Đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn hay

5 505 0
Đề thi thử tốt nghiệp môn Ngữ văn hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1: (2 điểm) Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người. Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại. a. Những câu trên là lời của nhân vật nào? Trong tác phẩm, tác giả nào? b. Nêu ý nghĩa của hai câu nói trên. Câu 2 (3 điểm) Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bàn về cách ứng xử thiếu văn hóa trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay. II. Phần thí sinh tự chọn: Câu 3a (5 điểm): Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Câu 3b (5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ( Lưu Quang Vũ ). .................................................000................................................

ONTHIONLINE.NET sở gd & đt nghệ an kỳ thi thử tốt nghiệp thpt trường thpt nguyễn xuân ôn năm học: 2010 -2011 môn thi: NGỮ VĂN Thời gian 150 phút ( không kể thời gian giao đề) I. Phần bắt buộc: Câu 1: (2 điểm) " Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người". " Con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại". a. Những câu trên là lời của nhân vật nào? Trong tác phẩm, tác giả nào? b. Nêu ý nghĩa của hai câu nói trên. Câu 2 (3 điểm) Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bàn về cách ứng xử thiếu văn hóa trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay. II. Phần thí sinh tự chọn: Câu 3a (5 điểm): Phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Câu 3b (5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Đế Thích trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” ( Lưu Quang Vũ ). 000 sở gd & đt nghệ an kỳ thi thử tốt nghiệp thpt trường thpt nguyễn xuân ôn năm học: 2010 -2011 môn thi: NGỮ VĂN H ướng dẫn chấm I. Phần bắt buộc: Câu 1 (2 điểm) a, Những câu trên là lời của ông lão đánh cá Xantiagô trong truyện ngắn “Ông già và biển cả” của nhà văn Mỹ - Hêminuê. 0,5 b, ý nghĩa của câu nói: - Con đường đến với thành công hiếm khi bằng phẳng. Để tới đích, con người không chỉ biết ước mơ mà còn phải “tỉnh táo”, biết dùng đầu óc suy xét, phán đoán, phải biết đưa ra các giải pháp hành động và biết chịu đựng để vượt qua khó khăn thử thách. Đồng thời con người phải có ý chí, nghị lực trước mọi hoàn cảnh. - Thể hiện niềm tin vào sức mạnh và khả năng chiến thắng của con người. 1,5 Câu 2 (3 điểm) - Nêu vấn đề nghị luận: Thực trạng về cách ứng xử thiếu văn hóa trong một bộ phận thanh niên, học sinh. 0,5 - Ứng xử thiếu văn hóa là thiếu sự hiểu biết, chưa đúng chuẩn mực văn hóa; thiếu ý thức tôn trọng người khác, thiếu tình yêu thương con người, thiếu tôn trọng chính mình và ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc, ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 2.0 - Cách ứng xử thiếu văn hóa sẽ làm mất đi nét đẹp trong sáng, thanh lịch của thanh niên, học sinh; mất đi sự thiện cảm yêu mến của mọi người; tự đánh mất mình - Ứng xử thiếu văn hóa làm mất đi nét thuần phong mĩ tục của dân tộc, vẻ đẹp vốn có của tiếng Việt; để lại một thế hệ con người vô cảm, thiếu ý thức trách nhiệm với gia đình, xã hội, đất nước; kìm hãm sự phát triển hội nhập của đất nước. - Vẫn còn nhiều học sinh, thanh niên hiện nay có cách ứng xử văn hóa đang phát huy nét đẹp vốn có của mình góp phần xây dựng đất nước, tô điểm cuộc sống - Liên hệ thực tế: Liên hệ bản thân, đề xuất giải pháp để khắc phục thực trạng, kêu gọi tất cả học sinh, thanh niên hãy biết ứng xử có văn hóa (Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng 0,5 phải đảm bảo được yêu cầu của bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống) II. Phần tự chọn: Câu 3a (5 điểm) - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nhân vật 0,5 - Phân tích nhân vật: + Phùng là người tốt, có tình yêu thương con người, có ý thức bảo vệ con người, xây dựng cuộc sống (Từng là người lính trên chiến trường chống Mỹ cứu nước; bất bình trước việc người chồng đánh vợ, ngăn cản không cho con đánh lại cha, sẵn sàng tố cáo làm nhân chứng cho người đàn bà tội nghiệp để giải thoát cho chị…) + Phùng là người nghệ sĩ chân chính. . Là người yêu nghề, có niềm say mê và sự rung động sâu sắc trước cái đẹp của cuộc đời (hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bằng lòng với những bức ảnh thiếu tính nghệ thuật) . Có nhận thức sâu sắc về chức năng của nghệ thuật (một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải là một tác phẩm mà khi nhìn vào đó người ta có thể thấy được chân lý cuộc đời: cái đẹp là đạo đức, cái đẹp có thể thanh lọc tâm hồn con người….). Có nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc sống (người nghệ sĩ không thể nhìn đời và nhìn người một cách phiến diện, hời hợt ) 3,0 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Nhân vật chứa đựng tư tưởng, quan điểm của nhà văn. + Nhân vật được đặt vào những tình huống có tính chất khám phá, nhận thức. + Chọn ngôi kể cho nhân vật: ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện chân thực, sinh động và đậm chất triết lý. 1,0 - Đánh giá chung + Góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: Phải nhìn cuộc đời và con người một cách toàn diện, nhiều chiều. + Thể hiện được phong cách của nhà văn Nguyễn Minh Châu: “Phát hiện vẻ đẹp của hạt ngọc ẩn dấu trong tâm hồn con người”. 0,5 Câu 3b (5 điểm) - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí màn đối thoại 0,5 - Cảm nhận đoạn trích trên các phương diện sau: + Nội dung: Cuộc đối thoại cho thấy những quan điểm sống khác nhau: . Đế Thích: muốn được tồn tại thì có thể sống chắp vá, nương nhờ, thậm chí là phải khuôn ép mình; không có con người nào vẹn toàn… . Hồn Trương Ba: Không chấp nhận cách sống “Bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo”. Thể xác và linh hồn phải hòa hợp, thống nhất. Sống có mục đích, ý nghĩa chứ không phải là sự tồn tại. (Học sinh tìm dẫn chứng phân tích) + Nghệ thuật: . Xây dựng xung đột kịch đầy kịch tính: Thể hiện qua đối thoại kịch: Phản ứng của Hồn Trương Ba với Đế Thích: Từ chối mọi ân huệ của Đế Thích; phản ứng với chính mình; Tìm cách thoát khỏi xác hàng thịt, suy nghĩ thấu đáo trước việc Đế Thích đề nghị nhập vào xác cu Tị. Cách giải quyết xung đột kịch hợp lý thể hiện được quan điểm của tác giả: Phải được sống là chính mình, thuận theo lẽ tự nhiên… . Ngôn ngữ kịch: Ngôn ngữ đời thường nhưng chứa đựng triết lý sống sâu sắc. + Chủ đề tư tưởng: Gửi gắm thông điệp của nhà văn: . Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống là chính mình với những gì mình có và theo đuổi mục đích sống thì mới có ý nghĩa. . Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người sống tự nhiên hài hòa về thể xác và tâm hồn. . Con người phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý 4,0 - Đánh giá chung: + Góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 0,5 + Đó là sáng tạo độc đáo mới mẻ của Lưu Quang Vũ trong việc lựa chọn nhân vật, tình huống kịch. + Quan điểm của nhà văn về cuộc sống và con người. Lưu ý: Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng phải nói lên được sụ cảm nhận của bản thân thể hiện qua các nội dung trên

Ngày đăng: 05/07/2015, 16:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan