NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2014- 2015-CÓ ĐÁP ÁN

44 933 0
NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2014- 2015-CÓ ĐÁP ÁN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2014- 2015. Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn - Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Việt Bắc-Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, trang 108, NXB Giáo dục – 2008) Câu 1: Những thông tin sau đây về đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc đúng hay sai: Thông tin Đúng Sai Tác giả của bài thơ là một nhà thơ trong phong trào Thơ mới. Tác giả của bài thơ là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn. Bài thơ chỉ gieo vần chân. Bài thơ thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Câu 2: Trong khổ thơ đầu, đại từ “mình” và “ta” tác giả dùng để nói về những ai? Câu 3: Tìm từ láy diễn tả tâm trạng trong đoạn thơ trên? Câu 4: Thời gian“Mười lăm năm” trong câu thơ “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” là khoảng thời gian lịch sử nào của đất nước được nhà thơ nhắc đến? Câu 5: Câu thơ “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?” gợi không gian ở đâu? Câu 6: Biện pháp nghệ thuật tu từ được Tố Hữu sử dụng trong câu thơ “Áo chàm đưa buổi phân li – Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” là: A. Biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh. B. Biện pháp nghệ thuật tu từ ẩn dụ. C. Biện pháp nghệ thuật tu từ nhân hóa. D. Biện pháp nghệ thuật tu từ hoándụ Câu 7: Hình ảnh “áo chàm” trong câu thơ: “Áo chàm đưa buổi phân li”gợi vẻ đẹp gì của người ở lại trong ấn tượng của người ra đi? HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM Yêu cầu chung Học sinh có kĩ năng đọc- hiểu văn bản, có khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức khi làm bài. Câu Đáp án Điểm 1 Ý 2: đúng; các ý còn lại: sai. 2 - Đại từ “mình”: nói về những người kháng chiến trở về Thủ đô. - Đại từ “ta”: nói về người dân Việt Bắc- những người ở lại. 3 Từ láy diễn tả tâm trạng: bâng khuâng, bồn chồn 4 Khoảng thời gian từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10-1954) 5 Chiến khu Việt Bắc. 6 D. Biện pháp tu từ hoán dụ. 7 Gợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và tấm lòng thủy chung của người dân Việt Bắc. Câu 2: “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ của má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác” Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: 1. Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích? HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM Ý Nội dung Điểm 1 Nêu xuất xứ và nội dung chính của đoạn trích? - Đây là đoạn văn thuộc phần cuối truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi. (Truyện và kí, 1966). - Đoạn văn miêu tả cảnh hai chị em Việt và Chiến khênh bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm trước khi lên đường tòng quân đánh giặc. Câu 3: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! ( Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM Ý Nội dung Điểm 1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì đây là lời kể chuyện của nhân vật cụ Mết trong đêm Tnú về thăm làng Xô Man sau ba năm đi lực lượng. 2 Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là : - Cụ Mết kể lại và giải thích vì sao Tnú không cứu được vợ, con. - Bản thân Tnú cũng bị giặc bắt và tra tấn - Cụ Mết dẫn trai làng vào núi Ngọc Linh để lấy vũ khí về giết giặc - Lời dặn dò của cụ Mết : phải cầm vũ khí để đứng lên chiến đấu. Câu 4: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rủ xuống hai dòng nước mắt Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không? ( Trích Vợ nhặt-Kim Lân) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM Ý Nội dung Điểm 1 Đoạn văn được viết theo phương thức biểu cảm là chính . 2 Đoạn văn diễn tả tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ khi biết con trai ( nhân vật Tràng) dẫn người đàn bà xa lạ về nhà Câu 5: Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy sợ Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ tưởng như A Phủ biết có người bước lại Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi " rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mỵ đứng lặng trong bóng tối. Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM Ý Nội dung Điểm 1 Đoạn văn được viết theo phương thức tự sự là chính. 2 Đoạn văn thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa. & Câu 6: “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ của má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác” Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định phương thức trần thuật trong đoạn trích? 2. Trình bày cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh " con đường" trong phần cuối đoạn trích? HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM Ý Nội dung Điểm 1 Xác định phương thức trần thuật trong đoạn trích? - Truyện ngắn được trần thuật theo ngôi thứ ba nhưng điểm nhìn và lời kể là theo giọng điệu của nhân vật với lời nửa trực tiếp. Cụ thể trong truyện ngắn này, tất cả những cảnh vật, sự việc, mọi xúc cảm, suy nghĩ, những diễn biến tâm lí của nhân vật đều được trần thuật qua điểm nhìn và giọng điệu của Việt. Đây là phương thức trần thuật giúp nhà văn vừa mở rộng đối tượng miêu tả, vừa thâm nhập sâu hơn vào thế giới nội tâm của nhân vật. 2 Trình bày cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh "con đường" trong phần cuối đoạn trích? - Trưoc hết, đây là hình ảnh có ý nghĩa cụ thể, là con đường quê hương ngày xưa má từng đi, bây giờ hai chị em lại khiêng má qua gửi gắm nhà chú trước khi đi bộ đội. Con đường vì thế thấm thía kỉ niệm về má, khơi dậy trong lòng hai chị em Việt, Chiến những xúc cảm sâu nặng về trách nhiệm với gia đình, quê hương. - Từ đó, hình ảnh con đường sẽ mang thêm nét nghĩa ẩn dụ, trở thành con đường cách mạng để các thế hệ trong một gia đình, một cộng đồng dân tộc nối nhau tiếp bước. Câu 7: Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng. Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van ” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không! ( Trích Rừng xà nu- Nguyễn Trung Thành) Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó. 2. Nêu ý nghĩa biểu tượng ngón tay trong văn bản ? HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM Ý Nội dung Điểm 1 Biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.: liệt kê, tăng tiến Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù. Ca ngợi tinh thần trung thành cách mạng,bản lĩnh kiên cường, dũng cảm của nhân vật Tnú. Đó còn là biểu tượng bi hùng, giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn. 2 Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo! có ý nghĩa: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Nhân dân miền Nam không có con đường [...]... đường mỗi bước hi sinh Trán cháy rực nghĩ trời đất mới Lòng ta bát ngát ánh bình minh Súng nổ rung trời giận dữ Người lên như nước vỡ bờ Nước Việt Nam từ máu lửa Rũ bùn đứng dậy sáng lòa (Trích Đất nước – Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr .126 ) HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM 1 Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, đặc biệt là so sánh để tìm ra nét tương... Con người có ước mơ thi t thực và nỗ lực biến ước mơ đó trở thành hiện thực sẽ thấy cuộc sống có ý nghĩa Đó là người có lẽ sống đẹp, có văn hóa, đáng tự hào - Con người nếu thi u tình yêu, sự sẻ chia là biểu hiện của thói vô cảm, nếu xa lánh, kỳ thị với người thua thi t, tật nguyền con người sẽ trở nên ích kỉ, tàn nhẫn 3 Bài học nhận thức và hành động - Phê phán lối sống ích kỷ, thi u tình thương -... cơ bản thí sinh cần đáp ứng Câu 17: Cảm nhận của em về Màn kết trong vở kịch “Hồn trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM Ý 1 Nội dung Giới thi u vài nét về tác giả, tác phẩm, vị trí màn kết của vở kịch, dẫn đề - Tác giả Lưu Quang Vũ: một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại - Tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong... hợp TP Hồ Chí Minh, 2006) Hãy viết bài nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra trong câu chuyện trên HƯỚNG DẪN CHẤM- THANG ĐIỂM * Về kĩ năng: Đây là bài văn đánh giá năng lực nhận thức và hiểu biết xã hội của học sinh, đồng thời kiểm tra kĩ năng làm văn nghị luận Học sinh phải tổ chức được bài văn, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, lỗi câu và lỗi diễn đạt * Về kiến thức: Thí... đồng: Ra đời trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, hai thi phẩm, trong đó có hai đoạn thơ đề hướng đến vẻ đẹp tình yêu đôi lứa Nỗi nhớ không chỉ là xúc cảm, là biểu hiện thường nhật trong tình yêu lứa đôi mà đó còn là vẻ đẹp của nhân tính, là thước đo của một tình yêu thuỷ chung, son sắc Mỗi đoạn thơ đều gồm 6 câu, thể hiện cảm hứng lãng mạn, một trong những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975... làm bài nghị luận văn học, đặc biệt là so sánh để tìm ra nét tương đồng và dị biệt độc đáo của hai đoạn thơ - Vận dụng tốt các thao tác lập luận; - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; - Khuyến khích những bài viết sáng tạo 2 Yêu cầu về kiến thức Trên cơ sở hiểu biết về 2 tác giả Nguyễn Khoa Điềm và Xuân Quỳnh, chương V Đất Nước và bài thơ Sóng, thí sinh có thể phân tích và so sánh để phát hiện... CHẤM- THANG ĐIỂM 1 Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 2 Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: Ý Nội dung Điểm 1 - Giới thi u vấn đề cần nghị luận: + Lời dẫn dắt + Trích dẫn đề: “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong... nuôi giấu cán bộ cách mạng bằng vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng ; có thể chỉ chung vùng đất và người miền Tây Bắc - Tình yêu của anh dành cho em là tình yêu của người Điểm lính dành cho con người và vùng đất đã gắn bó sâu sắc với anh suốt những năm kháng chiến chống Pháp 3 trường kì, gian khổ - Biện pháp tu từ : So sánh - Tác dụng : diễn tả chân thực, sinh động nỗi nhớ trong 4 tâm hồn thi nhân -... điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên Tin vui chiến thắng trăm miền Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về Vui từ Đồng Tháp, An Khê Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 112, 113) Ngày nắng đốt... hội Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp b Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầu của đề bài, cần làm rõ những ý cơ bản sau: Ý 1 Nội dung Giới thi u vấn đề: Hãy là chính mình thông qua câu 2 chuyện Ý nghĩa nội dung câu chuyện: - Câu chuyện hai . NGÂN HÀNG ĐỀ THI MÔN VĂN 12 NĂM HỌC 2014- 2015. Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thi t tha mặn nồng Mình. chung Học sinh có kĩ năng đọc- hiểu văn bản, có khả năng tích hợp, vận dụng kiến thức khi làm bài. Câu Đáp án Điểm 1 Ý 2: đúng; các ý còn lại: sai. 2 - Đại từ “mình”: nói về những người kháng. 4 Khoảng thời gian từ thời kháng Nhật (khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940) đến khi những người kháng chiến trở về Thủ đô (tháng 10-1954) 5 Chiến khu Việt Bắc. 6 D. Biện pháp tu từ hoán dụ. 7 Gợi vẻ đẹp

Ngày đăng: 05/07/2015, 14:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan