vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường; ảnh hưởng của nó đến con người và các phương pháp xử lý

36 5.1K 13
vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường; ảnh hưởng của nó đến con người và các phương pháp xử lý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN NGÀNH: QUÁN LÝ MÔI TRƯỜNG KHÓA: 2010  MÔN: HÓA KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG MÔI TRƯỜNG; ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN CON NGƯỜI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ GIẢNG VIÊN : TS. MAI TUẤN ANH HỌC VIÊN : BÙI THỊ DIỆU LINH VÕ THỊ HỒNG PHONG NGUYỄN THỊ VINH TP. Hồ Chí Minh, tháng 7/2011 Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 1 | P a g e MỤC LỤC Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 2 | P a g e CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm 3 . Các kim loại quan trọng nhất trong việc xử lý nước là Zn, Cu, Pb, Cd, Hg, Ni, Cr, As, Một vài các kim loại trong số này có thể cần thiết cho cơ thể sống (bao gồm động vật, thực vật, các vi sinh vật) khi chúng ở một hàm lượng nhất định như Zn, Cu, Fe Tuy nhiên khi ở một lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn nó sẽ trở nên độc hại. Những nguyên tố như Pb, Cd, Ni không có lợi ích nào cho cơ thể sống. Những kim loại này khi đi vào cơ thể động vật hoặc thực vật ngay cả ở dạng vết cũng có thể gây độc hại. Trong tự nhiên, kim loại nặng tồn tại trong ba môi trường: môi trường khí, môi trường nước và môi trường đất. 1.1 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Trong môi trường khí, kim loại nặng thường tồn tại ở dạng hơi kim loại. Các hơi kim loại này phần lớn là rất độc, có thể đi vào cơ thể con người và động vật khác qua đường hô hấp. Từ đó gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người và động vật. 1.2 MÔI TRƯỜNG ĐẤT Trong môi trường đất thì các kim loại nặng thường tồn tại ở dưới dạng kim loại nguyên chất, các khoáng kim loại, hoặc các ion Kim loại nặng có trong đất tồn tại dưới dạng ion thường được cây cỏ, thực vật hấp thụ làm cho các thực vật này nhiễm kim loại nặng… Và nó có thể đi vào cơ thể con người và động vật thông qua đường tiêu hóa khi người và động vật tiêu thụ các loại thực vật này. Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất ở Việt Nam Theo nghiên cứu của Phạm Quang Hà (2001) về hàm lượng Cd trong một số loại đất ở Việt Nam cho thấy, hàm lượng Cd trong đất phù sa với mức dao động là 12% và đối với đất xám là 29%. Nhìn chung, hàm lượng Cd trong đất xám là thấp nhất, trung bình khoảng 0,47 ppm, tiếp theo là đất phù sa 0,82 ppm và cao nhất là đất đỏ 1,24 ppm. So với tiêu chuẩn chất lượng nền môi trường đất nông nghiệp ở Canada là 1,4 mg/kg đất thì về cơ bản đất nông nghiệp nước ta còn sạch, đặc biệt là trong đất xám và đất phù sa. Ngược lại hàm lượng trong các mẫu bùn rất cao (đạt giá trị lớn nhất là 60,33 ppm) tạo ao giữa thôn có ngành nghề truyền thống là đúc đồng, nhôm. Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 3 | P a g e Bảng 1.1: Hàm lượng các kim loại nặng trong đất ở Việt Nam Kim loại Khoảng dao động Trung bình Cd 0,1 – 1 0,62 Hg 0,01 – 0,06 0,098 As 5 – 10 - Pb 1 – 88,8 29,2 Se 1,01 – 2,5 0,4 Sb - 0,9 1.3 MÔI TRƯỜNG NƯỚC Trong môi trường nước thì kim loại nặng tồn tại dưới dạng ion hoặc phức chất Trong ba môi trường thì môi trường nước là môi trường có khả năng phát tán kim loại nặng đi xa nhất và rộng nhất. Trong những điều kiện thích hợp kim loại nặng trong môi trường nước có thể phát tán vào môi trường đất hoặc khí. Kim loại nặng trong nước làm ô nhiễm cây trồng khi các cây trồng này được tưới bằng nguồn nước có chứa kim loại nặng hoặc đất trồng cây bị ô nhiễm bởi nguồn nước có chứa kim loại nặng đi qua nó. Do đó kim loại nặng trong môi trường nước có thể đi vào cơ thể con người thông qua con đường ăn hoặc uống. Bảng 1.2: Các kim loại nặng và ảnh hưởng của chúng đến cơ thể sống Tên kim loại nặng Khối lượng phân tử (g) Khối lượng riêng (g/cm 3 ) Ảnh hưởng đến thực vật Ảnh hưởng đến động vật Pt 195 21,4 Độc - Hg 200,56 13,59 Độc Độc Pb 207 11,34 Độc Độc Cu 64 8,92 Cần thiết Độc Cần thiết Độc Co 59 8,9 - Cần thiết Ni 59 8,9 Độc Cần thiết Cd 112 8,65 Độc Độc Fe 56 7,86 Cần thiết Cần thiết Cr 52 7,2 Cần thiết Độc Cần thiết Mn 55 7,2 Cần thiết Độc Cần thiết Zn 65 7,14 Cần thiết Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 4 | P a g e Các quá trình sản xuất công nghiệp, quá trình khai khoáng, quá trình tinh chế quặng, kim loại, sản xuất kim loại thành phẩm là các nguồn chính gây ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước. Thêm vào đó, các hợp chất của kim loại nặng được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp khác như quá trình tạo màu và nhuộm, ở các sản phẩm của thuộc da, cao su , dệt, giấy, luyện kim, mạ điện và nhiều nghành khác cũng là nguồn đáng kể gây ô nhiễm kim loại nặng. Khác biệt so với nước thải nghành công nghiệp, nước thải sinh hoạt thường có chứa trong nó một lượng kim loại nhất định bởi quá trình tiếp xúc lâu dài với Cu, Zn, hoặc Pb của đường ống hoặc bể chứa. Sự tồn tại của kim loại nặng ở trong nước thải sinh hoạt do các tác nhân trong các mỹ phẩm dùng để trang điểm, rửa mặt Một vài hóa chất được sử dụng trong nông nghiệp cũng làm gia tăng ô nhiễm kim loại nặng như: Cu được thêm vào thức ăn cho lợn và được bài tiết ra một lượng lớn bởi các loài động vật. Kim loại nặng được phân loại nói chung là chất độc hại hoặc rất độc hại đối với các động vật sống dưới nước hoặc rất nhiều các loài thực vật mặc dù ngay cả khi với mỗi loài hoặc một nhóm loài có liên quan gần gũi tới nhau thì chúng đều có độ nhạy cảm với ảnh hưởng của kim loại là khác nhau. Nói chung trong môi trường nước thì kim loại nặng có thể được liệt kê sẵp xếp theo thứ tự giảm độc hại như sau: Hg, Cd, Cu, Ni, Pb, Cr, Co Tuy nhiên sự sắp xếp này chỉ là tương đối và các vị trí của các nguyên tố này trong chuỗi sẽ rất khác nhau với từng loài, từng điều kiện và đặc điểm môi trường. Phân chia theo sự khác biệt về đặc tính của độ nhạy cảm với các kim loại, độc tính của các kim loại rất đa dạng với các điều kiện môi trường chính bởi vì ảnh hưởng của điều kiện môi trường khác nhau lên các đặc tính của từng kim loại. Nghiên cứu ảnh hưởng, hậu quả của kim loại nặng trong nước tới sinh thái thường gặp những cản trở bởi thực tế là các tạp chất ô nhiễm khác luôn luôn có mặt, do đó khó có thể xác định được mức độ ô nhiễm hay hậu quả của các kim loại có trong nước thải gây nên với môi trường sinh thái. Trong môi trường thì các kim loại nặng tồn tại trong các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ. Có một vài bằng chứng cho thấy rằng khi trong nước thải có chứa các hợp chất hữu cơ thì độc tính của kim loại đối với các động thực vật sống giảm đi. Tuy nhiên cũng có khi sự tồn tại một số các hợp chất hữu cơ mà sự có mặt của nó cùng với các kim loại nặng lại làm tăng thêm độc tính của kim loại nặng đó. Ví dụ như metyl thủy ngân. Đối với con người một số các kim loại khi tồn tại một hàm lượng nhất định trong cơ thể con người sẽ có ích, tuy nhiên khi nồng độ của các kim loại này lớn hoặc thấp hơn mức cho phép thì nó sẽ là chất độc gây rối loạn trong cơ thể con người và tạo ra các bệnh nguy hiểm như rối loạn cơ quan thần kinh, phá hủy gan, thận hoặc gây ra các bệnh ung thư Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 5 | P a g e CHƯƠNG 2 NGUỒN GỐC Ô NHIỄM CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG 2.1. CROM CTHH: Cr (Cr 3+ , Cr 6+ ) 2.1.1. Nguồn phát sinh Crom nói chung được biết đến trong trang trí của các sản phẩm mạ crom. Hầu hết các quặng crom sản xuất được sử dụng trong sản xuất thép không rỉ. Tuy nhiên, crom kim loại là chất không độc hại, chỉ các hợp chất của crom dưới dạng ion Cr 3+ , Cr 6+ mới có độc tính. Trong môi trường nước, crom chủ yếu xuất hiện dưới dạng Cr 3+ , Cr 6+ . Cr 6+ xuất hiện trong nước thải dưới dạng các hợp chất CrO 4 2- (pH >7) Cr 2 O 7 2- (pH≤ 7). Các hợp chất của crom được thêm vào nước làm lạnh để ngăn chặn sự ăn mòn. Chúng cũng được sử dụng trong các quá trình sản xuất như : + Tạo màu, nhuộm + Tananh hóa + Điện cực nhôm và các quá trình mạ kim loại và mạ điện khác + Trong các nghành công nghiệp hóa chất Trong các quá trình mạ trong công nghiệp thì nghành sản xuất ô tô sản xuất ra nhiều các sản phẩm mạ crom nhất. Nguồn chính của việc thải các hợp chất crom là các axit crom được sử dụng trong quá trình mạ. Cr 3+ xuất hiện trong nước thải phần lớn là do quá trình khử Cr 6+ trong nước thải công nghiệp. Tuy nhiên trong các nước thải mạ vẫn có chứa Cr 3+ kể cả khi chưa khử. 2.1.2. Tiêu chuẩn cho phép của Crom trong nước Theo tiêu chuẩn của tổ chức WHO nồng độ cho phép của Crom trong nước uống là 0,05 mg/l, ở Việt Nam nồng độ crom cho phép trong nước sinh hoạt đối với Cr 3+ là 0,05 mg/l và Cr 6+ là 0,01 mg/l. 2.2. ĐỒNG CTHH: Cu (Cu + , Cu 2+ ) Nguồn thải chính của đồng trong nước thải công nghiệp là nước thải quá trình mạ và nước thải quá trình rửa, ngâm trong bể có chứa đồng. Các bể làm bằng đồng và đồng thau thường bị các axit mạnh, trong các quá trình chứa, đựng các dung dịch, oxi hóa làm đồng tan vào trong dung dịch. Còn trong các quá trình mạ, đồng được sử dụng làm nguyên liệu chính hoặc chỉ là lớp phủ cho các kim loại như vàng, bạc Đồng trong nước thải thường tồn tại dưới các dạng: các muối Cu 2+ như CuCl 2 , CuSO 4 hoặc tồn tại dưới dạng các muối phức. Ví dụ như khi đồng được kết hợp với kiềm (NaOH) tạo ra: Na 2 [Cu(OH) 4 ]. Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 6 | P a g e 2.3. CHÌ CTHH: Pb (Pb 2+ ) 2.3.1. Nguồn phát sinh * Nguồn gốc tự nhiên Hàm lượng chì trong vỏ trái đất 10-20 mg/kg. Trong nước ngầm và nước mặt nồng độ của chì không vượt quá 10 µg/l. Trong không khí lượng chì đưa vào khí quyển khoảng: 330.000 tấn/năm, trong đó 80-90% bắt nguồn từ chất phụ gia akyl chì. * Nguồn nhân tạo Lượng chì tiêu thụ trên thế giới ngày một tăng do vậy lượng chì thải ra môi trường ngày càng lớn. Các nguồn thải ra chì chính là: - Khai thác quặng có chứa chì như: mỏ chì sunfit (PbS), chì cacbonat (PbCO 3 ) và chì sunfat (PbSO 4 ) ; - Tinh luyện chì; - Sản xuất pin, acquy có sử dụng điện cực chì; - Xử dụng xăng có pha chì; - Quá trình luyện thép; - Sản xuất chất màu; - Thuốc trừ sâu có sử dụng Pb; 2.3.2. Tiêu chuẩn cho phép của Pb trong nước Nồng độ cho phép tối đa của chì trong nước uống của tổ chức WHO là 0,05 mg/l. Quy chuẩn cho phép của chì trong nước sinh hoạt của Việt Nam là 0,02 mg/l. 2.4. THỦY NGÂN CTHH : Hg (Hg, Hg + , Hg 2+ ) 2.4.1. Nguồn phát sinh * Nguồn gốc tự nhiên Thủy ngân tự nhiên chủ yếu do quá trình thoát khí của vỏ trái đất và sự phun trào núi lửa. Thủy ngân có nguồn gốc tự nhiên đưa vào môi trường 2.700-6.000 tấn/năm. * Nguồn gốc nhân tạo Hàng năm thế giới khai thác khoảng 10.000 tấn thủy ngân kim loại. Trong quá trình khai thác một phần thủy ngân bị mất trong môi trường và có phần thải trực tiếp vào khí quyển. Một số các nguồn sau cũng đóng góp vào ô nhiễm môi trường do thủy ngân như: Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 7 | P a g e - Luyện quặng kim loại sunfit; - Tinh luyện vàng; - Sản xuất xi măng; - Thiêu chất thải rắn; - Trong đời sống người ta sử dụng thủy ngân vào nhiều công việc như làm catot trong điện phân muối NaCl. Sản phẩm xút của quá trình điện phân bị ô nhiễm bởi thủy ngân. Người ta ước tính khi sản xuất 1tấn sản phẩm sẽ thải khoảng 450g thủy ngân vào môi trường; - Trong công nghiệp sản xuất các dụng cụ đo lường có sử dụng thủy ngân; - Tinh luyện vàng; - Trong nha khoa dùng hỗn hợp Cu-Hg để hàn răng có thể chứa tới 70% thủy ngân; - Thủy ngân được dùng trong một số loại mỹ phẩm (nhất là đối với người da đen) để làm sáng da. * Các dạng của thủy ngân trong môi trường sống và cơ thể con người Thủy ngân tồn tại trong môi trường tự nhiên và cơ thể sống của con người dưới dạng: Hg nguyên tố, các hợp chất của Hg là Hg + và Hg 2+ . Độ tan của thủy ngân tăng dần theo thứ tự: Hg (nguyên tố) <Hg 2 Cl 2 < CH 3 Hg + <HgCl 2 . Hơi thủy ngân kim loại được chuyển sang dạng hòa tan rồi tích tụ hạt, hoặc bám vào các hạt bụi lắng xuống đất, nước. Khi thực vật tiếp xúc với nước có chứa thủy ngân dạng hòa tan, các thực vật này hấp thụ chúng. Và quá trình biến đổi đầu tiên trong quá trình tích luỹ sinh học là chuyển từ dạng thủy ngân vô cơ sang thủy ngân CH 3 -Hg + (metyl thủy ngân), quá trình biến đổi này có thể không cần enzim hoặc các tác động vi khuẩn khác… Metyl thủy ngân được tích luỹ vào các dây chuyền thực phẩm rồi có thể theo con đường tiêu hóa đi vào cơ thể con người. Phần lớn lượng thủy ngân được hấp thụ vào cơ thể con người là qua đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy 80% lượng hơi thủy ngân được cơ thể con người hấp thụ trong khi đó chỉ có dưới 1% lượng thủy ngân lỏng được hấp thụ khi ta đưa thủy ngân lỏng có trong thực phẩm qua đường tiêu hóa. (Tỷ lệ này tùy theo điều kiện từng người, từng cá thể). Trong các cơ thể con người và một số loài động vật khác thì thường là xảy ra các quá trình biến đổi Hg trong cơ thể như: - Oxi hóa Hg kim loại thành Hg 2+ ; - Methyl hóa thủy ngân vô cơ thành metyl thủy ngân (CH 3 -Hg) + ; - Các muối Hg dễ dàng chuyển hóa thành metyl thủy ngân do các vi khuẩn yếm khí tạo mêtan gây nên. 2.4.2. Tiêu chuẩn cho phép của thủy ngân trong nước Tiêu chuẩn của tổ chức WHO đối với nồng độ thủy ngân trong nước uống là 0,001 mg/l. Quy chuẩn của Việt Nam về nồng độ của Crom trong nước sinh hoạt là 0,001 mg/l. Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 8 | P a g e 2.5.CADIMI CTHH: Cd (Cd 2+ ) 2.5.1. Nguồn gốc phát sinh * Nguồn gốc tự nhiên - Cd có trong khoáng vật chứa các kim loại khác đặc biệt là kẽm (Zn). - Cd có trong các nham thạch của núi lửa. * Nguồn gốc nhân tạo Cd cũng giống như các kim loại khác được sử dụng trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Các hoạt động công nghiệp là nguồn chính để phát sinh ra các chất thải có chứa Cd: - Công nghiệp luyện kim ; - Trong quá trình lọc dầu ; - Trong công nghiệp khai thác quặng; - Trong quá trình đốt cháy than và các chất thải rắn; - Trong công nghiệp điện tử; - Trong các hoạt động của nghành cơ khí có sử dụng Cd; - Trong công nghiệp sản xuất pin, acquy; - Trong công nghiệp mạ. 2.5.2. Tiêu chuẩn cho phép của Cd trong nước Tiêu chuẩn của WHO đối với nồng độ tối đa của nước uống là: 0,005 mg/l. Quy chuẩn Việt Nam cho phép nồng độ Cadimi trong nước sinh hoạt: 0,005 mg/l. 2.6. ASEN CTHH: As (As 3+ , As 5+ ) 2.6.1. Nguồn gốc phát sinh * Nguồn gốc tự nhiên Trong vỏ trái đất nồng độ Asen trung bình khoảng từ 2-10 mg/kg nằm trong thành phần nhiều loại khoáng, quặng như photphat, và khoáng As 2 S 3 , FeAsS, As 2 O 3 Trong môi trường nước Asen thường tồn tại ở dạng muối Asenat(AsO 4 3- ) hoặc Asenic(AsO 3 3- ). Trong sinh quyển Asen thường tồn tại ở dạng asenmetyl do chuyển hóa sinh học. * Nguồn gốc nhân tạo Các nguồn phát sinh ra chất thải có chứa Asen là : - Tinh luyện quặng; - Sản xuất năng lượng; Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 9 | P a g e - Sản xuất ximăng; - Thuốc trừ sâu có chứa Asen 2.6.2. Tiêu chuẩn của As trong nước Tiêu chuẩn của As của tổ chức WHO đối với nước uống là 0,05 mg/l. Quy chuẩn của Việt Nam cho nồng độ tối đa của As trong nước sinh hoạt là 0,01 mg/l. 2.7. NIKEN 2.7.1. Nguồn gốc phát sinh * Nguồn gốc tự nhiên Trong tự nhiên niken thường phát sinh từ các nguồn như sau: + Từ các nham thạch của núi lửa + Từ các muối ở biển + Từ các vụ cháy rừng * Nguồn gốc nhân tạo Nước thải chứa Niken chủ yếu có nguồn gốc từ nước thải mạ điện, trong công nghiệp mạ điện niken thường tồn tại chủ yếu dưới dạng muối niken sunfat, clorua, hay citrat. Ngoài ra Niken còn có trong một số các ngành công nghiệp sau: + Công nghiệp sản xuất pin, acquy + Công nghiệp luyện kim + Công nghiệp dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ Đặc biệt trong các công nghiệp sản xuất các hợp kim có chứa niken, theo thống kê trên thế giới thì có tới 75% niken được sản xuất là từ các sản phẩm hợp kim như hợp kim thép, hợp kim niken đồng - niken, niken kim loại và các hợp kim khác. 2.7.2. Nồng độ giới hạn Nồng độ niken trong nước sinh hoạt được WHO quy định là 20 µg/l. Quy chuẩn thải của Việt Nam đối với nồng độ niken tối đa có trong nước sinh hoạt là: 0,1 mg/l. Để nghiên cứu các ảnh hưởng của kim loại nặng lên cơ thể động vật sống người ta đã làm các cuộc thí nghiệm lên bào thai với các con chuột và chim, kết quả thu được như sau: Nhóm 8: Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường và phương hướng giải quyết 10 | P a g e [...]... thu kim loi cao, nng kim loi bờn trong t bo gp nhiu nghỡn ln so vi bờn ngoi Din tớch b mt riờng ln do vy lm cho chỳng rt hiu qu trong vic loi tr v tỏi thu hi kim loi nng trong nc thi Nhúm 8: Vn ụ nhim kim loi nng trong mụi trng v phng hng gii quyt 19 | P a g e - Cú kh nng thớch nghi trong mt khong pH v nhit rng, do vy cú th x lý kim loi nng trong mt khong pH rng Cú th loi b mt cỏch chn lc cỏc ion kim. .. dng cho x lý kim loi nng nng thp Chi phớ x lý vn cũn cao 4.4.2 Trao i ion Phng phỏp trao i ion l mt trong nhng phng phỏp ph bin x lý cỏc ion kim loi nng trong nc thi nh Ni 2+, Fe2+, Fe3+, Cu2+, Zn2+ Phng phỏp ny khỏ hiu qu trong vic x lý kim loi nng c bit l cú th thu hi hiu qu mt s kim loi cú giỏ tr Quỏ trỡnh trao i ion din ra gia 2 pha lng- rn, gia cỏc ion cú trong dung dch v cỏc ion cú trong pha... loi sinh vt trong t nhiờn hoc cỏc loi vt cht cú ngun gc sinh hc cú kh nng gi li trờn b mt hoc thu nhn bờn trong cỏc t bo ca chỳng cỏc kim loi nng khi a chỳng vo mụi trng nc thi cú cha kim loi nng Phng phỏp x lý kim loi nng bng phng phỏp hp thu sinh hc l phng phỏp cũn khỏ mi m v nhiu tim nng Phng phỏp vi to trong x lý nc thi Phng phỏp vi to l mt trong nhng phng phỏp y ha hn trong vic x lý kim loi nng... bt Kim loi nng tng tỏc vi kim loi vi cht trong c th cú th gim hoc tng c tớnh ca kim loi riờng Hỡnh thnh phc kim loi protein: kim loi nng liờn kt vi protein s nm lõu trong c th, tớch t nhiu n ngng gõy c Kh nng gõy c phc thuc vo nhiu yu t: tui, tỡnh trng sc khe, cỏch sng, y t, Nhim kim loi nng gõy ra nhiu bnh nghiờm trng nh: ung th, cỏc bnh v thn kinh Mt s kim loi nng v nh hng ca nú i vi sc khe con. .. nng hũa tan ca hydroxit kim loi theo pH * u - nhc im ca phng phỏp u im: - n gin, d s dng R tin, nguyờn vt liu d kim Cht lng nc sau x lý ỏp ng c cht lng B TCVN 5945:2005 X lý c cựng lỳc nhiu kim loi X lý c nc thi i vi nhng nh mỏy cú quy mụ ln Nhc im: - Vi nng kim loi cao thỡ phng phỏp ny x lý khụng trit To ra bựn thi kim loi Tn kinh phớ nh vn chuyn, chụn lp khi a bựn thi i x lý Khi to kt nhõn kt ta... chm ln v chm phỏt trin nóo Niken Chut nh Sy thai, chm ln, d tt mt S dõy chuyn ng i ca kim loi nng t mụi trng nc vo c th con ngi Ngi Nc thi t Nc Thc vt ng vt Nc ung Nhúm 8: Vn ụ nhim kim loi nng trong mụi trng v phng hng gii quyt 11 | P a g e Nhúm 8: Vn ụ nhim kim loi nng trong mụi trng v phng hng gii quyt 12 | P a g e CHNG 3 NH HNG CA KIM LOI N SC KHE CON NGI Phn ln cỏc kim loi nng c xõm nhp vo... ht cỏc kim loi, cũn cỏc ion SO 42-, PO43-, Cl- ch to kt ta vi mt s cỏc kim loi nht nh, do vy chỳng ch c dựng khi dũng thi cha n kim loi hoc mt vi kim loi nht nh i vi mi kim loi khỏc nhau cú pH thớch hp kt ta khỏc nhua tựy thuc vo kh nng to kt ta ca M(OH)n v tựy thuc vo nng cỏc kim loi cú trong nc thi cn x lý Trong nc thi cha kim loi thng tn ti di dng ion nhiu dng khỏc nhau, cú nhng hp cht hoc cht... Kh nng trao i ion ln, do vy x lý rt hiu qu i vi kim loi nng õy l mt trong nhng phng phỏp tt nht trong x lý kim loi nng n gin, d s dng Thớch hp x lý nc thi cú cha nhiu hn mt kim loi Khụng gian x lý nh Cú kh nng thu hi cỏc kim loi cú giỏ tr Khụng to ra cht thi th cp Nhc im Nhúm 8: Vn ụ nhim kim loi nng trong mụi trng v phng hng gii quyt 33 | P a g e - t tin, c bit l i vi cỏc nh mỏy cú quy mụ ln, lng... cỏc phng phỏp ny thng khụng c ng dng nhiu trong x lý nc thi cụng nghip cha kim loi nng bi hiu qu x lý khụng c cao v giỏ thnh li t Trờn õy l cỏc phng phỏp x lý nc thi cha kim loi nng, cỏc phng phỏp ny u cú nhng u, nhc im riờng Do vy, tựy tng iu kin, tng hon cnh m ta cú th la chn phng phỏp no x lý hp lý nht hoc cú th kt hp hai thm chớ l ba phng phỏp cú th x lý trit v hiu qu nht Tuy nhiờn cỏc phng phỏp... hp th Con ngi hp th cỏc ng thc vt ny qua ng tiờu húa v ngoi ra con ngi cũn hp th qua ng nc ung t ú gõy ra nhim c kim loi nng lờn c th con ngi Cỏc nh hng ca kim loi nng lờn c th con ngi l rt nguy him, nú cú th gõy ra cỏc ri lon trong c th con ngi ngay c khi nng nh, v cú th gõy ra nhng bnh khụng cú kh nng hi phc, thm chớ cú th gõy t vong nu nng ln Do vy gim thiu v trỏnh nh hng tiờu cc ca kim loi . kim loại trong nhân tế b o. Các kim loại này được giữ trong nhân tế b o. Do vậy nồng độ kim loại trong nội b o có thể gấp nhiều lần so với nồng độ kim loại nặng bên ngoài. Với sự liên kết trong. cho con người và động vật. 1.2 MÔI TRƯỜNG ĐẤT Trong môi trường đất thì các kim loại nặng thường tồn tại ở dưới dạng kim loại nguyên chất, các khoáng kim loại, hoặc các ion Kim loại nặng có trong. t o đã được nghiên cứu và thu được các kết quả khả quan như: Chlorella, Stichococcus, Anabaena, Aphanocapsa, Nostoc Bảng 4.1: Một số loài vi t o có khả năng xử lý kim loại nặng Loại t o kim

Ngày đăng: 06/07/2015, 12:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG

    • 1.1 MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

    • 1.2 MÔI TRƯỜNG ĐẤT

    • 1.3 MÔI TRƯỜNG NƯỚC

    • CHƯƠNG 2

    • NGUỒN GỐC Ô NHIỄM CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG

      • 2.1. CROM

        • 2.1.1. Nguồn phát sinh

        • 2.1.2. Tiêu chuẩn cho phép của Crom trong nước

        • 2.2. ĐỒNG

        • 2.3. CHÌ

          • 2.3.1. Nguồn phát sinh

          • 2.3.2. Tiêu chuẩn cho phép của Pb trong nước

          • 2.4. THỦY NGÂN

            • 2.4.1. Nguồn phát sinh

            • 2.4.2. Tiêu chuẩn cho phép của thủy ngân trong nước

            • 2.5.CADIMI

              • 2.5.1. Nguồn gốc phát sinh

              • 2.5.2. Tiêu chuẩn cho phép của Cd trong nước

              • 2.6. ASEN

                • 2.6.1. Nguồn gốc phát sinh

                • 2.6.2. Tiêu chuẩn của As trong nước

                • 2.7. NIKEN

                  • 2.7.1. Nguồn gốc phát sinh

                  • 2.7.2. Nồng độ giới hạn

                  • CHƯƠNG 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan