Cơ sở lý thuyết về đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn, lấy ví dụ cụ thể tại doanh nghiệp

23 1.3K 4
Cơ sở lý thuyết về đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn, lấy ví dụ cụ thể tại doanh nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đối với một doanh nghiệp, khi tiến hành hoạt động đầu tư dài hạn, điều quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư.Hiệu quả của đầu tư biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đó.Khi xem xét dự án đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là lợi ích thu được trong tương lai có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không, dự án đó có mang lại mức thu nhập lớn hơn hoặc bằng mức đòi hỏi của các nhà đầu tư hay không? Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì mục đích hàng đầu là lợi nhuận. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu trong quá trình kinh doanh luôn gặp thua lỗ. Vì thế, việc đầu tư dài hạn của doanh nghiệp nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Mỗi khoản đầu tư của doanh nghiệp có thể có nhiều dự án khác nhau. Để lựa chọn dự án cần xem xét nhiều mặt, trong đó về tài chính, chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và lựa chọn dự án. Những tiêu chuẩn thường được sử dụng để làm cơ sở đánh giá lựa chọn dự án đầu tư dài hạn là: •Phương pháp thời gian hòa vốn ( PBP) •Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) •Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) •Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI) •Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Đối với một doanh nghiệp, khi tiến hành hoạt động đầu tư dài hạn, điều quan trọng là phải đánh giá được hiệu quả của đầu tư.Hiệu quả của đầu tư biểu hiện trong mối quan hệ giữa lợi ích thu được do đầu tư mang lại và chi phí bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đó.Khi xem xét dự án đầu tư phải xem xét vấn đề cơ bản là lợi ích thu được trong tương lai có tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra hay không, dự án đó có mang lại mức thu nhập lớn hơn hoặc bằng mức đòi hỏi của các nhà đầu tư hay không? Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì mục đích hàng đầu là lợi nhuận. Doanh nghiệp không thể tồn tại nếu trong quá trình kinh doanh luôn gặp thua lỗ. Vì thế, việc đầu tư dài hạn của doanh nghiệp nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và lợi thế của doanh nghiệp hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Mỗi khoản đầu tư của doanh nghiệp có thể có nhiều dự án khác nhau. Để lựa chọn dự án cần xem xét nhiều mặt, trong đó về tài chính, chủ yếu là xem xét hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để đánh giá và lựa chọn dự án. Những tiêu chuẩn thường được sử dụng để làm cơ sở đánh giá lựa chọn dự án đầu tư dài hạn là: •Phương pháp thời gian hòa vốn ( PBP) •Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) •Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) •Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI) •Phương pháp tỷ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư. Bài thảo luận của Nhóm I với chủ đề CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN.LẤY VÍ VỤ CỤ THỂ TẠI DOANH NGHIỆP gồm ba phần: Phần I: Cơ sở lý thuyết về đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn. Phần II: Ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn. 1 Phần III: Kết luận PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN 1.Phương pháp thời gian hoàn vốn (PBP) Phương pháp này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư để lựa chọn cho dự án. Thời gian hoàn vốn đầu tư ( thời gian thu hồi vốn đầu tư) là khoảng thời gian cần thiết mà dự án tạo ra dòng tiền thuần bằng chỉ số vốn đầu tư dài hạn ban đầu để thực hiện dự án. Nó cho chúng ta biết số năm đòi hỏi để bù đắp số tiền đâu tư ban đầu trên cơ sở luồng tiền của dự tính của dự án. Theo phương pháp này, kỳ thu hồi vốn càng ngắn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn. Để xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư, ta có thể chia ra các trường hợp:  Trường hợp 1: Nếu dự án tạo ra dòng tiền thuần đều. Thời hạn thu hồi vốn được xác định theo công thức sau: Thời gian hoàn vốn =  Trường hợp 2: Nếu dự án tạo ra thu nhập không đều.Thời gian thu hồi vốn được xác định theo cách sau: Bước 1: Xác định số vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối mỗi năm. Vốn đầu tư còn phải thu hồi ở cuối năm t = số vốn đầu tư chưa thu hồi ở cuối năm (t-1) – dòng tiền thuần của đầu tư năm t Bước 2: Khi số vốn đầu tư ở cuối năm nào đó nhỏ hơn số thu nhập của năm kế tiếp thì cần xác minh thời gian ( số tháng) còn phải thu hồi đầu tư trong năm kế tiếp Số thu hồi VDT trong năm t = 2 Tổng hợp số năm và số tháng thu hồi vốn đầu tư chính là thời gian thu hồi vốn đầu tư của dự án. Nếu kết quả tính toán kỳ thu hồi vốn đầu tư nhỏ hơn kỳ thu hồi vốn tối đa có thể chấp nhận được thì dự án được chấp nhận. Ví dụ: dự án A có vốn đầu tư à 100 triệu cho thu nhập dự kiến ở các năm như sau: Năm 1 2 3 4 Thu nhập dự kiến 40 50 50 40 Thời gian thu hồi vốn được tính như sau: Năm Dòng tiền của dự án Số vốn đầu tư còn phải thu 1 100 (100) 2 40 (60) 3 50 (10) 4 50 5 40 Thời gian thu hồi vốn = 2+ 12*10/50 = 2 năm và 2,4 tháng Nếu kỳ thu hồi vốn đòi hỏi của dự án A là 3 năm, dự án sẽ được chấp nhận. Nếu các dự án thuộc loại dự án trừ nhau thì thông thường người ta sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vốn ngắn nhất.  ƯU nhược điểm của phương pháp thời gian hoàn vốn + Ưu điểm Đơn giản, dễ tính toán. Phương pháp này phù hợp với dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn. + Nhược điểm Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là dài hạn, nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu hồi sau thời gian hoàn vốn, bỏ qua các khoản thu nhập ngoài vốn đầu tư.Do đó nó không phải là thước đo khả năng sinh lợi. Hai dự án có cùng vốn đầu tư, cùng thời gian hoàn vốn là 2 3 năm, nhưng một dự án có thể không tạo nên luồng tiền nào trong các năm tiếp theo, trong khi dự án kia có thể tạo ra luồng tiền đều đặn hàng năm trong 3 năm tiếp theo. Do vậy, phương pháp này có thể gây ra nhầm lẫn khi lựa chọn dự án. Mặt khác, phương pháp này bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian. Nói cách khác, nó không chú ý tới thời điểm phát sinh các khoản thu, các đồng tiền thu ở các thời điểm khác nhau được đánh gia s như nhau. Do có những hạn chế như trên, phương pháp này ít được áp dụng trong thực tế. Nhiều nhà quản lý sử dụng phương pháp này như một phép đo thô về rủi ro của dự án, hoặc sử dụng xem xét bổ xung cho dự án khác. Để khắc phục nhược điểm trên, người ta có thể áp dụng phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các khoản thu và chi của một dự án về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn vốn.  Phương pháp thời gian hoàn vốn có chiết khấu. Trong thời gia hoàn vốn có chiết khấu là khoảng thời gian cần thiết để tổng giá trị hiện tại của tất cả các khoản tiền thuần hàng năm của dự án vừa đủ bù đắp số vốn bỏ ra ban đầu. Ví dụ về dự án A như trên, giả định chi phí sử dụng vốn là 10% Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu của dự án A như sau: Năm Dòng tiền của dự án Dòng tiền chiết khấu Vốn đầu tư còn phải thu hồi cuối năm 0 (100) (100) (100) 1 40 36.364 63.636 2 50 41.32 22.316 3 50 37.57 4 40 27.32 Thời gian thu hồi vốn = 2+12*22.316/37.57 = 2 năm và 7.1 tháng Phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm của phương pháp thời gian thu hồi vốn đơn giản là đã tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Tuy nhiên, các nhược điểm còn lại vẫn chưa khắc phục được. 2. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) Tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn dụ án đầu tư chủ yếu là giá trị hiện tại 4 thuần của dự án. Giá trị hiện tại thuần của dự án (NPV) là giá trị hiện tại của luồng tiền thuần của dự án trừ đi luồng tiền ra ban đầu của dự án. Theo phương pháp này, tất cả các khoản thu nhập đạt được trong tương lai và vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án đầu tư đều phải quy về giá trị hiện tại theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Trên cơ sở đó so sánh giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị hiện tại của vốn đầu tư để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án, NPV được tính như sau: Trong đó: Tỷ lệ chiết khấu được sử dụng ở trên thường là chi phí sử dụng vốn, đó chính là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi. Như vậy giá trị hiện tài thuần thể hiện giá trị tăng thêm do đầu tư đưa lại có tính đến giá trị thời gian của tiền. Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư (NPV) < 0: dự án bị loại bỏ Nếu giá trị hiện tại thuần của một dự án đầu tư (NPV) = 0: tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc loại bỏ dự án. Nếu NPV > 0: dự án sẽ được chấp nhận nếu là dự án độc lập. Hay nói cách khác, dự án được chấp nhận nếu giá trị hiện tại của dòng tiền vào vượt quá giá trị hiện tại của dòng ra. Nếu các dự án lạo trừ nhau và vòng đời dự án bằng nhau thì chọn dự án có giá trị hiện tại thuần dương cao nhất. Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho dự án, bằng phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng thu dự kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí đầu tư hay không. 5  Ưu nhược điểm của phương pháp giá trị hiện tại thuần + Ưu điểm Phương pháp này đánh giá hiệu quả kinh tế có tính đến giá trị thời gian của tiền. Phương pháp này cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể tính giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư kết hợp bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của các dự án với nhau, nghĩa là: Trong khi các phương pháp khác không có tính chất này. + Nhược điểm Phương pháp này không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư. Phương pháp này cũng không cho thấy mối liên hệ giữa mức sinh lời của vốn đầu tư và chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra phương pháp này không thể đưa ra kết quả lựa chọn khi các dự án không đồng nhất về mặt thời gian cũng như xếp hạng ưu tiên trong việc lựa chọn các dự án đầu tư khi nguồn vốn của doanh nghiệp bị giới hạn. 3.Phương pháp tỷ suất sinh lời nội bộ(IRR) Tỷ suất doanh lợi nội bộ hay còn gọi là lãi suất hoàn vốn nội bộ là lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cân bằng giá trị hiện tại của luồng tiền thuần kỳ vọng (CF) với luồng tiền ra ban đầu (ICO). Hay nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ là mức lãi suất mà chiết khấu với mức lãi suất đó làm cho giá trị hiện tại thuần (NPV) của khoản đầu tư bằng 0. Ta có: Hoặc: Trong đó: : Khoản tiền thu được ở năm thứ t IRR : tủy suất doanh lợi nội bộ NPV : giá trị hiện tại thuần của dự án IRR là một trong những đại lượng phản ánh mức sinh lời của dự án đầu 6 tư. Đó chính là lãi suất dùng chiết khấu luồng tiền thuần tương lai, từ đến cho bằng với giá trị hiện tại của luồng tiền ban đầu (ICO) Để xác định được tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR, người ta thường sử dụng 2 phương pháp: phương pháp thử và sai với phương pháp nội quy. Phương pháp thử và sai: Theo phương pháp này, trước tiên người ta tự chọn một lãi suất và sử dụng lãi suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm ra giá trị hiện tại của các khoản thu, giá trị hiện tại của vốn đầu tư và so sánh chúng với nhau để xác định giá trị hiện tại thuần của dự án. Nếu giá trị hiện tại thuần của dự án khác 0 tương đối lớn thì tiếp tục thử lại bằng cách nâng lãi suất lên ( nếu NPV > 0) hoặc hạ mức lãi suất xuống ( nếu NPV < 0).Cứ làm như vậy cho đến khi tìm được một mức lãi suất làm cho giá trị hiện tại thuần của dự án đầu tư bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0 thì lãi suất đó chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Phương pháp nội suy: Theo phương pháp này, việc xác định tỷ suất doanh lợi nộ bộ của dự án được thực hiện theo các bước sau: B1: Chọn một mức lãi suất tùy ý sau đó tính theo lãi suất B2:Chọn tiếp mức lãi suất thỏa mãn điều kiện: Nếu giá trị hiện tại thuần là một số dương thì chọn > sao cho < 0 và ngược lại. Để đảm bảo độ chính xác cao hơn thì chênh lệch giữa và trong khoảng 5%. 7 B3: Tìm tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án, IRR nằm trong khoảng và được xác định theo công thức: IRR = + ( - ) Việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư bằng phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ được thực hiện theo trình tự sau: + Xác định tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án đâu tư + Đánh giá và lựa chọn dự án: Khi sử dụng tỷ suất doanh lợi nội bộ làm tiêu chuẩn xem xét chấp nhận hay loại bỏ dự án, thông thường người ta dựa trên cơ sở so sánh tỷ suất doanh lợi nội bộ với chi phí sử dụng vốn cho dự án và cần phân biệt 3 trường hợp sau: IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn: loại bỏ dự án IRR = r : tùy theo điều kiện cụ thể và sự cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hay loại bỏ dự án. IRR> r : nếu đây là dự án độc lập thì chấp nhận. Còn nếu là dự án loại bỏ nhau thì chọn dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ cao nhất.  ƯU nhược điểm của phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ + ƯU điểm Phương pháp này cho phép đánh giá được mức sinh lợi dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền. Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời dự án với chi phí sử dụng vốn trong việc thực hiện dự án đầu tư. Cho phép đánh giá khả năng bù đắp chi phí sử dụng vốn của dự án đầu tư so với tính rủi ro của nó. Chẳng hạn,nếu dự án có IRR > r, nghĩa là thu nhập sau khi đã trừ đi chi phí đầu tư còn lại một khoản lãi, nó được tích lũy 8 lại làm tăng tài sản của doanh nghiệp. Do vậy việc lưa chọn các dự án có IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn sẽ làm tăng tài sản của doanh nghiệp. Mặt khác, nếu chọn các dự án có IRR nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn sẽ dẫn tới tình trạng thâm hụt vốn, giảm tài sản của doanh nghiệp. + Nhược điểm Trong phương pháp này tỷ suất doanh lợi nội bộ thu nhập của dự án được giả định tái đầu tư với lãi suất bằng với tỷ suất doanh lợi nội bộ của dự án. Điều đó không thật phù hợp với thực tế nhất là với dự án có tỷ suất doanh lợi nội bộ ở mức cao. Phương pháp này không chú trọng đến quy mô vốn đầu tư nên có thể dẫn đến trường hợp kết luận chưa thỏa đáng khi đánh giá dự án, vì tỷ suất doanh lợi nội bộ luôn cao hơn với các dự án có quy mô nhỏ. Áp dụng phương pháp này sẽ rất khó khăn trong đánh giá lựa chọn dự án có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ và có thể dẫn tới sai lầm trong lựa chon dự án. Một dự án sẽ có nhiều tỷ suất doanh lợi nội bộ khác nhau khi dòng tiền dự án đối đầu nhiều lần. 4.Phương pháp chỉ số lợi nhuận (PI) Chỉ số lợi nhuận ( chỉ số sinh lời) là thước đo khả năng sinh lời của một dự án đầu tư có tính đến giá trị thời gian của tiền. Nó là tỷ số giữa giá trị hiện tại của luồng tiền trong tương lai với luồng tiền ra ban đầu, có thể diễn đạt như sau PI = hay PI = 1 + 9 [...]...Trong đó: : Giá trị hiện tại của dòng tiền năm thứ t : Giá trị vốn đầu tư PI R : Chỉ số sinh lời của dự án : tỷ lệ chiết khấu, thường dùng là chi phí sử dụng vốn để thực hiện dự án Việc sử dụng chỉ số sinh lời làm tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư được thực hiện như sau: + Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư + Đánh giá và lựa chọn dự án Căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem xét... vốn đầu tư Đây là phương pháp lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở so sánh giữa kết quả thu được do dự án đầu tư mang lại và tiền vốn bỏ ra đầu tư Các bước tiến hành để xác định chỉ tiêu B1: Tìm lợi nhuận bình quân ( LNbq) LNbq = B2: Tìm vốn đầu tư bình quân( VĐTbq) VĐTbq = B3: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận bình quân vốn đầu tư Tỷ suất LNbq vốn đầu tư = x 100% B4: Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư Nếu là dự. .. đầu tư bq 17 = 61777.24 / 553001.26 = 11% Do vậy dự án chấp nhận được Dựa vào kết quả tính toán qua các phương pháp đánh giá trên thì doanh nghiệp đã lựa chọn đầu tư dự án đầu tư mới đồng bộ dây chuyền các thiết bị gia công chế biến nguyên liệu, tạo hình sản phẩm, sấy, nung liên hợp II: Những vấn đề đặt ra trong quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư 1 Các dự án phụ thuộc và loại trừ nhau Dự án. .. tới giá trị thời gian của tiền Khi áp dụng chỉ tiêu này để đánh giá dự án đầu tư ta còn phải chú ý một số điểm sau: - Số lợi nhuận bình quân hàng năng do đầu tư mang lại trong suốt thời gian đầu tư phải được tính từ lúc bắt đầu bỏ vốn cho đến lúc kết thúc dự án - Những năm bỏ vốn đầu tư để thi công thì lợi nhuận sẽ được tính bằng 0 PHẦN II VÍ DỤ ĐỂ TRIỂN KHAI QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ AN ĐẦU TƯ... nhau Ví dụ Với hai dự án A và B ở ví dụ trên với các dạng luồng tiền như sau: Cuối năm 0 1 2 3 Luồng tiền thuần ( 100đ) Dự án A Dự án B (1000) (1000) 0 2000 0 0 3375 0 Nếu lợi nhuận doanh nghiệp đòi hỏi là 10% thì ta có: Dự án A Dự án B IRR 50% 100% NPV tại 10% 1.536.000 818.000 PI tại 10% 2.54 1.82 Như vậy cùng một chi phí bỏ ra, dự án B có IRR gấp đôi dự án A, tuy nhiên NPV của dự án A lại cao hơn Dự. .. Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư Nếu là dự án độc lập thì dự án được chấp nhận khi tỷ suất LNbq vốn đầu tư hớn hơn 0 11 Nếu là dự án loại trừ nhau thì lựa chọn dự án đầu tư có tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư lớn nhất  Ưu nhược điểm của phương pháp + Ưu điểm Tỉ suất lợi nhuận bình quân vốn đầu tư thể hiện được mục tiêu cơ bản của chủ đầu tư là chọn dự án mà mỗi đồng vốn bỏ ra để đem lại số lợi... gian của tiền Cho thấy mối liên hệ giữa các khoản thu nhập do dự án đưa lại với số vốn đầu tư bỏ ra để thực hiện dự án Có thể sử dụng chỉ số sinh lời trong việc so sánh các dự án có số vốn đầu tư khác nhau để thấy được mức sinh lời giữa các dự án 10 Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, nếu phải ưu tiên lựa chọn một số dự án trong nhiều dự án khác nhau thì phương pháp này tỏ ra hiệu quả hơn các phương... hơn Dự án B tạo ra luồng tiền ngay trong năm đầu tiên hoạt động, trong khi dự án A phải đợi 3 năm Việc xem xét ngay dựa vào NPV có thể dẫn đến sai lầm,để giải quyết vấn đề này doanh nghiệp đưa ra cho cả hai dự án cùng số năm hoạt động,giả sử dự án B tái đầu tư từ năm thứ 2 với mọi điều kiện được lặp lại như ban đầu Cuối năm 1 1 2 3 Luồng tiền thuần ( 1000đ) Dự án B gốc Dự án B sau khi tái đầu tư (1.000)... doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận Ta có thể thấy tuy dự án B có chỉ số sinh lời thấp hơn dự án C nhưng nó lại sinh lợi trong một quy mô vốn đầu tư khá lớn,điều này làm cho thu nhập đạt được từ dự án B là khá lớn so với dự án C  Khác biệt về quy mô Phương pháp NPV có tính đến quy mô vốn đầu tư của dự án, trong khi đó phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ không đề cập đến quy mô vốn đầu tư. Quy mô vốn đầu. .. giống nhau Ví dụ: Vẫn ở công ty trên, tuy nhiên công ty này đang xem xét đầu tư một phân xưởng sản xuất mới ( dự án A) hoặc một dự án đầu tư nhà kho ( dự án B) và một khu nhà tập thể cho công nhân thuê ( dự án C) trên cùng một mảnh đất Có số liệu như sau ( đơn vị triệu đồng) 18 A B 0 -500 -1.000 Năm 1 600 200 2 100 1.200 C -500 530 180 Dự án Thời gian hoàn vốn 10 tháng 1 năm 8 tháng 11 tháng 10 ngày . vốn đầu tư. Bài thảo luận của Nhóm I với chủ đề CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN.LẤY VÍ VỤ CỤ THỂ TẠI DOANH NGHIỆP gồm ba phần: Phần I: Cơ sở lý thuyết về đánh giá và. và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn. Phần II: Ví dụ để triển khai quá trình đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư dài hạn. 1 Phần III: Kết luận PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN DỰ ÁN ĐẦU TƯ. tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư được thực hiện như sau: + Xác định chỉ số sinh lời của mỗi dự án đầu tư + Đánh giá và lựa chọn dự án. Căn cứ vào chỉ số sinh lời có thể xem xét 3

Ngày đăng: 06/07/2015, 15:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan