GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH CỦA CHÙA DÂU

15 1.4K 14
GIÁ TRỊ VĂN HÓA VÀ DU LỊCH CỦA CHÙA DÂU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu MỤC LỤC MỤC LỤC 1 Lời mở đầu 2 I.Giới thiệu chung về chùa Dâu 3 1.Vị trí địa lý 3 Đô thị cổ Luy Lâu: 4 2.Lịch sử hình thành 5 3.Kiến trúc của chùa Dâu 7 II.Giá trị văn hóa du lịch của chùa Dâu 10 1.Giá trị lịch sử 10 2.Giá trị tâm linh 10 3.Giá trị lễ hội 13 III.Kết luận 15 DANH SÁCH NHÓM 7 1. Mai Văn Hoàng 2. Trần Thị Kiều Ny 3. Huỳnh Thị Ngọc Thu 4. Lê Thị Hoàng Mỹ 5. Trần Trung Hiếu 6. Lê Thị Mỹ Linh 7. Đặng Thị Bích Vân 8. Lê Nguyễn Diễm Thư 9. Khamsouk Nouladsavong Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 1 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu Lời mở đầu Nhiều năm qua ở nước ta, có một bài học, một kinh nghiệm hết sức thuyết phục là văn hóa trong du lịch ở nước ta vừa như mục tiêu mang tính định hướng, vừa như là một quan điểm khẳng định rằng: văn hóa là nội dung, là bản chất đích thực của du lịch Việt Nam, tạo nên tính độc đáo, đặc sắc, hấp dẫn nhất của các sản phẩm du lịch Việt Nam, góp phần tạo nên hình ảnh quốc gia trong mắt bạn bè quốc tế. Du lịch là một hoạt động thực tiễn xã hội của con người, nó được hình thành nhờ sự kết hợp hữu cơ giữa 3 yếu tố người du lịch, tài nguyên du lịch và môi giới du lịch. Người du lịch là chủ thể du lịch, tài nguyên du lịch là khách thể, ngành du lịch là môi giới cung cấp sự phục vụ cho người du lịch. Xét theo phạm trù văn hóa xã hội, du lịch là một hoạt động cao cấp của con người. Bởi văn hóa là mục đích mà du lịch hướng tới. Văn hóa du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hóa và du lịch mà là sự kết hợp giữa du lịch và văn hóa. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về mối quan hệ mật thiết giữa văn hóa và du lịch, thiết nghĩ Chùa Dâu là một địa điểm lý tưởng để chúng ta tìm hiểu. Bởi đây là ngôi chùa cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Như đã biết thì tín ngưỡng phật giáo đã du nhập vào nước ta từ rất sớm, theo ghi chép của sách cổ thì vào khoảng thế kỷ thứ 2, và bằng chứng còn sót lại theo dòng lịch sử để lại là quần thể di tích chùa Dâu. Sự ra đời của chùa Dâu gắn liền với sự du nhập tín ngưỡng Phật giáo vào nước ta vì vậy giá trị văn hóa lịch sử và giá trị tín ngưỡng của chùa Dâu là rất lớn đối với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 2 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu I. Giới thiệu chung về chùa Dâu 1. Vị trí địa lý Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng, Pháp Vân, hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam, lịch sử hình thành và phát triển của chùa Dâu gắn liền với sự phát triển và biến động của đô thị cổ Luy Lâu xưa trên vùng Thuận Thành, Bắc Ninh. Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Duyên Ứng tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Chùa Dâu nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có 5 ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân ("mây pháp"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ ("mưa pháp"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi ("sấm pháp"), chùa Dàn thờ Pháp Điện ("chớp pháp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần. Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu. Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 3 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu • Đô thị cổ Luy Lâu: Sự thành lập và phát triển của chùa Dâu luôn song hành với sự ra đời và phát triển của đô thị cổ Luy Lâu. Đô thị Luy Lâu nằm giữa khu vực giao nhau giữa Sông Dâu và Sông Đuống, giữa trung tâm đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Theo các nguồn sử liệu, các nước phương Tây và phương Nam muốn buôn bán, giao thiệp với Trung Quốc đều phải theo con đường Giao Chỉ. Từ Tr.C.N và nhất là từ thế kỷ II-III S.C.N trở đi, ngày càng có nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở Giao Châu và thuyền buôn của họ thường xuyên có mặt ở Luy Lâu. Những chứng tích vật chất và các nguồn tài liệu ở Luy Lâu đã khẳng định Luy Lâu thực sự là trung tâm thương mại lớn - một đô thị cảng mang tính quốc tế của nước ta thời Bắc thuộc. Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Đây là nơi đầu tiên Sỹ Nhiếp mở trường lớp dạy chữ và văn hoá Hán. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp , bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân vật bán hanh và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước đã cho thấy Luy Lâu là trung tâm Phật giáo lớn và sớm nhất Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá dân tộc Việt. Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 4 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu Vào đầu công nguyên, các tăng sĩ Ấn Độ, tiêu biểu là Khâu Đà La, đã tới Dâu – tức Luy Lâu tiến hành truyền bá đạo Phật, lập nên trung tâm Phật giáo Luy Lâu – trung tâm Phật giáo lớn nhất và cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa tháp được xây cất nguy nga bên cạnh thành quách, đền đài, cung điện, lầu gác, phố chợ sầm uất của đô thị Luy Lâu, trong đó chùa Dâu là trung tâm trong hệ thống các chùa thờ Phật và thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), một nét độc đáo trong sự kết hợp giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng dân gian của người Việt. Luy Lâu, một trong những trung tâm lớn nhất của đạo Phật tại phương Đông đầu Công nguyên cùng với hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành (nay thuộc Trung Quốc). Như vậy, đạo Phật được truyền trực tiếp vào Việt Nam, thời đó gồm Giao Chỉ ở phía bắc và Chăm pa ở phía nam, từ Ấn Độ theo đường biển chứ không phải từ Trung Hoa như một số quan niệm trước đây. 2. Lịch sử hình thành Chùa được xây dựng vào buổi đầu công nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Cuối thế kỷ 6, nhà sư Ti - ni – đa – lưu – chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên 1 phái Thiền ở Việt Nam Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28/04/1962. Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn Xá cách chùa Dâu 1 km. Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chin nhịp. Hiện nay, ở Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 5 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu tòa thượng điện, chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời nhà Trần và thời nhà Lê. Theo ghi chép trong sách sử, bia đá, là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Chùa Dâu còn có tên là chùa Diên Ứng, thờ nữ thần Pháp Vân nên còn gọi là chùa Pháp Vân, và nằm trong vùng đất Cổ Châu nên cũng gọi là chùa Cổ Châu. Chùa gắn liền với truyện cổ tích Tứ pháp của người Việt xưa. Truyện rằng, thuở xưa nàng Man Nương ở vùng Dâu, vì thiền sư Khâu Đà La bước qua người mà mang thai, sinh ra đứa con đem trả nhà sư. Thiền sư bỏ đứa trẻ vào gốc cây dung thụ, lại đưa cho Man Nương cây thiền trượng có thể làm phép lấy nước cứu dân bị hạn hán. Ngày cây dung thụ bật gốc trôi về sông Dâu, thái thú Sĩ Nhiếp muốn vớt lên nhưng không sao làm được, chỉ có nàng Man Nương dùng dải yếm buộc vào nhẹ nhàng đem lên bờ. Từ thân cây thần kì ấy, người dân tạc bốn pho tượng Nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, tức là bốn chị em thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp của tín ngưỡng nông nghiệp, và đặt thờ ở bốn ngôi chùa Dâu, Đậu, Tướng, Dàn. Giữa cây dung thụ còn một khối đá, gọi là Thạch Quang Phật, được thờ chung ở chùa Dâu. Bà mẹ Man Nương khi mất được thờ trong chùa Tổ cách đó không xa. Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 6 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu Từ câu truyện cổ đó, đã tạo nên một hệ thống chùa Tứ Pháp rất đặc biệt của riêng người Việt: chùa thờ Nữ thần nông nghiệp, thờ người Mẹ Việt, lấy tượng Nữ thần làm trung tâm chứ không phải là tượng Phật. Phật và Nữ thần hòa quyện, bà mẹ của các Nữ thần cũng được tôn là Phật Mẫu Man Nương. 3. Kiến trúc của chùa Dâu Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương. Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu ( Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ) Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 7 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu và các hậu cần. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính. Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở 2 bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là 1 hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là 1 khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp. Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị Pháp phá hủy, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18. Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tượng được đặt trên 1 bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14. Kiến trúc chùa Dâu còn đến ngày nay được dựng dưới thời Trần năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo. Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa Dâu thành chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp. Bao quanh tòa điện chính hình chữ công là những dãy nhà ngang, nhà dọc vây kín theo kiểu nội công ngoại quốc. Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 8 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng lọa gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi 6 tầng trên của tháp, nay chỉ còn 3 tầng dưới, cao khoảng 17m nhưng vẫn uy nghi, vững chải thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp có treo 1 quả chuông đồng đúc năm 1793 và 1 chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6m ở 4 góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng 1 con cừu đá dài 1,33m, cao 0,8m. Điều này làm ngạc nhiên nhiều du khách, bởi xưa kia nước Việt không có con cừu .Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán Tượng con cừu đá và chuông khánh trong tháp Hòa Phong Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 9 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu II. Giá trị văn hóa du lịch của chùa Dâu 1. Giá trị lịch sử Với niên đại hình thành và tồn tại của minh, chùa Dâu được xác định là ngôi chùa cổ nhất tại Việt Nam. Những di tích khảo cổ, cổ vật còn lại của chùa Dâu giúp các nhà nghiên cứu thấy được phần nào tín ngưỡng sơ khai bản địa của người Việt cổ, là bằng chứng khoa học quan trọng chứng minh sự tồn tại của tín ngưỡng cổ đại trong cộng đồng người Việt cổ. Chùa Dâu là một nhân chứng lịch sử quan trọng chứng minh sự tồn tại và phát triển lâu dài của Phật Giáo tại Việt Nam. Có thể nói chùa Dâu là ngôi chùa thủy tổ, cội nguồn đầu tiên của Phật giáo tại Việt Nam. 2. Giá trị tâm linh Chùa Dâu là một trong những nơi tiếp nhận đầu tiên của Phật giáo, chính vì vậy đây cũng là nơi đầu tiên diễn ra sự chuyển biến tín ngưỡng tôn giáo giữa Phật giáo với các tín ngưỡng bản địa: - Đặc điểm thứ nhất, chùa Dâu là thờ các hiện tượng tự nhiên: Nói đến chùa ai không nghĩ đến thờ Phật, ở chùa Dâu người ta cũng thờ Phật, nhưng Phật ở đây không phải là một Đức Thích ca như thường lệ, ít ai Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 10 [...]... Trang 14 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu III Kết luận Ngược dòng lịch sử, bóc trần từng lớp bụi thời gian ta mới thấy hết được ý nghĩa và vẻ đẹp truyền thống của khu di tích văn hóa chùa Dâu Tin tưởng rằng cả ngày hôm nay và mai sau viên ngọc quý đó sẽ mãi được trường tồn và bảo vệ Để chùa Dâu xứng đáng với tên gọi là một trung tâm phật giáo đầu tiên của nước ta Niềm tự hào ấy không chỉ của những... là lý do sự chuyển biển giữa Phật giáo với các tôn giáo bản địa không chỉ diễn ra ở vùng Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay) mà còn diễn ra phổ biến khắp toàn cõi Việt Nam Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 12 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu 3 Giá trị lễ hội Lễ hội chùa Dâu từ lâu đã đi vào tâm trí của của người dân nơi đây, nó như một món ăn tinh thần mà hàng năm vào ngày 8-4 mọi người từ khắp mọi.. .Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu đến chùa Dâu mà có thể bắt gặp được một hình tượng của Phật Thích ca, thậm chí nếu có thì cũng chỉ được thờ ở ban phụ Ở đây người ta đã hình tượng hóa những hiện tượng của tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp thành những con người cụ thể và tạc tượng để thờ Các hiện tượng tự nhiên này đã được nhân dân thần điệu hóa cùng với sự cộng hưởng của Phật giáo khi được du. .. trưng của người nông dân vùng đồng bằng Bắc bộ xưa Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 13 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu Lễ hội Tứ Pháp là sự mô phỏng lại quá trình sinh ra mưa của trời đất Nhưng tại chùa Dâu, cụ thể là tại thôn Khương Tự, hội chùa Dâu được giải thích rõ là: “ngày hội con đưa mẹ nuôi về thăm mẹ đẻ” Hội chùa Dâu ngoài việc rước tượng Tứ Pháp để cầu mưa giống như một số nơi Ngày hội ở chùa. .. tự ở chùa Dâu thiên về nữ tính Có lẽ ít có một dân tộc nào có đối tượng tín ngưỡng là phụ nữ nhiều như ở Việt Nam Đi suốt từ Bắc chí Nam, gần như ở địa phương nào cũng có một đền thờ Bà hoặc Cô Đầu tiên phải kể đến hệ thống Tứ Pháp ở miền Bắc thờ Bà Pháp Vân (bà Dâu) , Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 11 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu Sau... chùa Dâu còn có điểm khác với một số nơi, đó là trở thành ngày hội kết chạ giữa các làng quê (là việc giao lưu giữa các làng này với làng khác) Như vậy, hội chùa Dâu vừa thể hiện yếu tố Phật giáo là hội chùa, nhưng đồng thời nó cũng chất chứa nhiều yếu tố văn hoá dân gian như kéo co, hát, múa… Hội chùa Dâu còn mang tình chất cộng đồng sâu sắc, mỗi dịp lễ hội là mỗi dịp mọi người cùng nhau lên chùa, ... trẩy hội chùa Dù ai ăn đâu làm đâu Tháng tư ngày tám hội Dâu thì về Dù ai xuôi ngược trăm bề Tháng tư ngày tám nhớ về hội Dâu Từ lâu lễ hội chùa Dâu đã nức tiếng gần xa với lễ rước độc đáo, hoành tráng thu hút hàng vạn du khách thập phương đến dự hội Vào ngày chính hội (mùng 8 tháng 4 âm lịch) , nhân dân các làng trong vùng sẽ tổ chức rước tượng Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) từ chùa làng... Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện) từ chùa làng về tụ hội tại chùa Dâu Sau khi làm lễ bái ở chùa Tổ thờ Phật Mẫu Man Nương, đám rước đi “tuần nhiễu” ba vòng khép kín từ Đông sang Tây mô tả chu kỳ quả đất xoay tròn, tạo ra bốn mùa Nhiều người gọi nghi lễ này là trò “Mẹ đuổi con” Điểm độc đáo nhất của lễ hội chùa Dâu là tục cướp nước Hai kiệu Pháp Lôi (bà Sấm) và Pháp Vũ (bà Mưa) sẽ đua nhau chạy ra tam quan Kiệu... khuynh hướng đề cao nữ tính ấy hoàn toàn phù hợp với nền văn minh nông nghiệp sau khi đã kết hợp nhuần nhuyễn thuyết âm dương Các bà đã có một vị trí linh thiêng trong lòng người dân, tất cả đều xem các bà như mẹ, và nhân dân đã nâng lên gọi là đạo Mẫu Từ nền tảng này, bất kỳ một tín ngưỡn ngoại nhập nào vào đến Việt Nam đều được bản địa hóa và thành tín ngưỡng Việt Nam Bồ tát Quán Thế Âm trở thành... những con người cụ thể và tạc tượng để thờ Các hiện tượng tự nhiên này đã được nhân dân thần điệu hóa cùng với sự cộng hưởng của Phật giáo khi được du nhập vào Việt Nam thì các hiện tượng tự nhiên này bỗng chốc trở lên có hình khối, có tính cách và được nhân dân tôn thờ như một con người cụ thể Có hiện tượng thờ các hiện tượng tự nhiên như vậy là do mây, mưa, sấm, chớp là những yếu tố không thể thiếu . của con người. Bởi văn hóa là mục đích mà du lịch hướng tới. Văn hóa du lịch không phải là phép cộng đơn giản giữa văn hóa và du lịch mà là sự kết hợp giữa du lịch và văn hóa. Chính vì vậy,. 9 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu II. Giá trị văn hóa du lịch của chùa Dâu 1. Giá trị lịch sử Với niên đại hình thành và tồn tại của minh, chùa Dâu được xác định là ngôi chùa cổ nhất. đối với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Nhóm 7 – K44 TC & QLSK Trang 2 Giá trị văn hóa và du lịch của chùa Dâu I. Giới thiệu chung về chùa Dâu 1. Vị trí địa lý Chùa Dâu, còn có tên là

Ngày đăng: 05/07/2015, 00:48

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • Lời mở đầu

    • I. Giới thiệu chung về chùa Dâu

      • 1. Vị trí địa lý

      • Đô thị cổ Luy Lâu:

      • 2. Lịch sử hình thành

      • 3. Kiến trúc của chùa Dâu

      • II. Giá trị văn hóa du lịch của chùa Dâu

        • 1. Giá trị lịch sử

        • 2. Giá trị tâm linh

        • 3. Giá trị lễ hội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan