Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của hội nhà văn Việt Nam

152 926 0
Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của hội nhà văn Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đề tài về : cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của hội nhà văn Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------ Lê Thò Tâm Hoài CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MỘT VÀI TIỂU THUYẾT ĐOẠT GIẢI NĂM 1991 CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM . Chuyên ngành: Lý Luận Văn Học Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SỸ: NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN XUẤT Thành phố Hồ Chí Minh - 2005 MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lòch sử vấn đề . 3 3. Phạm vi của đề tài 14 4. Phương pháp nghiên cứu . 15 5. Đóng góp của luận văn . 16 6. Cấu trúc của luận văn . 16 Chương 1: BỐI CẢNH VĂN HOÁ LỊCH SỬ THẬP NIÊN 90 18 1.1Bối cảnh chung về văn hoá lòch sử thập niên 90 . 18 1.2Bối cảnh văn hoá lòch sử trong tiểu thuyết thập niên 90 . 21 Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA NHÀ VĂN TRONG MỘT VÀI TIỂU THUYẾT ĐOẠT GIẢI NĂM 1991 (CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM) . 25 2.1 Con người cá nhân tự nhiên 26 2.1.1. Vẻ đẹp hình thức, vóc dáng . 28 2.1.2. Vẻ đẹp đôi mắt 29 2.1.3. Sự hài hoà giữa ngoại hình và nội tâm 31 2.1.4. Vẻ đẹp cơ thể . 32 2.1.5. Vẻ đẹp trong đời sống bản năng 34 2.2 Con người cá nhân xã hội giai cấp và con người cá nhân nhân cách 43 2.2.1. Ý nghóa của việc tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật về con người cá nhân xã hội giai cấp và con người cá nhân nhân cách . 43 2.2.2 Con người cá nhân lệ thuộc điều kiện giai cấp 44 2.2.3. Con người cá nhân lệ thuộc điều kiện nhân cách 53 2.2.3.1. Quan niệm về con người cá nhân nhân cách . 53 2.2.3.2. Con người tự ý thức chính là biểu hiện của con người cá nhân nhân cách . 55 Chương 3: THỜI GIAN – KHÔNG GIAN VÀ GIỌNG ĐIỆU – NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT. . 82 3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật 82 3.1.1. Thời gian nghệ thuật 82 3.1.2. Không gian nghệ thuật . 93 3.2. Giọng điệu và ngôn từ nghệ thuật .107 3.2.1. Giọng điệu 107 3.2.1.1. Giọng triết lý tranh biện 108 3.2.1.2. Giọng điệu thể hiện sự trải nghiệm cá nhân, tâm tình chia sẻ 112 3.2.1.3. Giọng hài hước hóm hỉnh, cười cợt nghiêm túc .115 3.2.2. Ngôn từ: cấu trúc ngôn từ ít nhiều mang tính đa thanh đối thoại .119 PHẦN KẾT LUẬN 135 TÀI LIỆU THAM KHẢO 140 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu: Văn xuôi thập niên 90 đã cho ra đời những cây bút thực sự tài năng. Sự xuất hiện của các nhà văn Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Huy Thiệp, Cao Duy Thảo, Phạm Thò Hoài … đặc biệt Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Bảo Ninh đã thổi vào dòng văn học này một luồng tư duy mới và họ đã nhanh chóng trở thành lực lượng chính trên văn đàn. Những nhà tiểu thuyết này đã thể hiện cách tiếp cận mới về cuộc sống con người đầy những mâu thuẫn khó giải quyết, những niềm vui, nỗi đau vónh hằng của nhân loại và con người mang trong mình những xung đột nội tâm sâu sắc “hoặc to lớn hơn số phận của mình hoặc nhỏ bé hơn tính người của mình”. Cùng trưởng thành trong quân đội Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường cũng như Bảo Ninh luôn ý thức về tác dụng của văn học đối với đời sống và con người. Tự sâu thẳm trong nhu cầu nhận thức, ba nhà tiểu thuyết này đã tìm cách để tiếp cận với cõi tận cùng trong tâm hồn con người, đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống đã đổi thay đương nhiên hình ảnh con người cũng thay đổi, điều này ai cũng có thể nói được. Vấn đề là ở chỗ anh phải nêu được cách nhìn nhận đánh giá lý giải mới về con người thì điều đó mới làm cho văn học đổi thay căn bản. Vậy, những người phụ nữ trong tiểu thuyết thập niên 90 này như thế nào ? Họ luôn mong đợi khát khao, hy vọng và tìm kiếm cho dù có khi họ biết cái đã qua không bao giờ trở lại cũng như điều mong ước chắc gì đã có được trong đời. Ngay trong cuộc sống đời thường, những bà Nhân, bà Son, cô Hạnh, cô Đào cũng phải sống trong “chốn giáp ranh giữa đòa ngục và trần gian” chỉ vì vòng quay chóng mặt của những tham vọng và quyền lực mà người thân của họ đang 2 khao khát. Hay Phương cô sinh viên trường Bưởi với tình yêu Kiên rực cháy một thời cuối cùng phải sống cuộc đời buông thả, thác loạn. Mark đã từng nói một ý khá sâu sắc rằng sự giải phóng phụ nữ chính là thước đo sự văn minh, tiến bộ của nhân loại. Vâng, số phận con người; mà cụ thể là người phụ nữ với những buồn vui trăn trở trên con đường kiếm tìm hạnh phúc trong tiểu thuyết thập niên này đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng. Vì thế khi nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trên bình diện thi pháp học hiện đại trong tiểu thuyết đã tạo ra bước đột phá mang ý nghóa triết – mỹ học, khoa học văn hoá về sự nhìn nhận mới mẻ đối với người phụ nữ trong nghệ thuậttrong cuộc sống. Đó là cái nhìn nhiều chiều, phát hiện ra bình diện mới về người phụ nữ. Sự tự ý thức, tự thức nhận, soát xét lại cuộc sống của mình và môi trường xung quanh để không ngừng vươn tới bản ngã đích thực của mình và bản chất phức điệu vốn có của cuộc sống. Có lẽ chưa bao giờ số phận đời tư cá nhân, nhất là người phụ nữ lại được đề cập một cách sâu sắc và thấm thía như trong ba tiểu thuyết (Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến Không Chồng, Thân phận của tình yêu) này. Người phụ nữ với nhu cầu làm vợ, làm mẹ, thậm chí mong muốn được hiến dâng và coi đó như niềm hạnh phúc lớn lao. Xuất phát từ cách nhìn như vậy về người phụ nữ, ba nhà tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 (Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Bảo Ninh …) đã thể hiện quan điểm nhân văn trong thái độ ủng hộ đối với những mối tình ngang trái, trong những suy tư và hành động của nhân vật. Đặc biệt, khi cuộc sống của họ được đặt vào một bối cảnh cụ thể (Làng Đông, xóm Giếng Chùa, hay cuộc chiến tranh vệ quốc ….) chòu sự tác động đa chiều củahội thì số phận của họ lại được miêu tả đầy biến động và phức tạp. Các tiểu thuyết đoạt giải của Hội nhà văn Việt Nam đã trở thành sự kiện quan trọng, tạo nên những làn sóng tranh luận trong giới phê bình nghiên cứu. Ý 3 kiến khen nhiều mà chê cũng không ít. Song, sự đánh giá ấy càng làm cho đời sống văn học thêm phong phú cũng như vấn đề được khai phá đến cùng, chứng tỏ nét độc đáo của ba nhà tiểu thuyết trên hành trình nghệ thuật. Với cái nhìn bao dung, cảm thông, chia sẻ, các nhà tiểu thuyết đã tạo được sự đồng cảm đối với những người phụ nữ, họ không chỉ biết xót thương mà thực sự cùng tham gia vào cuộc sống, giải quyết những vấn đề hết sức đời thường nên có sức cảm hoá lớn. Hơn nữa, trên văn đàn thế giới những năm gần đây, các nhà văn nữ liên tiếp nhận giải Nobel về văn học. Trong tiểu thuyết “Thầy giáo dạy dương cầm”, nữ vănngười Áo, bà Ilfriede Jelinek – người đoạt giải Nobel văn chương 2004 đã nói rằng: “Phụ nữ không thể nở mặt với đời trong một thế giới mà hình ảnh của họ bò đúc thành những khuôn mẫu”. Với ý nghóa trên, người viết luận văn này sẽ đi vào nghiên cứu cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ của ba tiểu thuyết gia đã đoạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam 1991 một cách toàn diện bao quát hơn để bù lắp vào những khoảng trống chưa được khai thác. Trên cơ sở đó, chỉ ra những bước đột phá trong tư duy cũng như cách biểu hiện cái nhìn đa chiều của các nhà văn về hệ thống nhân vật nữ. Đồng thời nêu được những đóng góp và hạn chế của họ trên tiến trình hiện đại hoá văn học nói chung và tiểu thuyết Việt Nam thập niên 90 nói riêng. 2. Lòch sử vấn đề: Ắt hẳn chúng ta đã biết, các cây bút tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 đều trưởng thành trong quân đội, và họ có cùng trang lứa với nhau: Nguyễn khắc Trường (1946), Dương Hướng (1949), Bảo Ninh (1950).Với nguồn tư liệu là vốn sống phong phú và sự từng trải, các nhà tiểu thuyết đoạt giải đã chứng tỏ sự già dặn trong cách cảm, cách nghó của mình trước cuộc sống. Nếu “Mảnh đất lắm người nhiều ma” và “Bến Không Chồng” có đề tài gần gũi nhau – cả hai tiểu 4 thuyết đều lấy bối cảnh là cuộc sống nông thôn ở làng Giếng Chùa và làng Đông thì “Thân phận của tình yêu” của Bảo Ninh là đời sống của những trí thức sau chiến tranh thông qua hai nhân vật Kiên – Phương trong nỗi ám ảnh, day dứt khôn nguôi. Như một quy luật tất yếu của đời sống văn học, bất kỳ một hiện tượng văn học nào cũng dễ gây tranh luận mà các tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 chính là một hiện tượng có sức cuốn hút mãnh liệt không chỉ những cây bút phê bình tên tuổi như Trần Đình Sử, Hoàng Ngọc Hiến, Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Đăng Mạnh, Đỗ Văn Khang, Hà Minh Đức, Ngô Vónh Bình, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Hữu Sơn, Võ Gia Trò, Đỗ Minh Tuấn, Trần Quốc Huấn, mà các nhà văn, nhà thơ như Nguyên Ngọc, Hồ Phương, Đào Hiếu, Phạm Hoa, Từ Quốc Hoài, Hoàng Hưng, Vũ Quần Phương … cũng tốn không biết bao nhiêu giấy mực. Trong số những ý kiến đánh giá ấy thì phần lớn là khen và chỉ ra những thành công về nhiều phương diện cũng như một số tồn tại về mặt đề tài, kết cấu, cách sử dụng từ ngữ, xây dựng nhân vật, không gian, thời gian … mà nếu các nhà tiểu thuyết lưu tâm hơn chút nữa thì tác phẩm sẽ tròn tròa biết bao ?! Mặc dù hiện tượng 3 tiểu thuyết đoạt giải 1991 được xem là một hiện tượng văn học lớn nhưng chỉ thực sự gây tranh luận sôi nổi trong hai năm 1991, 1992, rồi rải rác trong các năm 1995,1997 có thêm vài bài báo khác cũng là tìm thêm những điểm độc đáo, mới mẻ của các tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 này. Vì vậy, khi viết phần lòch sử vấn đề, chúng tôi không đi theo trình tự thời gian mà chia ra thành một số vấn đề chẳng hạn như : đề tài, bố cục kết cấu, hình tượng nhân vật, không gian, thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu…. Rất mong được sự đồng tình và chấp nhận về cách trình bày này. 5 Trong số những ý kiến đánh giá thì đa số gặp gỡ nhau ở những điểm chung rằng: đây là những tiểu thuyết xuất sắc cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Hai cuốn “Mảnh đất lắm người nhiều ma” và “Bến Không Chồng” hầu như không có ý kiến trái ngược nào, riêng “Thân phận của tình yêu” nhiều ý kiến cũng gặp gỡ nhau ở điểm đây thực sự là cuốn sách hay, nghệ thuật được trau chuốt hơn cả. Nhưng Đỗ Văn Khang và Đỗ Minh Tuấn lại có ý kiến ngược lại. Song, đề tài của người viết là “cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ …” vì thế chúng tôi không đi sâu vào tranh luận vấn đề này. Có lẽ kỳ quan nào của tạo hoá cũng có những thiếu xót nên những mặt hạn chế ấy chỉ làm cho cái nhìn của chúng ta về cuộc sống thêm phong phú và đúng với quy luật vốn có của nó mà thôi. 2.1 Về đề tài, cuộc hội thảo trên báo Văn nghệ về hai tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” và” Bến Không Chồng” các nhà nghiên cứu đều đưa ra ý kiến khá thống nhất. Chẳng hạn Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Đã lâu lắm rồi mới xuất hiện một tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam theo đúng cái mạch của “Tắt đèn”, “Chí phèo”. Có thể nói cái làng Giếng Chùa trong “Mảnh đất lắm người nhiều ma”, là sự cộng lại của hai cái làng Đông Xá của Ngô Tất Tố và Vũ Đại của Nam cao “ [77;392]. Hay “Mảnh đất lắm người nhiều ma tạm coi là một cái mốc trong đề tài nông thôn “ (Nguyễn Phan Hách) [77;396]. Đặc biệt, Thiếu Mai đã có một ý kiến khá sâu sắc: “Trong năm 1990, sách viết về nông thôn không ít trong đó có hai cuốn được dư luận chú ý và đánh giá cao nhất là “Bến Không Chồng” của Dương Hướng”, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nguyễn Khắc Trường. Ý kiến khá thống nhất chứ không mâu thuẫn trái chiều như với một số tác phẩm khác (… )vấn đề dòng họ nông thôn đã được hai tác giả quan tâm, khai thác và khai thác khá thành công “. [77;397]. Trong khi đó, “Thân phận của tình yêu” của Bảo Ninh lại viết về đề tài tình yêu và nghệ thuật trước, trong và sau chiến tranh thông qua những hồi ức đầy bất trắc của Kiên. Vâng, nếu chỉ 6 dừng lại ở đề tài chiến tranh thì có lẽ người đọc sẽ thấy toàn bom đạn dữ dội và ác liệt, nhưng Bảo Ninh đã khéo léo lồng vào đó một đề tài khá thú vò là mối tình đôi lứa “Kiên – Phương”. Nhờ mối tình ấy mà cuốn tiểu thuyết của anh đẹp đẽ, lãng mạn, đầy chất thơ và cũng đầy bi kòch. Lấy bối cảnh nền là cuộc chiến giải phóng miền Nam, Bảo Ninh đã chỉ ra Thân phận của tình yêu như thế nào ? “Tình yêu giữa Kiên và Phương là một mối tình rực rỡ, tàn nhẫn và xót xa” (Đào Hiếu), hay “Về những nghòch lý của tình yêu, một đề tài dễ sáo mòn – Bảo Ninh khó mà đưa ra được điều gì thực sự mới mẻ và sâu sắc. Đóng góp của tác giả là sáng tạo được một cặp trai gái thực sự là tình nhân: Kiên và Phương bất chấp chiến tranh kinh khủøng (và đời thường trong hoà bình còn khinh khủng hơn), bất chấp bạo tàn và ô nhục (…) Kiên và Phương là một cặp tình nhân lãng mạn (có tình yêu nào mà không lãng mạn) [16]. 2.2. Bố cục – kết cấu- cốt truyện: Ở một khía cạnh khác, các nhà phê bình nghiên cứu quan tâm nữa là phương diện bố cục, kết cấu và cốt truyện của các tiểu thuyết này. Bởi vì thông thường trong tiểu thuyết: “Các nhân vật đều bò phân đònh bằng cốt truyện, các quan hệ do chúng tạo ra bởi cốt truyện và do cốt truyện hoàn tất (…) cốt truyện không chỉ là trang phục mà còn là thân xác, linh hồn của chúng. Và ngược lại, xác và hồn của chúng chỉ có thể được bộc lộ và hoàn tất trong cốt truyện”. (M.Bakhtin). Như vậy, tầm quan trọng của bố cục, kế cấu, cốt truyện đã quyết đònh sự thành công của tác phẩm nói chung và tiểu thuyết nói riêng, về phương kiện này, các cây bút tiểu thuyết đoạt giải 1991 đã có những đóng góp xuất sắc. “Tuy nội dung vẫn chỉ là một luỹ tre làng, nhưng các cuốn sách vẫn đọc chạy trang nhờ có một cốt truyện được dàn dựng cẩn thận” (Nguyễn Phan Hách). Còn Từ Quốc Hoài, sau khi nêu ra những nhận xét khá tỉ mỉ về không gian, thời gian hệ thống nhân vật, ông nhận xét rằng: “Về mặt kết cấu, tiểu thuyết (Mảnh đất 7 lắm người nhiều ma) có hơi bò “phình” ra ở phần sau, song do có được vốn sống sâu sắc, cộng với thứ ngôn ngữ tươi rói chất dân gian, tác giả đã cột chặt người đọc từ trang đầu đến trang cuối cùng “ [77;423]. Đến với “Thân phận của tình yêu”, Đào Hiếu lại có những nhận xét khá lí thú: “ Bảo Ninh tạo một cấu trúc truyện “không cần cấu trúc”. Với một nhà văn ít vốn sống thì việc phá bỏ cấu trúc như thế đòi hỏi nhiều kinh nghiệm. Nhưng với Bảo Ninh, kẻ thừa mứa vốn sống chiến tranh thì chỉ cần cảm xúc. Chính cảm xúc đã thay anh dẫn dắt câu chuyện, dẫn dắt kết cấu, bố cục và tạo được cho nó cái vẻ phi cấu trúc một cách tương đối có nghề “ [19]. Còn nhà thơ Vũ Quần Phương khi trả lời phỏng vấn của phóng viên báo Người Hà Nội đã đưa ra ý kiến mà người viết rất tâm đắc: “Nghệ thuật viết ở cuối này (Thân phận của tình yêu) được chăm sóc hơn cả “. Và ở “Bến Không Chồng”, chúng ta lại bắt gặp những đánh giá thật khách quan “Bến Không Chồng” không có những tìm tòi mới lạ về nghệ thuật. Cách trần thuật và miêu tả của Dương Hướng mộc mạc, tự nhiên có những chỗ còn đơn giản và vụng nữa, sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết là ở bố cục chặt chẽ và cách viết chân thực, vốn hiểu biết đời sống nông thôn và cách nhìn nhân đạo với số phận con người” (Nguyễn Văn Long). Trong khi đó, Trung Trug Đỉnh thì nhìn nhận ở khía cạnh khác cởi mở hơn:”Cuốn sách được kết cấu hồn nhiên, thuận chiều theo thời gian theo sự kiện chung của đất nước trong khoảng thời gian đó “[7]. Như vậy, trong ba tiểu thuyết đoạt giải, kết cấu của “Bến Không Chồng” có lẽ là đơn giản hơn cả theo trật tự thời gian cũng như theo chiều dài của số phận nhân vật từ thû ấu thơ, đến trưởng thành … với những thay đổi chóng mặt. 2.3. Vấn đề con người Đặc biệt, văn học Việt Nam nhiều thập niên gần đây với sự chối bỏ mạnh mẽ kiểu tư duy nghệ thuật khuôn sáo, hướng văn học đi vào con người cụ thể đã mở đường cho sự giải phóng cá tính sáng tạo và góp phần quyết đònh trong việc [...]... ấy, người viết khi đi vào tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong ba tiểu thuyết đoạt giải “Thân phận của tình yêu”, “Bến Không Chồng”, “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của ba nhà văn Bảo Ninh, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường chắc sẽ còn gặp nhiều điều thú vò 26 Chương 2: CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA BA NHÀ VĂN TRONG BA TIỂU THUYẾT ĐOẠT GIẢI NĂM 1991 (CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM) Con người. .. tâm của vấn đề, chúng tôi đi vào tìm hiểu cách cắt nghóa lý giảinhìn nhận về con người, nhất là người phụ nữ trong ba tiểu thuyết đoạt giải, chúng tôi cũng so 14 sánh đối chiếu với một số tác giả và tác phẩm hữu quan để có thể chỉ ra một vài nét đặc sắc chỉ trong giới hạn về người phụ nữ 3.2 Về tư liệu: chúng tôi chọn ba tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của Hội nhà văn Việt Nam “Mảnh đất lắm người. .. sử trong tiểu thuyết thập niên 90 Chương 2: Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ của ba nhà văn trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 (của Hội nhà văn Việt Nam) 2.1 Con người cá nhân tự nhiên 2.1.1 Vẻ đẹp hình thức, vóc dáng 2.1.2 Vẻ đẹp đôi mắt 2.1.3 Sự hài hoà giữa ngoại hình và nội tâm 2.1.4 Vẻ đẹp cơ thể 2.1.5 Vẻ đẹp trong đời sống bản năng 2.2 Con người cá nhân xã hội giai cấp và con người. .. trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của Hội nhà văn Việt Nam , chúng tôi mong muốn tìm ra những đặc sắc nghệ thuật mà các cây bút tiểu thuyết đoạt giải đã có công tạo tác, sinh thành Dưới góc nhìn văn hoá lòch sử, trên bình diện thi pháp học hiện đại, chúng tôi tập hợp những yếu tố cấu thành, tạo nên những nét vừa quen thuộc, vừa mới lạ trong 3 tiểu thuyết này Hơn nữa, trong nghiên cứu văn học,... đầu trong các thể loại của văn học trên tiến trình hiện đại hoá văn học Đồng thời qua đó, chúng ta cũng thấy được tài năng và tâm huyết của các nhà Văn Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng Họ đã phát hiện ra không phải một kiểu con người mới mà là một bình diện mới về người phụ nữ trong cuộc sống hôm nay 3 Giới hạn vi phạm nghiên cứu: 3.1 Với đề tài Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong một. .. bi kòch của con người Vì thế, văn học thập niên 90 đã cho ra đời một thế hệ nhà văn trưởng thành, có sự đổi mới về tư duy nghệ thuật, thể hiện trong tác phẩm của họ những vấn đề bức xúc từ ngót chục năm về trước Mà vấn đề con người với những buồn vui trăn trở, vốn là vấn đề trung tâm của một nền văn học Con người trong văn 21 học dù là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, bao giờ cũng vẫn là con đẻ của thời... khiển mọi hành vi, hoạt động của con người Như vậy, đi vào tìm hiểu cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ trong một vài tiểu thuyết đạt giải sẽ được nghiên cứu dựa trên tam thế người của Marx thông qua lý thuyết thi pháp học hiện đại trên bình diện văn hoá thẩm mỹ Người viết trong chương này sẽ tách ra từng phần nghiên cứu để có dòp đi sâu vào khai thác, khám phá về từng kiểu con người trên cơ sở đó tổng... nói riêng đã có sự nhảy vọt về lượng và chất Và trong vòng hơn hai thập kỷ cố gắng hàn gắn vết thương chiến tranh, tiểu thuyết đã gặt hái nhiều thắng lợi mà nở rộ là năm 1991 với ba tiểu thuyết đoạt giải của Hội nhà văn Việt Nam Trong bối cảnh văn hoá, lòch sử như vậy, các quan niệm về con người và sự tác động của hoàn cảnh đối với quá trình phát triển tính cách của con người đã có những thay đổi đáng... thuật thể hiện; tranh luận lý giải xung quanh các sáng tác của một số cây viết đã tạo ra nhiều luồng tiếp nhận khác nhau Qua những nét phác thảo, các nhà nghiên cứu đã để lại một ấn tượng về sự hấp dẫn riêng biệt của thể loại tiểu thuyết nói chung và ba tiểu thuyết đoạt giải năm 1991 của Hội nhà văn Việt Nam nói riêng n tượng này gợi sự yêu thích nơi bạn đọc và thôi thúc các nhà nghiên cứu đi sâu tìm tòi,... mỹ, văn hoá … Hơn nữa “con người trong sự miêu tả của nhà vănmột trong những trung tâm điểm từ đó toả ra các sợi dây chi phối cơ chế nghệ thuật của tác giả Là một tiêu điểm mà qua đó phong cách nhà văn được thể hiện một cách sáng rõ hơn bao giờ hết … Và cũng chính những nguyên tắc miêu tả con người ấy đã cung cấp chìa khoá để giúp ta hiểu được những phương pháp sáng tạo của nhà nghệ só” ( Văn học . CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG MỘT VÀI TIỂU THUYẾT ĐOẠT GIẢI NĂM 1991 CỦA HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM . Chuyên ngành: Lý Luận Văn. cảnh văn hoá lòch sử trong tiểu thuyết thập niên 90. Chương 2: Cái nhìn nghệ thuật về người phụ nữ của ba nhà văn trong một vài tiểu thuyết đoạt giải năm

Ngày đăng: 11/04/2013, 10:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan