Đề cương chi tiết môn đường lối Đại học Thăng Long

26 438 0
Đề cương chi tiết môn đường lối Đại học Thăng Long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Đặc trưng của công nghiệp hóa hiện đại hóa trước thời kì đổi mới Câu này em làm lại nhé! Em chỉ cần trình bày 6 đặc trưng giống như trong vở ghi, nếu có điều kiện thì phân tích them thôi. Chú ý đặc trưng CNH thời kỳ đổi mới *Mục tiêu , phương hướng Trên cơ sở phân tích đặc điểm kinh tế ở miền Bắc, trong đó đặc điểm lớn nhất là từ một nền nông nghiệp lạc hậu đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, Đại hội 3 của Đảng đã khẳng định: muốn cải biến tình trạng kinh tế lạc hậu ở nước ta, không có con đường nào khác ngoài con đường công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Tức là khẳng định tính tất yếu của công nghiệp háo hiện đại hóa đối với công cuộc xây dựng xã hội ở nước ta -Mục tiêu cơ bản là xây dựng một nền kinh tế cân đối và hiện đại , bước đầu xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội -Phương hướng cơ bản + Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí +Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp +Ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với ưu tiên phát triển công nghiệp nặng +Ra sức phát triển công nghiệp trung ương , đồng thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương -Đại hội 4 của Đảng (tháng 12-1976) đã đề ra đường lối công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa: Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa , xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội chủ nghĩa, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ đến sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lí trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ , kết hợp xây dựng nông nghiệp công nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công nông nghiệp , vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương và kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất -Đại hội 5 của Đảng xác định trong chặng đường đầu tiên của thời kì quá độ ở nước ta +Lấy công nghiệp làm mặt trận hàng đầu +Ra sức phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng +Việc phát triển công nghiệp nặng trong giai đoạn cần làm có mức độ , vừa sức nhằm phục vụ thiết thực , có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ Đây là sự điều chỉnh đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tế ở Việt Nam Câu 2: Qua trình đổi mới tư duy của Đảng từ đại hội 6 đến đại hôi 11 *Đại hội 6 (VI)( 12-1986)- Đại hội đổi mới với tinh thần “ nhìn thẳng vào sự thật , đánh giá đúng sự thật , nói đúng sự thật -Đảng đã nghiêm khắc chỉ ra những sai lầm trong xác định mục tiêu và hướng đi cề xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật , cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản kí kinh tế -Chuyển trong tâm từ công nghiệp nặng sang thực hiện 3 chương trình lớn: lương thực , hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu -Không bố trí xây dựng công nghiệp nặng vượt quá khả năng ngay cả khi phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp nặng -Mục tiêu trong các năm tiếp theo là: + Ổn định tình hình kinh tế xã hội +Tiếp tục xây dựng tiền đề cần thiết cho đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những năm tiếp theo *Đại hội 7 (VII)(1-1994)-Đại hội có bước đột phá trong nhận thức : - khái niệm công nghiệp hóa xã , hiện đại hóa: Công nghiệp hóa , hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt đông sản xuất kinh doanh dịch vụ quản lí kinh tế , xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chủ yếu sang sử dụng lao động cùng với công nghệ , phương tiện và phương pháp tiến bộ , hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học –công nghệ , tạo ra năng suất lao động xã hội cao -Hội nghị thể hiện bước phát triển mới trên các mặt +Phạm vi công nghiệp hóa , xác định phạm điểm cốt lõi của công nghiệp hóa , mối quan hệ của công nghiệp hóa , hiện đại hóa +Công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế kĩ thuật mà còn là vấn đề về nhận thức công nghiệp hóa hiện đại hóa *Đại hội 8(6-1996)-nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới -Tiếp tục khẳng định đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa ở hội nghị trung ương 7(khóa 7) -Quyết định đưa nước ta sang thời kì mới- thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa -Nêu 6 quan điểm công nghiệp hóa , định hướng cơ bản của công nghiệp hóa , hiện đại hóa : + Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế , đa phương hóa , đa dạng hóa quan hệ ngoại giao +Công nghiệp hóa , hiện đại hóa là sự nghiệp toàn dân , của mọi thành phần kinh tế , trong đó kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo + Lấy phát huy yếu tố con người làm yếu tố phát triển nhanh , bền vững +Khoa học công nghệ là động lực của công nghiệp hóa , hiện đại hóa , kết hợp công nghệ truyền thống với hiện đại , tranh thủ đi nhanh với hiện đại trong những khâu quyết định +Lấy kết quả của công nghiệp hóa hiện đại hóa làm tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng dự án , phát triển , lựa chọn gắn đầu tư , công nghệ +Công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với quốc phòng an ninh *Đại hội 9(4-2001)và đại hội 10(4-2006) tiếp tục bổ sung và đổi mới , nhấn mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa cần (có thể) rút ngắn thời gian so với các nước đi trước . Nhưng tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn so với các nước khác chúng ta cần có những bước phát triển tuần tự lại vừa có bước phát triển nhảy vọt , phát huy những lợi thế của đất nước … -Hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta phát triển nhanh chóng , hiệu quả các sản phẩm các ngành có lợi thế , đáp ứng nhu cầu trong nướ và xuất khẩu -Phải đảm bảo xây dựng kinh tế độc lập , chủ động hội nhập kinh tế thế giới -Đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông thôn , nâng cao năng suất , chất lượng sản phẩm nông nghiệp *Đại hội 11(1-2011) -Thông qua cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội , bổ sung , paths triển năm 2011 -Khẳng định nước ta đã qua thời kì khủng hoảng , xây dựng , phát triển công nghiệp hóa , hiện đại hóa , thực hiện chiến lược kinh tế 2011-2020: đua nước ta cơ bản trở thành mộ nước công nghiệp , công nghiệp hóa , hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân trong đó kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn -Công nghiệp hóa hiện đại hóa phải đảm bảo xây dựng kinh tế độc lập , tự chủ , thực hiện theo mô hình kinh tế mở Câu 3: Khái niệm , mục tiêu công nghiệp hóa , hiện đại hóa, phân tích quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa , hiện đại hóa *Khái niệm công nghiệp hóa , hiện đại hóa -Công nghiệp hóa , hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất , kinh doanh, dịch vụ , quản lí kinh tế , xã hội theo hướng chuyển từ sử dụng lao động thủ công là chủ yếu sang sử dụng phổ biến lao động cùng với công nghệ và phương tiện , phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghệ và tiến bộ khoa học công nghệ , tạo năng suất lao động cao *Mục tiêu -Mục tiêu dài hạn : cải biến nước ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại , có cơ cấu kinh tế hợp lí , quan hệ xã hội phù hợp với tiến bộ , trình độ của lực lượng sản xuất , đời sống tinh thần được nâng cao , quốc phòng an ninh vững chắc , dân giàu nước mạnh , xã hội công bằng dân chỉ , văn minh -Mục tiêu cụ thể :xác định phát triển mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển , để đến năm 2020 , đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại *Phân tích quan điểm của Đảng về công nghệp hóa , hiện đại hóa -Một là , công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và gắn với phát triển kinh tế tri thức KT tri thức là: nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quan trọng quyết định nhất đối với sự phát triển KT, tạo ra của cải , nâng cao chất lượng cuộc sống. Nước ta thực hiện CNH HĐH khi trên thế giới KT tri thức đã phát triển nên ta có điều kiện đi tắt đón đầu. +Tại đại hội 10 , Đảng nhận định “ khoa học công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt và những đột phá mới”. Kinh tế tri thức ngày càng có vai trò nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất . Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại ngày càng tác động sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội . Bên cạnh đó , xu thế hội nhập và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức cho đất nước.Trong bối cảnh đó nước ta thực hiện kinh công nghiệp hóa , hiện đại hóa , khi ,mà trên thế giới tri thức đã phát triển .( ko cần ) Đại hội 10 đã chỉ rõ “đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức , coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa , hiện đại hóa” -Hai là,công nghiệp hóa hiện đại hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế +Khác với công nghiệp hóa thời kì đổi mới được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp , lực lượng làm công nghiệp hóa chỉ có trong nhà nước +Thòi kì đổi mới , công nghiệp hóa , hiện đại hóa được tiến hành theo định hướng xã hội chủ nghĩa , nhiều thành phần .Do vậy công nghiệp hóa hiện đại hóa không phải là việc của nhà nước mà là việc của toàn dân , mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo . +Công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, tất yếu phải mở rộng và hội nhập quan hệ kinh tế quốc tế -Ba là,phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững +Tronh các yếu tố tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì yếu tố con người luôn được coi là yếu tố cơ bản. +Để tăng trưởng kinh tế cần phải có 5 yếu tố chủ yếu là: vốn , khoa học và công nghệ , cơ cấu kinh tế , con người , thể chế chính trị , quản kí nhà nước thì yếu tố con người giữ vai trò quan trong nhất , là yếu tố quyết định . +Công nghiệp hóa , hiện đại hóa là dự nghiệp của toàn dân , của mọi thành phần kinh tế , trong đó lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ , khoa học quản lí và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng -Bốn là, khoa học công nghệ là nền tảng và là động lực của công nghiệp hóa hiện đại hóa +Khoa học và công nghệ giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất , nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển kinh tế nói chung +Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển, lạc hậu và tiềm thức khoa học công nghệ ở trình độ thấp .Muốn đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn nhập công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao tring độ công nghệ -Năm là,phát triển nhanh , hiệu quả, bền vững , tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa , thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên , bảo vệ đa dạng sinh học +Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu , nước mạnh , dân chủ công bằng , văn minh .Để thực hiện mục tiêu đó , trước hết kinh tế phải phát triển mạnh , nhanh , bền vững , có hiệu quả . Chỉ có như vậy mới có khả năng xóa đói giảm nghèo , nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân +Sự phát triển nhanh , mạnh , bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học .Môi trường tự nhiên và sự đa dạng sinh học là môi trường sống và hoạt động kinh tế của con người . Bảo vệ nó chính là bảo vệ con người Câu 4:Nội dung , định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức *Nội dung -Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng dựa nhiều vào tri thức ,kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại -Coi trọng cả về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước , ở từng vùng , từng địa phương , từng dự án kinh tế - xã hội -Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại , hợp lí theo ngành, lĩnh vực , lãnh thổ -Giảm chi phí trung gian , nâng cao năng suất lao động tất cả các ngành , lĩnh vực nhất là các ngành , lĩnh vực có sức cạnh trạnh cao *Định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức -Đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa gắn nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn , nông dân +Một là , công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông nghiệp , nông thôn: vấn đề nông nghiệp , nông thôn là một vấn đề lớn của quá trình công nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa trên thế giới . Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm từ khi bắt đầu công nghiệp hóa . Vì vậy , quan tâm đến nông nghiệp , nông thôn, nông dân là một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa +Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá tri gia tăng ngày càng cao , gắn với công nghiệp chế biến và thị trường , đấy mạnh tiến bộ khoa –kĩ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất , nâng cao năng suất lao động , chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa phù hợp với điều kiện từng vùng , từng địa phương . +Tăng tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ , giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp +Hai là , về quy hoạch phát triển nông thôn , khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nông thôn , thực hiện xây dựng nông thôn mới , xây dựng các làng ấp , bản có cuộc sống no đủ , văn minh , môi trường lành mạnh . +Ba là, về giải quyết lao động , việc làm ở nông thôn .Chú trọng dạy nghề , giải quyết việc làm cho nông dân , trước hết ở các vùng có sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp , dịch vụ , giao thông , các khu đô thị mới. +Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ +Một là , đối với công nghiệp và xây dựng . Phát triền nhanh mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác , công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh , tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều lao động …Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các đự án quan trọng về khai thác dầu khí , lọc dầu, hóa dầu , luyện kim , xây dựng , cơ khí …Đảng nhấn mạnh “ Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại , tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn là một trong các đột phá chiến lược.(bỏ) +Hai là , đối với ngành dịch vụ. Tạo bước phát triển vượt bậc cho các ngành dịch vụ nhất là những ngành có chất lượng cao , tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh , đưa tốc độ phát triển của ngành dịch vụ cao hơn tốc độ phát triển GDP. Tận dụng cơ hội để tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp không khói .Nhà nước kiểm soát chặt chẽ độc quyền và tạo hành lang pháp lí , môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia và cạnh tranh bình đẳng trên thị trường dịch vụ (bỏ) [...]... hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu -Chế độ bao cấp trong chi n tranh -Đất nước ta vưa thoát khỏi cuộc chi n tranh -Đường lối đại hôi 4,5 *Đặc điểm của chế độ quan liêu bao cấp * Đặc trưng của cơ chế kế hoạch hóa tập trung : -Nhà nước quản lí nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp luật chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới.Các doanh nghiệp hoạt động trên cơ... triển khoa học công nghệ phù hợp với xu thế phát triển nhảy vọt của cách mạng khoa học và công nghệ Lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số ngành then chốt Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ , tạo bước đột phá về năng suất , chất lượng và hiệu quả trong từng ngành từng lĩnh vực của nền kinh tế +Ba là , kết hợp chặt chẽ hoạt đông koa học và công... trường từ đại hội 9 đến đại hội 11 -Đại hội 9(4-2001)- chính thức xác định kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa , nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản kí của nhà nước Đay là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa +Định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở ba mặt: sở hữu , tổ chức quản lí và phân phối -Đại hội 10... trưởng theo chi u rộng sang phát triển hợp lí theo chi u rộng và chi u sâu , cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiệu quả +Quan hệ sản xuất : phục vụ cho đổi mới mô hình tưng trưởng, nâng cao hiệu quả , chất lượng , tính bền của nền kinh tế +Phát triển kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu , nhiều thành phần kinh tế và nhiều hình thức tổ chức kinh doanh , phân phối +Đại hội 11 đã... tư liệu sản xuất đều có chủ, mọi đối tượng kinh tế đều có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất , kinh doanh +Cương lĩnh vừa bổ sung , vừa nhấn mạnh tới các yếu tố của thị trường được tạo lập đồng bộ , từng bước được xây dựng , phát triển, vừa tuân theo quy luật kinh tế thị trường , vừa đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước quản lí nền kinh tế đinh hướng điều tiết , thúc đẩy sự... giải quyết tốt vấn đề xã hội vì mục tiêu con người +Trong phân phối : thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động hiệu quả kinh tế theo phúc lợi xã hội , phân phối theo mức đóng góp vốn và nguồn lực khác +Quản lí : phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân , đảm bảo vai trò quản lí điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng -Đại hội 11 +Phương... thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu, không có sức cạnh tranh giữa các ngành, các doanh nghiệp với nhau Câu 6:Quá trình đổi mới tư duy của Đảng từ đại hội 6 đến đại hội 11 Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường có đồng nhất không, vì sao *Tư duy của Đảng từ đại hội 6 (VI) đến đaị hội (IX) -Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà nó thành tựu phát triển chung cảu nhân loại... tạo để thực hiện , phát huy vai trò quốc sách hàng đầu , tạo động lực đấy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức +Bốn là , đổi mới cơ bản cơ chế quản lí khoa học và công nghệ , đặc biệt là cơ cấu tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động khoa học và công nghệ -Bảo vệ , sử dựng có hiệu quả tài nguyên quốc gia , cải thiện môi trường tư nhiên +Một... của Đảng công sản nhằm thực hiện quyền lực của nhân dân để xây dựng xã hội chủ nghĩa * Khái niệm này được đưa ra và chính thức hoàn thiện ở đại hôi 11 của Đảng (Hội nghị Tw6 khóa VI) Câu 10: Nhận thức mới của Đảng về hệ thống chính trị và quá trình hình thành đường lối mới hệ thống chính trị xã hội *Nhận thức về mối quan hệ giưa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị -Xuất phát từ cơ sở hạ tầng... thực hiện đường lối của Đảng +Tổ chức đoàn thể và mặt trận tổ quốc Việt Nam:Phản biện và giám sát xã hội , phát huy quyền làm chủ của nhân dân +Nhân dân : người làm chủ xã hội thông qua nhà nước và cơ quan đoàn thể , thông qua cơ chế : dân biết , dân bàn , dân làm, dân kiểm tra -Xây dựng nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị +Lần đầu tiên thuật ngữ xây dựng nhà nước pháp quyền được đề cập trong . công nghiệp hóa , hiện đại hóa +Công nghiệp hóa hiện đại hóa không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế kĩ thuật mà còn là vấn đề về nhận thức công nghiệp hóa hiện đại hóa *Đại hội 8(6-1996)-nhìn. chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu -Chế độ bao cấp trong chi n tranh -Đất nước ta vưa thoát khỏi cuộc chi n tranh -Đường lối đại hôi 4,5 *Đặc điểm của chế độ quan liêu bao cấp * Đặc trưng. đề cần thiết cho đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những năm tiếp theo *Đại hội 7 (VII)(1-1994) -Đại hội có bước đột phá trong nhận thức : - khái niệm công nghiệp hóa xã , hiện đại

Ngày đăng: 05/07/2015, 06:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan