TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: HỆ CƠ

28 639 0
TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: HỆ CƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt đời sống của con người. Hoạt động của các cơ là co rút do bị kích thích vì vậy con người cử động được. 1. Cấu tạo của hệ cơ Cơ là một trong những mô quan trọng của cơ thể, có cấu tạo rất đặc biệt để đảm nhận chức năng co, bóp. Có 3 loại cơ: Cơ trơn : Các tế bào cơ trơn hình thoi, trong nguyên sinh chất có tơ cơ rất mảnh. Hoạt động không tuỳ ý, do thần kinh thực vật chi phối, cơ trơn có sợi dọc, sợi chéo, sợi vòng, có chỗ phát triển thành cơ thắt, cơ trơn co rút chậm chạp, sợi ngắn, không có vân ngang. Chiếm tỉ lệ ít, là thành phần cấu tạo các cơ quan bên trong như các tuyến và thành mạch máu. ống tiêu hóa, ống khí quản, động mạch, tĩnh mạch, niệu quản, sinh dục... Tốc độ co của cơ trơn chậm. Khả năng giữ trạng thái căng thường kéo dài. Ngưỡng kích thích của cơ trơn thường cao hơn của cơ vân. Sự tiêu tốn năng lượng khi co của cơ trơn thường rất thấp, có khi nhỏ hơn hàng trăm lần so với cơ vân. Về cấu tạo, các tế bào cơ trơn thường có hình thuôn nhọn 2 đầu, có 1 nhân nằm giữa tế bào. Cơ trơn hoạt động theo sự chi phối của hệ thần kinh dinh dưỡng và không theo ý muốn.Cơ trơn tạo thành lớp màng cơ trong thành của ống tiêu hóa, bàng quang, các ống và các nội quan khác. Chúng cũng hiện diện trong thành của động mạch, tĩnh mạch. Các tế bào cơ trơn có hình thoi, không có vân . Mỗi tế bào chỉ có một nhân ở trung tâm. Các sợi cơ đan xen với nhau chớ không tạo thành bó. Cơ trơn chịu sự kích thích của hệ thần kinh tự động và không chịu sự kiểm soát có ý thức. Trong chức năng của cơ trơn (đáp ứng với những thay đổi của môi trường trong) được phản ánh trong mối liên hệ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA TIỂU HỌC MẦM NON ….…. TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: HỆ CƠ Giáo viên hướng dẫn:Nguyễn Vĩnh Hiển SV thực hiện: Trần Ngọc Trâm Hồ Thị Thu Thảo Lớp : SPMN K.2C Đề tài tiểu luận GPSL Năm :2010 Hệ cơ đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt đời sống của con người. Hoạt động của các cơ là co rút do bị kích thích vì vậy con người cử động được. 1. Cấu tạo của hệ cơ Cơ là một trong những mô quan trọng của cơ thể, có cấu tạo rất đặc biệt để đảm nhận chức năng co, bóp. Có 3 loại cơ: - Cơ trơn : Các tế bào cơ trơn hình thoi, trong nguyên sinh chất có tơ cơ rất mảnh. Hoạt động không tuỳ ý, do thần kinh thực vật chi phối, cơ trơn có sợi dọc, sợi chéo, sợi vòng, có chỗ phát triển thành cơ thắt, cơ trơn co rút chậm chạp, sợi ngắn, không có vân ngang. Chiếm tỉ lệ ít, là thành phần cấu tạo các cơ quan bên trong như các tuyến và thành mạch máu. ống tiêu hóa, ống khí quản, động mạch, tĩnh mạch, niệu quản, sinh dục Tốc độ co của cơ trơn chậm. Khả năng giữ trạng thái căng thường kéo dài. Ngưỡng kích thích của cơ trơn thường cao hơn của cơ vân. Sự tiêu tốn năng lượng khi co của cơ trơn thường rất thấp, có khi nhỏ hơn hàng trăm lần so với cơ vân. Về cấu tạo, các tế bào cơ trơn thường có hình thuôn nhọn 2 đầu, có 1 nhân nằm giữa tế bào. Cơ trơn hoạt động theo sự chi phối của hệ thần kinh dinh dưỡng và không theo ý muốn.Cơ trơn tạo thành lớp màng cơ trong thành của ống tiêu hóa, bàng quang, các ống và các nội quan khác. Chúng cũng hiện diện trong thành của động mạch, tĩnh mạch. Các tế bào cơ trơn có hình thoi, không có vân . Mỗi tế bào chỉ có một nhân ở trung tâm. Các sợi cơ đan xen với nhau chớ không tạo thành bó. Cơ trơn chịu sự kích thích của hệ thần kinh tự động và không chịu sự kiểm soát có ý thức. Trong chức năng của cơ trơn (đáp ứng với những thay đổi của Đề tài tiểu luận GPSL môi trường trong) được phản ánh trong mối liên hệ khác nhau với hệ thần kinh. Các tế bào của cơ trơn được phân bố bởi hai dây thần kinh; một từ hệ thần kinh giao cảm và một từ hệ thần kinh phó giao cảm. Chúng co lại để đáp ứng với xung thần kinh từ một sợi và bị ức chế (không co) bởi xung đến từ một sợi khác. Cơ vân:(gồm cả cơ tim) là những sợi dài nhiều nhân, nguyên sinh chất nhiều tơ cơ, có nhiều điểm sáng chồng lên nhau, nhìn trên một sợi cơ cắt dọc, ngoài những vách song song theo chiều dọc còn có nhiều vách song song theo chiều ngang.Dưới kính hiển vi điện tử mỗi tơ cơ là một bó sợi rất nhỏ đó là xơ cơ: xơ Miozin và xơ Actin xen nhau. Xơ Actin vòng quanh Miozin, vách ngang là chỗ phình ra của sơ Miozin. Các sợi cơ vân hợp thành từng bó, nhiều bó hợp thành bắp cơ được bọc bởi một cân, tổ chức liên kết giữa các bó sẽ chuyển hai đầu thân cơ thành gân cơ. Chiếm 2/5 trọng lượng cơ thể, màu đỏ, là thành phần chủ yếu của hệ vận động. Cơ vân hoạt động theo sự điều khiển của hệ thần kinh cơ xương và theo ý muốn.So với cơ trơn, tốc độ co của cơ vân thường nhanh hơn; khả năng giữ trạng thái căng thường không dài, ngưỡng kích thích thường cao hơn. Khi cơ trơn co tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, có khi cao gấp hàng trăm lần so với cơ trơn. - Cơ tim : Có cấu tạo giống cơ vân, chỉ khác là các sợi cơ tim chỉ có 1 nhân ở giữa. Các sợi cơ không nằm riêng rẽ thành bó mà phân nhánh và nối với nhau bởi cầu chất nguyên sinh làm cho mô cơ tim bền chắc. Cơ tim có số lượng cơ chất nhiều hơn cơ vân nên thường có màu sắc đậm hơn cơ vân. Sự hoạt động của mô cơ tim chịu sự chi phối của hệ thần kinh dinh dưỡng và không theo ý muôn. Cơ tim được xem là một loại riêng vì chúng vừa có một số đặc điểm của cơ xương, vừa có một số đặc điểm của cơ trơn. Giống như cơ xương, sợi cơ của chúng có vân mặc dù không rõ lắm .Tuy nhiên, giống như cơ trơn, chúng bị kích thích bởi hệ thần kinh tự động và chúng có thể co bóp mà không cần kích thích thần kinh. Ðồng thời hoạt động của chúng giống với cơ trơn nhiều hơn. Ở nơi hai sợi cơ riêng biệt gặp nhau, màng tiếp giáp giữa chúng sẽ ép chặc vào nhau đến nổi không thể nhân ra đây là vùng nối tiếp giữa hai tế bào. Vị trí của những vùng này được gọi là đĩa gian sợi (intercalatd disks). Đề tài tiểu luận GPSL  Đặc điểm cấu tạo cơ vân a) Cấu tạo đại thể : Mỗi cơ vân gồm có 2 phần: phần thịt và phần gân. Phần thịt tạo nên bụng cơ (hay thân cơ), gồm các thớ thịt bám vào gân, song song hoặc chếch so với trục của cơ. Các sợi cơ thường liên kết lại thành bó nhỏ nằm trong một bao liên kết mỏng (bó bậc I). Nhiều bó bậc một tạo thành bó bậc II, Nhiều bó bậc II tạo thành bắp cơ. Trong bắp cơ có mạch máu, thần kinh b) Cấu tạo vi thể. Mỗi sợi cơ vân là một tế bào, có màng mỏng bao bọc, gọi là sacolemma. Màng sacolemma có cấu tạo giống như các tế bào khác trong cơ thể. Trong tế bào chất (cơ tương) có nhiều nhân nằm ngay dưới màng tế bào cơ. Trong cơ tương có mioglobin tạo Đề tài tiểu luận GPSL màu đỏ cho cơ. Ngoài ra còn có lipit, và các hạt đườngdự trữ là glicozen. Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ Cấu tạo bắp cơ , bó cơ , sợi cơ , tơ cơ và đơn vị cấu trúc sợi cơ : Bắp cơ gồm nhiều bó cơ, mỗi bó gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) nắm dọc theo chiều dài bắp cơ. Hai đầu bắp cơ thuôn lại, dài ra thành gân bám vào các xương qua khớp, phần giữa phình to gọi là bụng cơ. Bắp cơ càng khỏe, bũng cơ càng phình làm nổi lên cơ bắp. Trong bắp cơ có nhiều mạch máu và dây thần kinh, chia thành nhiều nhánh nhỏ đi đến từng sợi cơ. Nhờ thế mà cơ tiếp nhận được chất dinh dưỡng và các kích thích. Mỗi sợi cơ là một tế bào cơ dài 10 - 12 cm, có màng sinh chất, chất tế bào và nhiều nhân hình bầu dục. Trong chất tế bào có nhiều tơ cơ nhỏ nằm song song. Mỗi tơ cơ gồm những đoạn màu sáng và màu sẫm nằm xen kẽ nhau tạo thành vân ngang, đó là các đĩa sáng và đĩa tối. Tơ cơ có hai loại là tơ cơ dày và tơ cơ mảnh xếp xen kẽ nhau. Tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất. Giới hạn giữa Đề tài tiểu luận GPSL tơ cơ dày và tơ cơ mảnh giữa hai tấm Z là đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (còn gọi là tiết cơ). Trong cơ vân có nhiều mạch máu, mạch bạch huyết, tận cùng thần kinh cảm giác và thần kinh vận động tạo thành những cơ quan thụ cảm.Cấu trúc quan trọng của cơ tương là lưới cơ tương. Lưới cơ tương là một hệ thống các túi dài và các ống dẫn nằm xen kẽ hay song song với các tơ cơ, tạo thành bộ ba (trias), bao gồm ống ngang, ống dọc và bể chứa. Màng của lưới cơ tương cũng có cấu trúc giống màng sợi cơ.Lưới cơ tương giữ vai trò quan trọng trong việc truyền hưng phấn từ bề mặt của màng cơ vào sâu trong tơ cơ cũng như trong việc thực hiện động tác co cơ. Ngoài ra nó còn làm nhiệm vụ đào thải các sản phẩm của trao đổi chất trong quá trình co cơ.Trong cơ tương của các sợi cơ có nhiều tơ cơ xếp song song. Mỗi sợi cơ có khoảng 1000 tơ cơ. Mỗi tơ cơ lại do nhiều xơ cơ tạo nên. Có 2 loại xơ cơ có bản chất protein là loại xơ dày miozin do các phân tử meromiozin tạo nên và loại xơ mảnh actin do các phân tử tropomiozin và troponin tạo nên. Xơ dày miozin thường có đường kính khoảng 100A o , dài khoảng 1,5 µm dày. Còn các xơ mảnh actin có đường kính khoảng 50A o , dài khoảng 2 µm. Các xơ miozin và xơ atin lồng vào nhau, tạo thành đĩa sáng, đĩa tối xen kẽ nhau. Dưới kính hiển vi điện tử, người ta thấy rằng mỗi tơ cơ có nhiều đốt hay khúc tơ cơ dài khoảng 1,5 – 3 µm. Các khúc tơ cơ nối với nhau bởi màng Z. Phần giữa khúc tơ cơ có đĩa tối A do các xơ dày miozin tạo nên. Khoảng giữa của đĩa tối A có khoảng sáng H. Đĩa sáng I trong khúc tơ cơ do các xơ mảnh actin tạo nên. Cách sắp xếp đan xen như vậy cho phép các sợi cơ di chuyển một cách dễ dàng khi hoạt động. P h ân l oạ i cơ và tên g ọ i cơ : Tuỳ theo số lượng, hình thể và chức năng của phần thịt và phần gân mà người ta phân loại cơ:Theo hình thể có 4 loại: cơ dài (các cơ ở chi); cơ rộng (các cơ thành bụng bên) cơ ngắn (các cơ vuông); và cơ vòng (các cơ thắt quanh lỗ tự nhiên). Cũng có thể dưa theo số lương thân và gân cơ mà chia Đề tài tiểu luận GPSL ra: cơ nhi thân(cơ 2 bụng); cơ nhị đầu, cơ tam đầu và tứ đầu.Tuỳ theo hình thể người ta gọi cơ vuông, cơ tam giác, cơ tháp, cơ tròn, cơ Delta, cơ răng Tuỳ theo hướng đi của thớ cơ ta gọi là cơ thẳng, cơ chéo, cơ ngang Tuỳ theo chức năng, chi ra thành cơ gấp, cơ duỗi, cơ dạng, cơ khép, cơsấp, cơ ngửa.v.v Tó m lạ i : có thể gọi tên cơ rất nhiều cách khác nhau như: theo hình thể; vị trí; chiều hướng, cấu tạo, chức năng, chỗ bám hoặc kết hợp giữa hình thể và kích thước; chức năng và hình thể, vị trí hay kích thước để gọi tên cơ.  Các nhóm cơ chính của hệ vận động a) Các cơ vùng đầu: Gồm nhóm các cơ nhai (bám vào xương) và nhóm cơ bám da. * Nhóm cơ nhai. Gồm 4 đôi cơ, có nhiệm vụ chung là làm cử động hàm dưới.+ Cơ thái dương. Nằm trong hố thái dương. Các cơ xoè ra như cái quạt. Cơ bám gốc vào hố thái dương. Bám tậnvào mỏm vẹt xương hàm dưới. Tác dụng: nâng hàm dưới.+ Cơ cắn. Bao phủ mặt ngoài quai hàm. Bám gốc vào cung gò má. Bám tận vào góc xương hàm dưới. Tác dụng nâng hàm dưới lên.+ Cơ chân bướm trong. Bám gốc hố chân bướm. Bám tận vào mỏm vẹt xương hàm dưới. Tác dụng đưa hàm dưới về trước. * Nhóm cơ bám da đầu - mặt . Gồm các cơ bám ở quanh miệng, ở mũi, ở mắt, ở tai và ở sọ não, như:+ Cơ vòng miệng. Làm thu nhỏ lỗ miệng.+ Cơ mút. Nằm 2 bên khoang miệng. Tác dụng: mút và biểu thị tình cảm+ Cơ vuông môi dưới. Nằm dưới miệng. Tác dụng kéo môi dưới xuống.+ Cơ vuông môi trên. Tác dụng nâng môi trên lên. + Cơ tam giác môi. Kéo lỗ miệng xuống.+ Cơ cằm . Nâng da cằm, làm nhăn da cằm, làm bĩu môi.+ Cơ cười. Nằm ngoài cơ mút. Tác dụng kéo lỗ miệng ra 2 bên khi cười.+ Cơ gò má . Kéo góc miệng lên trên trong cử động nhếch mép.+ Cơ vòng mắt . Gồm cơ nâng mí mắt; cơ mày. Tác dụng chau mày.+ Các cơ ở mũi. Gồm cơ quanh mũi, cơ nở mũi. Tác dụng kéo mũi+ Các cơ bám quanh tai. Gồm cơ tai trên, cơ tai trước, cơ tai sau làm cử động vành tai. Ở người cơ này tiêu giảm.+ Các cơ bám ở sọ não . Gồm cơ trán, làm nhăn da trán và cơ chẩm. Tác dụng làm giãn da trán. b) Các cơ vùng cổ Đề tài tiểu luận GPSL *Các cơ bên cổ+ Cơ bám da cổ . Tác dụng kéo da mặt xuống, gấp nếp da cổ.+ Cơ ức-đòn-chũm. Là cơ lớn nằm bên cổ. Bám gốc vào cổ cán ức và đầu trong xương đòn. Bám tận vào mấu chũm và đường cong chẩm trên. Tác dụng làm ngửa đầu, quay đầu.+ Cơ bậc thang . Gồm 3 bó nằm sâu bên cổ. Bám gốc vào mấu ngang các đốt sống cổ. Bám tận vào mặt trên sườn 1 và 2. Tác dụng làm nghiêng cổ, nghếch mặt lên, hoặc nâng lồng ngực lên (nên gọi là cơ hít vào). *Các cơ dưới xương móng . Gồm 4 cơ: Cơ ức- móng; Cơ vai-móng; cơ ức-giáp; cơ giáp-móng. Có tác dụng chung là hạ xương móng. *Các cơ trên xương móng. Gồm 4 cơ tạo nên nền miệng: như cơ nhị thân; cơ trâm - móng, cơ hàm - móng, cơ cằm- móng. Tác dụng nâng xương móng. *Các cơ trước cột sống cổ. Gồm một số cơ nằm sát cột sống như: cơ thẳng lớn trước, cơ thẳng bé sau. Tác dụng làm gập đầu, nghiêng đầu *Các cơ sau cột sống cổ. Gồm cơ thang (ở lớp nông), cơ rối lớn, cơ rối bé, cơ gối (ở lớp giữa); cơ thẳng lớn sau, thẳng bé sau, cơ chéo lớn, cơ chéo bé (ở lớp sâu). Tác dụng làm ngửa đầu, quay đầu 2. Chức năng của hệ cơ Hệ cơ có một số chức năng chính sau:Cùng với hệ xương làm thành hệ vận động giúp cho cơ thể di chuyển, hoạt động lao động và TDTT Giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động (Ví dụ đối với hệ tiêu hóa, hệ cơ giúp cho sự nghiền nát thức ăn; nhờ sự co duỗi của các cơ hô hấp, giúp hệ hô hấp đưa không khí vào phổi; nhờ sự co bóp của cơ tim và cơ trơn ở mạch máu, giúp máu đi khắp cơ thể )- Hệ cơ là yếu tố quyết định hình dáng bên ngoài của cơ thể, biểu hiện sự khỏe mạnh hay gầy yếu cũng như các biểu lộ tình cảm như vui, buồn, giận dữ Hệ cơ còn giúp cơ quan phát âm phát ra tiếng nói Hệ cơ có chức năng quan trọng trong việc cử động, di chuyển và làm đảm bảo hoạt động của cơ quan: sinh sản, hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết, tiếng nói và sự biểu lộ tình cảm của con người, ngoài ra còn tạo ra hình dáng biểu thị sức mạnh của cơ thể .Cơ c ó c hứ c n ăng sinh nhiệt .:- Khi cơ co rút thì có điểm tỳ và điểm động dẫn đến một cử động theo ý muốn, các cơ vận động xương theo nguyên tắc đòn bẩy. Đề tài tiểu luận GPSL Mỗi cử động đều do sự tác động của các cơ đối lực thường có 3 loại:+ Có điểm tỳ ở giữa.+ Lực tác động ở giữa.+ Lực cản ở giữa Khi cơ hoạt động (trạng thái căng cơ) trong cơ có quá trình trao đổi chất và quá trình trao đổi năng lượng (phân huỷ chất hữu cơ giải phóng năng lượng) khi cơ vận động nhiều, máu chảy tới nhiều gấp 4-5 lần lúc thường. Acid lactic được tiết ra, đọng lại làm cho người mệt mỏi (vì nguyên sinh chất cứng lại thành myosin) hoặc co cứng (chuột rút). Sau khi chết 3- 6 giờ thì tử Thi co cứng (albumin đông đặc) và mềm lại khi hiện tượng tan rã bắt đầu. C á c t h à n h p h ầ n p h ụ th u ộ c của cơ Trợ lực cho hoạt động của cơ gồm mạc, bao hoạt dịch, bao sợi, túi hoạt dịch Đây là những thành phần phụ thuộc của cơ.1. M ạ c :Là một tổ chức liên kết bao bọc một cơ hay nhóm cơ hay tất cả cơ ở một vùng, một khu. Các khu cơ ngăn cách bởi vách liên cơ, cơ càng nở nang thì mạc càng dầy và chắc.2. G â n cơ :Ở hai đầu cơ, là cơ thon dần trông như liên tiếp với một gân tròn trắng bóng gồm những sợi keo bó chặt lại với nhau để bám vào xương.3. C â n c ơ :Gân bám dàn mỏng, rộng dẹt như một chiếc lá gọi là cân cơ.4. B ao h o ạ t d ịch :Là một túi thanh mạc bao bọc gân, gồm hai lá: lá trong bao bọc gân và lá ngoài sát bao sợi, ở hai đầu bao hai lá liên tiếp nhau tạo lên một túi kín chứa hoạt dịch làm cho cơ co rút được dễ dàng.5. R ò n g r ọ c :Ở chỗ gân thay đối hướng thì thường có một ròng rọc để gân đi qua đó.6. Xư ơ ng v ừ ng :Nằm ở trong gân, làm tăng góc bám, tăng sức mạnh của gân. SINH LÝ HỌC CỦA HOẠT ÐỘNG co CƠ 1. Ðặc điểm chung của sự co cơ xương Các sợi cơ và các tế bào thần kinh giống nhau ở chỗ cả hai sẽ đáp ứng chỉ khi một kích thích đạt đến ngưỡng cường độ và thời gian. Giống như tế bào thần kinh, sợi cơ cũng có thuộc tính tất cả hoặc không (all or none). Nếu như một sợi cơ tách rời chịu một kích thích có giá trị trên ngưỡng, độ co cơ nhận được đều giống nhau, bất kể giá trị nào của kích thích. Mặc dù một sợi cơ đáp ứng theo kiểu tất cả hoặc không nhưng một cơ được hợp thành bởi nhiều sợi cơ thì lại khác. Có thể dễ dàng chứng minh trong phòng thí nghiệm rằng cơ có khả năng đáp ứng ở những mức độ khác nhau phụ thuộc vào cường độ kích thích: nếu một cơ tiếp nhận một kích thích ở cường độ ngưỡng, cơ sẽ co rất yếu. Khi cường độ kích thích mạnh hơn được tạo ra sau một ít giây nghỉ, cơ sẽ co hơi mạnh hơn. Cường độ càng tăng làm cơ co càng mạnh cho đến khi sự gia tăng kích thích không làm tăng cường độ của đáp ứng. Lúc này cơ đã đạt đến đáp ứng tối đa. Làm thế nào có thể giải thích các kết quả nầy nếu các sợi cơ đáp ứng theo nguyên lý tất cả hoặc không? Ðó là do sự tương tác giữa các sợi cơ khác nhau trong mỗi cơ. Vì trong một cơ, mỗi sợi cơ có giá trị ngưỡng khác nhau, được phân bố bởi các sợi thần kinh khác nhau và những sợi này không phải đều bị kích thích đồng thời, do đó mặc dù từng sợi cơ đáp ứng với kích thích Đề tài tiểu luận GPSL theo kiểu tất cả hoặc không nhưng một sự gia tăng cường độ của kích thích trên mức độ ngưỡng có thể dẫn tới một đáp ứng lớn hơn của cơ do nhiều sợi cơ bị kích thích. Tuy nhiên cơ sẽ đạt đến mức đáp ứng tối đa khi toàn bộ sợi cơ bị kích thích và sự gia tăng cường độ hơn nữa cũng không gây ra sự đáp ứng Ðáp ứng của một cơ với những kích thích có cường độ khác nhau : Nếu một kích thích thích hợp tác động lên cơ, sẽ có một thời gian ngắn trong đó sự co cơ không xảy ra. Ðây là thời kỳ tiềm phục (latnt period) thường thay đổi từ 0,0025 đến 0,004 giây. Tiếp theo là thời kỳ co (contraction period) và ngay sau đó là thời kỳ duỗi (relaxation period). Ba thời kỳ nầy tạo thành một co cơ đơn (simple twich) Co cơ đơn: Mỗi co cơ đơn cần có một thời gian nghỉ thích hợp giữa hai kích thích kế tiếp. Nếu có một loạt kích thích liên tiếp tác động lên cơ, cơ chưa kịp duỗi hoàn toàn khi đáp ứng với kích thích trước thì kích thích kế tiếp đã đến. Trong trường hợp này biên độ co cơ sẽ lớn hơn co đơn độc, gọi là sự cộng co (summation). Khi các kích thích lặp lại rất nhanh, cơ không thể duỗi giữa các lần kích thích. Trong trường hợp nầy không thể phân biệt được từng co cơ đơn, chúng hợp lại thành co cứng (tetanus) Cộng co và co cứng :Nếu cơ co cứng quá lâu, chúng sẽ bị mõi và biên độ co cơ sẽ giảm dần ngay cả khi kích thích liên tục với cùng cường độ. Sự mõi cơ có liên quan đến việc giảm lượng glycogen tích trử, sự tích tụ acid lactic và những thay đổi hóa học khác. Một sự co cơ trong đó cơ bị ngắn lại nhưng cường độ co cơ không đổi được gọi là co đẳng trương (isotonic contraction). Sự co cơ trong đó cơ tạo ra lực nhưng không ngắn lại, như trường hợp nâng một vật nặng, được gọi là co đẳng trường (isometric contraction) Một số cơ không bao giờ duỗi hoàn toàn mà luôn luôn được duy trì ở trạng thái co một phần, gọi là trương lực (tonus). Trương lực được duy trì do các nhóm sợi cơ khác nhau luân phiên co nên không có sợi cơ này 2. Cơ sở phân tử của sự co cơ a. Năng lượng cho sự co cơ :Năng lượng cần cho sự co cơ đến từ ATP. Chất nầy lại được tạo ra từ sự biến dưỡng của glucoz và acid béo. Nhưng có ít ATP được dự trử trong cơ đến nỗi chỉ một vài lần co cơ sẽ nhanh chóngbị mất đi nguồn cung cấp năng lượng. Như vậy cơ vượt qua hạn chế này như thế nào? Mặc dù có ít ATP nhưng lại có một hợp chất khác có nhóm phosphat được dự trử phổ biến trong cơ là creatin phosphat. Chất này được tạo thành bằng sự gắn một nhóm phosphat vào chất creatin. Creatin phosphat không được sử dụng trực tiếp để cung cấp năng lượng cho sự co cơ nhưng nó có thể chuyển nhóm phosphat đến ADP để thành lập ATP: Creatin Phosphat + ADP + H + > Creatin + ATPChất ATP mới được thành lập tác động như nguồn năng lượng trực tiếp cho sự co cơ. Cơ dự trử đủ creatin phosphat để có thể co trong nhiều giây trước khi sự hô hấp tế bào có thể sản xuất thêm ATP. Nếu yêu cầu của cơ không lớn, năng lượng bổ sung có thể đến từ sự oxy hóa hoàn toàn của glucoz hoặc acid béo thành CO2 và H2O với sự tham gia của O2. [...]... hơn, cơ được sắp xếp như sau: cơ (bó cơ (sợi cơ (tế bào cơ) ( tơ cơ (myofibril) ( sarcomer ( các sợi actin và myosinNhững quan sát này dẫn đến một học thuyết về sự co cơ : các tơ cơ lồng vào nhau do các sợi trượt lên nhau Vùng chồng lên nhau giữa sợi dày và sợi mỏng sẽ tăng lên cho đến khi các sợi mỏng từ đĩa I ở hai phía của một đĩa A gặp nhau Sự trượt này làm giảm chiều rộng của vùng H, thậm chí Đề. . .Đề tài tiểu luận GPSL b Trong thời gian nghỉ trước khi hệ hô hấp và hệ tuần hoàn tăng lượng oxy cung cấp cho hoạt động của cơ, một số oxy cần cho sự hô hấp hiếu khí trong cơ đỏ được cung cấp bởi myoglobin Trong trường hợp cơ phải hoạt động tận lực, yêu cầu về năng lượng của cơ (nhất là cơ trắng) rất lớn và oxy từ myoglobin nhanh chóng được... phân Đề tài tiểu luận GPSL thành ADP và Pi làm cho đầu bị đẩy ngược trở lại vị trí ban đầu Khi có nhiều ion , các chu kỳ trên lặp đi lặp lại và cơ tiếp tục co nhưng khi xung thần kinh chấm dứt, cơ sẽ duỗi ra vì bơm trong màng của lưới cơ tương sẽ vận chuyển tích cực ion vào trong lưới cơ tương Không có ion , protein điều hòa trở về vị trí ban đầu và khóa vị trí gắn myosin của actin, ức chế sự co cơ. .. màng của lưới cơ tương kế cận Ðiều này rất quan trọng vì lưới cơ tương có một lượng rất lớn ion , sẽ khởi động sự co của tơ cơ Khi tơ cơ co, điện thế động trong ống T gây ra một sự gia tăng cực độ trong tính thấm của màng lưới cơ tương đối với ion , làm chúng thoát ra ngoài với một lượng lớn Sự phóng thích các ion trong tế bào là một kích thích trực tiếp cho sự co cơ Ion kích động sự co cơ như thế nào?... sarcomer Sarcomer là đơn vị chức năng của sự co cơ Các vân của cơ xương phản ánh về cấu trúc của các đơn vị chức năng trong sự co cơ Khi sợi cơ co, sarcomer trở nên ngắn hơn và độ rộng tương đối của các đĩa thay đổi: đĩa I và vùng H hẹp hơn, các đĩa A ít thay đổi nhưng di chuyển đến gần nhau hơn Những nghiên cứu của cơ dưới kính hiển vi điện tử cho thấy mỗi tơ cơ lại gồm có hai loại sợi (filament), một... tạo ra ATP Acid lactic còn lại được dùng để tổng hợp glucoz và glycogen Cơ chế co cơ :Như ta đã biết, một cơ xương được đặc trưng bởi các vân và được hợp thành bởi một số các sợi cơ Khảo sát những sợi này với độ phóng đại rất cao cho thấy chúng được tạo thành từ nhiều đơn vị cấu trúc dài và mãnh gọi là tơ cơ (myofibril) Mỗi tơ cơ có đường kính khoảng 1-2 (m, có các ty thể nằm trong tế bào chất giữa... Sarcomere với lưới cơ tương và hệ thống T :Các ống của hệ thống T ăn sâu vào trong màng tế bào cho phép điện thế động lan truyền qua bề mặt tế bào vào bên trong sợi cơ Ðiện thế động di chuyển nhanh hơn sự khuếch tán của các ion, đủ để các kích thích đi đến tất cả các tơ cơ vì vậy các tơ cơ ở gần bề mặt và những tơ co ở trung tâm có thể co cùng một lúc Mối quan hệ giữa hệ thống T và lưới cơ tương cho thấy... kỹ năng ở bàn tay Đề tài tiểu luận GPSL * Cha mẹ nên khuyến khích con vận động từ sớmCần cho trẻ có thời gian nằm sấp mỗi ngày ngay từ khi trẻ mới 1 tháng cho tới khi biết đi, để trẻ luyện tập kỹ năng kiểm soát đầu, lật, chống tay ngồi dậy luôn nằm ngửa, không bao giờ có cơ hội nằm sấp cũng sẽ phát triển vận động chậm so với bình thường.Khi trẻ lớn một chút, hãy để cho trẻ có cơ hội được lăn lê... thể lực: mỗi ngày làm việc nhà cũng là cơ hội dùng cơ bắp Bạn có bao giờ tự hỏi “hôm nay mình đã làm việc gì mà dùng cơ bắp chưa?” Đây là câu hỏi hay để hỏi trẻ và chính bạn mỗi ngày Dùng sức để đẩy, kéo, lê, nhấc hay nắm chặt một vật gì như xách túi đồ siêu thị, xách cặp, nhấc thau đồ đem phơi, đẩy xe tập đi hay dẫn chó đi dạo… đều tạo ra phần việc cơ bắp cho cơ thể 5- Khám phá: trẻ cần phát triển... bệnh lý trẻ có liên quan đến cấu tạo, hoạt động và phát triển cơ thể trẻ, các đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Do vậy dự phòng các bệnh này ở trẻ là điều quan trọng Những yếu tố gây bệnh cơ xương khớp ở trẻ :Một số bệnh xương khớp có tính chất gia đình Trẻ sinh ra trong các gia đình có người mắc bệnh khớp thường hay bị mắc hơn Đề tài tiểu luận GPSL những trẻ sinh ra trong gia đình không có người mắc . nầy không thể phân biệt được từng co cơ đơn, chúng hợp lại thành co cứng (tetanus) Cộng co và co cứng :Nếu cơ co cứng quá lâu, chúng sẽ bị mõi và biên độ co cơ sẽ giảm dần ngay cả khi kích. tiếp gọi là một sarcomer. Sarcomer là đơn vị chức năng của sự co cơ . Các vân của cơ xương phản ánh về cấu trúc của các đơn vị chức năng trong sự co cơ. Khi sợi cơ co, sarcomer trở nên ngắn. lượng glycogen tích trử, sự tích tụ acid lactic và những thay đổi hóa học khác. Một sự co cơ trong đó cơ bị ngắn lại nhưng cường độ co cơ không đổi được gọi là co đẳng trương (isotonic contraction).

Ngày đăng: 03/07/2015, 21:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Cấu tạo của bắp cơ và tế bào cơ

  • 10 lợi ích của trò chơi vận động để phát triển xương cho trẻ

  • Trẻ mới tập đi cần vận động :Trẻ háo hức với những bước đi đầu đời, tò mò khám phá thế giới xung quanh là hoàn toàn dễ hiểu Điều quan trọng là phải tạo ra mọi cơ hội để cho trẻ vận động cơ thể, trẻ sẽ khám phá được chính bản thân mình nhờ việc chạy, nhảy, leo trèo và khám phá thế giới của riêng mình. Các bộ phận trong cơ thể trẻ qua vận động cũng sẽ dần cứng cáp hơn cho xương.Ở tuổi chập chững tập đi, trẻ thường rất hiếu động, các hoạt động nhảy, chơi, đọc sách, leo trèo, xoay người … đều là những hoạt động mà trẻ có thể dễ dàng ghi nhớ và bắt chước. Hình thành thói quen tập thể dục cho trẻ ngay từ lúc này.Trẻ ở độ tuổi tập đi có thể đốt cháy nhiều calo hơn trong một ngày so với một người lớn tập ở phòng thể dục cả tuần.

  • Bé nhanh mệt khi vận động do bị nhiễm mỡ máu và xương sẽ không phát triển:Đưa trẻ đi khám, để kiểm tra trẻ có cholesterol trong máu hay không?Trẻ thường xuyên mệt mỏi khi chạy chơi ngoài sân cùng các bạn. Chạy một lúc là mặt trẻ trở nên đỏ bừng, thở dốc. Trẻ rất thích ăn gà rán KFC, bim bim, chocolate và có hơi thừa cân một tí.Khi cân nặng thừa quá mức sẽ khiến trẻ trở nên chậm chạp hơn. Nhưng nhanh mệt khi vận động lại có thể là do con bị mỡ trong máu cao.

  • Chuyện ăn uống của trẻ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan