Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

114 2.7K 7
Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài về: Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quốc Thanh CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2006 Mục Lục Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Giới hạn của đề tài . 2 3. Lịch sử vấn đề . 4 4. Phương pháp nghiên cứu .15 5. Những đóng góp của luận văn .16 6. Kết cấu của luận văn 16 Chương 1. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân .17 1.1. Về khái niệm cảm hứng .17 1.2. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân 20 1.2.1. Động lực thúc đẩy sáng tác ngọn nguồn, đối tượng tạo nên cảm hứng trong truyện ngắn của Kim Lân 20 1.2.2. Về cảm hứng phê phán trong truyện ngắn của Kim Lân 21 1.2.3. Cảm hứng yêu thương trân trọng con người 28 1.2.4. Cảm hứng về những sinh hoạt văn hoá ở vùng thôn quê . 45 Chương 2. Phương thức trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân 62 2.1. Các vấn đề về phương thức trần thuật trong loại hình tự sự 62 2.2. Phương thức trần thuật khách quan trong truyện ngắn của Kim Lân 64 2.2.1. Kiểu người trần thuậ t lạnh lùng 65 2.2.2. Kiểu trần thuật hoà mình với nhân vật . 72 2.2.3. Phương thức trần thuật khách quan những truyện ngắn mang dấu ấn tự truyện của Kim Lân . 74 2.3. Phương thức trần thuật chủ quan trong truyện ngắn của Kim Lân 79 2.3.1. Kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò người dẫn truyện 80 2.3.2. Kiểu người trần thu ật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật . 85 Chương 3. Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân 92 3.1. Cấu trúc trần thuật trong tác phẩm tự sự . 92 3.2. Các dạng cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân . 93 3.2.1. Dạng cấu trúc trần thuật theo trình tự thời gian 94 3.2.2. Dạng cấu trúc trần thuật rẽ ngang lồng ghép nhiều tầng bậc trần thuật, ở nhiều thời đ iểm khác nhau .99 3.2.3. Dạng cấu trúc trần thuật theo tâm lí 105 3.2.4. Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian 111 Kết luận .116 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, tỉnh Bắc Ninh. Bởi rất mê tuồng nên nhân vật tuồng Kim Lân đã trở thành bút danh của ông từ những năm bốn mươi của thế kỉ trước. Kim Lân sinh ra ở mảnh đất “đời tạo văn nhân”, “nhân tài nảy nở” nhưng lại không giống như nhiều nhân tài ở mảnh đất này. Ông có một đời sống riêng thua thiệt: con một ngườ i vợ thứ ba trong một gia đình bình thường, bị mọi người rẻ rúng . Do điều kiện khó khăn nên Kim Lân chỉ học hết bậc tiểu học. Sau đó làm thợ sơn guốc, sơn bình phong, thợ sơn tranh sơn mài . Kim Lân đến với văn học ban đầu là từ say mê ham thích. Ông bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của Kim Lân đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy Trung Bắ c chủ nhật. Ông quan niệm viết văn như cách “đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống bé nhỏ quẩn quanh của quê hương” [54, tr.15]. Kim Lân bắt đầu sự nghiệp bằng truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật (1942). Đây là tác phẩm mang tính tự truyện. Trong những năm 1941 đến năm 1944, Kim Lân viết khá đều. Những truy ện ngắn của ông đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy Trung Bắc chủ nhật, ông tập trung phản ánh khung cảnh làng quê với cuộc sống số phận của người nông dân. Những cuộc đời lam lũ, đói nghèo trực tiếp bước vào tác phẩm của ông những cuộc đời ấy đã toát lên ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Một số tác phẩm của ông như: Đuổi tà, Con Mã Mái, Ông Cản Ngũ… đi vào đề tài độc đáo: tái hiện những sinh hoạt phong phú ở vùng thôn quê. Qua những tác phẩm này, tác giả tập trung biểu hiện vẻ đẹp 2 tâm hồn của người dân quê - những con người cực nhọc nghèo khổ, nhưng vẫn yêu đời, trong sáng tài hoa. Sau cách mạng tháng tám, Kim Lân tiếp tục viết về làng quê Việt Nam. Trong những tác phẩm: Làng, Vợ nhặt, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Người chú dượng . ông tiếp tục viết về những cảnh đời Tội nghiệp, khốn khó sự đổi đời của người nông dân nhờ cách mạng. Trong những tác phẩ m viết ở giai đoạn này, Kim Lân đi sâu vào thể hiện những thay đổi tình cảm của người nông dân trong cách mạng, kháng chiến, sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất những hoạt động cách mạng thầm lặng bình thường nhưng thật đáng quý của họ. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Trong cả hai giai đoạn sáng tác trước sau cách mạng tháng tám, Kim Lân viết không nhiều nhưng ở giai đ oạn nào ông cũng có tác phẩm hay. Ông là cây bút viết truyện ngắn vững vàng. “Thành công của Kim Lân chủ yếu do năng khiếu bẩm sinh vốn sống của người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Một lòng đi về với “đất”, với “ thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn” [89, tr.758]. Truyện ngắn Kim Lân hấp dẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập đến ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, v ấn đề cảm hứng chủ đạo nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân cần được xem xét ở bình diện rộng mức độ bao quát hơn để hiểu rõ tài năng đóng góp của nhà văn. 2. Giới hạn của đề tài 2.1. Đối tượng khảo sát Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm đã xuất bản: - Làng, truyện ngắn, Tạ p chí Văn nghệ, 1948, nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, 1955. 3 - Nên vợ nên chồng, tập truyện ngắn, nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, 1955. - Ông lão hàng xóm (cùng Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Bổng), nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, 1957. - Anh chàng hiệp sĩ gỗ, nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1958 . - Cô gái công trường, truyện phim, nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1960. - Vợ nhặt, tập truyện ngắn, nhà xuất bản Văn học, Hà nội, 1984. - Ông C ản Ngũ, nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984. - Tuyển tập Kim Lân, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1996. - Kim Lâm - Tác phẩm chọn lọc, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2004. Để phục vụ cho đề tài khoa học, đáng lẽ người viết phải khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Kim Lân nhưng do khó khăn trong việc sưu tập tư liệu, hạn chế về thời gian nên ng ười viết chỉ tập trung khảo sát 28 truyện ngắn từ bốn nguồn tư liệu sau: - Truyện Cô Vịa, báo Trung Bắc chủ nhật, số135, ngày 8-11-1942. - Truyện Vợ chồng anh đội trưởng, báo Văn nghệ, số13, 1965. - Tuyển tập Kim Lân, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1996. - Kim Lân - Tác phẩm chọn lọc, nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004. Bên cạnh việc kh ảo sát 28 truyện ngắn nêu trên, chúng tôi còn tiếp thu một cách chọn lọc những nhận định đánh giá của các công trình nghiên cứu đã có những ý kiến của chính tác giả để đảm bảo tính khoa học, tính khách quan cho luận văn. 2.2. Nội dung vấn đề Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả là đề tài gồm nhiều vấn đề. Nhưng do nhu cầu nghiên cứu, nguồn tư liệu, quỹ thờ i gian những 4 hạn chế nhất định của bản thân, chúng tôi chỉ tập trung vào ba vấn đề: cảm hứng chủ đạo, phương thức trần thuật cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân . 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Phần mở đầu Như đã trình bày ở trên, các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Kim Lân chưa thật nhiều. Các công trình nghiên cứu này có thể chia làm bốn nhóm. Một là, các bài vi ết của nhà nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân. Hai là, một số bài viết về hai tác phẩm (Làng, Vợ nhặt) giảng dạy ở trường phổ thông. Ba là, các bài viết của Kim Lân nói về những tác phẩm của mình. Bốn là, luận văn nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân. Nhìn chung, các bài nghiên cứu đã đi vào đặc điểm truyện ngắn củ a Kim Lân ở những phương diện những mức độ khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi sẽ hệ thống những ý kiến nổi bật, những nhận định quan trọng liên quan đến đề tài. 3.2. Để hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi phân chia ra các nhóm ý kiến sau 3.2.1. Hướng tiếp cận về nội dung Kim Lân đến với văn học bằng sự say mê ham thích ý chí vượt lên số phận. Ông bước vào đời sống văn học còn bởi sự gặp gỡ tình cờ, gắn bó với nhà văn Nguyên Hồng. Nguyên Hồng - người bạn văn của Kim Lân đã nhận xét về những tác phẩm đầu tay của ông: Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy… Như ng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có cái gì chân chất của đời sống con người nghèo hèn, khổ đau… [31, tr.10]. 5 Ở lời nhận xét này, nhà văn Nguyên Hồng đã rất chính xác khi đánh giá về phương diện nội dung mối quan hệ giữa tác phẩm - hiện thực trong văn chương của Kim Lân. Cũng gần với quan điểm của nhà văn Nguyên Hồng, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đưa ra nhận xét: Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người nông dân miền xuôi mất nhà mất đất xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ bến sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trai, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hằng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “ những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cu ộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân vật ấy (…) Mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khoá, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức, đoạ đầy… [2, tr.56]. Khẳng định lại điều này, năm 1994 trong bài viết Nghĩ về nghề văn , nhà văn Kim Lân bộc bạch: Tôi đến với văn học ban đầu là từ sự say mê ham thích. Những truyện ngắn đầu tay của tôi như Đứa con người vợ lẽ, Người kép già, Cô Vịa là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội. Đó là những câu chuyện về bản thân tôi, tâm tư số phận của tôi cũng nh ư những người gần gũi trong làng xóm của tôi (…) Tôi viết như một việc được thôi thúc từ bên trong. Những cảm xúc suy tư của tôi đòi hỏi tôi phải viết. Thực chất, viết văn, trước tiên tôi viết về mình [16, tr.262] (…) Nói đến tình yêu đất nước, nghe cảm thấy xa xôi, nhưng tình cảm đối với làng thì thật gần gũi, gắn bó. Đối với con người Việt Nam, làng xóm nuôi những con người lớn lên b ằng cả vật chất cũng như tinh thần. 6 Tình yêu của tôi đối với làng cũng như đối với cách mạng là nguồn cảm hứng sâu sắc nhất khi tôi viết Làng [16, tr.268]. Ở những ý kiến trên, Kim Lân khẳng định viết văn đối ông như một sự đòi hỏi cho mình một thân phận, một chỗ đứng trong xã hội. Văn ông là những câu chuyện về bản thân những người gần gũi trong làng xóm. Nguồn cảm hứng của ông là con người làng quê, quê h ương cách mạng. Năm 1996 trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên có trích dẫn ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu: Vương Trí Nhàn, Lữ Quốc Văn Nguyễn Đăng Mạnh: Hình như những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học Kim Lân đã làm việc này một cách đàng hoàng chững chạc [54, tr.16] . Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo, được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt trang giấy trắng chất chứa nhân thế, nhân tình hoặc những trang tuy nghiêng về nhiều phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh…, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của một người nông dân trước cách mạng - những người số ng vất vả, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa [54, tr.18]. Kim Lân là một nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam [54, tr.18 - 19]. Ở ba ý kiến trên, các nhà nghiên cứu đã rất tinh tế khái quát đặc điểm về nội dung trong truyện ngắn của Kim Lân. Từ các ý kiến này, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên bổ sung nhấn mạnh: Tuy nhiên nếu có dịp đọc lại các tác phẩm của Kim Lânchủ yếu Là truyện ngắ n, ta sẽ thấy ông không phải chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật đầu thừa, đuôi thẹo; ông còn là đại diện văn học sáng giá của 7 những lớp người tài hoa, bặt thiệp, phong lưu riêng thú… chọi gà, thả chim, đấu võ, đánh vật… [54, tr.16]. Cùng thống nhất với các quan điểm trên, nhà nghiên cứu Hoài Việt đưa ra nhận xét về hai đề tài chính trong truyện ngắn của Kim Lân: Chính cái vốn sống phong phú của ông đã dẫn ông tới với hai đề tài chủ yếu trong nghiệp văn của ông: - Số phận những người thấp cổ bé họng trong xã hội cũ . - Phong tục tập quán, những thú vui, trò chơi nơi thôn dã [88, tr.88]. Ngoài ý kiến về hai đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Kim Lân, nhà nghiên cứu Hoài Việt còn chỉ ra nguồn gốc thành công của Kim Lân là ở cái tâm cái tài. Cái tâm của ông là lòng thương xót con người hay con vật, là sự chân thật, thẳng thắn, ghét sự khuất tất, ám muội. Cái “tài là con mắt nhìn, cái óc nghĩ, cây bút viết ra” [88, tr.89]. Năm 2003 trong phần giới thiệu về tác giả Kim Lân, nhà nhiên cứu Tr ần Hữu Tá đưa ra nhận xét: Thế giới nghệ thuật của ông chỉ tập trung ở khung cảnh làng quê cùng với cuộc sống, thân phận người nông dân (…) Những con người của quê hương ông, thân thiết ruột thịt với ông, từ cuộc sống đói nghèo lam lũ trực tiếp bước vào tác phẩm, tự nó toát lên ý nghĩa hiện thực, mặc dù nhà văn chưa thật tự giác về điều đó . Kim Lân viết rất hay về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Đó là những thú chơi lành mạnh mang màu sắc văn hoá truyền thống của người dân quê như đánh vật, nuôi chó săn, gà chọi, thả chim v.v…Những truyện ngắn Kim Lân viết về phong tục (Đuổi tà, Đôi chim thành, Con Mã Mái (…) hấp dẫn không phải chỉ vì đã cung cấp được những trang tri thức về phong tục mà chủ yếu là vì nhà văn đã làm hiển hiện lên được cuộc sống con người làng quê Việt Nam cổ truyền, tuy [...]... giảng dạy truyện ngắn Kim Lân ở nhà trường phổ thông 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, phụ lục tài liệu tham khảo luận văn gồm có ba chương: Chương 1 Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân Chương 2 Các phương thức trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân Chương 3 Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân 16 Chương 1 CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KIM LÂN 1.1... thành tư tưởng của tác phẩm Cảm hứng chủ đạo được xem là “trung tâm điểm”, là “vương quốc sự thật” của nghệ thuật Cảm hứng chủ đạo không chỉ toát ra từ tác phẩm mà còn xuyên suốt toàn bộ sáng tác của một tác giả 1.2 Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân 1.2.1 Động lực thúc đẩy sáng tác ngọn nguồn, đối tượng tạo nên cảm hứng trong truyện ngắn của Kim Lân Nhà văn Kim Lân từng kể về đời mình:... nghiên cứu về truyện ngắn của ông còn khá ít Luận văn của chúng tôi sẽ đi vào các vấn đề: cảm hứng chủ đạo, phương thức trần thuật cấu trúc trần thuật Dù các vấn đề đặt ra trong luận văn chưa là tổng quát nhưng chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm hiểu biết về phong cách nghệ thuật của Kim Lân Từ đó, góp phần khẳng định vị trí của Kim Lân trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại đóng góp một phần nhỏ vào việc... rãi trong luận văn Chúng tôi sẽ đi từ việc khảo sát phân tích từng truyện ngắn, các yếu tố nổi bật thể hiện cảm hứng nghệ thuật trần thuật, để từ đó rút ra những nhận xét có tính tổng hợp, khái quát Đồng thời, để triển khai vấn đề một cách khoa học, biện chứng, chúng tôi sẽ đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác của hệ thống để làm rõ cảm hứng chủ đạo nghệ thuật trần thuật. .. 3.2.2 Hướng tiếp cận về nghệ thuật Như đã trình bày, các công trình nghiên cứu truyện ngắn của Kim Lân chưa nhiều Đặc điểm các công trình nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân cũng chỉ ở mức độ riêng lẻ, chưa tập trung hệ thống Năm 1986 trong bài Văn xuôi Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đưa ra nhận định: Có lẽ do số lượng tác phẩm không nhiều nên truyện ngắn Kim Lân cũng không thật... bàn tay nhà nghệ sĩ tài ba Kim Lân đã sắp đặt tạo ra một thứ ngôn từ mang đậm chất “văn xuôi ” Đó là một đoá hoa tạo nên sức hút ban đầu cho các độc giả Đó là phong cách giản dị mà độc đáo của Kim Lân [68, tr.233] 13 Năm 2005 trong luận văn Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, tác giả Đặng Thị Huy Lam dành hai chương để khảo sát nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân Ở chương Nghệ thuật dựng truyện xây dựng... đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu cảm hứng chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm để tìm hiểu đặc điểm sáng tác của nhà văn ấy: “Công việc đầu tiên, nhiệm vụ đầu tiên của người phê bình là giải đoán cảm hứng chủ đạo của tác phẩm” [dẫn theo 20, tr.209] Về khái niệm cảm hứng chủ đạo, Huỳnh Như Phương đưa ra quan điểm: Cảm hứng chủ đạo thấm nhuần vào toàn bộ cấu trúc của tác phẩm, vào thế giới hình tượng, bao... phẩm, Hêghen xem cảm hứng chủ đạo như là “ trung tâm điểm ”, “ vương quốc sự thật” của nghệ thuật Ông cho rằng: Cảm hứng chủ đạo là biểu hiện của tâm hồn người nghệ sĩ say mê thâm nhập vào bản chất của đối tượng, trở thành tương ứng với nó, gần 18 như là xuyên suốt vào nó Theo ông, cảm hứng chủ đạo cần được xem như là một sản phẩm của “một tinh thần phong phú hoàn thiện, một cá tính mà trong đó tất... kiểu truyện trong truyện ngắn của Kim Lân Đặc biệt hơn, tác giả rất sắc sảo khi phát hiện một trong những đặc sắc của văn xuôi Kim Lân là ngôn ngữ “Ngôn ngữ nhân vật có vai trò quyết định trong việc thể hiện những tâm lí cổ truyền của người nông dân” [2, tr.62] Năm 1994 trong bài Nghĩ về nghề văn , Kim Lân bộc bạch: Khi sáng tác truyện ngắn, đối với tôi chi tiết vô cùng quan trọng Trong truyện ngắn. .. Lại Nguyên Ân chia truyện ngắn Kim Lân thành ba loại: truyện ngắn tính cách, truyện ngắn tình huống truyện ngắn ngụ ý Cũng trong bài viết này, nhà nghiên cứu còn đưa ra nhận xét về ngôn ngữ chất giọng trong văn xuôi Kim Lân: 10 Chất giọng thường xuyên trong truyện ngắn của Kim Lân là chất giọng thực sự văn xuôi Nó không thích hướng vào chất trữ tình, không thích nống lên thống thiết Nó thích . trong truyện ngắn của Kim Lân. Chương 3. Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân. 17 Chương 1 CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quốc Thanh CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM

Ngày đăng: 11/04/2013, 10:30

Hình ảnh liên quan

Bảng khảo sát phương thức trần - Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

Bảng kh.

ảo sát phương thức trần Xem tại trang 111 của tài liệu.
Bảng khảo sát phương thức trần - Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

Bảng kh.

ảo sát phương thức trần Xem tại trang 111 của tài liệu.
Bảng khảo sát sự phân bố các dạng cấu trúc trần    Thuật trong truyện ngắn của Kim Lân    Thuật trong truyện ngắn của Kim Lân  - Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

Bảng kh.

ảo sát sự phân bố các dạng cấu trúc trần Thuật trong truyện ngắn của Kim Lân Thuật trong truyện ngắn của Kim Lân Xem tại trang 113 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan