ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG KHI ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO

77 1.1K 0
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG KHI ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG KHI ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HỌC VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN HƯNG NGHIỆP MSHV : CH1201119 LỚP : CH CNTT TXQM K7 Tp. HỒ CHÍ MINH – 04/2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG KHI ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : GS. TSKH. HOÀNG KIẾM HỌC VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN HƯNG NGHIỆP MSHV : CH1201119 LỚP : CH CNTT TXQM K7 Tp. HỒ CHÍ MINH – 04/2014 LỜI NÓI ĐẦU Khái niệm khoa học đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử loài người, mục tiêu của nghiên cứu khoa học chính là phát hiện các vấn đề khoa học và tìm cách giải quyết chúng. Có nhiều phương pháp khác nhau để phát hiện và giải quyết các vấn đề khoa học. Các phương pháp này xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau và trong các ngữ cảnh khác nhau. Mỗi phương pháp có các đặc trưng riêng biệt, có điểm mạnh điểm yếu riêng trong từng trường hợp cụ thể. Điều này dẫn đến các câu hỏi như: Các phương pháp nay có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nên áp dụng phương pháp nào? Phương pháp nào tốt hơn? Tiểu luận này cố gắng giúp người nghiên cứu có thể trả lời được các câu hỏi nêu trên. Tác giả đã khảo sát các phương pháp giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo phổ biến nhất về mặt nội dung, cách thực hiện và một số ví dụ minh họa. Tác giả đã đề xuất một số cách phân loại cho các phương pháp nhằm hỗ trợ cho việc định hướng khi sử dụng các phương pháp này. Tác giả cũng đã chọn ra hai phương pháp SCAMPER và TRIZ để so sánh chúng thông qua phân tích các ví dụ khác nhau về giải quyết vấn đề và sáng tạo thực tiễn trong lĩnh vực tin học. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lòng biết ơn chân thành đến thầy Hoàng Kiếm. Thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em rất nhiều trong quá trình làm luận văn. Qua đó, em đã thật sự học hỏi được rất nhiều và trưởng thành hơn trong tư duy và nhận thức. Em xin gửi lời cảm ơn tất cả các thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu cho em suốt những năm học vừa qua. Em cảm ơn trường Đại học Công nghệ Thông tin đã tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này. Em cũng xin cảm ơn các bạn đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần, giúp em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Mặc dù em đã cố gắng để hoàn thành tốt đề tài, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự tận tình chỉ bảo của quý thầy cô. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2013 Học viên thực hiện Trần Hưng Nghiệp MỤC LỤC Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khoa học Khoa học là hệ thống tri thức về mọi loại qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy. ( Theo Pierre Auger – Tendences actuelles de la recherche scientifique, UNESCO, Paris, 1961). Khoa học là một tổng thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về thế giới tự nhiên, do các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới phát triển với các phương pháp khoa học, trong đó đặc biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của thế giới thực bằng thực nghiệm. Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. [3] 1.1.2 Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,… đạt được từ các thí nghiệm nghiên cứu khoa học để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm nghiên cứu khoa học phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. [3] 1.1.3 Vấn đề khoa học 1.1.3.1 Khái niệm Vấn đề khoa học (scientific problem) còn gọi là vấn đề nghiên cứu (research problem) là câu hỏi đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn. [3] 1.1.3.2 Phân loại Có thể phân các vấn đề khoa học ra làm 2 loại: + Vấn đề về bản chất sự vật đang tìm kiếm. + Vấn đề về phương pháp nghiên cứu để làm sáng tỏ về lý thuyết và thực tiễn những vấn đề thuộc lớp thứ nhất GS. TSKH. Hoàng Kiếm Trang 6 HVCH. Trần Hưng Nghiệp Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học 1.1.3.3 Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học Có 6 phương pháp: 1) Tìm những kẻ hở, phát hiện những vấn đề mới 2) Tìm những bất đồng 3) Nghĩ ngược lại quan niệm thông thường 4) Quan sát những vướng mắt trong thực tiễn 5) Lắng nghe lời kêu ca phàn nàn 6) Cảm hứng: những câu hỏi bất chợt xuất hiện khi quan sát sự kiện nào đó. 1.1.3.4 Các phương pháp giải quyết vấn đề khoa học Đã có nhiều phương pháp khác nhau được phát triển để giải quyết các vấn đề khoa học. Các phương pháp này xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau và trong các ngữ cảnh khác nhau. Mỗi phương pháp có các đặc trưng riêng biệt, có điểm mạnh điểm yếu riêng trong từng trường hợp cụ thể. Chương tiếp theo sẽ tiến hành khảo sát chi tiết các phương pháp này. 1.2 Mục tiêu của tiểu luận Ở phần trên, ta đã khảo sát qua khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học, và các vấn đề khoa học. Có nhiều phương pháp khác nhau để phát hiện và giải quyết các vấn đề khoa học. Các phương pháp này xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau và trong các ngữ cảnh khác nhau. Mỗi phương pháp có các đặc trưng riêng biệt, có điểm mạnh điểm yếu riêng trong từng trường hợp cụ thể. Điều này dẫn đến các câu hỏi như: Các phương pháp nay có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nên áp dụng phương pháp nào? Phương pháp nào tốt hơn? Tiểu luận này cố gắng giúp người nghiên cứu có thể trả lời được các câu hỏi nêu trên. Tác giả sẽ khảo sát các phương pháp giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo (gọi tắt là phương pháp) về mặt nội dung, cách thực hiện và một số ví dụ minh họa. Tác giả sẽ đề xuất một số cách phân loại cho các phương pháp nhằm hỗ trợ cho việc định hướng khi sử dụng các phương pháp này. Tác giả cũng sẽ chọn ra một số phương pháp phù hợp để so sánh chúng thông qua phân tích các ví dụ khác nhau về giải quyết vấn đề và sáng tạo thực tiễn trong lĩnh vực tin học. GS. TSKH. Hoàng Kiếm Trang 7 HVCH. Trần Hưng Nghiệp Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học Chương 2: KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP 2.1 Mở đầu Có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo. Như đã nói ở trên, các phương pháp này xuất hiện ở nhiều thời điểm khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau và trong các ngữ cảnh khác nhau. Mỗi phương pháp có các đặc trưng riêng biệt, có điểm mạnh điểm yếu riêng trong từng trường hợp cụ thể. Điều này khiến cho người nghiên cứu khó có cái nhìn tổng quan về các phương pháp để từ đó áp dụng hiệu quả các phương pháp cho tình huống mình đang gặp. Để giải quyết vấn đề này, cần phải bảo đảm một số điều kiện sau: người sử dụng phải hiểu rõ nội dung và cách thực hiện từng phương pháp, người sử dụng phải quen thuộc với các ví dụ áp dụng thực tế của từng phương pháp, và một điều quan trọng nữa là cần có một sự phân nhóm các phương pháp để hướng dẫn người sử dụng chọn các phương pháp cần thiết. Trong chương này, ta sẽ khảo sát chi tiết một số phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Để cho đơn giản, một số phương pháp sẽ được phân loại sơ bộ dựa vào môi trường của bài toán mà nó giải quyết. 2.2 Các phương pháp giải quyết vấn đề tổng quát 2.2.1 Các phương pháp phân tích vấn đề Gồm có các phương pháp • Phân chia vấn đề • Phân loại vấn đề • Phân công vấn đề • Phân cấp bài toán • Phân tích. 2.2.2 Các phương pháp tổng hợp vấn đề Gồm có các phương pháp • Tổ hợp • Đối hợp • Tích hợp • Kết hợp • Tổng hợp theo không gian và thời gian GS. TSKH. Hoàng Kiếm Trang 8 HVCH. Trần Hưng Nghiệp Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học 2.3 Phương pháp giải quyết vấn đề - bài toán trong tin học 2.3.1 Phương pháp trực tiếp Đặc điểm của cách giải quyết vấn đề này là đều xác định trực tiếp được lời giải qua một thủ tục tính toán (công thức, hệ thức, định luật,…) hoặc qua các bước căn bản để có được lời giải. Đối với phương pháp này, việc giải quyết vấn đề trên máy tính chỉ là thao tác lập trình hay là sự chuyển đổi lời giải từ ngôn ngữ bên ngoài sang các ngôn ngữ được sử dụng trong máy tính. Tìm hiểu về phương pháp này chính là tìm hiểu về kỹ thuật lập trình trên máy tính. [2] Các nguyên lý áp dụng trong phương pháp trực tiếp : Nguyên lý 1: Chuyển đổi dữ liệu bài toán thành dữ liệu của chương trình, có nghĩa là “Dữ liệu của bài tóan sẽ được biểu diễn lại dưới dạng các biến của chương trình thông qua các quy tắc xác định của ngôn ngữ lập trình cụ thể” Nguyên lý 2: Chuyển đổi quá trình tính toán của bài toán thành các cấu trúc của chương trình, có nghĩa là “Mọi quá trình tính toán đều có thể mô tả và thực hiện dựa trên ba cấu trúc cơ bản : Cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp”. Nguyên lý 3: Biểu diễn các tính toán chính xác, có nghĩa là “Chương trình tính toán theo các biểu thức chính xác không đồng nhất với quá trình tính toán chính xác về mặt hình thức”. Nguyên lý 4: Biểu diễn các tính toán gần đúng bằng cấu trúc lặp, có nghĩa là “Mọi quá trình tính toán gần đúng đều dựa trên các cấu trúc lặp với tham số xác định”. Nguyên lý 5: Phân chi bài toán ban đầu thành những bài toán nhỏ hơn, có nghĩa là “Mọi vấn đề-bài toán đều có thể giải quyết bằng cách phân chia thành những vấn đề - bài toán nhỏ hơn”. Nguyên lý 6: Biểu diễn các tính toán không tường minh bằng đệ quy, có nghĩa là “Quá trình đệ quy trong máy tính không đơn giản như các biểu thức quy nạp trong toán học”. 2.3.2 Phương pháp gián tiếp Phương pháp này được sử dụng khi chưa tìm ra lời giải chính xác của vần đề. Đây cũng chính là cách tiếp cận chủ yếu của loài người từ xưa đến nay. Điểm khác ở đây là chúng ta đưa ra những giải pháp mang đặc trưng của máy tính, dựa vào sức mạnh tính toán của máy tính. Tất nhiên, một lời giải trực tiếp bao giờ cũng tốt hơn, nhưng không phải lúc nào cũng có. Sau đây là các phương pháp gián tiếp. [2] 2.3.2.1 Phương pháp thử sai Khi xây dựng lời giải bài toán theo phương pháp thử – sai, người ta thường dựa vào 3 nguyên lý sau : Nguyên lý vét cạn: Đây là nguyên lý đơn giản nhất, liệt kê tất cả các trường hợp có thể xảy ra. GS. TSKH. Hoàng Kiếm Trang 9 HVCH. Trần Hưng Nghiệp Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học N guyên lý ngẫu nhiên: Dựa vào việc thử một số khả năng được chọn một cách ngẫu nhiên. Khả năng tìm ra lời giải đúng phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược chọn ngẫu nhiên. Nguyên lý mê cung: Nguyên lý này được áp dụng khi chúng ta không thể biết được chính xác “hình dạng” lời giải mà phải xây dựng dần lời giải qua từng bước một giống như tìm đường đi trong mê cung. Để thực hiện tốt phương pháp thử - sai, chúng ta nên áp dụng các nguyên lý sau: Nguyên lý vét cạn toàn bộ: Muốn tìm được cây kim trong đống rơm, hãy lần lượt rút ra từng cọng rơm cho đến khi rút được cây kim. Nguyên lý mắt lưới: Lưới bắt cá chỉ bắt được những con cá có kích thước lớn hơn kích thước mắt lưới. Nguyên lý giảm độ phức tạp của thử và sai: Thu hẹp trường hợp trước và trong khi duyệt, đồng thời đơn giản hóa tối đa điều kiện chấp nhận một trường hợp. Nguyên lý thu gọn không gian tìm kiếm: Loại bỏ những trường hợp hoặc nhóm trường hợp chắc chắn không dẫn đến lời giải. Nguyên lý đánh giá nhánh cận: Nhánh có chứa quả phải nặng hơn trọng lượng của quả. 2.3.2.2 Phương pháp Heuristics Phương pháp Heuristic có đặc điểm là đơn giản và gần gủi với cách suy nghĩ của con người, cho ra được những lời giải đúng trong đa số các trường hợp áp dụng. Các thuật giải Heuristic được xây dựng dựa trên một số nguyên lý rất đơn giản như: vét cạn thông minh, tối ưu cục bộ (Greedy), Hướng đích, sắp thứ tự …Để thực hiện tốt phương pháp Heuristic, chúng ta nên áp dụng các nguyên lý sau: Nguyên lý leo núi: Muốn leo lên đến đỉnh thì bước sau phải “cao hơn” bước trước. Nguyên lý chung : Chọn hướng đi triển vọng nhất trong số những hướng đi đã biết. 2.3.2.3 Phương pháp trí tuệ nhân tạo Phương pháp trí tuệ nhân tạo dựa trên trí thông minh của máy tính. Phương pháp này, người ta sẽ đưa vào máy trí thông minh nhân tạo giúp máy tính bắt chước một phần khả năng suy luận như con người, máy tính dựa trên những điều đã được “học“ để tự đưa ra phương án giải quyết vấn đề. GS. TSKH. Hoàng Kiếm Trang 10 HVCH. Trần Hưng Nghiệp [...]... trụ, làm trụ cứng cáp 2.4.1.5 Các mức sáng tạo Theo TRIZ của Genrich S Altshuller có 5 mức sáng tạo: [9] 1 Vấn đề được giả quyết bằng các phương pháp trong chuyên ngành Không cần sáng tạo Khoảng 32% giải pháp thuộc loại này GS TSKH Hoàng Kiếm Trang 34 HVCH Trần Hưng Nghiệp Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học 2 Cải tiến chút ít hệ thống đã có bằng cách phương pháp đã biết trong ngành... phong về một hệ hoàn toàn mới Khoảng 1% giải pháp thuộc loại này Mức Độ sáng tạo % giải pháp Nguồn kiến thức Số giải pháp được nghiên cứu 1 Giải pháp đã có 32 Kiến thức cá nhân, kiến thức 1 công ty 101 2 Cải tến chút ít 45 Kiến thức trong ngành công nghiệp 102 3 Cải tến nhiều 18 Kiến thức ngoài ngành công nghiệp 103 4 Khái niệm mới 4 Kiến thức ngoài ngành công nghiệp 105 5 Phát minh 1 Tất cả kiến thức. .. những sản phẩm mới TRIZ là một lý thuyết tổng hợp và hoàn chỉnh để giải quyết các vấn đề sáng tạo TRIZ được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu các phát minh sáng chế trong lĩnh vực kỹ thuật, vì vậy TRIZ có những nét đặc trưng kỹ thuật và chuyên được sử dụng trong lĩnh vực kỹ thuật Tuy vậy, một số thành phần của TRIZ được áp dụng rất hiệu quả trong các lĩnh vực khác khi áp dụng tư ng đương Quá trình hình... thường có một vài thỏa hiệp Khoảng 45% giải pháp thuộc loại này 3 Cải tiến cơ bản hệ thống đã có bằng phương pháp đã biết ngoài ngành công nghiệp Khoảng 18% giải pháp thuộc loại này 4 Một thế hệ mới sử dụng một nguyên lí mới để thực hiện những chức năng cơ bản của hệ Giải pháp tìm thấy mang tính khoa học nhiều hơn công nghệ Khoảng 4% giải pháp thuộc loại này 5 Một phát hiện khoa học hiếm hoi hay một phát... hoạt Mâu thuẫn kỹ thuật thường là khi ta muốn cải thiện một thông số kỹ thuật thì một thông số kỹ thuật khác tại xấu đi Để biểu diễn điều này, ma trận mẫu thuẫn là một bảng có kích thước 39X39, các hàng tư ng ứng với các thông số kỹ thuật cần tăng thêm, các cột tư ng ứng với các thông số kỹ thuật cần giảm đi Mỗi ô tại vị trí (x,y) trong bảng liệt kê các nguyên lý sáng tạo có khả năng giải quyết mâu thuẫn... các nước Âu, Mỹ, Nhật sau khi kết thúc chiến tranh lạnh [1] GS TSKH Hoàng Kiếm Trang 11 HVCH Trần Hưng Nghiệp Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học TRIZ được tạo ra từ việc tổng kết ngắn gọn các nguyên lý đằng sau một số lượng khổng lồ các sáng chế Mục tiêu chính của TRIZ là tìm ra những quy luật chung nhất nhằm giải quyết các bài toán sáng chế, giúp những người đi sau có thể áp dụng. .. bao bì 40 Sử dụng các vật liệu hợp thành a Giới thiệu - - Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) Hay nói chung, sử dụng các loại vật liệu mới Hướng nghiên cứu, chế tạo các loại vật liệu mới, có những tính chất độc đáo, thõa mãn các nhu cầu phát triển luôn mang tính thời sự Các vật liệu hợp thành, do tạo được tính hệ thống mới, càng ngày càng sử dụng rộng rãi... sự dao động cơ học a Giới thiệu b Làm cho đối tư ng dao động Nếu đã có dao động tăng tần suất dao động Sử dụng tần số cộng hưởng Thay vì sử dụng các bộ phận rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ Ứng dụng - Người ta phát minh ra cách để làm sạch 100% các ống dẫn khi nói chung bằng cách dùng sóng hạ âm để chải sạch các chất đọng, hồ bóng Để làm được điều đó, người... tư ng, tư ng tác với các đối tư ng cho trước, phải được làm từ cùng vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với các vật liệu để tạo đối tư ng cho trước - Từ “đồng nhất” phải hiểu theo nghĩa rộng, không đơn thuần đồng nhất về mặt vật liệu, như nghĩa đen của nguyên lý này có thể hiếu là, phải làm sao đảm bảo và tính tư ng hợp giữa những đối tư ng tư ng tác với đối tư ng cho trước Để tạo sự tư ng... Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học 36 Sử dụng chuyển pha a Giới thiệu - Sử dụng các hiện tư ng, nảy sinh trong các quá trình chuyển pha như thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng … b Ứng dụng - Người ta tiết kiệm điện bằng cách sử dụng năng lượng mặt trời, làm nóng nước trong bồn chứa - Người Đức chế tạo ra một loại keo làm sạch đĩa hát, ngay cả những khe nhỏ nhất Khi dán .  TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG KHI ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : GS. TSKH  TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC ĐỀ TÀI: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC ĐỊNH HƯỚNG KHI ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY SÁNG TẠO GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : GS. TSKH họa. Tác giả sẽ đề xuất một số cách phân loại cho các phương pháp nhằm hỗ trợ cho việc định hướng khi sử dụng các phương pháp này. Tác giả cũng sẽ chọn ra một số phương pháp phù hợp để so sánh

Ngày đăng: 05/07/2015, 22:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1: TỔNG QUAN

    • 1.1 Một số khái niệm

      • 1.1.1 Khoa học

      • 1.1.2 Nghiên cứu khoa học

      • 1.1.3 Vấn đề khoa học

        • 1.1.3.1 Khái niệm

        • 1.1.3.2 Phân loại

        • 1.1.3.3 Các phương pháp phát hiện vấn đề khoa học

        • 1.1.3.4 Các phương pháp giải quyết vấn đề khoa học

        • 1.2 Mục tiêu của tiểu luận

        • Chương 2: KHẢO SÁT CÁC PHƯƠNG PHÁP

          • 2.1 Mở đầu

          • 2.2 Các phương pháp giải quyết vấn đề tổng quát

            • 2.2.1 Các phương pháp phân tích vấn đề

            • 2.2.2 Các phương pháp tổng hợp vấn đề

            • 2.3 Phương pháp giải quyết vấn đề - bài toán trong tin học

              • 2.3.1 Phương pháp trực tiếp

              • 2.3.2 Phương pháp gián tiếp

                • 2.3.2.1 Phương pháp thử sai

                • 2.3.2.2 Phương pháp Heuristics

                • 2.3.2.3 Phương pháp trí tuệ nhân tạo

                • 2.4 Phương pháp giải quyết vấn đề khoa học về phát minh, sáng chế

                  • 2.4.1 Lý thuyết giải quyết vấn đề sáng tạo: TRIZ

                    • 2.4.1.1 Giới thiệu

                    • 2.4.1.2 Nguyên lý sáng chế (inventive principle)

                    • 2.4.1.3 Ma trận mâu thuẫn

                    • 2.4.1.4 40 nguyên lý sáng tạo

                    • 2.4.1.5 Các mức sáng tạo

                    • 2.5 Các phương pháp không nằm trong các loại trên

                      • 2.5.1 Phương pháp tư duy 5W1H

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan