Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh

177 504 0
Luận án tiến sĩ dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thục Anh2. Giới tính: Nữ3. Ngày sinh: 081219754. Nơi sinh: Nghệ An5.Quyết định công nhận NCS: QĐ số 240 ngày 1710 2011 của Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam 6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không có7. Tên đề tài luận án: Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh8. Chuyên ngành: Tâm lý học 9. Mã số: 62 31 04 0110. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Thị Minh Chí, TS. Trần Thị Tố Oanh11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án: Trên cơ sở phân tích đánh giá, tiếp thu, kế thừa và bổ sung các nghiên cứu lý luận về khó khăn trong đọc và đọc hiểu cũng như các mô hình dạy hỗ trợ trẻ có khó khăn trong học đọc, kết quả nghiên cứu của luận án đã xác định cơ chế tâm lý thần kinh của khó khăn đọc hiểu ở học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới; Từ đó thiết kế quy trình dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới từ góc độ tâm lý học thần kinh Quán triệt các nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu, với các phương pháp nghiên cứu được sử dụng, kết quả nghiên cứu của luận án đã sàng lọc và phân loại các nhóm học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới có khó khăn đọc hiểu dựa trên hội chứng tâm lý thần kinh Dựa trên cơ chế rối loạn của mỗi dạng đã được xác định, theo nguyên tắc hoạt động của não, các tác động nhằm bù trừ chức năng các vùng não trong dạy chỉnh trị đọc hiểu được thiết kế tương ứng với cơ chế tâm lý thần kinh ở mỗi dạng khó khăn đọc hiểu ở học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới. Thực nghiệm dạy chỉnh trị đọc hiểu đã được tiến hành có kết quả và chứng minh giả thuyết khoa học được đặt ra trong luận án

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỤC ANH DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC THẦN KINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỤC ANH DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC THẦN KINH Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. VÕ THỊ MINH CHÍ TS. TRẦN THỊ TỐ OANH HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án LÊ THỤC ANH DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 CPT Chậm phát triển 2 CPTRG Chậm phát triển ranh giới 3 DCT Dạy chỉnh trị 4 HSTH Học sinh tiểu học 5 TLH TK Tâm lý học thần kinh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3 4. Giả thuyết khoa học 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Phạm vi nghiên cứu 4 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4 8. Đóng góp mới của luận án 6 9. Cấu trúc của luận án 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 7 1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 7 1.1.1. Nghiên cứu về đọc và đọc hiểu 7 1.1.2. Những nghiên cứu về dạy cho trẻ có khó khăn về đọc và đọc hiểu 12 1.2. ĐỌC HIỂU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 15 1.2.1. Lý thuyết của tâm lý học thần kinh về chức năng tâm lý cấp cao 15 1.2.2. Cơ sở tâm lý học thần kinh của đọc hiểu 19 1.2.3. Học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới 26 1.2.4. Đọc hiểu ở học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh 29 1.3. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC THẦN KINH CỦA DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 37 1.3.1. Dạy chỉnh trị 37 1.3.2. Các lý thuyết liên quan đến DCT cho trẻ CPTRG 39 1.3.3. Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới từ góc độ tâm lý học thần kinh 47 1.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG 55 Kết luận chương 1 61 Chương 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 62 2.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN 62 2.1.1. Mục đích 62 2.1.2. Nhiệm vụ 62 2.1.3. Nội dung 63 2.1.4. Phương pháp nghiên cứu và cách thức tiến hành 63 2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 64 2.2.1. Mục đích 64 2.2.2. Nhiệm vụ 64 2.2.3. Nội dung 64 2.2.4. Phương pháp và cách thức tiến hành 64 2.3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH 68 2.3.1. Mục đích 68 2.3.2. Nhiệm vụ 68 2.3.3. Nội dung 68 2.3.4. Cách thức tiến hành 68 2.4. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM HÌNH THÀNH 80 2.4.1. Mục đích 80 2.4.2. Nhiệm vụ 80 2.4.3. Nội dung thực nghiệm 81 2.4.4. Cách thức tiến hành thực nghiệm hình thành 81 2.5. CÁCH XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ 89 2.5.1. Cách xử lý số liệu 89 2.5.2. Tiêu chí sàng lọc và chẩn đoán 90 Kết luận chương 2 93 Chương 3. THỰC NGHIỆM DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 94 3.1. THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH: SÀNG LỌC VÀ CHẨN ĐOÁN HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI CÓ KHÓ KHĂN ĐỌC HIỂU 94 3.1.1. Kết quả sàng lọc phát hiện học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới 94 3.1.2. Kết quả chẩn đoán định khu chậm phát triển ở học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới 96 3.2. THỰC NGHIỆM HÌNH THÀNH: DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 110 3.2.1. Thiết kế các tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh 110 3.2.2. Kết quả thực nghiệm hình thành 125 3.2.3. Các trường hợp nghiên cứu điển hình 127 3.3. CÁC ĐIỀU KIỆN DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 142 3.3.1. Về phía học sinh 143 3.3.2. Về phía nhà trường và giáo viên 146 3.3.3. Về phía cha mẹ học sinh 148 Kết luận chương 3 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151 1. Kết luận 151 2. Kiến nghị 153 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO 156 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA Trang Hình 1.1. Hệ thống định khu trên não 22 Hình 1.2. Sơ đồ các diện của bán cầu đại não theo Brodman 24 Hình 1.3. Đường liên hệ của thùy trán với các phần khác nhau của bán cầu não 25 Hình 3.1. CPT định khu tại thùy thái dương - diện 22 (theo sơ đồ Brodman) 97 Hình 3.2. CPT định khu tại thùy thái dương - diện 21 (theo sơ đồ của Brodman) 99 Hình 3.3. CPT định khu tại vùng não cấp III phía trước - diện 10 (theo sơ đồ Brodman) 102 Hình 3.4. CPT định khu tại vùng não cấp III phía sau - diện 39 (theo sơ đồ Brodman) 106 Hình 3.5. Kết quả thực hiện phần ghi nhớ thị giác ở học sinh CPT vùng não cấp III phía sau 107 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Sơ đồ 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG 55 Bảng 2.1. Đặc điểm chung của học sinh thuộc diện sàng lọc 72 Bảng 2.2. Đặc điểm chung của học sinh thuộc diện chẩn đoán chuyên sâu 80 Bảng 2.3. Mô tả tiến trình nghiên cứu 88 Bảng 3.1. Kết quả sàng lọc học sinh theo chỉ số IQ 94 Bảng 3.2. Kết quả phân loại học sinh CPTRG theo định khu CPT 96 Bảng 3.3. Kết quả ghi nhớ và tái hiện phần ngôn ngữ âm thanh 100 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ở trường tiểu học, sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ ở các bình diện nghe, nói, đọc, viết là một mục tiêu cơ bản của việc dạy học Tiếng Việt. Trong đó, đọc hiểu là một bộ phận của nội dung môn học tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ trong các trường phổ thông. Phát triển năng lực đọc hiểu tiếng mẹ đẻ như một công cụ lĩnh hội các tri thức, kinh nghiệm của loài người, được kết tinh trong sách giáo khoa và các tài liệu học tập là hết sức cần thiết. 1.2. Dạy đọc hiểu cho học sinh trong trường tiểu học giúp hình thành các hành động học để lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử chứa đựng trong các văn bản, làm giàu vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình, phát triển tư duy và năng lực giải quyết vấn đề ở các em. Chính nhờ biết đọc và đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bổ sung kiến thức mà cuộc sống của họ đòi hỏi và từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc, việc tự học thường xuyên. Về ảnh hưởng của việc đọc đối với năng lực học tập của học sinh đã được Mathew (1999) miêu tả như sau: Kĩ năng đọc càng vững chắc thì học vấn/ hiểu biết ngày càng giàu hơn. Và cũng cùng quy luật, kĩ năng đọc càng yếu thì học vấn/ hiểu biết ngày càng nghèo đi [57]. 1.3. "Sổ tay chẩn đoán và thống kê bệnh tâm thần" IV (DSM - IV: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ chỉ ra ba dạng chính thể hiện sự khó khăn trong học tập: khó khăn trong tập đọc - dyslexia; khó khăn trong tập viết - dysgraphia (bao gồm các vấn đề liên quan đến đánh vần và viết cú pháp); khó khăn trong tính toán - dyscalculia (bao gồm các vấn đề về việc nhận dạng các ký tự toán học và hoàn thành các phép tính, toán) [5]. Cả ba dạng khó khăn trong học tập ít nhiều đều liên quan đến khả năng đọc hiểu của trẻ. Theo ước tính của Shaywitz, Sally E.; Bennett A. Shaywitz (2001) và Multidisciplinary Research Centers - Hoa Kỳ (1994), sự phổ biến của chứng khó đọc (dyslexia) chiếm từ 5% - 9% số trẻ độ tuổi đi học, cá biệt có nơi lên đến 17% 2 [57]. Do vậy, chứng khó đọc hay "vụng đọc" (theo cách gọi của tác giả Nguyễn Khắc Viện), trong đó, rối loạn đọc hiểu là một trong những khó khăn, gây cản trở việc học tập của học sinh ở đầu cấp tiểu học. Khó đọc ở HSTH không chỉ gây cản trở khi học môn Tiếng Việt, mà còn bị hạn chế ở việc tiếp thu các môn học khác. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải xác định nguyên nhân gây khó khăn về đọc và xây dựng những phương pháp hỗ trợ phù hợp giúp các em vượt qua khó khăn để học tập như các bạn bè cùng trang lứa. 1.4. Ngày nay, quan điểm coi não người là cơ sở vật chất của các quá trình tâm lý, là điều kiện “cần” để hình thành và phát triển tâm lý người đã được thừa nhận. Sự phát triển thấp hơn so với giới hạn ở độ tuổi của não bộ - cơ quan điều khiển các chức năng cấp cao - ở trẻ, dẫn đến những khó khăn trong việc thực thi các chức năng này. Song những khó khăn về đọc và đọc hiểu, cũng như những khó khăn khác về học tập, ở các trẻ này lại thường xuất hiện dưới dạng “khuyết tật tiềm ẩn” (a hidden handicap). Những trẻ này đang học tập trong các nhà trường phổ thông cùng với bạn bè trang lứa, không có biểu hiện lệch lạc rõ ràng (không nhìn thấy được) trong sự phát triển. Mọi rắc rối chỉ xảy ra khi trẻ “bắt tay” vào việc học, với biểu hiện không thích nghi được với học tập: học kém (khó học), gây nhiều khó khăn cho các giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giảng dạy. Theo “Bảng phân loại bệnh tật quốc tế” (ICD - International Classfinication of Diseaser) của Tổ chức Y tế Thế giới, khó đọc - dyslexia - xuất hiện ở những trẻ CPTRG - retarded boundary [89], đó là những trẻ có một hay vài vùng não CPT theo độ tuổi (Khác với trẻ CPT trí tuệ: các vùng trên não đều CPT theo độ tuổi, nên khả năng bù trừ giữa các chức năng không thể thực hiện được). Vì thế, cần phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời để mở ra cơ hội học tập đối với những học sinh thuộc nhóm này. 1.5. Từ góc độ TLH TK, đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu sự biến đổi các chức năng tâm lý cấp cao do tổn thương hay CPT định khu các vùng chức năng trên não, mà trước hết là vỏ não. Việc nghiên cứu cấu trúc não của quá trình đọc hiểu và cơ chế gây rối loạn đọc hiểu nhằm thiết kế các phương pháp tác động “bù [...]... năng não dưới góc độ TLH TK Tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây là gợi ý sâu sắc cho hướng tiếp cận đối với hiện tượng khó khăn về đọc và đọc hiểu từ góc độ TLH TK 1.2 ĐỌC HIỂU CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 1.2.1 Lý thuyết của tâm lý học thần kinh về chức năng tâm lý cấp cao TLH TK là một lĩnh vực chuyên sâu của tâm lý học, nghiên cứu mối quan hệ giữa các chức năng tâm lý cấp cao...3 trừ chức năng” tương ứng cho trẻ CPTRG có rối loạn đọc hiểu là một hướng tiếp cận mới, hiệu quả ở một số nước phát triển trên thế giới Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh" 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở xác định mức độ và tính chất CPT các vùng chức... được tiến hành trên cơ sở của sự đánh giá về sự phát triển của não bộ ở từng đứa trẻ Vì vậy, để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài luận án đặt ra, đòi hỏi phải có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các lĩnh vực như Thần kinh học, Tâm bệnh học, Tâm lý học (Tâm lí học đại cương, Tâm lí học nhân cách, Tâm lí học phát triển, Tâm lí học sư phạm ) Giáo dục học (Giáo dục học đại cương, Giáo dục học tiểu học, ... tập huấn và trang bị cho giáo viên tiểu học và phụ huynh học sinh, làm công cụ để ứng phó trước các khó khăn trong học tập của trẻ 9 Cấu trúc của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu; 3 chương; Kết luận và kiến nghị; Danh mục công trình công bố của tác giả; Tài liệu tham khảo và phụ lục 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN... đọc hiểu và thiết kế các tác động bù trừ nhằm chỉnh trị những rối loạn về đọc hiểu ở học sinh tiểu học chậm phát triển các vùng chức năng trên não, vì vậy, đòi hỏi ở người nghiên cứu, ngoià những kiến thức về TLH TK nói chung, phải hiểu biết, có kiến thức về tâm lý học thần kinh trẻ em - Tiếp cận liên ngành: Việc thiết kế và tiến hành các tác động bù trừ trong DCT đọc hiểu cho HSTH CPTRG dưới góc độ. .. động tư duy của chính người đọc [19] 22 1.2.2.2 Đọc hiểu dưới góc độ tâm lý học thần kinh Dưới góc độ TLH TK, quá trình đọc nhằm lĩnh hội thông tin chứa đựng trong tài liệu đọc (đọc hiểu) là một hoạt động tâm lý có ý thức và là một hệ thống chức năng phức tạp Hệ thống chức năng đọc hiểu được định khu đồng thời ở nhiều vùng khác nhau trên vỏ não; mỗi vùng có một vai trò nhất định đối với việc đọc hiểu. .. dưới góc độ tâm lý học thần kinh - Thực nghiệm các tác động DCT đọc hiểu trên hai nhóm học sinh: nhóm 1 gồm những học sinh CPT các vùng não cấp III phía trước và nhóm 2 gồm những học sinh CPT các vùng não cấp III phía sau (theo kết quả chẩn đoán định khu bằng phương pháp Luria - 90) 6.2 Về khách thể nghiên cứu Luận án được tập trung nghiên cứu trên học sinh đầu cấp tiểu học CPTRG có khó khăn đọc hiểu. .. quá trình tâm lý trên cơ sở toàn bộ hội chứng rối loạn chức năng tâm lý cấp cao Tóm lại, từ tiếp cận của TLH TK sẽ cho phép tìm ra yếu tố nào là thành phần của hệ thống đọc hiểu như là một hệ thống chức năng tâm lý phức tạp và những vùng nào của vỏ não là cơ sở sinh lý thần kinh của quá trình đó 1.2.2 Cơ sở tâm lý học thần kinh của đọc hiểu 1.2.2.1 Khái niệm đọc hiểu Như chúng ta đã biết, đọc không... trình đọc, đó là hiểu thông tin bài đọc - đọc hiểu Nhìn chung, việc học đọc và những khó khăn về đọc của trẻ trong các nghiên cứu đã được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau Để tìm hiểu, phân tích biểu hiện cơ chế của rối loạn đọc và đọc hiểu ở HSTH CPTRG, đề tài luận án sẽ xác định một cách tiếp cận mới - tiếp cận từ góc độ TLH TK 1.1.2 Những nghiên cứu về dạy cho trẻ có khó khăn về đọc và đọc hiểu. .. thường 1.2.3 Học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới Trong "Bảng phân loại bệnh tật quốc tế" (ICD -10) của tổ chức Y tế Thế giới, "Chậm phát triển ranh giới" - retarded boundary là thuật ngữ được dùng cho nhóm những học sinh có điểm chuẩn IQ nằm trong khoảng từ 70 và đến 85, tức là trạng thái ranh giới giữa bình thường và CPT trí tuệ (Theo công thức tính IQ của Weschler: Mức độ phát triển trí tuệ . CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI 110 3.2.1. Thiết kế các tác động dạy chỉnh trị đọc hiểu cho học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý. đọc hiểu 19 1.2.3. Học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới 26 1.2.4. Đọc hiểu ở học sinh tiểu học chậm phát triển ranh giới dưới góc độ tâm lý học thần kinh 29 1.3. CƠ SỞ TÂM LÝ HỌC THẦN. KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM LÊ THỤC ANH DẠY CHỈNH TRỊ ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC CHẬM PHÁT TRIỂN RANH GIỚI DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC THẦN KINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Ngày đăng: 06/07/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan