TIN HỌC ỨNG DỤNG CHO NGÀNH MAY - PHẦN MÊM GarmentSD70-HDSD HẠCH TOÁN BÀN CẮT CHO NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM.PDF

34 1.2K 1
TIN HỌC ỨNG DỤNG CHO NGÀNH MAY - PHẦN MÊM GarmentSD70-HDSD HẠCH TOÁN BÀN CẮT CHO NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM.PDF

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIẢI PHÁP TIN HỌC ỨNG DỤNG CHO NGÀNH MAY ϖϖϖϖϖϖϖ CÔNG TY SXTMDV TIN HỌC LÊ GIA 21/114 Vườn Lài - Tân Phú - TP HCM TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GARMENT SD 7.0 PHẦN MỀM HẠCH TOÁN BÀN CẮT CHO NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM (Giải Thưởng Sáng Tạo Khoa Học Kỹ Thuật TP HCM 2004) (Giải thưởng Khoa Học Kỹ Thuật Thanh Niên Toàn Quốc 2004) (Giải thưởng cuộc thi Nhân Tài Đất Việt lĩnh vực CNTT 2007) Biên soạn: Lê Công Nghiệp Tel: 0903749901 Phần mềm đã đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả Giấy chứng nhận đăng ký số 226/2004/QTG TP HCM 07/2007 2 MỤC LỤC ********* PHẦN I: HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG 3 PHẦN II: GIỚI THIỆU NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN BÀN CẮT NGÀNH MAY 5 A/ SỰ HÌNH THÀNH CỦA NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN BÀN CẮT 5 B/ SƠ LƯỢC NỘI DUNG NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN BÀN CẮT 5 I/ Ghép size để xác định hệ thống sơ đồ cho từng loại nguyên liệu 5 II/ Tính số lớp trải vải cho từng sơ đồ và từng màu của từ ng loại nguyên liệu 8 III/ Hạch toán bàn cắt và đánh số bàn cắt cho từng sơ đồ 10 IV/ Tính số vải tiêu hao và số vải tiết kiệm cho từng màu và cho cả lô hàng 12 C/ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN BÀN CẮT HIỆN NAY 13 D/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIN HỌC HÓA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN BÀN CẮT 13 PHẦN III: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HẠCH TOÁN BÀN CẮT GARMENT SD 7.0 14 I/ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT 14 II/ BẢNG TÁC NGHIỆP LÔ HÀNG 15 III/ PHIẾU HẠ CH TOÁN BÀN CẮT 16 PHẦN IV: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GARMENT SD 50 17 I/ NHẬP LIỆU MỘT LÔ HÀNG MỚI 17 1/ Khai báo một lô hàng mới 17 2/ Nhập liệu một lô hàng mới 18 II/ TÁC NGHIỆP CÁC LÔ HÀNG 20 1/ Chọn đối tượng tác nghiệp 21 2/ Khai báo nguyên liệu 22 3/ Phối màu nguyên liệu 22 4/ Xem số lượng lô hàng 22 5/ Tự chọn ghép size 23 6/ In hệ thống sơ đồ 25 7/ Xem hệ thống sơ đồ 26 8/ Cập nhật tên size 26 9/ Xóa các lô hàng cũ 27 10/ Sao chép các lô hàng 27 11/ In bảng phối màu 28 12/ In số lượng lô hàng 28 13/ Hạch toán bàn cắt 28 III/ BÁO CÁO CÁC KẾT QUẢ HẠCH TOÁN BÀN CẮT 28 1/ Nội dung của các thông số xử lý 28 2/ Các thao tác xử lý 29 IV/ CẬP NHẬT THÔNG SỐ HỆ THỐNG CỦA PHẦN MỀM 29 PHẦN V: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH 32 ******** PHẦN I HƯỚNG DẪN CÀT ĐẶT VÀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GARMENT SD 7.0 ********* I/ HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT PHẦN MỀM: Phần mềm này đuợc cung cấp trên đĩa CD ROM với 1 File duy nhất là SETUP70.EXE. File này cũng có chép dự phòng trong thư mục SD70 của đĩa CD. Nếu bạn cài đặt từ đĩa CD ROM thì File SETUP70.EXE sẽ tự động chạy khi bạn đưa đĩa vào ổ CD. Phần mềm rất dễ cài đặt, sử dụng và tương thích với hầu hết các Version của Windows (từ Windows 98 trở về sau) cũng như với các loại máy in phổ biế n hiện nay. Sau khi được cài đặt, bạn nên chạy phần mềm ở chế độ phân giải màn hình 800 * 600 và chế độ màu >= 16 bit. Nếu chạy ở chế độ <= 256 màu thì sẽ không thể hiện đúng màu thật trên giao diện của phần mềm. Phần mềm gõ tiếng Việt theo kiểu VNI và bảng mã VNI Win. Dùng 2 loại Font chính là: VNI-Aptima và VNI-Times. Sau khi được cài đặt, 2 Font trên sẽ được chép dự phòng vào thư mục \SD70\fonts. File SETUP70.EXE sẽ tự động cài Font cho phần mềm. Tuy nhiên nếu b ạn sử dụng Windows 2000 hoặc WinXP thì bạn nên khởi động lại máy tính trước và sau khi cài đặt phần mềm này. Khi chạy File cài đặt SETUP70.EXE bạn sẽ thấy giao diện sau: Thư mục mặc nhiên để cài đặt phần mềm là C:\Program Files\SD70. Bạn cũng có thể chọn thư mục khác. Chọn nút <Next> để tiến hành cài đặt. Sau khi được cài đặt, phần mềm sẽ tạo một biểu tượng với tên là: <Garment SD2008> trên màn hình Desktop, đồng thời trên thanh Menu Star và trong m ục Programs. Chọn một trong các biểu tượng này bạn sẽ chạy được phần mềm Garment SD 7.0. File hướng dẫn sử dụng phần mềm có tên là SD70.DOC với đường dẫn như sau: SD70\HELP\SD70.DOC. Bạn cũng có thể xem File này bằng cách chọn Menu Star, chọn Programs, chọn 3 tiếp Garment SD 7.0 và chọn Read Me. Bạn có thể in File này thành tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm. Trong trường hợp do chế độ bảo vệ của Windows 2000 và WinXP không cho phép File SETUP70.EXE cài đặt các Font vào thư mục Fonts của Windows, bạn có thể cài font phần mềm như sau: Từ màn hình Desktop chọn Menu Star, chọn Settings, Control Panel, chọn Fonts. Chọn tiếp Menu File, chọn mục Install New Font. Trong hộp thoại Add Fonts bạn chọn thư mục C:\Program Files\SD70\fonts và chọn các font được cung cấp trong thư mục này. Chọn OK để tiến hành cài đặt Font. Bạn cũng có thể chép File SETUP70.EXE vào trong máy và chạy File này từ đĩa cứng để cài đặt. II/ HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG PHẦN MỀM: Khi chạy phần mềm lần đầu tiên, bạn sẽ được đề nghị đăng ký sử dụng theo giao diện như sau: Số Serial bao gồm 12 chữ số, ví dụ như: ( 3812 ) ( 4216 ) ( 7133 ) là số Serial được phần mềm nhận diện trên đĩa cứng máy vi tính và được mã hóa. Nếu phần mềm được cài trên nhiều máy vi tính khác nhau thì mỗi máy sẽ được thông báo số Serial khác nhau. Nếu đĩa cứng được Format hoặc Fdisk lại thì số Serial này vẫ n không thay đổi. Do đó bạn được cấp quyền sử dụng vĩnh viễn của phần mềm trên ổ đĩa cứng này. Số đăng ký là số mà bạn phải nhập vào. Bạn ghi lại số Serial này và số CD trên đĩa CD ROM cài đặt của phần mềm, sau đó thông báo cho chúng tôi theo tên và số điện thoại: Lê Công Nghiệp. Tel: 090 3749901, hoặc Email: nghiepcongle@yahoo.com. Chúng tôi sẽ thông báo cho bạn số đăng ký của phần mềm ngay sau đó. Sau khi nhập đúng 12 ch ữ số của số đăng ký này, bạn chọn nút <Đăng ký>, phần mềm sẽ cập nhật lại và bạn có thể sử dụng được phần mềm. PASSWORD mặc nhiên của phần mềm sẽ là 4 ký tự sau: ‘aaaa’. Xin bạn chú ý một số vấn đề về quyền sử dụng phần mềm như sau: Mỗi đĩa cài đặt phần mềm chỉ được cài cho một đĩ a cứng duy nhất và chúng tôi chỉ cung cấp một số đăng ký duy nhất cho một đĩa CD ROM cài đặt của phần mềm. Nếu trong quá trình sử dụng, đĩa cứng của bạn phải bị format lại và cài đặt lại Windows thì bạn chỉ cần cài đặt lại phần mềm theo số đăng ký chúng tôi đã cung cấp vì số Serial của bạn sẽ không thay đổi. Chúng tôi cho rằng chi phí sử dụng phần mềm này tương đối thấp, do đó rất mong được sự ủng hộ của các đơn vị sử dụng phần mềm trong vấn đề đăng ký quyền sử dụng để cho chúng tôi có nguồn kinh phí nhằm tiếp tục nghiên cứu các giải pháp khác phục vụ cho ngành may mặc Việt Nam. Trân trọng cám ơn các bạn đã quan tâm và sử dụng phần mềm này. ********* 4 PHẦN II GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN BÀN CẮT TRONG NGÀNH MAY VIỆT NAM HIỆN NAY A/ SỰ HÌNH THÀNH CỦA NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN BÀN CẮT: Đặc điểm của các công ty may là tổ chức sản xuất hoặc gia công sản phẩm theo các đơn hàng nhiều size và nhiều màu với số lượng đặt hàng của từng size và từng màu tương đối lớn. Do đặc điểm quan trọng này cho nên vấn đề được đặt ra là: Phải tổ chức các sơ đồ cắt theo nhiều size và nhiều màu như thế nào để góp phần vào việc tiết kiệm nguyên liệu trong quá trình s ản xuất? Rõ ràng nếu cắt cho từng size riêng biệt với nhau thì thông thường sẽ không mang lại hiệu quả tiết kiệm nguyên liệu thực sự. Do đó hầu hết các công ty may đều thực hiện ghép các size lại với nhau để xây dựng hệ thống sơ đồ cắt cho từng loại nguyên liệu và cho cả lô hàng. Xuất phát từ thực tế trên, cho nên trong ngành may đã mặc nhiên hình thành nghiệp vụ hạch toán bàn cắt nhằm x ử lý và tính toán các tình huống phát sinh trong quá trình ghép các size để thực hiện các sơ sơ đồ cắt. Vậy hạch toán bàn cắt là gì? Tình hình thực hiện nghiệp vụ này tại các công ty may ở Việt Nam hiện nay ra sao? Làm thế nào chúng ta có thể nâng cao hiệu quả của nghiệp vụ này để góp phần vào việc tiết kiệm nguyên liệu? Đó là những vấn đề cần thiết phải được nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách thực tế nhằm góp phần vào việ c tăng cường hiệu quả quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn ngành may Việt Nam hiện nay. B/ SƠ LƯỢC NỘI DUNG NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN BÀN CẮT: I/ GHÉP SIZE ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG SƠ ĐỒ CHO TỪNG LOẠI NGUYÊN LIỆU: 1/ Diễn biến quá trình ghép size: Khi nhận một đơn hàng gia công nhiều size và nhiều màu cho một loại sản phẩm có thể với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Ví dụ đơn hàng may áo JACKET với các nguyên liệu: vải chính, vải phối, vải lót, gòn, dựng v.v…Đầu tiên, căn cứ vào số lượng đặt hàng của từng size, từng màu và cách phối màu của từng nguyên liệu phụ đối với vải chính để tiến hành ghép các size và xác định hệ thống sơ đồ cắt cho t ừng loại nguyên liệu riêng biệt. Giả sử có lô hàng gia công áo JACKET gồm 3 size và 2 màu vải chính như sau: Màu & Size S M L Red 143 85 90 Blue 139 95 100 Chúng ta có thể tiến hành ghép size để làm sơ đồ cắt cho vải chính theo quá trình giả sử như sau: SƠ ĐỒ VẢI CHÍNH KHI GHÉP SIZE CỦA SIZE S GHÉP VỚI SIZE L S L S L S L L L S S L S L S a/ Ghép sơ đồ S - L: Đầu tiên ghép 1 sản phẩm của size S với 1 sản phẩm của size L, tức là sơ đồ S - L, như vậy cần phải tính số lượng còn lại của lô hàng sau khi ghép sơ đồ này. Cách tính như sau: so sánh số lượng theo 5 6 từng màu giữa 2 size S và size L, size nào có số lượng nhỏ hơn hoặc bằng size kia sẽ bị xóa bằng 0, size lớn hơn sẽ được thay bằng số lượng của nó trừ cho size nhỏ hơn. Vậy lô hàng sẽ còn lại như sau: Màu & Size S M L Red 53 85 Blue 39 95 b/ Ghép sơ đồ S/2 - M/3: Sau đó ghép 2 sản phẩm của size S với 3 sản phẩm của size M, tức là sơ đồ S/2 - M/3, như vậy cần phải tính số lượng còn lại của lô hàng sau khi ghép tiếp sơ đồ thứ 2 này. Vì mỗi size ghép hơn 1 sản phẩm nên cách tính như sau: lấy số lượng của size S chia cho 2 và lấy phần nguyên, lấy số lượng của size M chia cho 3 và lấy phần nguyên. Lúc này kết quả sẽ là: Size S sau khi chia cho 2 Size M sau khi chia cho 3 Màu & Size Số lượng Phần nguyên Số dư Số lượng Phần nguyên Số dư Red 53 26 1 85 28 1 Blue 39 19 1 95 31 2 Lấy 2 phần nguyên này so sánh với nhau theo từng màu. Size nào có phần nguyên nhỏ hơn sẽ được thay bằng số dư của nó. Size nào có phần nguyên lớn hơn sẽ được thay bằng phần nguyên của nó trừ cho phần nguyên của size kia xong nhân lại cho số sản phẩm mà nó đã ghép trong sơ đồ và cộng cho số dư của nó. Trường hợp 2 phần nguyên bằng nhau thì chọn size nào cũng như nhau. Theo ví dụ trên, đối với màu Red thì size S còn là 1, size M còn lại là: [(28-26)*3] + 1 = 7 Tương tự , đối với màu Blue thì size S còn là 1, size M còn lại là: [(31-19)*3] + 1 = 37 Do đó lô hàng còn lại như sau: Màu & Size S M L Red 1 7 Blue 1 38 c/ Ghép sơ đồ đơn size M/4: Tiếp theo ghép 4 sản phẩm của size M cho sơ đồ, tức là sơ đồ M/4. Như vậy khi 1 sơ đồ ghép chỉ có 1 size thì số lượng còn sót lại của lô hàng là số dư của số lượng size đó chia cho số sản phẩm được ghép. Như vậy lô hàng sẽ còn dư như sau: Màu & Size S M L Red 1 3 Blue 1 2 d/ Ghép sơ đồ đơn size S và M: Đến đây, lô hàng còn sót lại ít sản phẩm nên không ghép size nữa mà đi sơ đồ riêng biệt cho từng size. Như vậy lô hàng đã được ghép size và xác định xong hệ thống sơ đồ cắt. Tóm lại vải chính của lô hàng này có 5 sơ đồ như sau: (1) S - L , (2) S/2 - M/3 , (3) M/4 , (4) S , (5) M. Trong trường hợp ghép nhiều size với nhau thì cách tính toán cũng giống như trên. So sánh số lượng theo từng màu của từng size. Chọn size có phần nguyên nhỏ nhất làm tiêu chuẩn để so sánh. Các size có phần nguyên bằng nhau thì ch ọn size nào cũng được. 7 Quá trình tính toán này được gọi là tính triệt tiêu của lô hàng khi ghép size. Có nghĩa là tính số lượng còn lại của lô hàng sau khi ghép một sơ đồ cho đến khi toàn bộ số lượng của các màu và các size đều bằng không là xem như đã xác định xong hệ thống sơ đồ ghép size cho nguyên liệu đó. Do đó, chúng ta có thể tóm tắt công thức tính số lượng còn lại khi ghép 1 sơ đồ bất kỳ như sau: 2/ Công thức tổng quát cho việc tính triệt tiêu của quá trình ghép size: - Giả sử có lô hàng A màu vải chính và B size với số lượng đặt hàng cho từng màu và từng size đã biết. - Gọi S1, S2 … Si … Sx là các size ghép trong một sơ đồ có x size. Ví dụ size: S, M, L, Xl, XXL v.v… - Gọi n1, n2 … ni … nx là số sản phẩm ghép trong sơ đồ tương ứng của các size ở trên, n phải là số nguyên, khác không và có thể giống nhau. Ví dụ: S/2 - M/3 - L/1 - XL/4 - XXL/2 - Như vậy ta có sơ đồ tổng quát sau: S1/n1 - S2/n2 - … - Si/ni - … - Sx/nx Như vậy quá trình tính toán triệt tiêu cho sơ đồ này được khái quát như sau: - Xét từng màu nguyên liệu chúng ta có số lượ ng đặt hàng của từng size được ghép trong sơ đồ. - Gọi p1, p2 … pi … px là phần nguyên của số lượng này chia cho số sản phẩm ghép n1, n2 … ni … nx - Gọi d1, d2 … di … dx là số dư của số lượng này chia cho số sản phẩm ghép n1, n2 … ni … nx - Gọi c1, c2 … ci … cx là số lượng còn lại của các size sau khi ghép sơ đồ. Vậy công thức sẽ là: ci = { [ pi - min(px) ] * ni } + di Có nghĩa là: Số lượng còn lại của một size sau khi ghép sơ đồ bằng phần nguyên của size đó trừ cho phầ n nguyên nhỏ nhất của sơ đồ xong nhân cho số ghép và được bao nhiêu đem cộng cho số dư của size đó. BẢNG TÍNH SỐ LƯỢNG CÒN LẠI CỦA SƠ ĐỒ S/2 - M/3 - L/1 - XL/4 - XXL/2 Nội Dung Size S Size M Size L Size XL Size XXL Số lượng 49 65 29 84 47 Số ghép 2 3 1 4 2 Phần nguyên 24 (*) 21 29 (*) 21 23 Số dư 1 2 0 0 1 Số lượng còn lại 7 2 8 0 5 Đối với các nguyên liệu phụ, quá trình tác nghiệp ghép size cũng diễn ra như trên, nhưng trước khi ghép size cần phải cộng dồn số lượng đặt hàng của các màu trùng nhau. BẢNG PHỐI MÀU CỦA LÔ HÀNG Vải Chính Vải Phối Lót Thân Lót Tay Gòn Yellow Blue Grey White White White Green Grey Grey White Black Red Grey White White Green Red Black Grey White Grey Navy Black White White Navy Green Black Black White 8 3/ Một số vấn đề thực tế khi thực hiện ghép size: a/ Phân chia nhóm size: Có nghĩa là một lô hàng có nhiều nhóm size khác nhau ví dụ: Nhóm 1 gồm các size: 24, 25, 25, 27, 28, 29, 30 Nhóm 2 gồm các size: 46, 48, 50, 52, 54, 56, 58, 60 Nhóm 3 gồm các size: 100, 101, 102, 103, 104 Người ta ít khi ghép size giữa các nhóm với nhau mà ghép cho mỗi nhóm riêng biệt. Tức là size của nhóm này không ghép cho size của nhóm khác, ví dụ: 24 - 48 - 102 b/ Các tiêu chuẩn ghép size: Khi lựa chọn ghép size, thường căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản sau: - Ưu tiên cho các size có số lượng đặt hàng lớn. - Ưu tiên cho việc triệt tiêu số lượng của 1 hay nhiều size khi chọn ghép 1 sơ đồ. Trong trường hợp này các size được chọn phải tồn tại ít nhất 1 size sao cho phần nguyên của nó trong tất cả các màu phải nhỏ hơn hoặc bằng so với tất cả các size khác. - Ưu tiên cho size nhỏ ghép với size lớn, ví d ụ: 48 - 60. - Lựa chọn ghép size sao cho dễ làm sơ đồ và đủ chiều dài sơ đồ cần thiết, không dài quá hoặc ngắn quá. c/ Phân tích các lựa chọn ghép size: Như vậy, vấn đề đặt ra là lựa chọn những size nào để ghép cho hợp lý? Có bao nhiêu trường hợp để lựa chọn phương án ghép size? Chúng ta phải hiểu rằng vấn đề này chỉ mang tính tương đối, không thể tính toán cho tối ưu bởi vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà thực tế không thể giải quyết được mà chúng ta chỉ chọn phương án tương đối hợp lý mà thôi. Giả sử có lô hàng N size và ta ch ọn ra M size để ghép 1 sơ đồ đầu tiên. Để cho đơn giản ta chỉ ghép mỗi size 1 sản phẩm thôi thì có bao nhiêu số trường hợp để chọn ra M size đó? Như vậy số trường hợp để chọn ra M size từ lô hàng có N size sẽ được tính theo công thức sau: Số trường hợp = N! / [(N – M)! * M!] Chúng ta thử xét các ví dụ sau để thấy số trường hợp này lớn như thế nào? - Lô hàng 10 size chọn 2 size để ghép sơ đồ đầu tiên thì số tr ường hợp có thể chọn là: 45 - Lô hàng 10 size chọn 3 size để ghép sơ đồ đầu tiên thì số trường hợp có thể chọn là: 120 - Lô hàng 10 size chọn 5 size để ghép sơ đồ đầu tiên thì số trường hợp có thể chọn là: 252 - Lô hàng 20 size chọn 5 size để ghép sơ đồ đầu tiên thì số trường hợp có thể chọn là: 15.504 - Lô hàng 20 size chọn 10 size để ghép sơ đồ đầu tiên thì số trường hợp có thể chọn là: 184.756 - Lô hàng 50 size chọn 15 size để ghép sơ đồ thì s ố trường hợp có thể chọn là: 2.250.829.575.102 - Lô hàng 50 size chọn 25 size ghép sơ đồ thì số trường hợp có thể chọn là: 126.410.606.427.752 (!!!) Đây là ví dụ chỉ xét đơn giản cho 1 sơ đồ đầu tiên, các size chỉ ghép 1 sản phẩm, nếu tính rộng ra cho cả hệ thống sơ đồ và cho toàn bộ các nguyên liệu của lô hàng thì rõ ràng chúng ta cũng hình dung được mức độ phức tạp sẽ như thế nào? II/ TÍNH SỐ LỚP TRẢI CHO TỪNG SƠ ĐỒ VÀ TỪNG MÀU CỦA TỪNG LOẠI NGUYÊN LIỆU: 1/ Phương pháp tính: Sau khi xác định xong hệ thống sơ đồ của từng loại nguyên liệu, bước tiếp theo là phải tính số lớp phải trải cho từng sơ đồ và từng màu. Lúc này, căn cứ vào hệ thống các sơ đồ của từng loại nguyên liệu đã ghép size trước đó và căn cứ vào số lượng sản xuất của lô hàng để tính toán. Quá trình tính toán này cũng giống như quá trình ghép size nhưng cần phải ghi ra giấy các số l ớp phải trải này thành một bảng tác nghiệp cụ thể nhằm phục vụ cho việc trải vải một cách chính xác. Có thể tham khảo nội dung này dựa trên bảng tác nghiệp lô hàng. 9 Số lớp phải trải cho từng sơ đồ chính là phần nguyên nhỏ nhất của sơ đồ đó của các màu vải. Theo ví dụ trên thì ta có bảng tính số lớp trải cho hệ thống sơ đồ này như sau: Hệ thống sơ đồ Số lớp màu Red Số lớp màu Blue S – L 90 100 S/2 – M/3 26 19 M/4 1 9 S 1 1 M 3 2 Như vậy, nếu chúng ta ghép size theo hệ thống sơ đồ trên và trải vải theo số lớp đã tính của 2 màu này thì xem như chúng ta đã cắt đủ cho số lượng đặt hàng này. Để kiểm tra chúng ta có thể nhân ngược lại và cộng dồn lại thì sẽ thấy số lượng từng size và từng màu được cắt đúng bằng số lượng ban đầu của lô hàng. Khi tiến hành ghép size, có thể kết hợp tính luôn số lớ p phải trải này. Bảng tính này được gọi là bảng tác nghiệp lô hàng ( Xem thêm mẫu của bảng tác nghiệp lô hàng ). 2/ Một số vấn đề thực tế khi tính số lớp trải: a/ Tính tròn số lớp trải nguyên liệu: Theo bảng tính trên, xét size M, chúng ta có thể cho trải thêm 1 lớp của sơ đồ M/4 để khỏi phải làm sơ đồ M ở dưới. Như vậy sơ đồ M/4 sẽ được trải với số lớp của màu Red là 2 thay vì 1, màu Blue là 10 thay vì 9. Như vậy sẽ cắt dư màu Red là 1 sản phẩm và màu Blue là 2 sản phẩm. b/ Cắt sơ đồ của size này dùng chung cho các size khác: Có nghĩa là khi có nhiều size lẻ trong hệ thống sơ đồ do hệ thống này ghép nhiều size và mỗi size đi nhiều sản phẩm nên khó triệt tiêu hết các size. Lúc này đối với các size lẻ chúng ta thường đi sơ đồ của 1 size dùng chung cho các size khác. Ví dụ đơn giản như bảng tính ở trên thì chúng ta có thể chỉ đi sơ đồ của size M và dùng chung cho size S. Có nghĩa là số lớp của size S sẽ được dồn cho size M ở 2 sơ đồ cuối cùng. Lúc này b ảng tính sẽ như sau: Hệ thống sơ đồ Số lớp màu Red Số lớp màu Blue S – L 90 100 S/2 – M/3 26 19 M/4 1 9 M (dùng cho S) 4 3 * Số SP của size M 3 2 * Số SP của size S 1 1 Trong 1 bảng tác nghiệp có thể có nhiều nhóm size dùng chung. Ví dụ: sơ đồ của size 60 dùng chung cho size 58, 56, 54. Size 52 dùng chung cho size 50, 48, 46. Size 44 dùng chung cho size 42, 40 v.v… Như vậy tại thời điểm được dùng chung, số lượng còn sót lại của các size trong nhóm sẽ được cộng dồn cho các size được chọn đi sơ đồ. Theo ví dụ trên thì số lượng của các size 58, 56, 54, 52 sẽ cộng dồn lại cho size 60. Size 50, 48, 46 sẽ cộng dồn cho size 52. Size 42, 40 sẽ cộng dồn cho size 44. Khi cộng dồn lại xong chúng ta mới có thể tính s ố lớp trải và khi tính xong phải ghi chú lại trong sơ đồ dùng chung này số lượng của các sản phẩm của các size dùng chung. 10 c/ Giảm số lớp trải của sơ đồ ghép size để dồn cho sơ đồ 1 size nhằm tận dụng các tấm vải thừa: Nếu hệ thống sơ đồ chỉ toàn là các sơ đồ ghép size (ví dụ M/4) thì chiều dài sơ đồ sẽ dài, không thể tận dụng các tấm vải thừa trong quá trình trải vải. Do đó khi cắt gần hết các sơ đồ ghép size, thường xem thử có bao nhiêu tấm vải thừa (gọi là đầu khúc) để tính số lớp trải cho phù hợp. Ví dụ theo bảng trên, khi cắt xong 2 sơ đồ đầu của màu Blue sẽ cho 10 tấm v ải thừa mỗi tấm dài 2 mét. Chiều dài của sơ đồ M/4 là 7,2 mét. Chiều dài của sơ đồ M là 1,9 mét. Do đó để tận dụng 10 tấm vải thừa này ta sẽ giảm số lượng của sơ đồ M/4 xuống 2 lớp tức là 2 * 4 = 8 sản phẩm để dồn cho sơ đồ M. Như vậy bảng tác nghiệp có thể được tính lại như sau: Hệ thống sơ đồ Số l ớp màu Red Số lớp màu Blue S – L 90 100 S/2 – M/3 26 19 M/4 1 9 - 2 = 7 S 1 1 M 3 2 + 8 = 10 III/ HẠCH TOÁN BÀN CẮT VÀ ĐÁNH SỐ BÀN CẮT CHO TỪNG SƠ ĐỒ: Bước tiếp theo là phải đánh số bàn cắt của từng nguyên liệu vừa được tác nghiệp xong. Việc đánh số bàn cắt phải dựa vào số sản phẩm của từng sơ đồ, số lớp tối đa có thể trải của nguyên liệu và phương pháp đánh số bàn của từng đơn vị cũng khác nhau. Ngoài ra trên phiếu hạch toán bàn cắt cũng có thể phải tính tiêu hao nguyên liệu cho t ừng bàn cắt theo yêu cầu của nhiều doanh nghiệp khác nhau. 1/ Nguyên tắc đánh số bàn cắt: Sau khi ghép size và tính số lớp phải trải cho từng màu và từng sơ đồ, phải đánh số thứ tự cho các số lớp này, gọi là đánh số bàn cắt. Vậy sẽ đánh số như thế nào? Theo thứ tự ra sao? Người ta sẽ dựa vào 2 nguyên tắc để xác định việc đánh số. Chúng ta hãy xét bảng tác nghiệp giống như dưới đây: Hệ thống sơ đồ Số lớ p màu Red Số lớp màu Blue S – L 90 100 S/2 – M/3 26 19 M/4 1 9 S 1 1 M 3 2 a/ Xác định số sản phẩm hay số bàn cắt của 1 sơ đồ: Ví dụ sơ đồ S - L có 2 sản phẩm, 1 của size S và 1 của size L, vậy sơ đồ này có 2 bàn cắt. Sơ đồ S/2 - M/3 có 5 sản phẩm, 2 sản phẩm của size S và 3 sản phẩm của size M, vậy sơ đồ này có 5 bàn cắt. Sơ đồ M/4 có 4 sản phẩm của size M, vậy sơ đồ này có 4 bàn cắt. b/ Phương pháp đánh số bàn cắt: Có nghĩa là đánh số theo thứ tự nào? Có 4 phương pháp thông dụng như sau: - Đánh theo màu: Là bắt đầu từ số 1 của sơ đồ đầu tiên, đánh số hết màu này khi sang màu khác thì bắt đầu đánh số 1 lại từ đầu. Ví dụ minh họa theo như bảng sau: [...]... thời các sơ đồ bạn đang ghép để bạn có thể lấy lại Bạn sẽ thấy các sơ đồ này hiện diện trong cửa sổ tạm như sau: Hệ thống sơ đồ Phương án 4 0-4 2-4 4-4 6 1 3 6-3 8-4 6-4 8 1 3 4-3 8-4 0-4 6 2 4 0-4 2-4 4-4 6 2 3 8-4 2-4 4-5 0 2 4 6-4 8-5 0-5 2 3 4 0-4 4-4 8-5 2 3 3 6-3 8-4 0-4 2 Loại bỏ 1 3 4-3 8-5 0-5 2 Chọn lại 3 Mỗi lần vào chức năng bạn có thể cập nhật tạm các sơ đồ đang tác nghiệp theo thứ tự đến 99 phương án Muốn... liệu cho doanh nghiệp Đồng thời xây dựng được một nghiệp vụ tiêu chuẩn và tiên tiến cho ngành may, góp phần nâng cao năng lực nghiệp vụ chuyên môn và trình độ tin học cho nhân viên thống kê cắt và cho doanh nghiệp nói chung ********** PHẦN III GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HẠCH TOÁN BÀN CẮT CHO NGÀNH MAY VIỆT NAM GARMENT SD 7.0 I/ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT: Hiện nay, nhiều phần mềm của nước ngoài được sử dụng cho ngành. .. lại số bàn cắt theo ý bạn đã chọn Phiếu Hạch Toán Bàn Cắt Lô hàng : 06NY Mã hàng : 14025 Nguyên liệu : Vải chính Màu Green Sơ Đồ & Màu Vải Dài Số lớp Số bàn 3 8-4 0 3,58 56 3 8-4 0 (b) 3 6-4 4 3,50 3 6-4 4 (b) 3,59 20 5-6 4 0-4 2 3,64 7 4 2-4 6 3,60 15 4 2-4 6 (b) 3,66 42/2 3,61 19 1 1-1 2 44/2 3,64 8 1 3-1 4 44/2 (b) Tiêu hao 3,50 3 4-4 6 Màu White 3,58 3,64 Số bàn Tiêu hao 400 1-8 9-1 0 229,76 100 1 1-1 2 351,00 66 1 3-1 4... 1 1-1 2 351,00 66 1 3-1 4 231,36 72,00 66 1 5-1 6 237,60 7-8 25,55 78 1 7-1 8 284,70 9-1 0 54,15 300 1 9-2 4 1083,00 28 2 5-2 6 101,08 68,78 76 2 7-2 8 275,12 29,20 100 2 9-3 0 365,00 54 3 1-3 2 197,10 3-4 201,04 Số lớp 64 36 1-2 Số lớp tối đa : 100 126,36 1.436.00 ********** 16 PHẦN IV HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM HẠCH TOÁN BÀN CẮT GARMENT SD 7.0 Phần này trình bày cách sử dụng phần mềm theo từng thao tác cơ bản từ nhập... sơ đồ > ở phía trên, bạn sẽ được xem sơ đồ theo dạng sau: Vải Chính Vải Phối Lót Thân Lót Tay Dựng 3 4-4 6 34/ 2-4 2/2 3 4-3 6-3 8-4 0 36/ 3-3 8/ 3-4 6/3 3 4-3 6-3 8-4 0-4 2-4 4 3 6-4 4 34/ 2-4 0/2 4 2-4 4-4 6-4 0 34/ 2-4 4/ 5-3 6/2 3 6-3 8-4 0-4 2-4 4-4 6 Bạn có thể sao chép các sơ đồ với nhau bằng các sử dụng phím F8 để copy và phím F9 để sao chép Ví dụ nếu muốn lấy sơ đồ của Lót tay giống Vải phối thì bạn bấm chuột vào bất kỳ dòng... bàn cắt theo số lớp tối đa, phân chia các nhóm size để ghép sơ đồ v.v… - Không lưu trữ được một cách khoa học dữ liệu của nghiệp vụ hạch toán bàn cắt, tốn nhiều thời gian để kiểm tra, xử lý D/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU TIN HỌC HÓA CÔNG TÁC HẠCH TOÁN BÀN CẮT: Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của tin học đã đem lại những lợi ích to lớn cho tất cả mọi lĩnh vực Từ giáo dục, y tế, khoa học kỹ thuật cho. .. Trong trường hợp số lớp cắt lớn hơn số lớp tối đa thì phần mềm sẽ in thêm 1 sơ đồ phụ, ví dụ: 4 2-4 4 (b) điều này giúp cho việc hạch toán và đánh số bàn cắt được dễ dàng hơn Bạn có thể tham khảo trường hợp này ở phiếu hạch toán bàn cắt có khai báo số lớp tối đa - Bạn có thể sắp xếp thứ tự các sơ đồ của phiếu hạch toán bàn cắt theo một màu nào đó theo nguyên tắc số lớp lớn sẽ được cắt trước Bạn chọn màu... 15*3=45 sản phẩm), cắt dư cho 2 sản phẩm của size XXL, màu Red Sau khi hạch toán bàn cắt xong phần mềm sẽ trở về màn hình chính để bạn có thể báo cáo kết quả hạch toán Lúc này nút < Báo Cáo Hạch Toán > sẽ được kích hoạt để bạn có thể truy xuất các số liệu, xem bản in hoặc in các bảng tác nghiệp, phiếu hạch toán theo nhiều cách khác nhau III/ BÁO CÁO CÁC KẾT QUẢ HẠCH TOÁN BÀN CẮT: Phần này tương đối... toán bàn cắt của hầu hết các công ty may ở Việt Nam hiện nay cho nên nghiên cứu tin học hóa công tác này sẽ là một vấn đề rất cần thiết để góp một phần nhỏ vào việc tăng cường hiệu công tác quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Ứng dụng tin học vào nghiệp vụ hạch toán bàn cắt sẽ mang lại những lợi ích sau đây: - Hỗ trợ quá trình tác nghiệp ghép size cho từng loại nguyên liệu riêng biệt... bó hàng là < Bàn > thì các phiếu hạch toán bàn cắt sẽ in với tiêu đề là 'Số bàn' , ngược lại sẽ được in với tiêu đề là 'Số bó' 10/ Đánh số bàn theo: Bạn có thể chọn cách đánh số bàn trên phiếu hạch toán bàn cắt theo 5 trường hợp đã trình bày ở phần giới thiệu phần mềm, bạn chỉ cần bấm chuột vào 1 trong 5 mục chọn này Garment SD 7.0 sẽ đánh lại số bạn cắt theo ý bạn đã chọn Quy ước như sau: bàn 1 (đánh . cho ngành may mặc Việt Nam. Trân trọng cám ơn các bạn đã quan tâm và sử dụng phần mềm này. ********* 4 PHẦN II GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT NGHIỆP VỤ HẠCH TOÁN BÀN CẮT TRONG NGÀNH MAY VIỆT NAM. chuyên môn và trình độ tin học cho nhân viên thống kê cắt và cho doanh nghiệp nói chung. ********** PHẦN III GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HẠCH TOÁN BÀN CẮT CHO NGÀNH MAY VIỆT NAM GARMENT SD 7.0 I/. PHÁP TIN HỌC ỨNG DỤNG CHO NGÀNH MAY ϖϖϖϖϖϖϖ CÔNG TY SXTMDV TIN HỌC LÊ GIA 21/114 Vườn Lài - Tân Phú - TP HCM TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM GARMENT SD 7.0 PHẦN

Ngày đăng: 04/07/2015, 00:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÔNG TY SXTMDV TIN HỌC LÊ GIA

    • 21/114 Vườn Lài - Tân Phú - TP HCM

      • TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ VÀ

        • HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

        • PHẦN MỀM

        • GARMENT SD 7.0

        • PHẦN MỀM HẠCH TOÁN BÀN CẮT

        • CHO NGÀNH MAY MẶC VIỆT NAM

          • Biên soạn: Lê Công Nghiệp

          • Phần mềm đã đăng ký bản quyền tại Cục bản quyền tác giả

          • Giấy chứng nhận đăng ký số 226/2004/QTG

            • TP HCM 07/2007

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan