PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH IOS

38 558 0
PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ ĐIỀU HÀNH IOS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Ngày nay, trên thế giới các phương pháp giải quyết vấn đề mau lẹ và hiểu quả các khó khăn về tư duy được coi trọng và phát triển mạnh mẽ. Không có tư duy sáng tạo thì con người không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá và hoàn toàn mới lạ. Đối với giới trẻ, tư duy sáng tạo là một phẩm chất năng động cũng như sức sống của tuổi trẻ, khẳng định được vị thế của mình trong thời đại mới và góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển hơn. Nhưng để làm được điều đó, trước hết phải trả lời được câu hỏi “Tư duy sáng tạo là gì? Làm sao rèn luyện được kỹ năng tư duy sáng tạo?” Theo các nhà tâm lý học thì hoạt động sáng tạo được xem là dạng hoạt động cao nhất của con người. Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo, nó được xác định từ chất lượng đặc biệt của các quá trình tâm lý mà trước hết là quá trình trí nhớ, tư duy, xúc cảm, ý chí,… Tư duy sáng tạo là kiểu giải quyết vấn đề dựa trên sự động não tối đa nhằm tạo điều kiện tìm ra phương án tối ưu dựa trên những phương án được nêu ra. Trước một vấn đề nan giải, khi tất cả các phương án cũ đều không thể giải quyết được, con người buộc phải tìm ra càng nhiều giải pháp càng tốt, sau đó sàng lọc và chọn ra giải pháp hay nhất trong số những giải pháp đã đưa ra. Tuy nhiên, con đường và quá trình tìm ra những giải pháp mới không hề đơn giản, đó là cả một quá trình “vật lộn” của trí não cho đến lúc cảm thấy “lóe sáng” để rồi mừng rỡ kêu lên “Eureka” giống như Ascimet ngày xưa. Nhưng muốn đạt đến tầng bậc ấy thì nhất thiết phải tạo ra những điều kiện thuận lợi cần thiết để giúp quá trình tư duy sáng tạo được thăng hoa. Điều kiện để quá trình sáng tạo trở thành hiện thực không phải chỉ là một điều kiện đơn độc mà đó là sự tổng hợp nhiều điều kiện. Có thể kể đến một số điều kiện sau: + Có nhu cầu khám phá và đặt vấn đề + Có sự tự tin nội tại + Có ý chí và sự nỗ lực + Biết hoài nghi và không vâng lời + Biết loại bỏ những suy nghĩ “thói quen” + Biết vận dụng những kỹ thuật tư duy sáng tạo HVTH: Lê Tấn Lộc – CH1201042 Trang 1 Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Phương pháp SCAMPER là một trong những kỹ thuật để giúp chúng ta tư duy sáng tạo hiệu quả nhất, hãng Apple cũng đã vận dụng phương pháp này để phát triển sản phẩm iOS nói riêng và các sản phẩm nói chung của mình. Phần I: Phương pháp SCAMPER “Giản dị nhất, tính sáng tạo được định nghĩa là một ý tưởng mới, phù hợp với thời đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị” Một trong những phát minh đầu tiên và quan trọng nhất của con người là lửa. Lửa được người tiền sử phát hiện ra từ cách đây hàng nghìn năm. Sự phát hiện ra lửa, và sử dụng chúng cho mục đích của cuộc sống, được coi là một bước tiến quan trọng trong văn minh của loài người. Nhờ có lửa, con người ăn các thức ăn được nấu chín, đã tiệt trùng, giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Cũng nhờ có lửa, con người biết đốt nóng kim loại để rèn, đúc các dụng cụ bằng kim loại, tăng năng suất lao động. Lửa được xem là một trong những phát minh quan trọng nhất của nhân loại. Hay nói cách khác lửa là biểu tượng của sáng tạo. Trong một kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford (Mỹ). Giáo sư chỉ cầm một tờ báo sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó với tờ báo, nhằm đo chỉ số IQ của anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo và rồi ung dung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ. Đó chính là sáng tạo. Thường thì sáng tạo là một điều gì đó mới mẻ táo bạo và khác thường. Sáng tạo là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, không phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo mà những người ở những ngành nghề khác nhau cũng va chạm với nó trong cuộc sống hàng ngày. Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi…theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “ nhìn” theo những cách khác không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn. Sáng tạo đến từ đổi mới hàng ngày từ những nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng tốt hơn và cao hơn. Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khuôn mẫu hay không? Câu trả lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sáng tạo. Để sử dụng và duy trì khả năng nhận thức rõ sự vật này của trí não, bạn nên hiểu một vài nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo cơ bản. Những nguyên tắc này tạo nên một nền tảng về thái độ hoặc tâm lý của tất cả các phương pháp khái quát lên được những ý tưởng có tính sáng tạo cao hơn khi bạn áp dụng những nguyên tắc về cách suy nghĩ sáng tạo này. Tuy nhiên, để có thể nghĩ ra một ý tưởng được coi là thực sự sáng tạo là một điều không đơn giản và cũng không Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm dễ dàng. Do đó, bạn càng hiểu biết về cách thức tư duy sáng tạo bao nhiêu thì bạn sẽ suy nghĩ sáng tạo hơn bấy nhiêu. Não của chúng ta là một kho chứa những ý tưởng. Những gì ta biết chính là những gì ta đã được học và đã trải nghiệm. Ý tưởng đều nằm trong đó cả. Tất cả những gì ta phải làm chỉ là lấy chúng ta ra mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể bàn đến tất cả những ý tưởng trong đầu ta mà không đề cập đến những quan điểm và phương pháp trí tuệ thích hợp. Không có cách nào giúp ta có thể gợi nhớ được mọi thứ. Hơn nữa, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ về một ý tưởng nhất định nếu ta không phụ thuộc vào những nguồn kích thích sự sáng tạo khác nhau. Bộ óc của chúng ta là những công cụ liên kết không giới hạn, chúng có thể chứa được rất nhiều ý tưởng giống như chúng ta là những cơ sở dữ liệu chứa những ý tưởng. Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo. Công việc càng khó thì não bạn hoạt động càng tích cực tuy nhiên trước một vấn đề khó nếu bạn không tỉnh táo thì bạn dễ dàng đi lạc đường. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của mình. Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thật là may mắn vì chúng ta không phải gợi nhớ mọi thứ trong đầu để có thể tư duy một cách sáng tạo. Tất cả những gì chúng ta phải làm là kết hợp khả năng sáng tạo bẩm sinh trong chúng ta với những nguồn kích thích sáng tạo và những nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo. Kiến thức và những kinh nghiệm của chúng ta sẽ giúp khái quát lên những nguồn kết hợp mà từ đó sẽ tạo ra ý tưởng. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm. Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển, SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute (thay thế), Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp, kinh doanh. Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER. (ảnh: nguồn internet) Phần II. Phân tích SCAMPER 1. Phép thay thế - Substitute  Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác. -Substitute (thay thế): Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm? Đối tượng? - Các câu hỏi có thể đặt ra: Thay đổi cái gì để nâng cao chất lượng? Chuyện gì xảy ra nếu tôi thay cái này bằng cái khác? Làm cách nào để đổi địa điểm, thời gian, nguyên vật liệu, vấn đề nhân lực ?  Ví dụ: Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Trước đây ta không có món xúc xích hotdog chay nhưng giờ đã có, nó làm bằng chất liệu ra củ quả. - Khai thác khí đá phiến ở Mỹ (quan trọng đối với quốc phòng vì không còn phải phụ thuộc vào thị trường Trung Đông), Philippin. - Thay thế các nguyên liệu lẫn nhau trong ngành ẩm thực. - Vua Quang Trung hành quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh: hành quân 3 người một đội  Mệt thì thay. - Hạt nêm: thay thế các gia vị khác. 2. Phép kết hợp – Combine  Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới. - Combine (kết hợp): Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng. - Các câu hỏi có thể đặt ra: Nguyên vật liệu cần là gì? Các tính năng? Quy trình? Nhân lực? Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu?  Ví dụ: - Chúng ta cho ra loại bưu thiếp có nhạc, TV với đầu máy video. - Tạo ra máy in tích hợp: in, scan, copy, fax. - Xe giường nằm + Toilet. - Điện thoại di động tích hợp máy ảnh, camera, máy vi tính. Dầu gội đầu 2 trong 1. 3. Phép thích ứng – Adapt  Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác. - Adapt: Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không? - Các câu hỏi có thể đặt ra: chúng ta có thể bắt chước cái gì? Mô phỏng cái gì?  Ví dụ: Gường cho trẻ em cấu tạo như 1 chiếc xe đua. 4. Phép điều chỉnh – Modify  Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống. Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Modify (điều chỉnh): tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính,  Ví dụ: - Màu sắc, âm thanh, hương vị, hình thức mẫu mã,…. Nó có thể mạnh lên, cao lên, to lên hoặc ngược lại: nhẹ hơn, nhỏ hơn,… - Xe đạp đôi, chai nước dung tích lớn, - Chế lời bài hát. - Chế tạo máy nông nghiệp dựa trên các máy khác. - Công ty gốm sứ Minh Long liên tục đưa ra mẫu mã. Chế tạo xe buýt siêu dài, máy bay vận tải siêu lớn. 5. Phép thêm vào – Put  Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống. - Put: Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác? - Các câu hỏi đặt ra: Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào? Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng của tôi?  Ví dụ: - Lốp xe có thể dùng làm hàng rào. - Xe bay như trực thăng, lội nước như thuyền . Bàn chải đánh răng tích hợp lược chải đầu. 6. Phép loại bỏ - Eliminate  Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống. - Eliminate: loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội(probortunity ), nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này? - Câu hỏi có thể đặt ra: : chuyện gì xảy ra nếu tôi loại bỏ 1 số thành phần của sản phẩm? Hướng giải quyết không theo cách thông thường?  Ví dụ: - Điện thoại không dây cố định ra đời  điện thoại di động. - Bàn phím, chuột không dây - Sạc pin không dây - Quạt không cánh Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm - Bluetooth - Tàu vũ trụ: loại bỏ các tầng khi phóng. Xe moto thể thao: loại bỏ phụ tùng không cần thiết. 7. Phép đảo ngược – Reverse  Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống. - Reverse: Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề. - Câu hỏi có thể đặt ra: Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác? Nếu tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?  Ví dụ: - Cho ra loại vải không phân biệt mặt phải hay trái. - Giao hàng tận nhà - Đi siêu thị trên internet, điện thoại, tv. Nhà hàng cho chó cưng II. Ví dụ minh họa - Hãy tưởng tượng bạn là 1 nhà sản xuất về máy tính và máy in, bạn đang cần tìm những sản phẩm mới, SCAMPER có thể cho bạn những hướng đi như sau: - Substitute – Dùng nguyên vật liệu công nghệ cao làm thành phần tạo ra sản phẩm. - Combine – tích hợp máy tính với máy in, máy in với máy quét. - Adapt – đặt mực in chất lượng cao và loại giấy thật tốt. - Modify – đa dạng hoá về hình dáng, kích thước và thiết kế của máy in cũng như máy tính. - Put - nghĩ cách dùng khác cho sản phẩm: có thể tích hợp thành máy photo, máy fax. - Eliminate – loại bỏ âm thanh, màn hình màu, mực màu, … - Reverse – chế tạo thêm bàn kê máy cũng như ghế ngồi….  Kết luận : Bằng cách sử dụng phương pháp SCAMPER, bạn sẽ có khả năng nhận biết ra các sản phẩm mới cũng như hướng đi mới cho vấn đề. Tất nhiên, trong các ý tưởng này còn nhiều cái không khả thi và không phù hợp với trang thiết bị bạn đang có nhưng chắc chắn bạn sẽ chọn ra được 1 vài ý kiến. Đó là những ý tưởng có thể trực tiếp giúp bạn giải quyết vấn đề hoặc là điểm khởi đầu hoàn hảo cho cuộc bàn luận để cho ra 1 sản phẩm mới tiếp theo. III. Vận dụng phương pháp SCAMPER để giải quyết vấn đề Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm SCAMPER là một trong các phương pháp sáng tạo dùng để tạo ra ý tưởng, tại bất kỳ tình huống tư duy sáng tạo, một mình hoặc trong một nhóm, các giải pháp mới được đề xướng khi suy nghĩ về vấn đề với nhiều khía cạnh khác nhau. Vì vậy, bằng cách sử dụng một phần hay tất cả các suy nghĩ theo cách trình bày dưới đây sẽ đem lại kết quả đáng ngạc nhiên và đôi khi rất hữu ích. + Substitute: thành phần nào của chủ thể có thể được thay thế? + Combine: những thành phần nào trong chủ thể được kết hợp để tạo ra thành phần mới? + Adapt: thành phần nào có thể thích ứng được? + Modify of magnify: thành phần nào cần được điều chỉnh lại cho phù hợp? + Put to other uses: thành phần nào cần phải thêm vào? + Eliminate or reduce: thành phần nào cần phải được loại bỏ? + Reverse or rearrange: đảo ngược các thành phần để tạo ra chủ thể mới. Vận dụng các phương pháp trên như thế nào? Ví dụ 1: Giả sử bạn là một nhà thiết kế găng tay lái xe, bạn được tiếp cận với nhà đầu tư phát triển găng tay đánh golf chuyên nghiệp, làm thế nào bạn có thể mang găng tay lái xe chuyển đổi thành găng tay đánh golf chuyên nghiệp? SCAMPER là phương pháp tiếp cận tốt nhất để bạn đưa ra ý tưởng. Đầu tiên bạn cô lập chủ đề cần khám phá và áp dụng các phương pháp vào chủ đề để tìm ra cách ý tưởng mới cần phát triển. Các câu hỏi cần được đặt ra để vận dụng trên chủ đề: + Điều gì cần được thay thế trong bản thiết kế? + Điều gì có thể được kết hợp trong bản thiết kế? + Điều gì có thể thích ứng với ý tưởng bản thiết kế? + Điều gì có thể sửa đổi lại để phù hợp với bản thiết kế hiện tại hoặc với đối thủ cạnh tranh? + Điều gì có thể thêm vào để phù hợp với bản thiết kế? + Điều gì có thể loại bỏ từ bản thiết kế cơ sở? + Áp dụng ngược lại so với bản thiết kế cơ sở? Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Ví dụ 2: Đổi mới phương pháp giảng dạy truyền thống. Để đổi mới phương pháp giảng dạy thì rất phức tạp, ta cần phải biết bắt đầu từ đâu và giải pháp phù hợp nhất trong hoàn cảnh này là gì? Ta có thể áp dụng phương pháp SCAMPER để tìm ra lời giải đáp. Giải quyết vấn đề theo các tiêu chí: + Những hạn chế trong phương pháp truyền thống là gì? Vấn đề nào ta cần phải thay thế? Khi nghĩ đến ý tưởng thay thế thì ta có thể nảy sinh nhiều ý tưởng mới (cách truyền đạt 1 chiều, học tập trong không gian phòng học, có thể thay thế bằng cách đưa ra các ý tưởng chính để người học tự tìm hiểu, có thể áp dụng các phương pháp hiện đại học trực tuyến, ) + Trong phương pháp truyền thống, những vấn đề nào rời rạc? Có thể kết hợp chúng lại hay không? Kết hợp nhiều vấn đề lại có thể nảy sinh nhiều vấn đề mới có thể áp dụng được (vừa học vừa thực hành,…) + Trong phương pháp truyền thống, những vấn đề nào thích hợp có thể giữ lại? Nhiều lúc ta giữ lại các vấn đề cũ để tạo sự thích ứng của chủ thể trong môi trường mới (học với bảng phấn, giáo trình,…) + Những vấn đề nào có thể được sửa đổi lại cho phù hợp với hoàn cảnh mới? + Những vấn đề gì có thể được thêm vào để phương pháp mới có nhiều ưu điểm hơn (minh họa hình ảnh, âm thanh, máy chiếu, ) + Điều gì cần phải loại bỏ từ phương pháp giảng dạy truyền thống? + Đảo ngược lại một số phương thức trong phương pháp giảng dạy truyền thống? (học viên tự tìm hiểu và lên lớp trình bày,…) Tóm lại, sáng tạo là cần thiết để tồn tại trong thế giới ngày nay. Các tổ chức, cá nhân sẽ tiếp tục đối mặt bởi những thách thức chưa từng có trong lịch sử, cần phải đổi mới để thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể. Phương pháp sáng tạo SCAMPER sẽ giúp các tổ chức, cá nhân thành công trong việc đối đầu với những thách thức này. Phần II. Quá trình phát triển của hệ điều hành iOS Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm iOS đã có những bước đi dài kể từ khi thiết bị đầu tiên dùng hệ điều hành này xuất hiện, chiếc iPhone 2G và iPod Touch. Trong quãng thời gian ấy, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều phiên bản iOS, giúp nó dần biến đổi thành một nền tảng di động mạnh mẽ như ngày hôm nay. Trong mỗi sản phẩm mới ra đời thì nó đều mang những đặc tính mới đầy tính sáng tạo. I. Phiên bản iOS 1.0 Khi mới ra mắt thì hệ điều hành iOS thật thảm hại so với các nền tảng khác nếu so sánh trực diện các tính năng, nhất là khi Apple đã quá giới hạn nó. Vào năm 2007, hầu hết các nền tảng khác như Windows Mobile, Palm OS, Symbian hay Blackberry OS đều đang ở đỉnh cao của chúng so với một iOS non nớt. Để rõ hơn, vào thời điểm đó iOS không hỗ trợ 3G, không hỗ trợ đa nhiệm, không cho cài thêm phần mềm từ bên thứ 3, không cho cắt/dán văn bản, không hỗ trợ đính kèm file trong email, tin nhắn MMS, tài khoản Mail for Exchange, màn hình chủ không tùy biến, không hỗ trợ tethering, giấu file thư mục khỏi người dùng, không cho phép chỉnh sửa văn bản, gọi điện bằng giọng nói [...]... Phần III Phương pháp sáng tạo SCAMPER trong sự phát triển của hệ điều hành iOS I Phép thay thế Trong từng phiên bản mới ra đời, iOS đa phần được thay thế diện mạo cũng như các tính năng giúp hữu ích cho người sử dụng, tạo sự thân thiện cũng như tương thích nhiều hơn Góp phần thay đổi nâng cao thị trường di động trên thế giới, không bị lạc hậu trong thế giới công nghệ Sự thay thế sản phẩm của iOS luôn... lý và tính đa nhiệm trong hệ điều hành, … rất nhiều sự thay thế mang tính cách mạng trong các phiên bản mới Hệ thống thông báo (NotificatiOn) già nua của iOS đã được làm mới hoàn toàn, đẹp hơn, tiện dụng hơn, nhất là tính năng trượt ngang để xóa từng thông báo riêng lẻ Trong bản iOS 6 Apple đã thay thế Google Map thành Map do chính công ty mình tạo ra II - iOS tích hợp nhiều công nghệ với nhau Tích hợp... cách mạng trong công nghệ điện thoại di động Hãng đã tận dụng nhiều ý tưởng sáng tạo tuyệt vời của đông đảo đội ngũ nhân viên, nói tới Apple thì ai trong chúng ta cũng biết được môi trường làm việc của họ tốt đến mức nào, nó luôn luôn kích thích sự tìm tòi sáng tạo của nhân viên Không chỉ thay thế về mẫu mã, ta biết phiên bản đầu tiên của iOS tốc độ xử lý thấp, chạy đơn nhiệm, các phiên bản sau iOS đã... nhưng cũng có rất nhiều điều sai Về mặt Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm nhân điều hành, iOS 3.2 vẫn giữ nguyên với các tương tác y như cũ nhưng một số ứng dụng đã được thay đổi triệt để, phù hợp hơn với màn hình lớn Bản iOS 3.2 chỉ dành riêng cho iPad chứ không có bản cho iPhone V Phiên bản iOS 4: Hệ điều hành đa nhiệm Ra mắt vào tháng 6/2010, mục tiêu của iOS 4 rất đơn giản: thêm... vào hệ điều hành Đặc biệt hơn, App Store sử dụng chung một tài khoản với kho nhạc iTunes vốn đã quá phổ biến trước đó nên người dùng không cần phải đăng ký mới, nhập lại thông tin thẻ tín dụng hay các thao tác phức tạp khác Bộ công cụ phát triển phần mềm iOS SDK: Bộ công cụ phát triển phần mềm thể hiện sự mạnh mẽ của iOS so với các nền tảng khác, nó hỗ trợ tối đa không gian cho lập trình viên sáng tạo. .. hơn Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Các phiên bản cập nhật của iOS 6: Ngoài ra cũng xuất hiện một lỗi nhỏ với kết nối Wifi không chạy được trên iOS 6.0 đã được Apple khắc phục gần đây qua các phiên bản iOS 6.0.1, 6.1, 6.1.1 (chỉ dành cho iPhone 4S), 6.1.2 và bản mới nhất hiện tại là iOS 6.1.3 Phiên bản iOS trong tương lai Sau iOS 6.1.3, chúng ta sẽ thấy phiên bản nào của iOS? ... dụng HotSync của Palm hay ActiveSync của Microsoft cũng biết sự quan trọng của việc đồng bộ hóa là như thế nào Đây là 1 ví dụ điển hình cho khả năng đơn giản hóa các tính năng, thao tác phức tạp của Apple Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm Bàn phím: Bàn phím trên iOS 1 có lẽ là bàn phím ảo đầu tiên cho phép chúng ta thao tác thoải mái với ngón tay của mình Bàn phím của iOS chỉ hiện... trình sử dụng của người dùng Cập nhật OTA: Trước iOS 5, người dùng buộc phải sử dụng cáp để cập nhật hệ điều hành iOS nhưng giờ đây, chúng ta chỉ cần 1 mạng WiFi và máy sẽ tự làm phần còn lại Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm iCloud: Cuối cùng, Apple cũng đã đưa ra 1 giải pháp tuyệt vời hơn để thay thế MobileMe với tên gọi iCloud Đây là nỗ lực mới nhất của họ trong việc hoàn... Hoàng Kiếm iOS 6.0 chứng kiến sự ra đi của Google Maps truyền thống khi Apple quyết định giảm sự phụ thuộc và Google và tự phát triển cho mình Apple Maps Apple Maps có lẽ là nỗi thất vọng lớn nhất đối với người sử dụng iOS ở thời điểm này khi vẫn còn thiếu nhiều thông tin và hoạt động không thực sự chính xác iOS 6.0 còn tích hợp sâu với mạng xã hội Facebook nhằm nâng cao các tính năng chia sẻ của người... mắt iPhone, Apple đưa ra bản cập nhật đầu tiên iOS 1.1.1 Bản cập nhật này gây nhiều chú ý vì nó tạo ra 1 “thói quen” mới: Apple sẽ cố gắng cập Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm nhật hệ điều hành cho thiết bị chừng nào họ còn có thể Ngoài ra, 1.1.1 còn đánh dấu sự ra đời của 1 thiết bị mới là iPod touch Tính năng đáng chú ý nhất của bạn 1.1.1 này là kho nhạc Music Store trên iTunes . nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị. sẽ tạo ra ý tưởng. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER. này. Phần II. Quá trình phát triển của hệ điều hành iOS Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH Hoàng Kiếm iOS đã có những bước đi dài kể từ khi thiết bị đầu tiên dùng hệ điều hành này xuất hiện,

Ngày đăng: 05/07/2015, 17:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan