, ĐH Vinh Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới (2 00 7) luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Hiền – ĐHSP TP Hồ Chí Minh Tiểu thuyết. .. về tiểu thuyết Lê Lựu từ góc nhìn về nhân vật và người kể chuyện Đề xuất hướng nghiên cứu đa chiều mới về nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu dựa trên bối cảnh lịch sử, các kiểu nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật; ngôi kể, điểm nhìn, phương thức trần thuật, ngôn ngữ trần thuật 3.2 Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu về Lê Lựu và sự nghiệp sáng tác của ông đã có rất nhiều ý kiến bàn luận. .. dòng văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới 2.2 Cảm hứng bi kịch và các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu Có nhiều tiêu chí để phân chia các kiểu nhân vật như nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chức năng, nhân vật tư tưởng, nhân vật chính diện, phản diện…Ở đây chúng tôi phân chia nhân vật dựa trên tính chất, đặc điểm của các kiểu nhân vật thường được Lê Lựu quan tâm và tập trung phản ánh trong tác... sánh (lịch đại, đồng đại) giúp chúng tôi có điều kiện so sánh sự chuyển hướng nghệ thuật về phương diện nhân vật và người kể chuyện của Lê Lựu trong thời kỳ Đổi mới cũng như những điểm nổi trội đặc sắc của tiểu thuyết Lê Lựu so với tiểu thuyết của các tác giả cùng thời 4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp Muốn làm rõ những đặc điểm tiêu biểu về nhân vật và người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu thì... thuyết Lê Lựu với nhiều phát hiện mới mẻ, thú vị, trong đó nhiều người đặc biệt quan tâm đến tiểu thuyết Thời xa vắng Các luận văn được điểm qua trên đây mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một phương diện, một góc độ nào đó, chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào khảo sát kĩ lưỡng về nhân vật và người kể chuyện trong thuyết Lê Lựu Chính vì vậy, lựa chọn đề tài: Nhân vật và người kể chuyện trong thuyết. .. Chƣơng 2 NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU 2.1 Nhân vật văn học và nhân vật tiểu thuyết Nhân vật văn học là một hình tượng mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết, biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Nghiên cứu về nhân vật, thực chất là tìm hiểu xem tác giả nhìn nhận con người như thế nào và chuyển tải... làm” Bích Thu trong bài viết: Những nỗ lực sáng tạo của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới, in trong cuốn Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học (Viện Văn học 199 9) đã nhận xét: “Đọc tiểu thuyết Lê Lựu, người đọc nhớ câu chuyện, nhớ nhân vật của một thời đã qua mà ai cũng thấy thấp thoáng chút ít mình trong đó” Ngoài ra, đã có hàng loạt bài nghiên cứu về tác phẩm của Lê Lựu như: Tiểu thuyết đầu tiên... những đóng góp và sáng tạo mới của Lê Lựu trong lĩnh vực tiểu thuyết 3.3 Phạm vi nghiên cứu Sự nghiệp sáng tác của Lê Lựu diễn ra trong gần nửa thế kỉ với số lượng tác phẩm khá phong phú: 9 tập truyện, 2 tập kí và 8 cuốn tiểu thuyết, tạp văn Trong phạm vi luận văn, do hạn chế về mặt thời gian chúng tôi không thể tiến hành khảo sát về nhân vật và người kể chuyện ở trong tất cả tác phẩm của Lê Lựu mà chủ... ”[58, tr 126] Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì nhân vật (character) là: “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học Nhân vật văn học có thể có tên riêng, cũng có thể không có tên riêng… không thể đồng nhất với con người có thật trong cuộc sống Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác . trình khoa học chuyên biệt nào khảo sát kĩ lưỡng về nhân vật và người kể chuyện trong thuyết Lê Lựu. Chính vì vậy, lựa chọn đề tài: Nhân vật và người kể chuyện trong thuyết Lê Lựu , chúng. chương: - Chương 1: Tiểu thuyết Lê Lựu trong dòng chảy tiểu thuyết đương đại - Chương 2: Nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu - Chương 3: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Lê Lựu . luận Văn học HÀ NỘI 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ XUÂN THOẢ NHÂN VẬT VÀ NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT LÊ LỰU LUẬN VĂN

Ngày đăng: 06/07/2015, 16:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan