ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

43 746 3
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Họ và tên: Trần Hoài Phong MHV: CH1101027 Lớp: CH06 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH Mã số: 60 48 01 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ TRI THỨC TPHCM – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Họ và tên: Trần Hoài Phong MHV: CH1101027 Lớp: CH06 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH Mã số: 60 48 01 GVPT: GS TSKH Hoàng Kiếm TPHCM – 2015 Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin và các Thầy Cô của trường đặc biệt là Thầy Hoàng Kiếm. Thầy đã dành rất nhiều thời gian và công sức để hướng dẫn cho lớp rất tận tình và kỹ lưỡng, để em hoàn thành tốt bài khóa luận này, em thật sự biết ơn thầy rất nhiều. Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình tham gia đóng góp ý kiến. Cảm ơn các công ty đã cung cấp các số liệu góp phần quan trọng đến kết quả của luận văn. Cuối cùng em xin kính chúc Quý Thầy Cô và bạn bè, đồng nghiệp luôn luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái được thật nhiều thành công trong công việc. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người. Sinh viên: Trần Hoài Phong MỤC LỤC Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam MỞ ĐẦU Công nghệ tri thức là quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học nhằm tìm ra các kiến thức mới nhằm mô tả, giải thích, dự báo các sự vật hiện tượng trong thế giớ khách quan. Trong đó lĩnh vực kinh tế tài chính nói chung và lĩnh vực chứng khoán nói riêng là một trong những đề tài nhận được rất nhiều mối quan tâm ngày nay. Nhận thấy TTCK Việt Nam đang diễn biến phức tạp, VN-Index có lúc như rơi tự do, có lúc biến động bất thường khó đoán, nên đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam” đã được chọn trong khóa luận này nhằm mục đích ứng dụng những thành tựu sáng tạo trong công nghệ thông tin vào việc tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm để góp phần làm rõ hơn sự tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô đã tác động lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Chúng tác động như thế nào và liệu các tác động của các biến có giống nhau hay khác nhau và nếu khác nhau thì khác nhau ra sao, biến nào ảnh hưởng lớn nhất đến TTCK tại Việt Nam. Để giúp cho các nhà đầu tư nhận biết được giá thị trường chứng khoán Việt Nam chịu tác động mạnh như thế nào bởi các biến số vĩ mô, vi mô nào việc tiến hành phân tích định lượng trong đó ứng dụng công nghệ thông tin bằng phần mềm spss sẽ giúp chúng ta đo lường được mức độ ảnh hưởng của các biến vĩ mô, vi mô đến giá chứng khoán. Học viên: Trần Hoài Phong Trang 5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập với thị trường chứng khoán (TTCK) non trẻ, đầy biến động. Nền kinh tế Việt Nam muốn được tăng trưởng bền vững, kiểm soát được lạm phát thì trong đó vai trò của TTCK là vô cùng quan trọng. TTCK vừa là một kênh chuyển tải vốn cho nền kinh tế, vừa như một hàn thử biểu đo “sức khoẻ” của nền kinh tế. Vì vậy, việc ổn định và phát triển kinh tế không thể tách rời với việc ổn định và phát triển TTCK. Cùng với đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phân tích thị trường chứng khoán vẫn còn rất mới đối với phần lớn nhà đầu tư. Nếu một nhà đầu tư có thể ứng dụng được những sáng tạo trong công nghệ thông tin vào việc phân tích thị trường chứng khoán thì họ đã có những ưu thế vô cùng to lớn trong quá trình thực hiện phân tích đầu tư một trong những loại thị trường đầu tư tiên tiến nhất. Thật vậy, mặc dù TTCK biến động rất bất thường nhưng chúng không thể tránh được một số quy luật chung. Tuy nhiên, để phát hiện ra các quy luật này là một điều vô cùng phức tạp và khó khăn. Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như các nghiên cứu sáng tạo việc phát hiện ra cá quy luật này đã ngày càng dễ dàng hơn. Nhờ các ứng dụng công nghệ thông tin, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra được các quy luật tồn tại trong các dữ liệu mà chúng ta thu thập. Trong đó TTCK là một trong những lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Giá của chứng khoán có thể phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: vi mô, vĩ mô, tâm lý nhà đầu tư, …. Bên cạnh các yếu tố mang tính ngẫu nhiên ảnh hưởng khác nhau cho từng chứng khoán thì chúng ta còn có các yếu tố tác động mang tính hệ thống cho toàn bộ các chứng khoán. Đó có thể là giá vàng, lãi suất, …. Ta gọi chung là các yếu tố vĩ mô. Hoặc là do chính sách cổ tức của công ty, tốc độ phát triển, nợ dài hạn, … Ta gọi chung là các yếu tố vi mô. Học viên: Trần Hoài Phong Trang 6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam Vì vậy, đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam” được chọn trong khóa luận này, em hy vọng các kết quả của nó sẽ phần nào giúp cho phổ biến được vai trò quan trọng cũng như những lợi ích vô cùng to lớp nếu ta có thể áp dụng được những tinh hoa sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào việc phân tích thị trường chứng khoán nói riêng cũng như mọi mặt trong đời sống xã hội nói chung. 1.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu bao gồm: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô, vi mô đến giá chứng khoán ở Việt Nam. Giới thiệu quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào việc phân tích rút ra tri thức từ cơ sở dữ liệu về nền kinh tế Việt nam. 1.3 Đối tượng và phậm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biến vĩ mô: lãi suất, cung tiền, sản lượng công nghiệp, tỷ giá, và chỉ số giá tiêu dùng CPI của nền kinh tế và các biến vi mô như tốc độ tăng trưởng, chính sách cổ tức, nợ dài hạn, tăng trưởng về tài sản với giá chứng khoán trên TTCK Việt Nam. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Nội dung của đề tài giới hạn trong thị trường chứng khoán Việt Nam và nền kinh tế Việt nam. 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu • Đề tài đã khẳng định thêm, góp phần làm tăng ý nghĩa cơ sở lý luận về ảnh hưởng của các biến kinh tế vĩ mô, vi mô lên giá chứng khoán tại Việt Nam. • Phản ánh vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình phân tích và rút ra tri thức sáng tạo. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Học viên: Trần Hoài Phong Trang 7 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam 2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 200 - 2011 a. Giai doạn 2000 - 2005: Giai đoạn 2000 - 2005: Chỉ có 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Giai đoạn này thị trường chưa có nhiều giao dịch, chỉ nổi bật vào năm 2001 khi VNIndex cao nhất đạt 571.04 điểm. Một số điểm nổi bật của thị trường giai đoạn này là: với trên 800 phiên giao dịch liên tục, trị giá giao dịch đạt trên 13.000 tỷ đồng, tính đến hết năm 2005 tổng giá trị thị trường chứng khoán Việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP). b. Giai đoạn 2006: Hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 sàn giao dịch: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, trung tâm giao dịch Hà Nội và thị trường OTC. Năm 2006 chỉ số Vn-Index tại sở giao dịch Tp. Hồ Chí Minh tăng 144% , tại sàn giao dịch Hà Nội tăng 152,4%. VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP). Giá trị cổ phiếu do các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỉ USD, chiếm 16,4% mức vốn hóa của toàn thị trường. Hàng ngày có khoảng 80-100 công ty có cổ phiếu giao dịch. Trên thị trường phi tập trung, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội. Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193 công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so với 6 năm trước. Trong vòng một năm, chỉ số Vn-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên 800 điểm cuối 2006. c. Giai đoạn 2007: Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy thị trường phát triển, hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. VNIndex đạt đỉnh 1.170,67 điểm HASTC-Index chạm mốc 459,36 điểm. Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927,02 điểm, HASTC -Index dừng ở mức 323,55 điểm. Sau 1 năm hoạt động Học viên: Trần Hoài Phong Trang 8 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam VNIndex đạt được mức tăng trưởng là 23,3%; HASTC-Index tăng 33,2% so với mức điểm vào cuối năm 2006. Tính đến ngày 28/12/2007, sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 224.000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2,8 lần giá trị giao dịch so với năm 2006. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 616,3 triệu chứng khoán tương đương với tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.859 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006. d. Giai đoạn 2008: Những điểm nổi bật của giai đoạn này là VN Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thoái vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành, các nhà đầu tư luôn thận trọng trong giao dịch. Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06/2008 - Thị trường giảm mạnh do tác động của kinh tế vĩ mô: Khởi đầu năm tại mức điểm 921,07, VNIndex đã mất đi gần 60% giá trị. Các thông tin tác động xấu chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế như: lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ, giá xăng dầu tăng và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng. Những chủ trương và biện pháp hỗ trợ trong giai đoạn này: Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) thu hẹp biên độ giao dịch, công ty trách nhiệm hữu hạn đầu tư Bảo Việt - SCIC tham gia mua vào cổ phiếu, ngân hàng thương mại được vận động ngừng giải chấp, tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, thị trường vẫn tiếp tục sụt giảm. VN Index giảm điểm 71/103 phiên. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm điểm liên tiếp từ giữa tháng 04 đến đầu tháng 06/2008. Sau 103 phiên giao dịch, VNIndex giảm mất 550,52 điểm- tương đương 59,77%. Trong lịch sử hoạt động của Học viên: Trần Hoài Phong Trang 9 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thiệp vào thị trường bằng nhiều biện pháp năm 2008. Tổng cộng trong năm 2008, UBCKNN đã 4 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn chứng khoán. Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09/2008 - giai đoạn phục hồi trong ngắn hạn Từ tháng 06 tới đầu tháng 09 thị trường chứng khoán phục hồi trong ngắn hạn nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM…và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được những phiên tăng điểm mạnh VNIndex và HASTC-Index liên tiếp tăng điểm. VNIndex tăng được 168,55 điểm, tương đương 45,52%. Khối lượng giao dịch bình quân đạt 16,9 triệu cổ phiếu và cổ phiếu quỹ, tương đương 599,18 tỷ đồng/phiên. Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12/2008 - Thị trường rơi trở lại chu kỳ giảm Giai đoạn này VN Index rơi trở lại xu hướng giảm. Tổng kết cả giai đoạn này, VNIndex mất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch trung bình đạt 15,82 triệu cổ phiếu và cổ phiếu quỹ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên. Nguyên nhân của sự sụt giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới trong giai đoạn này. e. Giai đoạn năm 2009: Năm 2009 được đánh giá là một năm tăng trưởng của TTCK Việt Nam. Tính từ ngày 1/1/2009 đến ngày 31/12/2009, VNIndex tăng thêm 171,96 điểm từ 312,49 điểm lên 494,77 điểm, tương đương mức tăng 58%. HNX-Index có mức tăng trưởng trong năm là 60,9%. Tính cả năm 2009, giá trị giao dịch toàn thị trường trên HOSE là 423.299 tỷ đồng với 10.432 triệu cổ phiếu được chuyển giao, tính trung bình một cổ phần được giao dịch ở mức giá 40.577 đồng, so với năm 2008 là 41.832 đồng. Trên sàn Hà Nội, tổng giá trị giao dịch là 197.524 tỷ với 5.765 triệu đơn vị được chuyển giao, tương đương với mức giá trung bình là 34.263 đồng, so với năm 2008 là 37.310 đồng. Chỉ số VN-Index năm 2009 cộng với giá trị giao dịch đạt 423.299 tỷ đồng với 251 phiên giao dịch trong năm, tính trung bình mỗi phiên tại HOSE đạt 1686 tỉ đồng, trong Học viên: Trần Hoài Phong Trang 10 [...]... động giá chứng khoán sẽ giảm 2.5% Học viên: Trần Hoài Phong Trang 26 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam Nazir cùng các cộng sự, 2010 sử dụng mẫu gồm 73 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi (KSE) và nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động giá chứng khoán và chính sách cổ tức trong gian đoạn từ năm 2003 đến năm 2008 Họ áp dụng mô hình hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu... dataview các biến vĩ mô và vi mô Học viên: Trần Hoài Phong Trang 32 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam 3.3.2 Phân tích hồi quy bằng SPSS Học viên: Trần Hoài Phong Trang 33 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam Từ menu Analyze  Regression  Linear Đưa biến phụ thuộc vào khung Dependent(s) Đưa biến độc lập vào khung Independent(s) Ở đây ta xác định VNINDEX sẽ bị thay... thị trường, và chỉ số Học viên: Trần Hoài Phong Trang 20 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam giá tiêu dùng) tác động mạnh đến giá chứng khoán trong giai đoạn 1992-2001 ở Thái Lan Omran (2003) đã kiểm tra tác động của lãi suất thực đến thị trường chứng khoán Ai Cập, cả về hoạt động và tính thanh khoản của thị trường Kết quả cho thấy lãi suất thực tác động đến hiệu suất thị trường chứng. .. là niềm tin vào thị trường dần được phục hồi, giao dịch ngày càng trở nên sôi động hơn qua từng Lãi Suất ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 8 phiên, dòng Học viên: Trần Hoài Phong Trang 11 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam tiền có dấu hiệu trở lại thị trường chứng khoán với nhiều phiên giao dịch của nhà đầu tư Tính thanh khoản thị trường giai đoạn này... CỨU Học viên: Trần Hoài Phong Trang 28 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam 3.1 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp hồi quy tuyến tính được sử dụng để phân tích tác động của các biến vĩ mô và vi mô đến giá chứng khoán ở Việt Nam Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến để nghiên cứu các biến phụ thuộc và các biến độc lập Bài nghiên cứu sử dụng số liệu các biến vĩ mô và vi mô theo... nhập của công ty j Debtj = Nợ dài hạn của công ty j Growth = tăng trưởng tổng tài sản của công ty j Học viên: Trần Hoài Phong Trang 31 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam ∈j = lỗi 3.3 Sử dụng SPSS để phân tích dữ liệu Như đã mô tả ở phần trên, SPSS là một hệ thống quản lý dữ liệu và phân tích thống kê với giao diện thân thiện cho người dùng trong môi trường đồ hoạ, sử dụng các... thống kê y tế…; Học viên: Trần Hoài Phong Trang 19 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam - Ứng dụng SPSS trong nghiên cứu thị trường: nghiên cứu và định hướng phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường; sự hài lòng của khách hàng ; - Ứng dụng SPSS nghiên cứu đa dạng sinh học, trong phát triển nông lâm nghiệp… Với SPSS, bạn có thể phân tích được thực trạng, tìm ra nhân tố ảnh hưởng, dự... cổ tức Kích thước của công ty cũng được xem như là có ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu của công ty Đó là giá cổ phiếu của Học viên: Trần Hoài Phong Trang 25 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam các công ty lớn ổn định hơn giá cổ phiếu của các công ty nhỏ Hơn nữa, các công ty nhỏ có những hạn chế về thông tin công khai và điều này có thể dẫn đến các phản ứng sai của nhà đầu... Trang 24 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tương tác giữa tỷ giá và chỉ số thị trường chứng khoán Kurihara (2006) nghiên cứu và cho thấy rằng tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội, tỷ giá hối đoái, lãi suất, tài khoản thanh toán và cung tiền Hsing (2004) đã thông qua một mô hình... Hoài Phong Trang 15 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam Một nhà nghiên cứu nông nghiệp muốn biết năng suất tôm sú nuôi trong hệ thống thâm canh phụ thuộc thế nào vào diện tích ao nuôi, mật độ thả tôm giống, chi phí hoá chất xử lý môi trường, trình độ nhân công Từ phân tích hồi quy này ông ta đề ra các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp cho loại hình này Thu nhập X (XD) Phân tích hồi qui giải . Trần Hoài Phong Trang 6 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích TTCK Việt Nam Vì vậy, đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam được chọn trong khóa. tài Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích thị trường chứng khoán Việt Nam đã được chọn trong khóa luận này nhằm mục đích ứng dụng những thành tựu sáng tạo trong công nghệ thông tin vào. PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Họ và tên: Trần Hoài Phong MHV: CH1101027 Lớp: CH06 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành:

Ngày đăng: 04/07/2015, 03:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

    • 1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

    • 1.2 Mục đích nghiên cứu

    • 1.3 Đối tượng và phậm vi nghiên cứu

      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

      • 1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

      • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

        • 2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 200 - 2011

        • 2.2 Kinh tế lượng

          • 2.2.1 Kinh tế lượng là gì?

          • 2.2.2 Mô hình kinh tế lượng:

          • 2.2.3 Phân tích hồi qui

          • 2.2.4 Vai trò của công nghệ thông tin

          • 2.3 Phần mềm SPSS

          • 2.3 Sơ lược các nghiên cứu trước đây

            • 2.3.1 Các nghiên cứu về tác động của các biến vĩ mô lên giá chứng khoán

            • 2.3.2 Các nghiên cứu về tác động của các biến vi mô lên giá chứng khoán

            • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

              • 3.1 Phương pháp nghiên cứu

              • 3.2 Dữ liệu và phương trình hồi qui

                • 3.2.1 Tác động của lãi suất (biến vĩ mô) lên giá chứng khoán

                • 3.2.2 Tác động của các nhân tố vi mô lên giá chứng khoán

                • 3.3 Sử dụng SPSS để phân tích dữ liệu

                  • 3.3.1 Nhập dữ liệu vào SPSS

                  • 3.3.2 Phân tích hồi quy bằng SPSS

                  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ & PHÂN TÍCH

                    • 4.1 Kết quả hồi qui giữa lãi suất và chỉ số giá chứng khoán VNINDEX

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan