MỘT số KINH NGHIỆM CHỌN LỌC VÀ bồi DƯỠNG HỌC SINH GIỎI môn văn ở CÁC lớp BAN KHOA HỌC tự NHIÊN để đạt kết QUẢ CAO

17 368 0
MỘT số KINH NGHIỆM CHỌN LỌC VÀ bồi DƯỠNG HỌC SINH GIỎI môn văn ở CÁC lớp BAN KHOA HỌC tự NHIÊN để đạt kết QUẢ CAO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỌN LỌC VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN Ở CÁC LỚP BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ CAO" 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Hơn mười năm ra trường và được phân công về trường THPT Hoằng Hóa 3 làm nhiệm vụ giảng dạy, dù công tác ở một địa bàn đóng xa trung tâm, “xa phủ”, “xa tỉnh” với hơn 80% học sinh bãi ngang, dù vị rí xếp loại toàn đoàn luôn nằm trong Top khiêm tốn của Tỉnh nhưng những năm gần đây, môn Văn luôn đóng góp một lực lượng học sinh giỏi hùng hậu, luôn mang về cho trường 8 đến 9 giải mỗi năm với việc chọn lọc học sinh giỏi ở đa dạng các khối lớp. Trong đó có phải kể đến sự góp mặt ngày càng nhiều về lượng và chất của các học sinh giỏi môn Văn đến từ các lớp ban Khoa học Tự nhiên (KHTN). Là ban học của những lớp có học sinh mũi nhọn chủ yếu theo hai khối A, B nhưng bằng nhiệt tình, bằng “con mắt xanh” trong cách nhìn nhận và đánh giá, chỉ trong một thời gian ngắn với vẻn vẹn 3,4 tiết/ tuần trong phân phối cho phép, chúng tôi cũng đã ươm mầm và bồi dưỡng được một số học sinh cùng đứng trong đội tuyển học sinh giỏi (HSG) của trường và đã gặt hái những thành công nhất định. 2. Người giáo viên trực tiếp đứng lớp luôn tâm niệm và xác định một điều rằng: Một trong những mục tiêu quan trọng của nghề dạy học là đào tạo ra những học sinh giỏi và một trong những niềm sung sướng, vinh dự, hạnh phúc nhất trong cuộc đời người thầy là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi. Muốn vậy, thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh còn cần có những kinh nghiệm để phát hiện, nhìn nhận và có những cách thức bồi dưỡng phù hợp nhất dành cho đối tượng ấy để đem lại hiệu quả tốt nhất có thể. Giỏi văn không chỉ là năng khiếu thiên bẩm. Cổ nhân có câu: “ngọc bất trác bất thành khí”. Vậy nên dù lí luận về phương pháp dạy học có đề cao vai trò tích cực chủ động sáng tạo của học sinh đến thế nào chăng nữa thì người thầy - nhất là người thầy dạy môn Văn vẫn đóng một vai trò cực kì quan trọng. 3. Văn học là một loại hình nghệ thuật mà nghệ thuật thì "không phải là bánh mì mà là thứ rượu của cuộc đời”(Butler). Văn học vốn rất gần gũi với cuộc sống, mà cuộc sống bao giờ cũng bề bộn và vô cùng phong phú. Mỗi tác phẩm văn chương là một mảng cuộc sống đã được nhà văn chọn lọc phản ánh. Vì vậy môn văn trong nhà trường có một vị trí rất quan trọng: Nó là vũ khí thanh tao đắc lực có tác dụng sâu sắc đến tâm hồn tình cảm của con người, nó bồi đắp cho con người trở nên trong sáng, phong phú và sâu sắc hơn. M.Goóc-ki nói: ''Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở con người khát vọng hướng tới chân lý". Văn học là “khoa học về lòng người” (Nguyễn Khải). Với bản chất là một môn học vừa có tính nghệ thuật, vừa có tính Sư phạm như vậy, môn Văn trong nhà trường luôn song hành cùng mọi 2 học sinh ở mọi khối lớp, mọi phân ban - dù là ban khoa học xã hội (KHXH) hay KHTN trên con đường hình thành nhân cách, hướng các em tới đỉnh cao của chân, thiện, mỹ. Vì thế đến trường thông qua việc đọc - học tác phẩm văn chương, những cảm xúc thẩm mỹ của các em phải được uốn nắn, sửa chữa và bồi dưỡng, nâng lên thành năng lực cảm thụ thẩm mỹ chân chính. Điều đó muốn khẳng định rằng bồi dưỡng học sinh không những là việc làm đúng đắn mà còn là công việc có tầm quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó góp phần phát hiện bồi dưỡng để tiến tới đào tạo một phẩm chất, một lực lượng lao động đặc biệt của xã hội, lao động sáng tạo nghệ thuật. Nó kích thích cổ vũ mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh nói chung. Nó còn là một việc làm thiết thực góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và tạo nên bề dày thành tích, “thương hiệu” cho các nhà trường Phổ thông hiện nay. Xuất phát từ bản chất bộ môn, thực tế của rất nhiều nhà trường hiện nay có học sinh giỏi văn được chọn lọc ở các lớp khối A, B và từ những kết quả thành công bước đầu của bản thân có được qua hai khóa học liên tiếp với việc phát hiện, chọn lọc và bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở các lớp ban KHTN, tôi ấp ủ và mong muốn có một sự sẻ chia nho nhỏ những kinh nghiệm của mình. Tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm chọn lọc và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn ở các lớp ban Khoa học Tự nhiên để đạt kết quả cao. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Bồi dưỡng học sinh giỏi là một việc làm cần thiết đối với tất cả các cấp học trong nhà trường, ở đây tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp. Đó là bàn về một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi, cụ thể là bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn ở các lớp ban KHTN. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tự nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. - Phương pháp thực nghiệm và đối chứng. - Phương pháp thống kê tổng hợp. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, đầy những khó khăn, bởi vì học sinh giỏi là những học sinh có tố chất đặc biệt về khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết. Người giáo viên phải có quá trình tích lũy kinh 3 nghiệm, sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn để có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng. Một trong những nhiệm vụ trong tâm của các nhà trường là không ngừng nâng cao chất lượng mũi nhọn bởi chính chất lượng đào tạo mũi nhọn hằng năm phản ánh phần nào hiệu quả của công tác quản lí và chất lượng dạy - học nói chung của thầy trò nhà trường. Điều đó vừa là trọng trách, cũng vừa là động lực kích thích sự nỗ lực và sáng tạo không ngừng của thầy và tạo ra khí thế hăng say vươn lên học tập giành những đỉnh cao trong học sinh ở các kì thi HSG để mang lại vinh quang cho bản thân, niềm vui cho thầy, cô, bạn bè và nhà trường. II. THỰC TRẠNG HỌC SINH GIỎI VĂN Ở CÁC LỚP BAN KHTN Những năm gần đây, với việc học sinh được lựa chọn học theo chương trình phân ban, nhiều trường THPT trên toàn tỉnh đều đứng trước một thực trạng chỉ có duy nhất ban KHTN hoặc các lớp cơ bản nhưng theo khối A,B. Trường chúng tôi may mắn hơn vẫn còn tồn tại những lớp Cơ bản C, D và vì vậy lộ trình tuyển chọn và bồi dưỡng không chỉ ở môn Văn mà các môn xã hội nói chung gặp không ít khó khăn. Nhân tài vốn đã ít ỏi “như lá mùa thu”, thêm nữa một số lớn có năng khiếu văn, có tư chất, có say mê nhưng vẫn buộc phải lựa chọn vào học các lớp ban KHTN vì nhiều lí do nên chúng tôi phải cố gắng để thu nhặt những nhân tố rải rác ở các lớp “không hề theo Văn” ấy. Phải khổ công vừa dạy vừa dỗ, vừa làm cho học sinh yêu, tin, say mê và nỗ lực hết mình để có thể không chỉ theo kịp mà còn vượt xa những “con gà chọi” từ học sinh văn ở các lớp chuyên và các lớp Khối C, D để đại diện cho toàn trường “mang chuông đi đánh xứ người” trong kì thi HSG cấp tỉnh. Vậy việc bồi dưỡng học sinh môn Văn không nằm ở trường chuyên, lớp theo khối có môn Văn như vậy, chúng tôi gặp khó khăn gì? 1. Trước hết là việc dạy của người thầy. Do phải bám sát việc thực hiện theo phân phối chương trình, người thầy không có điều kiện đầu tư về chiều sâu trong giờ giảng; thời gian tập trung bồi dưỡng cho HSG cũng không nhiều (thường thì những em được chọn đi thi HSG chỉ được tập trung bồi dưỡng 8 - 10 buổi). Về phía học sinh, ngoài vấn đề năng khiếu - chất lượng đầu vào chưa cao, còn có một đặc thù nữa là các em phải dành hết thời gian và tâm sức cho các môn Tự nhiên (Khối A, B) mà sau này sẽ chon để thi Đại học. Thiết nghĩ, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi nếu được đầu tư một cách thích đáng và tiến hành bài bản, kết quả sẽ khả quan hơn, kéo theo đó là hứng thú học văn sẽ phần nào được cải thiện nên phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn chương. 4 2. Về phía học sinh, do nhiều nguyên nhân (chủ quan và khách quan), học sinh không còn mặn mà với môn văn và số đông đã lựa chọn vào học các môn Tự nhiên để tìm kiếm một cơ hội việc làm tốt hơn cho tương lai. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đời sống con người được nâng cao, chúng ta được tiếp cận với nhiều loại hình giải trí khác nhau và lĩnh hội thông tin bằng nhiều hình thức nhanh chóng qua internet, điện thoại di động làm cho văn hóa nghe nhìn dường như đã lấn át văn hóa đọc khiến học sinh lười đọc sách, lười suy nghĩ, suy nghĩ hời hợt, quan tâm đến những lợi ích vật chất trước mắt hơn những giá trị nhân văn sâu bền, thụ động trong tiếp thu, phụ thuộc vào những bài văn mẫu. Nạn “văn mẫu” đã làm thui chột tư duy, thui chột sự sáng tạo trong tiếp nhận văn học của phần lớn học sinh. 3. Trường tôi đứng chân trên khu vực bãi ngang tám xã ven biển của huyện Hoằng Hóa nên kinh tế còn nghèo nàn, khó khăn, dân trí thấp. Việc đầu tư cho con em học hành còn nhiều hạn chế. Chất lượng đầu vào ở những trường vùng biển còn rất thấp so với mặt bằng chung trong huyện và trong tỉnh. Đa số học sinh chỉ đạt học lực trung bình, trung bình yếu, lượng khá giỏi thì rất ít. Học sinh phần lớn chưa ham học, chưa tự giác. Số ít những học sinh khá giỏi, học đồng đều các môn lại chỉ chăm chú giành thời gian nhiều cho các môn KHTN để ưu tiên cho mục tiêu thi Đại học nên có tâm lí đối phó với môn Văn. Trong "cái khó ló cái khôn", làm sao để học sinh từ lơ là đến say mê, từ bằng lòng đến quyết tâm thể hiện khả năng còn tiềm ẩn của bản thân, từ bị thuyết phục đến tự nguyện để rồi điều kì diệu là những học sinh ấy sau lần gặt hái được thành công tại kì thi học sinh giỏi tỉnh đã quyết định thi Đại học bằng những khối thi có môn Văn? Đó là những câu hỏi đặt ra, là những kết quả đã có trong thực tế mà tôi muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp - không ít người đã làm được như tôi và hơn tôi rất nhiều để chúng ta cùng cảm thấy mình được an ủi vì niềm tin mà học sinh đã mang lại cho môn Văn. III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phát hiện và chọn lọc học sinh giỏi ở các lớp ban KHTN Muốn bồi dưỡng HSG trước hết người giáo viên phải biết phát hiện, chọn lọc và đặc biệt đối với môn văn ở các lớp ban KHTN thì phải còn cần kiên nhẫn thuyết phục các em chọn mình và có quyết tâm theo đuổi niềm say mê bộ môn. Thực tế cho thấy việc đánh giá về học sinh giỏi văn và khả năng nhìn thấy được những tiềm năng để đánh thức ở mỗi một giáo viên là khác nhau vì học sinh giỏi văn ở các lớp ban KHTN thực chất là những viên ngọc thô còn chưa được mài giũa. 5 Một trong những căn cứ quan trọng để phát hiện học sinh giỏi chính là qua những bài kiểm tra của các em. Tôi thường ra những đề thi nghị luận văn học ở mức cơ bản nhất theo yêu cầu chung của ban KHTN và đề thi nghị luận xã hội thì tùy theo khối lớp mà mức độ khó khác nhau nhưng luôn cho phép các em được thể hiện quan điểm, mong muốn, những điều ấp ủ, được trải lòng trong trong cuộc sống. Qua đó tìm ra được những học sinh có khả năng lập luận, vốn kiến thức văn học và có một đời sống nội tâm sâu sắc với những kiến giải thuyết phục trước một vấn đề nào đó. Đó hứa hẹn sẽ là những học sinh có thể đi xa hơn nữa nếu được bồi dưỡng bài bản, dài hơi. Thứ nữa là tôi không chỉ chọn những học sinh tạo ấn tượng ở ngay bài làm đầu tiên hoặc có kiến thức nhưng lại đều đều, không tiến, không lùi qua các bài kiểm tra mà tôi chọn những học sinh có sự trưởng thành rõ rệt theo thứ tự các bài kiểm tra số 1, số 2, số 3 đặc biệt là ở hai năm học lớp 11 và lớp 12 - là năm nội dung học cũng là phạm vi nội dung thi trong chương trình thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Đó là những học sinh yêu văn và có những nỗ lực trong việc thể hiện mình và biết tìm tòi, trân trọng với các đề bài kiểm tra do cô giáo giao. Thực tế trong các trường THPT hiện nay cho thấy phải rất khó khăn để một giáo viên Văn dạy các lớp ban KHTN có thể động viên, bồi dưỡng để các em chịu “gật đầu” mọt cách tự nguyện và coi việc mình được cô giáo lựa chọn là một trọng trách để nghiêm túc “bớt chút” thời gian đầu tư cho công tác ôn luyện cùng đội tuyển của trường. Bản thân giáo viên dạy cũng phải luôn tạo được hứng thú bộ môn và hiểu học sinh để đánh thức niềm say mê, sự miệt mài trong các em, hướng các em thi đua để tạo được những thành tích. Người ta thường nói “khiển tướng không bằng khích tướng”, tôi luôn làm công tác tư tưởng với các em trong mỗi giờ học, khích lệ các em và kêu gọi lớp học đó cùng tôi cổ vũ và tạo điều kiện cho các bạn tham gia trước hết là dạt mục tiêu thi đua với các bạn khối C, D trong toàn trường, sau đó là vì mục tiêu cao hơn ở kì thi cấp tỉnh. Sau khi đã phát hiện và chọn lọc được HSG, công việc tiếp theo là làm sao để tổ chức tốt các hoạt động bồi dưỡng riêng cho các em cùng với HSG ở các khối lớp khác giúp các em mạnh dạn khi ôn luyện chung với với các bạn, bỏ được mặc cảm tự ti mình là dân khối A. Hoạt động đó bao gồm: Cung cấp kiến thức, hướng dẫn tự học và rèn luyện kỹ năng cho các em. 2. Cách thức bồi dưỡng. 2.1. Các giờ dạy chính khóa: Theo phân phối chương trình bộ môn Văn, số tiết dạy chính khoá trong tuần của giáo viên ở các lớp ban KHTN khối 12 là 3 tiết/ tuần (ở các lớp theo chương trình Nâng cao là 4 tiết/ tuần) và không bằng 1/2 số tiết dạy của giáo viên trường chuyên. Thời lượng để 6 dạy một tác phẩm cũng ít hơn rất nhiều. Vì vậy, giáo viên không có điều kiện đi sâu, giảng kỹ tác phẩm; học sinh ít có cơ hội để được ôn luyện bài bản như học sinh ở các lớp Xã hội và ở trường chuyên. Đây là một thực tế hết sức bất lợi cho cả thầy và trò trường không chuyên trong những kì thi HSG tỉnh vì cả học sinh trường chuyên và không chuyên đều cùng thi chung một đề (dĩ nhiên, những học sinh trường chuyên là những học sinh đã được tuyển chọn kỹ lưỡng lúc vào trường lại được học tập, bồi dưỡng có hệ thống sẽ có lợi thế hơn nhiều so với các em ở lớp heo ban KHTN trường không chuyên). Tuy nhiên, dù khó khăn bao nhiêu chúng tôi cũng phải tìm được một cách giải, một lối thoát cho mình. Ở các lớp ban KHTN, vì số tiết giảng dạy trên lớp quá ít, việc Đọc - hiểu sâu kĩ các tác phẩm lại cần nhiều thời gian nên gần như khi lên lớp, giáo viên phải tranh thủ từng giây từng phút để truyền đạt đến các em nội dung cơ bản cô đọng nhất, giúp các em nắm chắc trước hết là những kiến thức cơ bản để về nhà thực hành các bài viết. Vì vậy giờ giảng văn trên lớp có một ý nghĩa cực kì quan trọng để tạo hứng thú và niềm say mê cho các em. Lồng vào trong mỗi giờ Đọc - hiểu, người giáo viên phải hướng dẫn các em cách dẫn dắt vào đề, cách hành văn sao cho vừa nhẹ nhàng, uyển chuyển vừa chắc chắn chững chạc mà không rơi vào sáo rỗng. Chẳng hạn như khi dẫn vào các tác phẩm, giáo viên có thể đưa thêm vào những định ngữ, phụ chú sau tên tác phẩm như : "Đây thôn Vĩ Dạ" - một bài thơ trong trẻo và đầy bí ẩn"; "Việt Bắc" - khúc trữ tình chính trị xuất sắc - một thứ men say có sức ngấm sâu vào nhiều thế hệ độc giả". Dẫn vào tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao, ta có thể dùng câu chữ như: Là nhà văn tuy đến với văn đàn hiện thực phê phán khá muộn nhưng đã sớm tìm cho mình một lối đi riêng. Ông đã biết lách ngòi bút của mình vào chỗ da non nhất của lòng người để từ đó bật lên những tiếng tơ đàn thánh thiện. "Chí Phèo" là một tác phẩm tiêu biểu cho lối viết ấy. Tác phẩm được đánh giá là "Một thứ quả lạ của một phong cách chín ngay từ đầu" Một ví dụ khác: Ta có thể bắt đầu lời dẫn vào "Vội vàng" của Xuân Diệu bằng một câu nói nổi tiếng của Anhxtanh: "Nếu đi ngang với vận tốc thì tháng ngày sẽ trở lên vĩnh cửu", hay bằng chính một câu nói của Xuân Diệu : "Thời gian chỉ là sự cử động. Nếu tôi đứng - nếu máu tôi ngừng thời gian của tôi không còn nữa". Với "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử chúng ta có thể dẫn vào bằng một câu nói rất nổi tiếng của Pôn Valêri : "Cái đẹp làm ta tuyệt vọng" Từ thực tế giảng dạy chúng tôi thấy rằng, khi dẫn vào bài với những câu từ như vậy có thể tạo ấn tượng mạnh cho học sinh, đánh thức những tâm hồn phẳng lặng còn thờ ơ với môn văn, các em sẽ tỏ thái độ trầm trồ xuýt xoa và sau đó là sự hào hứng, hồ hởi bước vào bài mới. 7 Giáo viên cũng nên hướng học sinh giỏi vào việc tư duy trọng tâm các vấn đề trong tác phẩm. Ví dụ khi giảng "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, chúng ta không thể không gieo vào tâm tư suy nghĩ, khơi dậy trong các em những khám phá tìm tòi cắt nghĩa, lí giải về cấu trúc đặc biệt của bài thơ này. Bài thơ có ba khổ thơ, mỗi khổ thơ là một câu hỏi gắn liền với đại từ phiếm chỉ "Ai?", "Vườn ai?", "Thuyền ai?", "Ai biết tình ai?". Và để rồi giúp các em hiểu ra rằng: Cả bài thơ là một niềm dõi theo đến đau đáu, một khát khao đến đớn đau mong được giao cảm, được cứu vớt trong chiều sâu của một cõi lòng cô độc, bơ vơ vv. Trong giờ giảng văn, giáo viên còn cần chú ý đến giọng điệu phải như thế nào để có thể trước hết là lôi cuốn, thu hút sự chú ý của học sinh sau đó là góp phần tạo cho các em tâm lí tiếp nhận văn chương một cách tự giác. 2.2. Các buổi phụ đạo, bồi dưỡng: Ngoài thời gian hạn định trên lớp, tôi bố trí sắp xếp lịch cùng các em ôn luyện ở trường vào một số buổi chiều mà lớp các em không ôn thi Đại học theo khối và ở nhà riêng vào các chủ nhật. Tôi cung cấp các loại sách tham khảo, tài liệu đã chọn lọc trên mạng theo chủ đề của từng bài và có các đề kèm theo sau đó để các em học, đọc đến đâu xong các em thực hành luôn đến đó để khắc sâu kiến thức, nhuần nhuyễn kĩ năng và rèn luyện độ trường sức, chữ viết, kinh nghiệm làm bài cho các em. Phát huy tối đa tinh thần tự học, tự vận động của học sinh là chính trong thời gian bồi dưỡng. Sau mỗi buổi ôn luyện và cung cấp tài liệu, ra đề bài đó, tôi cho các em một thời gian ấn định thu bài về chấm chữa kịp thời để phát hiện những ưu và nhược điểm của mỗi học sinh. Chữa lỗi bài làm chủ điểm để các em nhớ lâu và quyết tâm khắc phục. Cứ thế qua mỗi lần viết bài các em sẽ trưởng thành rõ rệt và "quen tay" nhanh chóng. Cụ thể công việc như sau: 2.2.1. Ngay sau khi thành lập đội tuyển cuối cùng, tôi tiến hành bồi dưỡng riêng theo nhóm các em thuộc các lớp ban KHTN và xây dựng khung chương trình bồi dưỡng theo chuyên đề cho các em Buổi Tên bài dạy Bài thực hành 1 Khái quát VHVN từ đầu XX - 1945 2 Hầu trời và Tản Đà 3 Khái quát về Phong trào Thơ mới 4 Xuân Diệu 8 5 Hàn Mặc Tử với “Đây thôn Vĩ Dạ” 6 Huy Cận với “Tràng Giang” 7 Nguyễn Bính với “Tương tư” 8 Những bài Thơ mới khác 9 Khái quát về Văn xuôi lãng mạn VN 1930 - 1945 10 Thạch Lam với “Hai đứa trẻ” 11 Nguyễn Tuân với “Chữ người tử tù” 12 Khái quát về Văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 13 Vũ Trọng Phụng - “Hạnh phúc của một tang gia” 14 Nam Cao - Chí Phèo 15 Nam Cao - Đời thừa 16 Các tác phẩm của Hồ Chí Minh 17 Khái quát VHVN 1945 đến hết thế kỉ XX 18 Thơ Tố Hữu : Từ ấy, Việt Bắc 19 Thơ Kháng chiến chống Pháp: Tây Tiến, Đất Nước 20 Thơ Kháng chiến chống Mĩ: Tây Tiến, Đất Nước, Sóng 21 Thơ sau 1975: Đàn ghi ta của Lorca 22 Truyện ngắn 1945 - 1954 23 Truyện ngắn 1955 - 1975 9 24 Truyện ngắn sau 1975: Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) 25 Các dạng nghị luận xã hội và cách làm bài 2.2.2. Cách rèn luyện các dạng đề HSG: Thực tế giảng dạy giúp tôi ý thức một cách sâu sắc rằng, việc ra đề là khâu quan trọng đầu tiên của quá trình phát hiện, kiểm tra, đánh giá và lựa chọn HSG. Đề đúng và hay sẽ phân hoá được trình độ học sinh, giúp người thầy nắm trúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi học sinh từ đó có thể đánh giá khách quan, chính xác, công bằng năng lực, sự cố gắng vươn lên của học sinh đồng thời tạo được niềm tin và hứng thú học tập cho học sinh, khi hiểu được năng lực của mình. Ngược lại, đề thiếu chính xác, sáo mòn không những không đánh giá được chính xác về năng lực học sinh mà còn làm giảm thiểu hứng thú học văn, tính độc lập sáng tạo của các em. Và hậu quả là việc rèn kỹ năng sẽ trở nên vô nghĩa. Trong những năm gần đây, cùng với sự thay đổi chương trình, đề thi HSG cũng đã có nhiều đổi mới. Ngoài các tác phẩm quen thuộc đề thi chú trọng nhiều đến các tác phẩm mới đưa vào chương trình như: Đàn ghi ta của Lorca, Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Chiếc thuyền ngoài xa, Một người Hà Nội. Bên cạnh đó, đề thi còn có sự thay đổi dễ nhận thấy là ngoài phần nghị luận văn học còn có phần nghị luận xã hội, đặc biệt là nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí trong đó đề cập đến những vấn đề xã hội quan tâm. Đây là sự đổi mới thật sự phù hợp với xu hướng đưa văn học gần với cuộc sống để đề thi bớt đi tính hàn lâm và nặng kiến thức sách vở. Tôi thường tìm tòi và cho các em làm quen dần với những dạng đề thi HSG của các năm trước đó hoặc đề hay của các trường khác trong và ngoài tỉnh bạn theo mức độ từ dễ đến khó. Nhìn chung, tinh thần nhất quán của đề thi HSG là theo sát chương trình. Từ nhận thức đó, trong quá trình ra đề rèn luyện kỹ năng cho học sinh, tôi thường tập trung vào một số dạng đề cơ bản sau: Dạng đề Nghị luận văn học: *Đề kiểm tra khả năng cảm thụ tác phẩm văn học Dạng đề này phải gắn với những tác phẩm hay, có trong chương trình Sách giáo khoa. Ví dụ: 10 [...]... sang khối thi có môn Văn Kết quả này cho thấy: Số học sinh ở các lớp ban KHTN tham gia chưa nhiều và chưa đạ giải cao nhưng ở một nhà trường vẫn còn lực lượng đông đảo HSG môn Văn được chọn ở các lớp khối C, D thì con số trên là điều đáng để tự hào Và rõ ràng bước tiến qua hằng năm về số lượng học sinh tham gia cũng như tỉ lệ 100% học sinh tham gia thi đều... dự thi là: 2 em - Số học sinh đạt giải: 2 em Cụ thể số học sinh đạt học sinh đạt giải HSG cấp tỉnh môn Ngữ văn ở các lớp ban KHTN là: Năm học Họ và tên học sinh Lớp Giải 2011-2012 Trần Văn Đạo 12a4 Ba 2012-2013 Lê Thị Hải Yến 12a1 Ba 15 Lê Thị Luyến 12a2 KK Trong số 3 em học sinh học các lớp ban KHTN đạt giải trên đã có 2 em nửa cuối Học kì 2 của lớp 12 đã quyết định... mình và học hỏi lẫn nhau góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi ở các lớp theo ban KHTN, một công tác rất vất vả, nặng nề nhưng cũng rất đỗi tự hào của người giáo viên dạy Văn II KIẾN NGHỊ - Tạo điều kiện về thời gian và tài liệu hỗ trợ hơn nữa cho giáo viên dạy Văn ở các lớp ban KHTN... lưu trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các trường khác trong và ngoài tỉnh - Có cơ chế ưu tiên thời gian đặc biệt, động viên khuyến khích đối với các học sinh ban KHTN tham gia bồi dưỡng HSG môn Văn nói riêng và các bộ môn Xã hôi nói chung 16 - Thư viện nhà trường cần cố gắng hơn nữa để có được một số tài liệu tham khảo thiết yếu ưu tiên cho học sinh đang trong... bài thi 2.2.6 Tiến hành chấm và chữa bài Đối với các em HSG Văn ở các lớp ban KHTN Khi chấm, giáo viên phải chỉ ra các lỗi cụ thể về dùng từ, viết câu, tổ chức ý, chữ viết, hành văn phân tích cho học sinh hiểu nguyên nhân và định hướng cách chữa để học sinh có thể tự sửa chữa các lỗi của mình Ưu điểm nổi bật ở các HSG môn Văn ban KHTN là khả năng diễn đạt gãy gọn, trong sáng, tiếp... phương pháp, hình thức lựa chọn, phát hiện để bồi dưỡng học sinh giỏi mà tôi đã nêu ra ở trên C KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I KẾT LUẬN Dạy Văn vừa là khoa học Sư phạm vừa là là một nghệ thuật Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là phải có tâm yêu nghề, say sưa với chuyên môn, miệt mài với học sinh dù là có thể chỉ là công việc “đãi cát tìm vàng” Mục tiêu hướng tới và... một số tài liệu tham khảo thiết yếu ưu tiên cho học sinh đang trong giai đoạn ôn luyện mượn về tự đọc và học Ngoài ra cũng cần bổ sung tranh ảnh minh họa về các tác giả, các địa danh giúp cho việc giảng dạy môn Văn gần gũi, sinh động và hứng thú với học sinh hơn 17 ... Tuy nhiên để có được thành quả tốt đẹp thì không chỉ dựa vào khả năng vốn có của học sinh mà mỗi người giáo viên chúng ta phải luôn tìm tòi, sáng tạo, trăn trở và nỗ lực không ngừng với nhiều cách thức và phương pháp tối ưu nhất theo mình để giảng dạy, bồi dưỡng cho các em Hy vọng rằng những kinh nghiệm nho nhỏ trong bài viết này sẽ nhận được các ý kiến trao đổi quý báu từ các. .. thời sẽ giúp các em tiến bộ h nhanh chóng sau mỗi bài viết IV KIỂM NGHỆM Với việc sử dụng một số biện pháp, hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi ở các lớp ban KHTN đã thực hiện trong thời gian qua, tôi đã đạt được kết quả khả quan sau đây : Năm học 2011– 2012: - Số học sinh tham gia dự thi là: 1 em - Số học sinh đạt giải: 1 em Năm học 2012 – 2013: - Số học sinh tham gia dự... này học sinh được suy nghĩ trong vòng 25-30 phút, sau đó học sinh sẽ trình bày ngắn gọn bằng hình thức nói (yêu cầu phải nói rõ căn cứ để nhận thức đề, đề xuất luận điểm và sắp xếp ý) Cuối cùng giáo viên mới chữa hoàn chỉnh Kỹ năng này nếu được làm một cách thường xuyên và khoa học sẽ hình thành được ở học sinh khả năng chủ động và độc lập tư duy trong học tập, khắc phục dần tình trạng học sinh làm . Tôi chọn đề tài: Một số kinh nghiệm chọn lọc và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn ở các lớp ban Khoa học Tự nhiên để đạt kết quả cao. II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Bồi dưỡng học sinh. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỌN LỌC VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN Ở CÁC LỚP BAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐỂ ĐẠT KẾT QUẢ CAO& quot; 1 A. ĐẶT. và chọn lọc học sinh giỏi ở các lớp ban KHTN Muốn bồi dưỡng HSG trước hết người giáo viên phải biết phát hiện, chọn lọc và đặc biệt đối với môn văn ở các lớp ban

Ngày đăng: 05/07/2015, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan