Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của huyện thanh oai, thành phố hà nội giai đoạn 2015 2020

46 3K 27
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của huyện thanh oai, thành phố hà nội giai đoạn 2015 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề án Chi bộ là tế bào của Đảng, là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo các mặt hoạt động ở cơ sở; chi bộ là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với nhân dân; trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; trong đó chú trọng công tác nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Vì sinh hoạt chi bộ có vai trò, tác dụng to lớn; đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của Đảng; là biện pháp giáo dục, rèn luyện, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; là tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Tại huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội, chi bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp giữ vị trí, vai trò quan trọng; là chỗ dựa của nhân dân. Hoạt động của các tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp không chỉ có tác động trong phạm vi cơ quan, đơn vị, mà còn ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn. Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, các chi bộ trong cơ quan hành chính sự nghiệp đã chú trọng đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tuy nhiên trên thực tế, chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp của huyện Thanh Oai vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Nội dung sinh hoạt của nhiều chi bộ còn trùng lặp với chuyên môn; hình thức sinh hoạt của nhiều chi bộ ít được đổi mới, từ đó làm cho sinh hoạt của không ít chi bộ trở nên xơ cứng về hình thức, thiếu thiết 1 thực về nội dung; tính chiến đấu, vai trò lãnh đạo của chi bộ bị giảm sút, kết quả lãnh đạo các mặt hoạt động của đơn vị không cao. Là đảng viên, là cán bộ công tác tại Ban Tổ chức Huyện ủy Thanh Oai, học viên chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020” làm đề án tốt nghiệp chương trình cao cấp lý luận chính trị. 2. Mục tiêu của đề án 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng, của cấp ủy viên và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của chi bộ và sinh hoạt chi bộ. - Nâng cao chất lượng chuẩn bị sinh hoạt chi bộ. - Nâng cao chất lượng tổ chức, điều hành buổi sinh hoạt chi bộ. - Nâng cao chất lượng các nghị quyết chi bộ. - Hằng năm, tỷ lệ các chi bộ xếp loại trong sạch, vững mạnh đạt 90%; tỷ lệ đảng viên xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên đạt 95%. 3. Giới hạn của đề án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ hành chính, sự nghiệp. 3.2. Không gian: Trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp của huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội. 3.3. Thời gian: Đề án được thực hiện từ năm 2015 đến 2020. 2 B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 1. Cơ sở xây dựng đề án 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ 1.1.1.1. Khái niệm chi bộ C.Mác và Ph.Ăngghen xác định chi bộ là tổ chức khởi đầu của Đảng, trên cơ sở đó xây dựng nên các tổ chức cấp trên của chi bộ và hình thành hệ thống tổ chức của Đảng. V.I.Lênin cho rằng, chi bộ là nơi giáo dục, rèn luyện, phân công công việc, kiểm tra, quản lý đảng viên, kết nạp đảng viên, đưa người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định các chi bộ, đảng bộ cơ sở là “tổ chức cơ bản của Đảng”; là “nền tảng”, “nền móng” của Đảng; là “hạt nhân” chính trị ở cơ sở. Chất lượng của chi bộ, đảng bộ cơ sở là một trong những yếu tố quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Theo Điều 24, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội lần thứ XI của Đảng quy định: Chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở được tổ chức theo nơi làm việc hoặc nơi ở của đảng viên; mỗi chi bộ ít nhất có 3 đảng viên chính thức. Chi bộ đông đảng viên có thể chia thành nhiều tổ đảng; tổ đảng bầu tổ trưởng, nếu cần thì bầu tổ phó; tổ đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của chi uỷ. 1.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi bộ: Chức năng, nhiệm vụ của chi bộ được quy định rất rõ ràng trong Điều 23 và 24 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Theo đó, chi bộ cơ sở - tổ chức cơ sở đảng, chi bộ trực 3 thuộc đảng bộ cơ sở mỗi loại hình có 5 nhiệm vụ cơ bản. Tuy nhiên, tựu chung lại dù là loại hình nào, chi bộ cũng có hai chức năng chính sau: Một là, chức năng lãnh đạo: Chi bộ có chức năng là hạt nhân lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động ở đơn vị, địa bàn theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo sản xuất, kinh doanh, công tác chuyên môn, nghiệp vụ, quốc phòng, an ninh, văn hoá - xã hội… đạt hiệu quả ngày càng cao, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước. Hai là, xây dựng nội bộ Đảng: Thường xuyên chăm lo xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tạo nguồn, giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảng viên, chủ động đề phòng và kịp thời khắc phục những biểu hiện suy thoái của cán bộ, đảng viên về nhận thức, tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật; phát huy vai trò hạt nhân đoàn kết và lãnh đạo ở đơn vị. 1.1.2. Sinh hoạt chi bộ - quan niệm, vai trò, tính chất, hình thức 1.1.2.1. Quan niệm: Sinh hoạt chi bộ là một hoạt động tập thể của chi bộ đảng. Trong quá trình tồn tại, hoạt động, chi bộ có nhiều hình thức hoạt động như: Đại hội chi bộ, họp chi bộ thường kỳ hằng tháng hoặc đột xuất, học nghị quyết, nghe thời sự, hội thi, đi tham quan, học tập kinh nghiệm Theo nghĩa rộng, có thể coi sinh hoạt chi bộ bao gồm tất cả các hoạt động đó. Tuy nhiên, trên thực tế theo cách hiểu thông thường, sinh hoạt chi bộ chủ yếu bao gồm các cuộc họp thường kỳ hằng tháng hoặc đột xuất của chi bộ để giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng đảng viên; thông tin, thảo luận, quyết định những hoạt động lãnh đạo và xây dựng nội bộ. 4 Đại hội chi bộ tuy được coi là một sự kiện sinh hoạt chính trị đặc biệt nhưng bản chất là cơ quan lãnh đạo của chi bộ, có cách tổ chức theo một quy định thống nhất, có nhiệm vụ quyết định những vấn đề quan trọng nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức của chi bộ trong cả một nhiệm kỳ, nên không ghép vào sinh hoạt chi bộ. Các hình thức hoạt động tập thể khác của chi bộ như: lễ kết nạp đảng viên, học nghị quyết, nghe thời sự, hội thi, đi tham quan, nghiên cứu thực tế trong mùa hè, học tập trao đổi kinh nghiệm có thể coi là các hình thức đặc biệt của sinh hoạt chi bộ. Từ những phân tích trên cho thấy, sinh hoạt chi bộ ở các chi bộ là hoạt động tập thể có tính chất thường kỳ hằng tháng hoặc đột xuất của toàn thể đảng viên để tiến hành công tác lãnh đạo và xây dựng nội bộ Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của chi bộ. Về bản chất, sinh hoạt chi bộ là một hội nghị lãnh đạo và xây dựng nội bộ của toàn thể đảng viên chi bộ nhưng có tính chất thường xuyên, định kỳ. Mục đích của sinh hoạt chi bộ là để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của chi bộ. Nội dung và cũng là nhiệm vụ chủ yếu của sinh hoạt chi bộ là quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, của Đảng bộ huyện; thảo luận và đề ra nghị quyết thực hiện nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp lãnh đạo của chi bộ; bàn bạc và quyết nghị những vấn đề xây dựng nội bộ đảng. Trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chi bộ là: chi uỷ, cấp uỷ cấp trên, đội ngũ đảng viên, trong đó trước hết và trực tiếp là bí thư chi bộ, chi uỷ. 1.1.2.2. Vai trò của sinh hoạt chi bộ: Sinh hoạt chi bộ là hình thức hoạt động thường xuyên, phổ biến nhất của chi bộ, đồng thời cũng là hình thức lãnh đạo, xây dựng tổ chức chủ yếu ở cơ sở của Đảng. Vai trò quan trọng của sinh hoạt chi bộ thể hiện trên thực tiễn như: 5 - Sinh hoạt chi bộ là nơi quán triệt và triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, của Đảng bộ đến đảng viên. - Sinh hoạt chi bộ là nơi thảo luận, đề ra phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp công tác của chi bộ. - Sinh hoạt chi bộ là nơi thông tin tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, nội bộ, nâng cao nhận thức cho đảng viên. - Sinh hoạt chi bộ là nơi phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng. - Sinh hoạt chi bộ là nơi thực hành dân chủ trong Đảng, diễn đàn tư tưởng của đảng viên, đồng thời cũng là nơi giáo dục, rèn luyện đảng viên về bản lĩnh chính trị, tính chiến đấu, vai trò tiên phong, kỹ năng thuyết phục, lãnh đạo, ý thức tổ chức, kỷ luật. - Sinh hoạt chi bộ là nơi phân công công tác cho đảng viên đồng thời cũng là nơi kiểm tra công tác của đảng viên. - Sinh hoạt chi bộ là nơi tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ khác, cụ thể là: thực hành các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng, củng cố khối đoàn kết thống nhất trong chi bộ, kết nạp đảng viên, đánh giá phân loại đảng viên 1.1.2.3. Các hình thức sinh họat chi bộ: Xét theo nội dung, sinh hoạt chi bộ có 3 hình thức sinh hoạt chủ yếu: sinh hoạt chính trị, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt học tập. - Sinh hoạt chính trị: là loại hình sinh hoạt để chi bộ bàn bạc, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của chi bộ. Sinh hoạt chính trị có thể là hình thức áp dụng cho cả một buổi sinh hoạt nhưng cũng có thể chỉ là một phần của một buổi sinh hoạt chi bộ. Trên thực tế, đây là hình thức sinh hoạt phổ biến nhất. - Sinh hoạt chuyên đề: là loại hình sinh hoạt chỉ đi sâu thảo luận, giải quyết một vấn đề nào đó mà chi bộ thấy cần thiết tập trung bàn bạc, lãnh đạo, giải quyết, ví dụ như: chuyên đề về công tác phát triển đảng viên, xây dựng 6 nếp sống văn minh ở đơn vị Thông qua từng chuyên đề cụ thể đó để tạo ra một sự chuyển biến mạnh trong hoạt động của chi bộ, nâng cao hiệu quả sinh hoạt, lãnh đạo và đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ. Sinh hoạt chuyên đề muốn có hiệu quả phải chọn đúng vấn đề và có sự chuẩn bị công phu hơn. - Sinh hoạt học tập: là loại sinh hoạt chủ yếu nhằm nghiên cứu, quán triệt nghị quyết, chỉ thị hoặc để thông tin, thông báo tình hình thời sự, chính sách, pháp luật mới, những vấn đề mới về quan điểm, lý luận và thực tiễn. Sinh hoạt học tập rất cần thiết để nâng cao nhận thức, năng lực thực tiễn cho đảng viên, đảm bảo cho đội ngũ đảng viên luôn cập nhật được những thông tin, tri thức mới. Nếu xét theo mặt thời gian, tần xuất sinh hoạt, sinh hoạt chi bộ có 2 loại: sinh hoạt định kỳ và sinh hoạt bất thường. - Sinh hoạt định kỳ: là loại hình sinh hoạt thường kỳ, ổn định, mỗi tháng một lần theo qui định của Điều lệ Đảng. - Sinh hoạt chi bộ bất thường: là dạng sinh hoạt đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ cấp trên, hoặc vấn đề đột xuất phát sinh, bức xúc ở đơn vị như: triển khai nhanh nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo yêu cầu của cấp uỷ, chính quyền cấp trên, bàn chủ trương, giải pháp xử lý những tình huống phức tạp nảy sinh trên địa bàn. Tùy tình hình và yêu cầu cụ thể, chi bộ có thể vận dụng một trong những hình thức sinh hoạt nói trên, hoặc kết hợp các hình thức với nhau nhằm nâng cao chất lượng và tính phong phú, sinh động của sinh hoạt chi bộ. 1.1.3. Chất lượng sinh hoạt chi bộ - quan niệm, tiêu chí đánh giá 1.1.3.1. Quan niệm: Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể định nghĩa như sau: Chất lượng sinh hoạt chi bộ là sự tổng hợp 7 của các yếu tố làm cho sinh hoạt chi bộ phát huy tác dụng và đạt được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thực chất là nâng cao chất lượng lãnh đạo của chi bộ đảng. Có nhiều yếu tố quy định tác dụng, hiệu quả của sinh hoạt chi bộ, hay nói cách khác, chất lượng sinh hoạt chi bộ do nhiều yếu tố qui định, như: + Quy trình sinh hoạt chi bộ. + Hình thức sinh hoạt chi bộ. + Công tác chuẩn bị sinh hoạt chi bộ. + Nội dung sinh hoạt chi bộ. + Chất lượng nhiệm vụ chính trị chi bộ đề ra. + Tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt và tâm trạng, thái độ đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ. + Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng. + Năng lực điều khiển của người chủ trì. + Kết quả thực hiện các nội dung sinh hoạt chi bộ. + Điều kiện vật chất và môi trường tâm lý xã hội liên quan. + Sự chỉ đạo, hỗ trợ, kiểm tra của cấp uỷ cấp trên. Tất cả những yếu tố trên đều trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định hiệu quả, tác dụng của sinh hoạt chi bộ, làm cho có đạt hay không đạt mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của sinh hoạt chi bộ. 1.1.3.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ: Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ là dấu hiệu, tính chất mà dựa vào đó có thể nhận biết, đánh giá được chất lượng sinh hoạt chi bộ là tốt hay chưa tốt, đạt hay chưa đạt mục tiêu, yêu cầu. Từ quan niệm về chất lượng sinh hoạt chi bộ cho thấy, để đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ, cần căn cứ vào các tiêu chí chủ yếu sau: 8 - Sự chuẩn bị cho sinh hoạt chi bộ: Chất lượng sinh hoạt chi bộ không tự nhiên có được mà phải có sự chuẩn bị chu đáo. Sự chuẩn bị càng tốt thì khả năng thành công của sinh hoạt chi bộ càng cao. Bởi vậy, mức độ của sự chuẩn bị là một dấu hiệu cho biết chất lượng của sinh hoạt chi bộ.Thông thường, sự chuẩn bị cho sinh hoạt chi bộ bao gồm một số việc: xác định thời gian, phân công người chuẩn bị nội dung, tổ chức và thông báo kế hoạch, nội dung sinh hoạt cho đảng viên. - Nội dung sinh hoạt chi bộ: Nội dung phù hợp và thiết thực là dấu hiệu quan trọng để đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ. Để bảo đảm cho sinh hoạt chi bộ có chất lượng, chi uỷ hoặc bí thư chi bộ phải chọn đúng những vấn đề trọng tâm chi bộ cần thảo luận, quyết định. - Hình thức sinh hoạt chi bộ: Mỗi một nội dung sinh hoạt chi bộ bao giờ cũng có một hình thức phù hợp. Nếu hình thức sinh hoạt phù hợp, sinh động, luôn đổi mới sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực của đảng viên, giải quyết có hiệu quả cao các vấn đề đặt ra, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Ngược lại, nếu chi uỷ không biết cách đổi mới cách sinh hoạt, lựa chọn hình thức sinh hoạt cho phù hợp với nội dung sẽ làm cho không khí sinh hoạt tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn, đảng viên không hứng thú, phấn khởi, ngồi họp ít phát biểu, chất lượng sinh hoạt chi bộ hạn chế. Do đó khi xem xét chất lượng sinh hoạt chi bộ phải xem xét tính hợp lý và sinh động của hình thức sinh hoạt chi bộ. - Việc thực hiện quy trình sinh hoạt chi bộ: quy trình sinh hoạt chi bộ thể hiện tính khoa học của sinh hoạt. Để sinh hoạt chi bộ có chất lượng, bí thư chi bộ và cấp uỷ đều phải nắm vững và thực hiện đúng quy trình sinh hoạt chi bộ. - Số lượng và thái độ của đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ: Đảng viên tham gia sinh hoạt đầy đủ, tích cực không những thể hiện ý thức tổ chức kỷ luật của đảng viên, nề nếp sinh hoạt của chi bộ mà còn là dấu hiệu đánh giá chất lượng của sinh hoạt chi bộ. Những chi bộ có số lượng đảng viên tham 9 gia sinh hoạt đầy đủ, tích cực nhất định sẽ ra được nghị quyết đúng đắn, sát hợp với thực tiễn, tính khả thi cao hơn so với những chi bộ có đảng viên tham gia sinh hoạt ít, thiếu tích cực. - Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng: sinh hoạt chi bộ là nơi thực hành các nguyên tắc tập trung, dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, đoàn kết thống nhất. Việc thực hiện nghiêm túc hay không các nguyên tắc đó là dấu hiệu quan trọng cho biết chất lượng sinh hoạt chi bộ. - Kết quả thực hiện nội dung sinh hoạt: Đây là dấu hiệu trực tiếp đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ. Một cuộc sinh hoạt chi bộ có chất lượng nhất thiết phải thực hiện được các tính chất của sinh hoạt chi bộ, các mục tiêu, nội dung đã định, như: ra được nghị quyết, tổ chức phân công rành mạch, quán triệt sâu sắc nghị quyết, chỉ thị mới. - Kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ: Đây là một tiêu chí có tính gián tiếp nhưng lại là tiêu chí cao nhất, tiêu chí cuối cùng thể hiện chính xác chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chất lượng sinh hoạt chi bộ cao hay thấp sẽ thể hiện và được khẳng định ở các nhiệm vụ lãnh đạo và xây dựng Đảng của chi bộ được thực hiện thế nào, kết quả ra sao. 1.1.4. Vai trò và đặc điểm của các chi bộ đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp 1.1.4.1. Vai trò của các chi bộ đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp: Cơ quan hành chính các cấp và các đơn vị sự nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc tham mưu hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện để đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống; thực hiện công tác giáo dục, đào tạo nguồn 10 [...]... viên trong chi bộ Vì vậy, đối với các chi bộ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cần đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ nhằm xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Nội dung sinh hoạt phù hợp là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng sinh hoạt chi bộ Để xác định nội dung... từ vị trí, vai trò của các tổ chức đảng trong các cơ quan 17 nhà nước và đơn vị sự nghiệp Các cơ quan hành chính nhà nước và các đơn vị sự nghiệp có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động của hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội Để thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện trong giai đoạn 2015- 2020, đòi hỏi chất lượng sinh hoạt chi bộ lại càng phải nâng cao, xứng đáng là các chi bộ gương... cạnh đó các điều kiện có ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện đề án: Các chi bộ ở đơn vị hành chính sự nghiệp đang bận tập trung chuẩn bị đại hội chi bộ Ngay sau khi đại hội cấp cơ sở xong, Huyện ủy Thanh Oai tập trung chuẩn bị Đại hội Đảng bộ huyện, dự kiến vào tháng 7 /2015 2.2 Thực trạng chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội 2.2.1... sinh hoạt chi bộ, nội dung, quy trình sinh hoạt và các vấn đề có liên quan tới sự vận hành của chi bộ và trách nhiệm của cấp ủy, đảng viên Cụ thể, đối với sinh hoạt chi bộ của chi bộ ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của Đảng bộ huyện hiện nay có những văn bản pháp lý sau đây: - Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ, ngày 02... chất lượng hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền huyện, sẽ làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đến vai trò lãnh đạo của Đảng Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là nhằm phát huy phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên trong việc đề ra các quyết sách chính trị đúng đắn và... trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp là: 167 với 2474 đảng viên Trong đó: chi bộ cơ quan hành chính là 58, chi bộ đơn vị sự nghiệp là 109 Các chi bộ cơ quan hành chính thực hiện theo Quy định số 98-QĐ/TW, ngày 22/3/2004 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan Các chi bộ đơn vị sự nghiệp thực hiện theo Quy định số 97-QĐ/TW, ngày 22/3/2004 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ... nội dung sẽ làm cho sinh hoạt chi bộ hấp dẫn, sinh động và hiệu quả Hình thức sinh hoạt được cải tiến, phù hợp với nội dung sẽ kích thích sự tích cực của đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Nếu không đổi mới hình thức sinh hoạt sẽ gây cho đảng viên cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt 33 2.4.3 Duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ, chi ủy; nâng cao chất lượng điều hành trong sinh hoạt chi bộ. .. các cấp hành chính Nhà nước Do đó, trong mỗi cấp hành chính có một cấp bộ đảng, trong mỗi cơ quan hành chính ở mỗi cấp và đơn vị sự nghiệp đều có tổ chức đảng Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) còn có các ban cán sự đảng trực thuộc cấp ủy cùng cấp Đồng thời, đảm bảo vai trò lãnh đạo đối với toàn thể đảng viên sinh hoạt trong các cơ quan hành chính. .. trọng chi bộ và sinh hoạt chi bộ Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trước hết phải nâng cao nhận thức của từng cấp ủy, của từng đảng viên về vai trò, nhiệm vụ của tổ chức 31 cơ sở đảng và các chi bộ trực thuộc trong cơ quan, đơn vị Hành động thực tiễn có đúng đắn, chuẩn mực hay không phụ thuộc rất lớn vào việc nhận thức có thấu suốt hay không Vì vậy, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong. .. Các chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là hạt nhân chính trị, có trách nhiệm lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ chính trị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Phẩm chất và năng lực, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, nâng . chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng, của. tượng nghiên cứu: Là nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ hành chính, sự nghiệp. 3.2. Không gian: Trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp của huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội. 3.3. Thời gian:. bộ, đảng viên về vị trí, vai trò của chi bộ và sinh hoạt chi bộ. - Nâng cao chất lượng chuẩn bị sinh hoạt chi bộ. - Nâng cao chất lượng tổ chức, điều hành buổi sinh hoạt chi bộ. - Nâng cao chất

Ngày đăng: 03/07/2015, 23:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.4. Vai trò và đặc điểm của các chi bộ đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

    • 1.1.4.1. Vai trò của các chi bộ đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp:

    • 1.1.4.2. Đặc điểm của các tổ chức đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp

    • 2.4.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng chi bộ và sinh hoạt chi bộ

    • 2.4.2. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ

    • 2.4.3. Duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ, chi ủy; nâng cao chất lượng điều hành trong sinh hoạt chi bộ

    • 2.4.4. Chăm lo bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cấp ủy, cán bộ, đảng viên.

    • 2.4.6. Tăng cường sự lãnh đạo, hướng dẫn và kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với sinh hoạt chi bộ

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan