Phân tích thơ và truyện lớp 9

17 339 10
Phân tích thơ và truyện lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI LỚP 9 1)ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU – 1948 – TẬP “ ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO” Chính hữu vừa là một nhà thơ đông thời ông cũng là một chiến sĩ cách mạng dũng cảm trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Năm 1948, sau khi nhà thơ cùng đồng độ tham gia chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, ngăn chặn cuộc tấn công quy mô lớn của giặc lên chiến khu Việt Bắc, Chính Hữu đã viết bài thơ “Đồng chí”. Tác phẩm là những cảm xúc chân thực của tác giả qua những trải nghiệm thực tế, ca ngợi tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn. Bài thơ nàm trong tập “Đầu súng trăng treo” là tập thơ đầu tay của tác giả. “Đồng Chí” là một bài thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam viết về người lính và cuộc chiến tranh phi nghĩa, ác liệt. Những câu thơ đầu của bài thơ là cơ sở hình thành nên tình đồng chí gắn bó giữa những người lính cách mạng: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Đồng chí! Hai câu thơ đầu tiên với các thành ngữ quen thuộc “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” cho thấy những người lính đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó, họ chung cảnh đói khổ, bần hàn, đều là những nhười nông dân chân lấm tay bùn. Từ đó, hé mở họ là những con người cùng cảnh ngộ, tuy nhiên, hai đại từ anh và tôi xuất hiện riêng biệt trong hai câu thơ thể hiện sự xa lạ lần đầu gặp gỡ. Ngôn ngữ giản dị như một lời kể chuyện tạo giọng điệu thơ dằm thắm, chân thành, vì vậy một nhà nghiên cứu đã khẳng định:” Câu thơ có cái trong lành của trận mưa mùa hạ, cơn gió đầu thu và phảng phất hương thơm của hoa ngâu, hoa mộc.”. Sang câu thơ thứ ba, hai đại từ này cung xuất hiện kết hợp với từ “với” cho thấy họ dã dần quen nhau và thân thiết hơn. Các cụm từ “đôi người xa lạ”, “chẳng hẹn quen nhau” hé mở sự gặp gỡ của những ngườ chung lí tưởng, đó là lí tưởng chiến đấu cao đẹp của những người nông dân mặc áo lính. Hình ảnh “ Súng bên súng, đầu sát bên đầu” đã cụ thề hóa sự gắn bó và hòa nhập của những người chiến sĩ cách mạng. Từ “sát” cho thấy giữa họ dường như không còn khoảng cách, họ đã thực sự gắn bó thân thiết với nhau. Rồi những lúc họ cùng vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, chung chăn khi ngủ và những người lính đã trở thành đôi bạn tri kỉ tự bao giờ. Những hình ảnh chân thực ấy dã mở ra câu thơ thứ bảy với những ý nghĩa sâu sắc. Câu thơ chỉ với hai từ, sự thay đổi đột ngột này thề hiện cảm xúc dồn nén của nhà thơ, nó vùa khép lại ý thơ của sáu câu thơ đầu, gọi tên cho một tình cảm thiêng liêng, bất diệt, vừa hé mở những điều chứa đựng ở những câu thơ sau và trong cả bài thơ. Ba câu thơ tiếp theo là sự cảm thông sâu xa, nỗi lòng của những người lính: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Ở câu thơ đầu của đoạn thơ trên, đại từ “anh” xuất hiện một mình, tuy vậy, người đọc vẫn có cảm giác là chung cho cả hai người vì họ đã thục sự gắn bó keo sơn như một. Những hình ảnh “ruộng nương”, “gian nhà” là những thứ thân thuộc của làng quê và ngườ nông dân Việt Nam, đó cũng là tất cả nhũng gì họ dành dụm, chắt chiu được. Vậy mà, họ sẵn sàng bỏ lại tất cả và đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, họ là tiêu biểu cho hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp. Từ “mặc kệ” thể hiện sự dứt khoát và quyết tâm một lòng trung thành với cách mạng và họ luôn nêu cao tinh thần chiến đấu “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Nghệ thuật hoán dụ “giếng nước gốc đa” diễn tả tình cảm sâu nặng của hậu phương đối với người lính. Sâu xa hơn. Đó còn là nỗi nhớ niềm thương của người ra trận, dù họ có ra đi bỏ lại quê hương, làng quê nhưng trong lòng họ thì cây đa, bến nước luôn hiện hữu trong sâu thẳm tâm hồn người lính. Những câu thơ tiếp theo là biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí: Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Những cơn sốt rét rừng chỉ là một trong vô vàn những khó khăn, gian khổ trong cuộc đời người lính Nhưng đây là một chi tiết rất tiêu biểu nên người đọc có thể hiểu và cảm thông với những gì người lính phải trải qua. Hệ thống các chi tiết: áo rách vai, quần có mảnh vá, chân không có giầy đã chân thực miêu tả sự thiếu thốn, khó khăn về vật chất của cuộc kháng chiến, qua đó nói lên hiện thực của cuộc chiến tranh. Khi đọc mỗi ngườ đèu có cảm giác xao xuyến. xúc động và thấm thía sự hi sinh của thế hệ cha anh để đem lại hòa bình, hạnh phúc cho chúng ta ngày hôm nay. Nụ cười tỏa sáng giũa cái buốt giá, khắc nghiệt của thời tiết cho thấy tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn của người lính mà cơ sở là sự cảm thông, chia sẻ giữa những chiến sĩ và lòng yêu nước nồng nàn của họ. Câu thơ kết đoạn là hình ảnh đep và thêng liêng, tuy thiếu thốn đủ bề nhưng họ luôn có động lực thúc đẩy họ dũng cảm chiến đấu đó là tình đông chí, đồng đội gắn bó, ấm áp, cội nguồn của sức mạnh để những người lính chiến đáu và chiến thắng kẻ thù. Những câu thơ cuối tác phẩm là biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí: Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Với thời gian là một đêm, khoảng thời gian cuối cùng của một ngày khi mọi người đang nghỉ ngơi sau một ngày là việc sản xuất, gắn với sự tĩnh lặng và khuya khoắt. Đây lại là một đem phục kích chờ giặc, nên thời gian còn ẩn chúa sự nguy hiểm của cuộc chiến đấu sắp tới. Không gian rừng hoang mở ra với sự hoang sơ trống trải. Những người lính đứng cạnh nhau nổi bật. Câu thơ kết thúc khổ thơ cũng là câu thơ khép lại bài thơ với ý nghĩa sâu sắc. Nó vừa là hình ảnh tả thực những người lính đứng chờ giặc trong một đêm có trăng, vầng trăng sà thấp xuống như treo đầu mũi súng. Đồng thời gợi nhiều liên tưởng, khẩu súng là biểu hiện cho cuộc chiến tranh khốc liệt, còn vầng trăng là hiện thân cho vẻ đẹp kì vĩ, lãng mạn. Câu thơ trên cũng là biểu tượng của tình đồng chí, với ý nghĩa cao đẹp: họ cầm súng chiến đấu vì cuọc sống hòa bình của đất nước, khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của người lính. Bài thơ “Đồng chí” là một thi phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ của Chính Hữu. Nó không những là hình ảnh của người lính trong cuọc kháng chiến hào hùng, vẻ vang của dân tộc mà còn ca ngợi bức chân dung anh bộ đội cụ Hồ, tình đồng chí thắm thiết và biểu tượng cao đẹp, bất tử của tình đồng chí. 2) Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiền Duật – 1969 – Tập “ Vầng trăng - quầng lửa” Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Thơ của ông giàu giá trị hiện thực và mang âm vang của một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc. Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ sáng tác năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vào giai đoạn ác liệt nhất. Bài thơ nằm trong tập “Vầng trăng – quầng lửa”, tác giả đã mượn hình ảnh độc đáo là những chiếc xe không có kính để phản ánh hiện thực chiến tranh và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những người lính lái xe Trường Sơn. Tác giả giới thiệu về tiểu đội xe không kính và ca ngợi vẻ đẹp của những người lính qua khổ thơ đầu tiên: Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng Câu thơ mở đầu xuất hiện hình tượng những chiếc xe không kính là một hình ảnh chân thực chỉ có ở Việt Nam thời chiến tranh kết hợp với điệp từ “không” được lặp lại ba lần trong một câu thơ nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh và những chặng đường nguy hiểm mà chiếc xe phải vượt qua. Các động từ mạnh như giật, rung, vỡ miêu tả cụ thể sự ác liệt của chiến tranh và những khó khăn, thử thách từ đó hé mở vẻ đẹp của những người lính lái xe dũng cảm. Nhịp điệu thơ chậm rãi, nhẹ nhàng như một lời kể chuyện khiến cho người đọc có cảm giác những chiếc xe hiện lên cụ thể và như đang tiến lại gần. Tiếp nối hình ảnh độc đáo đó, tác giả đã ca ngợi ý chí kiên cường, không ngại khó khăn, gian khổ, tất cả vì đồng bào miền Nam ruột thịt. Từ láy “ung dung” đứng ở đầu câu thơ khắc họa rõ nét tư thế chủ động, bình tĩnh của những người lính khi đối diện với hiên thực chiến tranh, toát lên sự tự tin, bình thản mặc dù xe không có kính. Điệp từ “nhìn” được lặp lại ba lần khắc họa tư thế hiên ngang và làm nổi bật tầm vóc của những người lính lái xe dũng cảm giữa đất trời bao la. Khổ thơ thứ hai là sự tiếp nối về ý chí anh dũng vượt qua khó khăn: Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái Các điệp từ, điệp ngữ với ý nghĩa nhấn mạnh sự chủ động của những chiến sĩ lái xe trong hoàn cảnh khó khăn, nhuy hiểm. Hình ảnh “sao trời”, “cánh chim” kết hợp với biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và so sánh “Như sa như ùa vào buồng lái” mở ra không gian bao la của đất nước và tinh thần dũng cảm của những nhười lính lái xe. Họ không chỉ sẵn sàng đón nhận khó khăn mà còn cảm thấy được gần gũi với đất trời, với thiên nhiên khoáng đạt không có sự ngăn cách nào. Đặc biệt hình ảnh “con đường chạy thẳng vào tim” chính là con đường cách mạng, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, lập lại hòa bình, độc lập cho đất nước. Tâm hồn trẻ trung và tinh thần lạc quan của những người lính lái xe được thể hiện qua hai khổ thơ sau: Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi Sử dụng ngôn ngữ giản dị, đậm chất khẩu ngữ để kể về những chặng đường khó khăn, nguy hiểm, những người lính lái xe chứng tỏ họ đã quen với điều đó. Từ “ừ” thể hiện tâm hồn trẻ trung, coi những khó khăn trở nên bình thường và nhẹ nhàng như một điều tất yếu. Các hình ảnh “bụi phun tóc trắng như người già”, “mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” thể hiện những thử thách, gian truân trong cuộc đời lính lái xe. Nhưng qua các đông tác “phì phèo châm điếu thuốc”, “lái trăm cây số nữa” cho thấy tinh thần lạc quan, yêu đời bất chấp khó khăn, gian khổ và con đường phía trước con nhiều nguy hiểm, chông gai, họ vẫn vững vàng lái xe mặc mưa bom, bão đạn. Nụ cười thoải mái, tỏa sáng đã xóa tan hết sự mệt mỏi hay thiếu thốn, họ luôn tràn trề tinh thần chiến đấu của anh bộ đội cụ Hồ. Lặp cấu trúc ngữ pháp “không có…thì…chưa cần…” kết hợp với sự đan xen bằng trắc trong từng câu thơ thì ở câu thơ cuối mỗi khổ thơ là thanh bằng gợi cảm giác ung dung nhẹ nhàng, niềm vui được góp một phần vào công cuộc giải phóng đất nước của những chiến sĩ lái xe Trương Sơn. Hai khổ thơ tiếp theo là sự gặp gỡ của tiểu đội xe không kính và những kỉ niệm trong cuộc đời người lính lái xe: Những chiếc xe từ trong bom rơi Đã về đây họp thành tiểu đội Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi, lại đi trời xanh thêm Những chiếc xe không kính gặp nhau với hình ảnh “những chiếc xe từ trong bom rơi” nói lên cuộc chiến tranh phi nghĩa, khốc liệt làm cho những chiếc xe không còn nguyên vẹn nữa. Nhưng chính vì không có kính nên những người lính lái xe có thể dễ dàng bắt tay và trò chuyên với đồng đội của mình mà chưa cần phải xuống khỏi xe. Rồi những kỉ niệm khó phai, cùng anh em dựng bếp, võng giữa đường Trương Sơn thể hiện tâm hồn trẻ trung và niềm vui, họ đã trở thành một gia đình. Từ láy “chông chênh” giàu giá trị tạo hình, gợi hình ảnh những chiếc võng trên đường hành quân và cảm nhận của những người lính ngay cả lúc nghỉ ngơi vẫn mang dấu ấn của chiến tranh. Giúp người đọc hình dung con đường khúc khuỷu, gập ghềnh mà những chiếc xe phải vượt qua Điệp ngữ “lại đi” được lặp lai hai lần tạo nhịp điệu thơ sôi nổi mạnh mẽ giống như khúc quân hành của người lính. Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” hé mở tâm hồn trẻ trung của những chiến sĩ lái xe và thể hiện niềm tin vào tương lai đất nước được hòa bình, thống nhất. Khổ thơ kết làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe Trường Sơn: Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. Điệp ngữ “không có” được lặp lại ba lần trong hai câu thơ tô đậm những khó khăn, thử thách mà người lính phải đối diện. Nghệ thuật liệt kê không có kính, đèn, mui xe qua đó phản ánh chân thực cuộc chiến tranh ác liệt. Nghệ thuật tương phản đối lập không có … với có xước cho thấy những khó khăn chồng chất, qua đó ca ngợi phẩm chất dũng cảm, anh hùng của nhưng chiến sĩ lái xe. Cụm từ “Vì miền Nam” khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu, hướng ra mặt trận với tình cảm thiêng liêng xuất phát từ tình yêu đất nước thiết tha, đó là lí tưởng cao đẹp giúp người lính có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, gian khổ. Các từ “vẫn”, “chỉ cần” thể hiện phẩm chất anh hùng xúc cảm của họ. Hình ảnh “trái tim” là nghệ thuật hoán dụ ca ngợi tâm hồn trẻ trung đầy tình yêu thương, những người lính lái xe có thể vượt qua tất cả những thiếu thốn về vật chất, từ đó tác giả gửi gắm triết lí sâu sắc: sức mạnh quy định chiến thắng không phải ở vũ khí hiện đại mà ở những con người mang trái tim yêu nước nồng nàn và tinh thần dũng cảm lạc quan. Bài thơ về tiểu đội xe không kính như một bức tượng đài nghệ thuật về những người lính lái xe Trường Sơn giữa khói lửa chiến tranh ác liệt, cho thấy sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Phạm Tiến Duật đã thành công khi phác họa những chiến sĩ lái xe với hình ảnh những chiếc xe không kính, nó trở thành một tác phẩm xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. 3) Con cò – Chế Lan Viên – 1962 – Tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão” Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam trước cách mạng tháng tám, là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới. Bài thơ “Con cò” được ông sáng tác năm 1962 in trong tập “Hoa ngày thường – Chim báo bão”. Đây là tác phẩm thành công ở đè tài viết về tình mẫu tử. Bài thơ được xây dựng bằng hình ảnh con cò quen thuộc, gần gũi với tuổi thơ mỗi con người, qua đó ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Phần thứ nhất của bài thơ là hình ảnh con cò gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu khi con còn nằm trong nôi: Con còn bế trên tay Con chưa biết con cò Nhưng trong lời mẹ hát Có cánh cò đang bay Con cò bay la Con cò bay lả Con cò cổng phủ Con cò Đồng Đăng Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ Con cò ăn đêm Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân Con chưa biết những cành mềm mẹ hát Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân. Thời gian lúc này là khi em bé mới sinh, hình ảnh con cò được em bé cảm nhận qua lời ru của bà, của mẹ. Những lời ru quen thuộc “Con cò bay la….Đồng Đăng” qua đó cho thấy tuy con chưa biết con cò ngoài đời thục nhưng trong lời mẹ hát, cò là một người bạn không thể thiếu. Con cò gắn với hình ảnh ngườ mẹ nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung chịu lam lũ, vất vả kiếm ăn nuôi con khôn lớn. Trên đường đi kiếm ăn sẽ gặp nhiều gian khổ, khó khăn. Còn con thì được mẹ nâng niu, nuôi dưỡng đến khi khôn lớn trưởng thành. Con được sống trong vòng tay che chở, đùm bọc của mẹ không cần la về những nguy hiểm, thử thách. Mẹ hát cho con những nài hát ru đẻ con ngủ ngoan trong bầu sữa của mẹ và rồi lớn lên khỏe mạnh. Với những lời ru bình dị và gần gũi với con người, hình tượng con cò trở thành một kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi chúng ta. Khổ thơ thứ nhất khép lại với những gì thân thuộc nhất từ khi con còn bế trên tay. Sang khổ thơ thứ hai, con cò không những thân thiết với tuổi thơ mà còn cả khi trưởng thành: Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên! Cho cò trắng đến làm quen Cò đứng ở quanh nôi Rồi cò vào trong tổ Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân Lớn lên, lớn lên, lớn lên Con làm gì? Con làm thi sĩ Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ Trước hiên nhà và trong hơi mát câu vân Điệp ngữ “ngủ yên” được lặp lại ba lần trong một câu thơ tạo nhịp điệu thơ trữ tình giống như lời ru ngọt ngào và bàn tay vỗ về êm ái của mẹ mong con có giấc ngủ ngon. Hình ảnh con cò được miêu tả qua liên tưởng độc đáo “cò trắng đến làm quen”, “cò đứng ở quanh nôi”. Nhệ thuật nhân hóa làm cho mọi hình ảnh trong lời ru hiên ra sống động. Cùng với liên tưởng “cánh của cò hai đứa đắp chung đôi” diễn tả mối quan hệ như hình với bóng của cò và con, hé mở niềm hạnh phúc ngọt ngào khi con được sống trong tình yêu thương và lớn lên bằng lời ru của mẹ. Qua đó, tác giả làm nổi bật tình yêu thương của mẹ dành cho con và ý nghĩa quan trọng của lời ru, nó góp phần bồi đắp tâm hồn mỗi con người. Cụm từ “mai khôn lớn” cho thấy sự tiếp nối từ khi em bé con nằm trong nôi đến khi cắp sách đến trường. Cách nói hoán đổi “con theo cò đi học…đôi chân” khiến cho hình ảnh con cò và cánh cò trắng không thể tách rời. Thực chất đó là ẩn dụ cho người mẹ dõi theo mỗi bước con đi. Con dần lớn khôn và từng bước thực hiện ước mơ của mình. Người mẹ luôn sát cánh, che chở khó khăn trên bước đường đời với con. Như vậy hình ảnh con cò đã được hình tượng hóa và nâng lên thành biểu tượng cho tình mẫu tử thiêng liêng. Đến đoạn thơ thứ ba thì hình ảnh con cò lại được khai thác ở ý nghĩa tượng trưng cho tấm lòng người mẹ lúc nào cũng theo sát bên con. Lời ru của mẹ sao mà thiết tha, xúc động: Dù ở gần con Dù ở xa con Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con Cò mãi yêu con Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con Lặp cấu trúc ngữ pháp “Dù ở” khẳng định cuộc sống luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn, nguy hiểm. Trong bất kì hoàn cảnh nào, cò cũng luôn gắn bó với con, là biểu tượng cho người mẹ với tình yêu thương bao la luôn hướng về con. Nghệ thuật đối qua các cặp từ gần – xa, lên – xuống không chỉ tạo nhịp điệu thoe cân đối hài hòa mà còn nhấn mạnh tình mẫu tử có sức mạnh kì diệu để con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Nghệ thuật nhân hóa “cò tìm con”, “cò yêu con” giúp nhà thơ gửi gắm triết lí về tình mẫu tử. Tác giả đặt hình ảnh con cò theo chiều dài thời gian “đi hết đời” thể hiện sụ bất tử của lòng mẹ. Từ đó ca ngợi ý nghĩa cao đẹp của lời ru và tình mẫu tử: À ơi! Một con cò thôi Con cò mẹ hát Cũng là cuộc đời Vỗ cánh quanh nôi Ngủ đi! Ngủ đi Cho cánh cò, cánh vạc Cho cả sắc trời Đến hát Quanh nôi. Điệp ngữ “ngủ đi” tạo âm hưởng ngân nga, vang vọng cho lời ru và gơi trong tâm thức của mỗi con người những kỉ niệm thiêng liêng gắn liền với lời ru và tình mẹ. Hình ảnh con cò, con vạc được sử dụng theo cách nói ẩn dụ thể hiện rằng bằng những lời ru ngọt ngào, mẹ không chỉ mang đến cho con tình yêu thương mà còn giúp con nhận thức về cuộc sống. Kb 4) Nói với con – Y Phương – 1980 Y Phương (1948) là một nhà thơ tiêu biểu cho các dân tộc miền núi .”Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau ,phong phú và đa dạng ,nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo ,âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo .Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức .Với Y Phương ,thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới ,một phong cách mới “ Bài thơ được thể hiện qua lời tâm tình của người cha .Người cha đã bộc lộ lòng yêu thương con qua ước mong con sống xứng đáng ,phát huy truyền thống của,gia đình , quê hương. Mượn lời người cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ ,sự đùm bọc của quê hương với con ,nhà thơ đã gợi về nguồn sinh dưỡng trong mỗi người chúng ta .Mở đầu bài thơ là khung cảnh gia đình ấm cúng ,đầy ắp tiếng nói cười .Mười một câu thơ như tràn đầy những đầm ấm ,yên vui của tình cảm gia đình ,tình cảm quê hương : “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ caì nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời .” Một mái nhà có mẹ có cha và con hạnh phúc vì được sống hạnh phúc trong tình yêu thương .Cha mẹ đã dìu dắt ,nâng đỡ con từ những bướcđi đầu tiên ,đã tìm thấy niềm vui từ con .Hơn thế nữa ,con còn được sinh ra ,lớn lên trong tình yêu thương ,vẻ đẹp của “đồng mình “. “Người đồng mình” yêu lắm con ơi !” Lao động tuy vất vả nhưng cuộc sống của “người đồng mình”tươi vui, mà rất ngọt ngào . Dáng vẻ tuy thô sơ , công việc tuy nặng nhọc nhưng tâm hồn “người đồng mình “lãng mạn biết bao nhiêu :Họ làm một cách nghệ thuật những công việc của mình.Con thật hạnh phúc vì con được sống giữa những con người như vậy — những con người khéo tay ,yêu thiên nhiên ,yêu lao động, lạc quan và nhân hậu. Thiên nhiên đồng mình cũng rất đẹp : Rừng núi quê hương thơ mộng đã dành cho con [...]... ,vững vàng trên đường đời Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào với quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời Nói với con mà chính là cha đã trao tặng cho con Cha đã vun đắp cho con những tình cảm tốt đẹp , cho con một hành trang quý và đã sẵn sàng tung cánh cho con bay đi khắp mọi nơi Tiếng thơ trong “Nói với con ” là tiếng lòng của Y Phương ,tiếng lòng về tình yêu và. .. khẳng định truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc riêng Với tứ thơ độc đáo, hình ảnh giản dị, gần gũi Bài thơ thể hiện niềm tin vào tương lai phát triẻn của đát nước Qua đó chúng ta cũng thấy được nỗi lòng và ước nguyện muốn được dâng hiến cho đời của nhà thơ, đó cũng là khát vọng của những người Việt Nam yêu nước 6) Bến quê – Nguyễn Minh Châu - 198 5 “Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua... hức trong lòng người Hình ảnh lộc non mùa xuân là hình ảnh thiên nhiên đẹp đi vào thơ ca với ý nghĩa ẩn dụ cho vẻ đẹp và sức sống mới của mùa xuân, mang đến vẻ đẹp trong trẻo, tràn đấy sức sống cho mùa xuân đất nước, đồng thời thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước Mùa xuân gắn liên với hình ảnh người cầm súng và người ra đồng Nếu như hình ảnh người cầm súng tiêu biểu cho người chiến sĩ... hào đối với quê hương ,dân tộc 5) Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải – 198 0 Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, các tác phẩm của ông là tiếng nói chân thành thể hiện tâm tình, khát vọng của con người Việt Nam trong những thời kì lịch sử cụ thể Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết năm 198 0 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, đây cũng là thời kì cả nước đi lên xây... thể hiện tình yêu thiên nhiên và cảm xúc của tác giả trước mùa xuân Cử chỉ đầy trân trọng, nâng niu “Tôi đưa tay tôi hứng” tác giả đã hé mở những rung cảm mãnh kiệt của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp của mùa xuân đó chính là biểu hiện của tình yêu thiên nhiên thiết tha Nếu như khổ thơ thứ nhất, nhà thơ đã có những cảm nhận tinh tế về mùa xuân của thiên nhiên thì sang hai khổ thơ sau mùa xuân của đất nước,... rỡ quê hương như vậy bởi họ yêu quê hương sâu nặng và luôn lấy quê hương làm chỗ dựa tinh thần Người cha muốn con yêu là yêu những điều đó , yêu những đức tính cao đẹp của người đồng mình Cả đoạn thơ như âm vang trong những lời tự hào ,sự gắn bó và tình yêu tha thiết của người cha về quê hương Nó như trở thành một hành khúc mạnh mẽ ngợi ca quê hương Và ,lời nhắc nhở của người cha với con chính là một... thế bằng đại từ “ta” mang nghĩa rộng hơn, cho thấy ước nguyện của nhà thơ hòa chung với ước nguyện của mọi người, tạo nhịp điệu thơ sôi nổi háo hức Hình ảnh “con chim hót”, “nhành hoa”là những hình ảnh thiên nhiên đã xuất hiệ ở phần mở đầu tác phẩm, đến đây nó tạo ra kiểu kết nối tự nhiên, chật chẽ của cảm xúc thơ Tuy nhiên ở khổ thơ này là hình ảnh ẩn dụ giúp tác giả gửi gắm ước nguyện sống có ích,... cho mọi người Sự liên tưởng giữa nốt nhạc trầm và bản hòa ca là mối liên hệ giưa cái hưu hạn nhỏ bé với cái lớn lao, giữa sự âm thầm và những giá trị bất tử Tác giả muốn sống có ý nghĩa như con chim dâng đời tiếng hót, đóa hoa tỏa hương cho đời thì mỗi ngườ sẽ giống như một nốt nhạc làm nên bản hòa ca của đất nước nhà thơ gửi gắm lí tưởng sống qua đoan thơ: Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời... mùa xuân đất nước và gửi gắm khát vọng của tác giả muốn sống, cống hiến, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước Những câu thơ đầu, bức tranh mùa xuân của xứ Huế, của đất trời hiện ra với sự sống mãnh liệt: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Dòng sông là một thi liệu trong thơ ca Việt Nam, gợi... nước thiêng liêng mà gần gũi, đất nước sẽ luôn vững vàng đi lên dù có gặp bao thử thách như vì sao tỏa sáng giữa đêm tối Qua tác phẩm của mình, Thanh Hải đã gửi gắm ước nguyện chân thành, cao đẹp: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Điệp ngữ “Ta làm” được lặp lại hai lần nhấn mạnh khát vọng mãnh liệt của nhà thơ Nếu như mở đầu tác phẩm, đại từ “tôi” mang ý . PHÂN TÍCH TÁC PHẨM THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI LỚP 9 1)ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU – 194 8 – TẬP “ ĐẦU SÚNG TRĂNG TREO” Chính hữu vừa là một nhà thơ đông thời ông cũng là một. của nhà thơ, nó vùa khép lại ý thơ của sáu câu thơ đầu, gọi tên cho một tình cảm thiêng liêng, bất diệt, vừa hé mở những điều chứa đựng ở những câu thơ sau và trong cả bài thơ. Ba câu thơ tiếp. cứu nước. Thơ của ông giàu giá trị hiện thực và mang âm vang của một thời kì lịch sử hào hùng của dân tộc. Tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ sáng tác năm 196 9 khi cuộc kháng

Ngày đăng: 05/07/2015, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan