Bộ đề thi môn lịch sử vào đại học cao đẳng (có đáp án)

44 533 1
Bộ đề thi môn lịch sử vào đại học cao đẳng (có đáp án)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Đề số 1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm ) Câu I (2,5 điểm) Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Câu II (2,5 điểm) Nêu những thắng lợi lớn của ba nước Đông Dương trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao từ năm 1969 đến năm 1973. Câu III (2,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a (3,0 điểm) - Theo chương trình cơ bản Tóm tắt sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1967 đến năm 2000. Câu IV.b (3,0 điểm ) - Theo chương trình nâng cao Nêu những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây và sự chấm dứt Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô trong những năm 70 và 80 của thế kỉ XX. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I 2,5 điểm Trình bày sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. a. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: -Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn(2- 1925). 0,50 - Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đấu tranh. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ, trụ sở tại Quảng Châu. 0,50 b.Hoạt động của Hội: - Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6-1925. Đầu năm1927, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu. Sau khi học xong, một số ít hội viên được cử đi học ở 0,50 2 Liên Xô. Một số khác vào trường quân sự Hoàng Phố, còn phần lớn về nước để tuyên truyền lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân. -Năm 1928 thực hiện “Vô sản hóa”, đưa Hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, sôi nổi nhất là ở Bắc kì. Tháng 3-1929, chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lạp tại nhà số 5Đ, phố Hàm Long, Hà Nội. 0,50 - Tháng 5-1929, họp Đại hội lần thứ nhất. Đoàn đại biểu Bắc kì yêu cầu thành lập ngay một Đảng Cộng sản, những không được Đại hội chấp thuận. Họ rút khỏi Đại hội về nước. Tháng 6-1929, đại biểu các tổ chức cộng sản ở Bắc kỳ họp Đại hội tại số nhà 312, phố Khâm Thiên để quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 8-1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam cách mạng thanh niên ở Nam kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng. 0,50 Câu II 2,5 điểm Nêu những thắng lợi lớn của ba nước Đông Dương trên các mặt trận chính trị, ngoại giao và quân sự từ năm 1969 đến năm 1973. a. Về chính trị, ngoại giao: - Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập. Vừa mới ra đời, Chính phủ này được 23 nước công nhận, 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. 0,50 - Trong 2 ngày 24 và 25-4-1970, Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương khẳng định quyết tâm đoàn kết chống Mĩ. Bản Tuyên bố chung của Hội nghị là một cương lĩnh đấu tranh, một hiến chương về tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia trong sự nghiệp chống kẻ thù chung. 0,50 - Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết. Hoa Kì phải cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh khỏi miền Nam. 0,50 b. Về quân sự: - Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. 0,25 - Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn-719” của 4,5 vạn quân Mĩ,và quân đội Sài Gòn. 0,25 - Xuân Hè 1972, quân và dân Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam, nhằm ba hướng chủ yếu là Trị Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. 0,25 - Tháng 12-1972, quân dân miền Bắc Việt Nam đập tan cuộc tạp kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng, làm nên 0,25 3 trận “Điện Biên Phủ trên không”. Câu III (3,0 đ) Trình bày hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939. a. Hoàn cảnh lịch sử - Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù trước của cách mạng thế giới là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân. Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số cải cách tiến bộ… 0,50 - Ở Đông Dương, phong trào cách mạng được phục hồi sau một thời gian đấu tranh cực kỳ gian khổ… Một số tù chính trị được trả tự do đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. 0,50 b. Chủ trương của Đảng - Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (7-1936) xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh 0,50 - Mục tiêu trước mắt là đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình … 0,50 - Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. 0,50 - Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đề Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tâph hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ chống phát xít. 0,50 Câu III (3,0 đ) Trình bày hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939. a. Hoàn cảnh lịch sử - Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù trước của cách mạng thế giới là chủ nghĩa phát xít; chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân. Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành một số cải cách tiến bộ… 0,50 - Ở Đông Dương, phong trào cách mạng được phục hồi sau một thời gian đấu tranh cực kỳ gian khổ… Một số tù chính trị được trả tự do đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. 0,50 b. Chủ trương của Đảng - Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (7-1936) xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh 0,50 - Mục tiêu trước mắt là đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ, cơm áo, hoà bình … 0,50 - Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp 0,50 4 pháp và bất hợp pháp. - Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đề Đông Dương (sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương) nhằm tâph hợp rộng rãi mọi lực lượng dân chủ chống phát xít. 0,50 II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Câu IV.a 3,0 điểm Tóm tắt sự ra đời và quá trình phát triển của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1967 đến năm 2000. a. Sự ra đời: - Hoàn cảnh: Nửa sau thập niên 60 của thế kỉ XX, nhu cầu hợp tác cùng nhau phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài được đặt ra bức thiết. Ở Đông Dương, sự thất bại của Mĩ ngày càng thấy rõ. Trên thế giới có sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức khu vực, đặc biệt thành tựu của khối Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). 0,75 - Sự thành lập: Ngày 8-8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: In-đô- nê-xi-a, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Phi-lip-pin, đứng ra thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN). 0,50 b. Quá trình phát triển: - Từ năm 1967 đến năm 1975: ASAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu vực còn mang tính khởi đầu, chưa có vị trí trên trường quốc tế. 0,25 - Từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90: Có những bước tiến mới. Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) được kí kết (2-1976), xác lập những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. Bước đầu cải thiện mối quan hệ với các nước Đông Dương (do cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80, trở nên căng thẳng do vấn đề Campuchia). Kinh tế ASEAN tăng trưởng mạnh. Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. 0,75 - Từ đầu những năm 90 đến năm 2000: Mở rộng tổ chức, kết nạp thành viên mới: Việt Nam (7-1995), Lào, Mianma (7-1997), Campuchia (4-1999). Phát triển tổ chức lên 10 thành viên (1999). ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển. 0,75 Câu IV.b (3,0 điểm) Nêu những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây và sự chấm dứt Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô trong những năm 70 và 80 của thế kỉ XX. - Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hoà hoãn Đông - Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ thương lượng Xô - Mĩ 0,50 - Tháng 11 - 1972, hai nước Đức kí Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức. 0,50 - Năm 1972, hai siêu cường Xô - Mĩ đã kí nhiều thoả thuận về việc hạn 0,50 5 chế vũ khí chiến lược. - Năm 1975, Mĩ và Canađa cùng với 33 nước châu Âu kí Định ước Henxinki, tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hoà bình, an ninh ở châu Âu. 0,50 - Từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô - Mĩ đã kí nhiều văn kiện hợp tác, trọng tâm là thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu, hạn chế cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước. 0,50 - Tháng 12 - 1989, trong cuộc gặp gỡ giữa hai nhà lãnh đạo Xô - Mĩ (Goócbachốp và Busơ) chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh 0,50 Hết 1 Đề số 2 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm ) Câu I (3,0 điểm) Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hiệp quốc. Câu II (2,0 điểm) Phân tích điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam. Câu III (2,0 điểm) Trình bày âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tiến công lên Việt Bắc. Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947. II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a (3,0 điểm) - Theo chương trình cơ bản Nêu âm mưu và thủ đọan của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) ở miền Nam Việt Nam. Câu IV.b (3,0 điểm ) - Theo chương trình nâng cao Nêu những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965). Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm ) Câu I (3,0 đ) Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hiệp quốc. - Sự thành lập: Từ ngày 25-4 đến ngày 26-6-1945, một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Xan Phranxixcô (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương thành lập Liên hiệp quốc. Ngày 24-10- 1945 bản Hiến chương có hiệu lực. 0,50 - Mục đích: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 0,50 - Nguyên tắc hoạt động: + Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. 0,50 + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 0,50 + Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào. 0,25 + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. 0,25 + Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 0,50 2 Câu II 2,0 điểm Phân tích điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở Việt Nam. a. Điều kiện chủ quan: - Đảng có sự chuẩn bị đầy đủ về đường lối và phương pháp cách mạng, thể hiện tập trung ở Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5- 1941), giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương, thành lập ở mỗi nước một mặt trận riêng, đồng thời đề ra chủ trương khởi nghĩa vũ trang. 0,50 - Lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang được chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, được rèn luyện qua nhiều cao trào cách mạng, nhất là cuộc tập dượt vĩ đại trong cao trào kháng Nhạt cứu nước (từ ngày 9-3-1945). Tầng lớp trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng. Đấn tháng 8-1945, toàn Đảng, toàn dân đã sẵn sàng, chủ động tiến lên chớp thời cơ tổng khởi nghĩa. 0,50 b. Điều kiện khách quan: - Ngày 15-8-1945, Nhật kí giấy đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Ở Đông Dương, phát xít Nhật và tay sai hoang mang, dao động. Quân đội Nhật mất hết tinh thần. Thời cơ cách mạng xuất hiện. Nhưng một nguy cơ mới đang đến gần do quân đôi các nước đế quốc với danh nghĩa Đồng minh chuẩn bị vào Đông Dương làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật. Với bản chất đế quốc, họ có thể dựng ra một chính quyền tay sai trái với ý chí và nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. Các thế lực phản động trong nước cũng đang tìm cách thay thày đổi chủ. Vì thế vấn đề giành chính quyền được đặt ra như một cuộc chay đua nước rút với quân Đồng minh mà nhân dân Việt Nam không thể châm trễ. 0,50 c. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa: - Ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa. Từ ngày14 đến ngày 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào, thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định chính sách đối ngoại, đối nội sau khi giành được chính quyền. Từ ngày 16 đến ngày 17-8- 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào; tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. 0,50 Câu III (3,0 đ) Trình bày âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tiến công lên Việt Bắc. Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông 1947. a. Âm mưu của thực dân Pháp 3 - Tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực, triệt đường liên lạc quốc tế của ta… 0,50 - Giành thắng lợi về quân sự, tiến tới thành lập chính phủ bù nhìn, kết thúc chiến tranh. 0,50 b. Kết quả và ý nghĩa - Bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, giữ vững căn cứ địa, bộ đội chủ lực trưởng thành. 0,50 - Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 quân địch, bắn rơi 18 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến. 0,50 - Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của giặc Pháp. 0,50 - Chuyển cuộc kháng chiến của ta sang giai đoạn mới. 0,50 II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Câu IV.a 3,0 điểm Nêu âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) ở miền Nam Việt Nam. a. Âm mưu - Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Đây là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn kết hợp với hoả lực của Mĩ, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ. 0,50 - Âm mưu cơ bản của chiến lược chiến tranh này là “dùng người Việt đánh người Việt ”, Nhằm chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, làm bàn đạp tién công miền Bắc và ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội xuống khu vực Đông Nam Á. 0,50 b. Thủ đoạn - Mĩ triển khai thực hiện liên tiếp hai kế hoạch: kế hoạch Xtalây-Taylo nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng; kế hoạch Giôn xơn - Mắc Namara nhằm bình định miền Nam trong 24 tháng. 0,50 - Tăng viện trợ kinh tế và quân sự để nưôi dưỡng bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn, lập Bộ chỉ huy quân sự ở miền Nam; xây dựng các đô thị làm sào huyệt của “chiến tranh đặc biệt”. 0,50 - Ra sức dồn dân lập “ấp chiến lược” nhằm thống trị và bóc lột nhân dân miền Nam, tách rời nhân dân với phong trào cách mạng, thực hiện “tát nước bắt cá”. Kế hoạch của Mĩ là xây dựng 16 000 “ấp chiến lược” ở các vùng nông thôn miền Nam. 0,50 - Tăng cường xây dựng quân đội Sài Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường, do Mĩ trực tiếp huấn luyện trang bị và chỉ huy, nhất là các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. Sử dụng quân đội Sài Gòn mở nhiều cuộc càn quét. đồng thời tiến hành những hoạt động phá 0,50 4 hoại miền Bắc. Câu IV.b 3,0 điểm Tóm tắt những thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mĩ (1961-1965). - Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận Dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo, quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị), tiến công địch bằng ba mũi (chính trị, quân sự, binh vận). 0,50 - Phong trào phá “ấp chiến lược” có hàng chục triệu người tham gia, nhân dân với quyết tâm “Một tấc không đi, một li không rời”, kiên quyết bám đất giữ làng. Nhiều nơi đã biến ấp chiến lược thành làng xã chiến đấu. 0,50 - Trên mặt trận quân sự, Quân giải phóng đẩy mạnh tiến công, giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (1963), đánh bại cuộc hành quân của quân đội Sài Gòn có cố vấn Mĩ chỉ huy, có sử dụng các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận". Khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. 0,50 - Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân các đô thị phát triển mạnh mẽ, nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm. 0,50 - Những thắng lợi của quân và dân miền Nam làm nội bộ kẻ thù rối loạn, dẫn tới việc Mĩ tiến hành đảo chính, giết chết anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu (11-1963), kế hoạch Xtalây - Taylo bị phá sản. Mĩ chuyển sang thực hiện kế hoạch Giônxơn - Mác Namara. 0,25 - Phong trào phá “Ấp chiến lươc” tiếp tục được đẩy mạnh, bẻ gãy xương sống của “Chiến tranh đặc biệt”. Phong trào đấu tranh chính trị ở thành th ị phát triển mạnhh mẽ. 0,25 - Đông - xuân 1964-1965, quân giải phóng miền Nam giành nhiều thắng lợi lớn ở Bình Giã (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước), gây cho quân đội Sài Gòn những tổn thất nặng nề. 0,25 - Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ hoàn toàn thất bại. Đó là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược lần thứ hai của quân và dân Việt Nam. 0,25 Hết 1 Đề số 3 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tháng 11-1939 và tháng 5-1941 đã đề ra chủ trương cách mạng như thế nào? Câu II (2,5 điểm) Trình bày những biện pháp của Đảng và Chính phủ nhằm xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính ở Việt Nam trong hơn một năm sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công. Câu III (2,5 điểm) Nêu những thành tựu cơ bản của miền Bắc trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961-1965). II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu: IV.a hoặc IV.b Câu IV.a (3,0 điểm) - Theo chương trình cơ bản Tóm tắt tình hình kinh tế của các nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000. Nêu vai trò của Tây Âu trong nền kinh tế thế giới. Câu IV.b (3,0 điểm) - Theo chương trình nâng cao Tại sao hai nước Liên Xô và Mĩ lại chấm dứt “Chiến tranh lạnh”? Nêu các nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm) Câu I 2,0 điểm Các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp tháng 11-1939 và tháng 5-1941 đã đề ra chủ trương cách mạng như thế nào? a) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11-1939: - Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất; lập Chính phủ dân chủ cộng hòa. 0,50 - Chuyển từ từ hoạt động hợp pháp sang hoạt động bí mật. Thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương nhằm tập hợp rộng rãi mọi lực lượng chống đế quốc ở Đông Dương. 0,50 b) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 5-1941: - Tiếp tục khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải 0,50 [...]... tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX a) Những thành tựu: - Lĩnh vực khoa học cơ bản đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong các ngành toán học, vật lí học, hóa học, sinh học Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng kĩ thuật vào sản xuất, phục vụ cuộc sống của mình Tháng 3-1997, các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đô-li... “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam a) Giống nhau: - Các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ đều là 0,50 những loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, nên đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn; đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự - Về mục tiêu: đều nhằm chống lại lực lượng cách mạng và nhân dân... học – kĩ thuật trở thành xu thế thế giới; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nưíơc Việt Nam phải tiến hành đổi mới Đổi mới là vấn đề phù hợp với xu thế chung của thời đại 0,50 b Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới: - Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra từ Đại hội VI (12-1986), được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các đại. .. nạn đói, nạn dốt: - Chính phủ đề ra nhiều biện pháp cấp thời, tổ chức quyên góp, kêu gọi nhân dân cả nước nhường cơm sẻ áo cho nhau; đẩy mạng tăng gia sản xuất Chính quyền cách mạng bãi bỏ các thứ thuế bất hợp lí, giảm tô, giảm thuế, tạm cấp ruộng đất 0,50 - Mở lại các trường học từ tiểu học đến đại học Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ Người kêu gọi 0,50 cả... giới mới sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Câu IV.b (3,0 điểm ) - Theo chương trình nâng cao Nêu những thành tựu về kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX và ý nghĩa của những thành tựu đó Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm A LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm) Câu I 2,5 điểm Tóm tắt các chương trình khai thác thuộc địa của thực... bộ máy tổ chức của Liên Hợp Quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Hội đồng kinh tế – xã hội, Hội đồng quản thác, Tòa án quốc tế và Ban thư ký Ngoài ra, Liên Hợp Quốc còn có nhiều cơ 0,50 quan chuyên môn khác giúp việc Trụ sở của Liên Hợp Quốc đặt tại Niu Oóc (Mỹ) 3 - Các cơ quan chính: + Đại hội đồng gồm tất cả các thành viên, họp mỗi năm một lần để thảo luận tất cả những vấn đề. .. củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc - Tháng 3-1951, Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Khơ me 0,25 Ítxarắc, Mặt trận Lào Ítxala thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào, củng cố và tăng cường khối đoàn kết Đông Dương trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung 2 - Tháng 5-1952, Đại hội Chiến sí thi đua và cán bộ gương mãu toàn quốc lần... quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc - Để thực hiện các mục đích trên, Hiến chương qui định nguyên tắc hoạt động: bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết giữa các dân tộc; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước 1,0 Không can thi p vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào; chung sống hòa bình và sự nhất... tranh trên lĩnh vực báo chí - Hình thức đấu tranh rất phong phú, nhưng chưa sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp nói chung Câu III 2,5 điểm 0,50 0,50 Nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của đường lối đổi mới đất nước về kinh tế và chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986-2000) a Hoàn cảnh lịch sử: - Trong hơn một thập niên thực hiện hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-... để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược", "Thóc không thi u một cân, quân không thi u một người" Nhiều thế hệ thanh niên miền Bắc 0,50 tiếp nối nhau vào chiến trường miền Nam… Chỉ tính riêng trong hai năm 1973-1974, miền Bắc đã chi viện cho miền Nam 15 vạn bộ đội chủ lực và hàng chục vạn tấn vật chất, nhất là các loại vũ khí và các phương tuiện chiến tranh hiện đại, góp phần đảm bảo thắng lợi của cuộc Tổng . 5-1929, họp Đại hội lần thứ nhất. Đoàn đại biểu Bắc kì yêu cầu thành lập ngay một Đảng Cộng sản, những không được Đại hội chấp thuận. Họ rút khỏi Đại hội về nước. Tháng 6-1929, đại biểu các. cộng sản ở Bắc kỳ họp Đại hội tại số nhà 312, phố Khâm Thi n để quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 8-1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam cách mạng. Câu III (3,0 đ) Trình bày hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939. a. Hoàn cảnh lịch sử - Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản xác

Ngày đăng: 04/07/2015, 17:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • De 1.doc

    • Đề số 1

    • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm )

    • De 2.doc

      • Đề số 2

      • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm )

      • Trình bày sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hiệp quốc.

      • Câu III (2,0 điểm)

      • Nêu âm mưu và thủ đọan của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”(1961-1965) ở miền Nam Việt Nam.

      • De 3.doc

        • Đề số 3

        • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

        • De 4.doc

          • Đề số 4

          • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

          • Câu III (2,0 điểm)

          • De 5.doc

            • Đề số 5

            • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm )

            • De 6.doc

              • Đề số 6

              • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm)

              • II. PHẦN RIÊNG (3,0 điểm)

              • De 7.doc

                • Đề số 7

                • I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (7,0 điểm )

                • De 8.doc

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan