Sự điểu chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong nhiệm kỳ của Tổng thống R.Nixon ( 1969-1973)

167 724 1
Sự điểu chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong nhiệm kỳ của Tổng thống R.Nixon ( 1969-1973)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HƢƠNG SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R.NIXON (1969 – 1973) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội-2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ HƢƠNG SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R.NIXON (1969 – 1973) Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 60 22 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thiện Thanh Hà Nội-2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này em đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý rất tận tình và nghiêm túc từ TS Trần Thiện Thanh, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Cô vì tất cả những hướng dẫn và sự giúp đỡ của Cô trong suốt thời gian em học tập và hoàn thành luận văn này. Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt luận văn. Cuối cùng là lời cảm ơn sâu sắc của tôi tới gia đình và bạn bè, những người luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2014 Học viên Nguyễn Thị Hương MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 10 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 10 5. Đóng góp của luận văn. 11 6. Bố cục luận văn. 12 PHẦN NỘI DUNG 14 CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN CUỐI THẬP NIÊN 1960 – ĐẦU THẬP NIÊN 1970 14 1.1. Tình hình thế giới và khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng. 14 1.1.1. Thế cân bằng quân sự Mỹ - Liên Xô. 14 1.1.2. Trung Quốc và mâu thuẫn Trung Quốc – Liên Xô. 19 1.2. Thực trạng nƣớc Mỹ và chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ. 23 1.2.1. Nƣớc Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam. 23 1.2.2. Sự suy giảm tƣơng đối địa vị kinh tế của Mỹ. 32 1.3. Tình hình Nhật Bản cuối thập niên 1960 – đầu thập niên 1970. 36 CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R. NIXON (1969 – 1973) 45 2.1. Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ 45 2.2. Những điều chỉnh chính sách trong quan hệ đồng minh với Nhật Bản. 48 2.2.1. Trên phƣơng diện chính trị - an ninh: gia hạn vĩnh viễn Hiệp ƣớc An ninh và hợp tác song phƣơng và trao trả quần đảo Okinawa cho Nhật Bản 48 2.2.2. Trên phƣơng diện kinh tế: Điều chỉnh tỷ giá đồng Yen/USD và hạn chế xuất khẩu hàng dệt len, sợi tổng hợp của Nhật Bản sang Mỹ. 75 CHƢƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN 83 3.1. Đối với nƣớc Mỹ. 83 3.2. Với Nhật Bản. 90 3.3. Với mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản. 98 3.4. Với quan hệ quốc tế và Việt Nam. 102 KẾT LUẬN 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 Phụ lục 1: The Nixon Doctrine 123 Phụ lục 2: Joint Statement Following Discussions With Prime Minister Sato of Japan. November 21, 1969 134 Phụ lục 3: Agreement Between the United States of America and Japan Concerning the Ryukyu Islands and the Daito Islands Washington and Tokyo (simultaneously), 17th June,1971 138 Phụ lục 4: Address to the Nation Outlining a New Economic Policy: "The Challenge of Peace." August 15, 1971 143 Phụ lục 5: Joint Statement of Japanese Prime Minister Sato and U.S. President Nixon 150 Phụ lục 6: Joint Statement of Japanese Prime Minister Tanaka and 152 Phụ lục 7: Joint Communique of Japanese Prime Minister Tanaka and U.S. President Nixon 155 Phụ lục 8: Một số hình ảnh 160 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ KÍ HIỆU Xã hội chủ nghĩa XHCN Đơn vị đo trong dệt may: Square Yard Equal: yd 2 SYE Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) ODA Organization for EconomicCooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ) OECD Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ ( National Security Council) NSC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa với tốc độ nhanh chóng nhƣ hiện nay, mỗi cá thể đều phải tìm cách thích nghi với một thực tế là môi trƣờng xung quanh thay đổi không ngừng. Mỗi quốc gia cũng vậy, phải đƣa ra những chiến lƣợc và sách lƣợc phù hợp với biến đổi phức tạp của mối quan hệ với các chủ thể khác nhau trong quan hệ quốc tế. Việc hoạch định chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đều xuất phát từ ―lợi ích quốc gia‖, phân tích tình hình thực tế của từng đối tƣợng, từng mối quan hệ trong bối cảnh chung của toàn thế giới và khu vực, từ đó tìm ra những đƣờng hƣớng chính sách đem lại lợi ích lớn nhất cho mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của các quốc gia không chỉ là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn ở tầm vĩ mô, rút ra những bài học cho việc hoạch định chính sách của mỗi nƣớc, mà còn giúp các thực thể khác trong quan hệ quốc tế thích nghi với môi trƣờng thực tế của mình. Từ lâu, chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn luôn có tác động to lớn với thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của các nƣớc này luôn đƣợc các học giả trên thế giới quan tâm, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong chính sách đối ngoại của Mỹ, mảng chính sách với Nhật Bản trong thế kỉ XX lại càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lịch sử và quan hệ quốc tế. Điều đó xuất phát từ những điều đặc biệt của lịch sử hai nƣớc. Không ai có thể phủ nhận rằng Mỹ là một trong những nƣớc có ảnh hƣởng lớn nhất trên thế giới. Còn ở châu Á, Nhật Bản cũng có tầm ảnh hƣởng quan trọng trong khu vực. Mối quan hệ của hai nƣớc cũng trải qua những thăng trầm: từng là kẻ thù của nhau trong thế chiến thứ hai (1939 – 1945) nhƣng sau khi bƣớc ra khỏi cuộc chiến một thời gian lại trở thành đồng minh và quan hệ liên minh Mỹ - Nhật Bản vẫn đƣợc duy trì, củng cố cho tới nay. Tuy nhiên, trong quá trình tồn tại, liên minh Mỹ - Nhật Bản cũng có những thời kì đứng trƣớc những thách thức gay gắt buộc mỗi nƣớc phải đƣa ra những điều chỉnh phù hợp với sự thay đổi của thực tế trong và ngoài nƣớc. 2 Giai đoạn 1969 – 1973 trong nhiệm kì của Tổng thống R. Nixon là một giai đoạn nhƣ vậy. Mỹ đã phải điều chỉnh chính sách đối ngoại với Nhật Bản thể hiện chủ yếu trên hai phƣơng diện là an ninh – chính trị và kinh tế. Vì sao Mỹ phải điều chỉnh chính sách đối ngoại với Nhật Bản? Sự điều chỉnh đó có phá vỡ hay vẫn nằm trong liên minh Mỹ - Nhật Bản? Sự điều chỉnh đó tác động nhƣ thế nào tới chính nƣớc Mỹ, với Nhật Bản và với khu vực châu Á trong đó có Việt Nam? Những vấn đề đó hầu nhƣ chƣa đƣợc các học giả trong nƣớc đi sâu nghiên cứu. Do vậy, vấn đề này đòi hỏi có sự phân tích tổng thể và sâu sắc để đi đến những giải đáp thỏa đáng. Đó cũng chính là những lí do khiến tôi lựa chọn vấn đề “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong nhiệm kì của Tổng thống R. Nixon (1969 – 1973)” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Trong phạm vi nguồn tài liệu mà cá nhân tiếp cận đƣợc, xin tóm tắt lịch sử nghiên cứu vấn đề này ở trong và ngoài nƣớc nhƣ sau: Ở nước ngoài, có thể thấy số lƣợng các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ là rất nhiều, chứng tỏ đây là một chủ đề nghiên cứu rất đƣợc các học giả quan tâm. Trong số đó, có thể phân chia thành hai nhóm nhƣ sau: Nhóm thứ nhất là những nghiên cứu tổng quan về nƣớc Mỹ và những lĩnh vực cụ thể trong đó có các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Mỹ nói chung; nhóm thứ hai là nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản nói chung và trong nhiệm kì của Tổng thống R. Nixon (1969 – 1973) nói riêng. Với nhóm thứ nhất, một số sách về tiến trình lịch sử nƣớc Mỹ và văn hóa Mỹ nhƣ “An outline of American History” (Khái lƣợc lịch sử nƣớc Mỹ, 1994) của Howard đã đƣợc xuất bản bằng tiếng Việt năm 2000, hay cuốn “America” (Nƣớc Mỹ, 2000) của George Brown Tindall và David Emory…nghiên cứu lịch sử và văn hóa Mỹ trên phạm vi thời gian và không 3 gian rộng tạo cơ sở cho việc phân tích quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ, tuy nhiên phần về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Ngoài ra, có khá nhiều học giả nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ trong và sau chiến tranh lạnh, xin nêu một vài tác phẩm tiêu biểu: Năm 1973, cuốn “U.S. foreign Policy in a changing world” của Elan M. Johns, Jr. đƣợc xuất bản tại New York. Năm 1983, cuốn “Foreign Policy Making and the American Political System” của hai tác giả James A. Nathan và James K. Oliver của Đại học Delaware đƣợc xuất bản tại Toronto, Canada. Cuốn sách tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa việc hoạch định chính sách đối ngoại với hệ thống chính trị Mỹ trong thời kì từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu thập niên 80. Năm 1994, cuốn The American Age - U.S. foreign policy at home and abroad của Walter Lafeber đƣợc xuất bản với 2 tập I và II. Ở tập II, tác giả đã dựng lại một cách tổng thể chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ đặc biệt là trong thế kỉ XX trong đó cũng bao hàm những chính sách liên quan đến Nhật Bản. Ngoài ra, trong tác phẩm “Mỹ thay đổi lớn chiến lược toàn cầu” của học giả Lý Thực Cốc đƣợc dịch và xuất bản năm 1996 đã phân tích những biến đổi của tình hình chính trị thế giới, nguyên nhân dẫn đến việc Mỹ điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu. Một tác phẩm đáng chú ý khác là “ Nước Mỹ nửa thế kỉ - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong và sau chiến tranh lạnh” của Thomas McCommick đã đƣợc dịch ra tiếng Việt và xuất bản năm 2004. Cuốn sách đã phân tích có hệ thống chính sách đối ngoại của Mỹ trong nửa thế kỉ - trong và sau chiến tranh lạnh, đồng thời tác giả đã đi sâu phân tích căn nguyên của những điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời gian đó…. Có thể nói, cho đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả Mỹ, Anh, Trung Quốc…về chính sách đối ngoại của Mỹ song đa phần là những công trình nghiên cứu trên phạm vi rộng, nhiều chủ thể trong quan hệ với Mỹ. Phần về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong các công trình đó chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhƣng cũng cung cấp những hiểu 4 biết tổng quát về bối cảnh lịch sử của việc hoạch định và điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ. Những hiểu biết đó giúp tôi nhìn nhận vấn đề một cách bao quát và đa chiều hơn. Với nhóm thứ hai, nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản cũng có khá nhiều công trình dƣới dạng sách tham khảo, bài viết. Trƣớc hết là một cuốn sách đáng tin cậy của cựu Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Edwin O.Reischeur xuất bản năm 1965 và tái bản năm 1969 tại Mỹ với nhan đề “The United States and Japan”. Cuốn sách viết về mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản từ 1945 – 1952 đến giữa những năm 1960, bên cạnh đó là những mối quan hệ trƣớc chiến tranh Mỹ - Nhật Bản và một số vấn đề khác trong quan hệ hai nƣớc. Năm 1974, cuốn sách “United States – Japanese relations: The 1970’s” của tác giả Priscilla Clapp viết về mối quan hệ của Mỹ - Nhật Bản trong thập niên 1970 trên các phƣơng diện quan hệ ngoại giao, kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản, triển vọng của mối quan hệ này. Năm 1976, cuốn “Managing an Alliance: The politics of U.S. – Japanese relations” cũng của Priscilla Clapp cùng nhóm tác giả I.M. Destler, Sato Hideo, đƣợc xuất bản tại Washington. Cuốn sách này đã phân tích những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nƣớc trong hơn hai thập niên sau Thế chiến II và quá trình hoạch định chính sách đối ngoại giữa hai nƣớc trong giai đoạn này. Đặc biệt, cuốn sách “U.S. – Japanese relations throughout History: The Clash” đƣợc phát hành năm 1998 của tác giả Walter Lafeber đƣợc xem là một cách tiếp cận mới trong các nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Nhật Bản. Tác giả đã phân tích mối quan hệ hai nƣớc dƣới góc nhìn của sự va chạm, xung đột của các lợi ích giữa hai nƣớc trong tiến trình lịch sử từ cuối thế kỉ XIX đến cuối thế kỉ XX. Năm 2001, một tác phẩm khá hệ thống về mối quan hệ Mỹ - Nhật Bản là “Partnership The United States and Japan 1951 – 2001” do nhà nghiên cứu Akira Iriye của trƣờng Đại học Havard chủ biên. Trong cuốn sách này, một số bài viết của các tác giả khác đƣợc tập hợp đem đến cái nhìn tổng thể về mối quan hệ giữa hai nƣớc trong nửa thế kỉ. Một số khía cạnh đƣợc đi sâu phân [...]... sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ 1969 – 1973 CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG THỐNG R NIXON (1 969 – 1973) Tập trung vào sự điều chỉnh chính sách của Mỹ với Nhật Bản trên hai phƣơng diện: Chính trị - an ninh và Kinh tế Về phƣơng diện Chính trị - an ninh, Mỹ tiếp tục duy trì mối quan hệ đồng minh chiến lƣợc với Nhật Bản thông qua việc... quần đảo Okinawa cho Nhật Bản Về phƣơng diện kinh tế, Mỹ buộc phải gây áp lực khiến Nhật Bản phải hạn chế xuất khẩu hàng dệt len và sợi nhân tạo sang Mỹ 12 và định giá lại đồng Yen so với USD Qua đó rút ra một số nhận xét về hai sự điều chỉnh đó CHƢƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969... nghiên cứu Trần Thiện Thanh của Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ Lịch sử với đề tài Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản trong nửa đầu thế kỉ XX” Luận án nghiên cứu lịch sử chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ 1905 đến 1952, quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của 8 Mỹ với Nhật Bản và những vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa hai... học Havard Akira Iriye Ngoại giao Nhật Bản – Sự lựa chọn của Nhật Bản trong thời đại toàn cầu hóa” (Lê Thị Bình và Nguyễn Đức Minh dịch), trong đó, tác giả đã phân tích sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Nhật Bản qua các thời kì từ 1940 – 1990 bao hàm những chính sách đối với Mỹ Ngoài ra, trên một số website của Mỹ cũng có những tƣ liệu về các bài diễn thuyết của Tổng thống Nixon, Học thuyết Nixon,... nhối‖ đối với các Tổng thống Mỹ trong thập kỉ này Trong thời kì cầm quyền của mình, với chính sách ―Đƣờng biên giới mới‖ (The new frontier), Tổng thống J Kenedy đã tạo đƣợc sự đồng thuận cao trong nhân dân Mỹ về các chính sách đối nội cũng nhƣ đối ngoại Thậm chí sau thất bại ở Vịnh Con Lợn và khủng hoảng tên lửa Cuba, nhân dân Mỹ vẫn hết sức tin tƣởng vào sức mạnh Mỹ và chính quyền của Tổng thống Mỹ Tuy... tập của những ngƣời quan tâm đến 11 quan hệ Mỹ - Nhật Bản, chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản và lịch sử Nhật Bản trong phạm vi nghiên cứu của đề tài 6 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, thƣ mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục theo quy định của một luận văn thạc sĩ, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng: CHƢƠNG I: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT... quát, trong đó có một phần nhỏ đề cập chính sách đối ngoại của các nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Nhật Bản Với nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản, năm 1994 học giả Lê Bá Thuyên hoàn thành Luận án PTSKH “Chiến lược toàn cầu của Mỹ và tác động của nó trong quan hệ quốc tế hiện nay” Luận án nghiên cứu bản chất chiến lƣợc toàn cầu của Mỹ và quá trình vận động của nó trong. .. hệ thống Đây vừa là thuận lợi song cũng là khó khăn cho ngƣời nghiên cứu trong quá trình thực hiện Luận văn này 3 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Những nhân tố chủ yếu tác động tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969 – 1973 - Nội dung và những điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ 1969 – 1973 - Tác động của. .. hai nƣớc đặt trong bối cảnh khu vực châu Á – Thái Bình Dƣơng, mối quan hệ của hai nƣớc và nhân tố Trung Quốc trong thập niên 50 của thế kỉ XX, về hoạt động và đóng góp của các đại sứ Mỹ tại Nhật Bản trong giai đoạn 1945 – 1972 … Bên cạnh đó, chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản giai đoạn 1969 – 1973 cũng đƣợc khai thác trong các công trình viết về chính sách đối ngoại của nƣớc Mỹ với các nƣớc khác... hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong thời kì này Ngay từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Chia_rẽ_Trung-Xô, 12.11 AM, 5/11/2014 1 20 tháng 1/1952, trong một bức thƣ gửi Ngoại trƣởng Mỹ F Dulles, cố vấn cao cấp của Ngoại trƣởng về Nhật Bản và sau này là Đại sứ Mỹ tại Tokyo từ 1953 – 1957 John Allison nhận định: ―Trung Quốc là trọng tâm của toàn bộ chính sách đối ngoại của Mỹ với châu . trực tiếp hoặc gián tiếp của từng yếu tố đến sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản từ 1969 – 1973. CHƢƠNG II: CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN TRONG NHIỆM KÌ CỦA TỔNG. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA MỸ VỚI NHẬT BẢN Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ với Nhật Bản trong những năm 1969 – 1973 không chỉ có tác động tới bản thân. CỦA TỔNG THỐNG R. NIXON (1 969 – 1973) 45 2.1. Nhật Bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ 45 2.2. Những điều chỉnh chính sách trong quan hệ đồng minh với Nhật Bản. 48 2.2.1. Trên phƣơng diện chính

Ngày đăng: 06/07/2015, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan