Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

112 561 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng keo lá liềm (acacia crassicarpa) ưu tú trên vùng cát ven biển huyện phong điền, tỉnh thừa thiên huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng cát ven biển nước ta là vùng sinh thái rất khắc nghiệt, hiểm hoạ cát di động uy hiếp mạnh mẽ và trở thành khu vực rất xung yếu. Khoảng 400.000 ha các dải cát di động trải dọc bờ biển miền Trung đã và đang bị sa mạc hoá, ước tính mỗi năm có 20 ha đất canh tác nông nghiệp bị lấn bởi các đụn cát di động [9]. Vì vậy việc tạo rừng trên những vùng cát này là hết sức khó khăn. Do phải tạo rừng trên những vùng đất cát khô hạn, nghèo dinh dưỡng với chức năng phòng hộ, chắn gió, chắn cát ven biển nên việc lựa chọn loài cây trồng rừng rất được quan tâm, đây là một trong những khâu cốt yếu quyết định đến thành bại của công tác trồng rừng. Viện KHLN Việt Nam đã nghiên cứu với một số loài cây trồng trên vùng này đó là Keo lá tràm, Keo tai tượng, Phi lao, một số loài cây chịu hạn và một số loài Bạch đàn trắng…nhưng cũng chưa đi sâu [23]. Với các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là các đồi cát nội đồng hoặc đồi cát di động, bán di động thì Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) là cây trồng lý tưởng để hình thành rừng phòng hộ bảo vệ đất, điều hòa khí hậu, chống cát bay, cát nhảy, cải tạo môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và đời sống dân sinh. Bên cạnh những lợi ích của cây Keo lá liềm mang lại cho môi trường thì nó còn đem lại nhiều lợi ích về kinh tế. Gỗ Keo lá liềm khá nặng, gỗ lớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh; gỗ nhỏ dùng làm nguyên liệu giấy, dăm, ván ép, cọc trụ mỏ… Do tán lá rộng thường xanh, mọc chồi khỏe, có khả năng cạnh tranh với cỏ dại nên dùng để trồng trên đồi trọc làm cây che bóng, bảo vệ đất. Ngoài ra, Keo lá liềm có rễ phát triển mạnh, nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nên vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là vùng cát trắng ven biển [20]. Rừng ven biển luôn được tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định có vai trò to lớn trong việc chắn cát, giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái và các các công trình hạ tầng trong vùng, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Hiện nay huyện Phong Điền - Thừa Thiên Huế đã và đang đưa vào xây dựng các mô hình trồng Keo lá liềm nhằm giúp người dân vùng đất cát có thể phát triển một loài cây lâm nghiệp với mục tiêu tạo lập được các dải rừng phòng hộ để chặn đứng nạn cát bay và cố định các cồn cát di động, tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và 1 nuôi trồng thuỷ sản trên đất cát, cải thiện được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường vùng cát và nâng cao độ phì nhiêu của đất [18]. Tuy nhiên việc trồng cây gây rừng ở những vùng cát ven biển và vùng cát nội đồng còn gặp nhiều khó khăn. Để giải quyết một trong những khó khăn đó thì chọn kỹ thuật làm đất thích hợp và xác định tuổi cây con đem trồng là một trong những bước đầu quan trọng nhằm tăng tỷ lệ sống và sinh khối của Keo lá liềm. Xuất phát từ những yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng Keo lá liềm ưu tú trên vùng cát ven biển huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”. 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Vào đầu những năm 1988, CSIRO với sự khuyến khích của FAO và hỗ trợ tích cực của các đối tác khác nhau, bắt đầu bộ sưu tập hạt giống về cây Keo trong vùng nhiệt đới ẩm của Úc, Indonesia và Papua New Guine. Phần lớn các thăm dò và thuần hóa keo nhiệt đới ở châu Á được báo cáo khá đầy đủ tại các hội thảo do ACIAR, CSIRO, FAO và Viện Quốc tế Winrock nghiên cứu về Nông nghiệp tổ chức từ năm 1986 đến 1993. Từ năm 1993 đã có những nghiên cứu sâu hơn về sự thuần hóa của Keo nhiệt đới trong môi trường ẩm ướt và khô cằn/bán khô cằn. Một số loài được trồng thử nghiệm, đó là Acacia cincinnata, Acacia leptocarpa, Acacia aulacocarpa và Acacia crassicarpa, đã cho thấy những điểm khả quan trong các thử nghiệm ở những vùng nhiệt đới ẩm, nhưng chỉ Acacia crassicarpa đã được trồng thí điểm với mục đích thương mại, chủ yếu là ở Indonesia [17]. Theo nghiên cứu tại CSIRO lâm nghiệp và lâm sản (CSIRO FFP) được tiến hành trong bối cảnh thuần hóa cây. Cho biết Acacia crassicarpa là một cây khá lớn có thể cao lên đến 30 m. Nó có sức tăng trưởng và sức sống cao ở những nơi khô cằn, hơi cao, đồng cỏ cao nguyên và phát triển mạnh trong vùng nhiệt đới ẩm với tiềm năng của các loài ít được biết đến. Trong những năm qua, Acacia crassicarpa đã phát triển từ một cây hầu như không được biết đến trong những vùng hoang dã của miền Bắc Queensland và New Guinea rồi trở thành một loài cây trồng phổ biến với khả năng cung cấp giấy và bột giấy trong khu vực Đông Nam Á. Hơn 40.000 ha rừng trồng hiện nay đã được thành lập trên đảo Sumatra ở Indonesia (Midgley 2000) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường trên đảo. Mặc dù Keo lá liềm tạo ra sản lượng bột giấy ít hơn so với Keo tai tượng, nhưng tốc độ tăng trưởng cao (trung bình gia tăng hàng năm là hơn 25 m 3 /ha/năm) duy trì năng suất trên mỗi đơn vị diện tích. Nó được trồng chủ yếu trên đất cao, có độ pH thấp và đôi khi có thể bị ngập nước, trong khi đó Keo tai tượng có thể không phát triển tốt [12]. Acacia crassicarpa là một minh chứng tốt về tiềm năng phát triển nhanh chóng của loài cây nhiệt đới. Nó đã thu hút sự đầu tư, nghiên cứu tại nhiều quốc gia như: Úc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc, Tanzania. Nhiều nghiên cứu đầu được thực hiện trong các dự án ACIAR. Công việc tiếp theo đã được thực hiện dưới sự bảo trợ của Nhóm tư vấn nghiên cứu và phát triển của cây Keo (COGREDA). 3 Tại Trung Quốc Theo Pan Zhigang và đồng nghiệp Yingtian thì Acacia crassicarpa đã được giới thiệu vào năm 1985 với các loài được trồng ở Trung Quốc. Sau 8 năm nghiên cứu (1985 - 1993), Acacia crassicarpa cho thấy rằng nó là một cây họ đậu nhiệt đới phát triển nhanh chóng. Ít sâu bệnh, dịch hại nghiêm trọng và là một loài cây cung cấp giấy và bột gỗ. Acacia crassicarpa phân bố ở các vùng cận nhiệt đới, nhiệt đới và phía Nam rộng lớn ở Trung Quốc, nơi nhiệt độ trung bình khoảng 21 - 24 0 C, có lượng mưa hàng năm 1000 - 2000 mm. Nó có thể sinh sống ở đồi núi thấp, và bờ biển đất cát. Đặc biệt Acacia crassicarpa có thể làm giàu cho đất vì nó là một loài có khả năng cố định đạm [15]. Tại Thái Lan Thử nghiệm của nhiều loài có nguồn gốc ở Úc (chủ yếu là của các loài Keo, Bạch đàn và Tràm) được trồng tại các địa điểm khác nhau trên khắp Thái Lan trong thời gian 1985 - 1987. Kết quả ban đầu thu được từ các thử nghiệm trồng năm 1985 và 1986 đã cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các loài trong sự tồn tại và phát triển. Một số cây Keo (ví dụ như Acacia crassicarpa, Acacia auriculiformis, Acacia torulosa và Acacia julifera) và Bạch đàn (ví dụ như Eucalyptus camaldulensis, Eucalyptus tereticornis, Eucalyptus citriodora và Eucalyptus urophylla) nằm trong số những cây có khả năng sinh tồn và phát triển tốt. Với loài Keo thì các xuất xứ phía Bắc như Acacia crassicarpa và Acacia aulacocarpa tăng trưởng nhanh hơn các xuất xứ miền Nam. Đặc biệt, Acacia crassicarpa là loài có nhiều triển vọng, vừa có khả năng thích nghi tốt ở những vùng khắc nghiệt vừa sinh trưởng tốt góp phần đem lại hiệu quả cao về kinh tế [14]. Tại Indonesia Nghiên cứu ở Nam Kalimantan - Indonesia về sự tồn tại và phát triển của 83 loài cây, nghiên cứu này đã tiến hành thử nghiệm với những loài thống trị trên đồng cỏ ở Nam Kalimantan, Indonesia. Bố trí thí nghiệm được chọn ngẫu nhiên, thiết kế với 6 - 8 lần lặp lại của lô, hàng 5 cây. Ở tuổi hai, năm giống nhập ngoại: Acacia mangium, Acacia crassicarpa, Acacia auriculiformis, Acacia cincinnata, Acacia leptocarpa có tỷ lệ sống sót cao từ 90 - 100%, chiều rộng tán khoảng 3 - 6 m và chiều cao từ 5 - 8m có ý nghĩa. Đặc biệt là Acacia crassicarpa và Acacia cincinnata của giống nhập ngoại đã sinh trưởng rất tốt. Sự phát triển nhanh chóng của năm loài cây trồng đã được nghiên cứu trong vòng 24 tháng. Kết quả thí nghiệm cho thấy, Keo tai tượng có tỷ lệ sống cao 4 nhất là 98% và chiều cao đo được là 8,7 m, tiếp theo là Keo lá liềm với tỷ lệ sống 91% và chiều cao 8,0 m. Hiệu suất cuối cùng của loài cây trồng đã được xác nhận trong các thí nghiệm độc cấp và trồng thí điểm [11]. Khả năng tăng trưởng nhanh chóng của những loài ngoại lai trong lần tái trồng rừng đầu tiên trên các đồng cỏ đã cung cấp một cơ sở đáng tin cậy cho các hoạt động tiếp theo. Có thể thấy rằng Keo lá liềm là loài cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên đồng cỏ ở Nam Kalimantan, và cần được ưu tiên nghiên cứu thêm trong thời gian tới. Tại Tanzania Nghiên cứu này để so sánh hiệu suất của các loài Keo, loài/xuất xứ: Acacia mangium, Acacia auriculiformis, Acacia crassicarpa và Acacia julifera được tiến hành tại Kongowe, Kibaha, Tanzania. Loài/xuất xứ đánh giá về tỷ lệ sống, sinh trưởng (đường kính, chiều cao và khối lượng), mật độ cơ bản và sinh khối gỗ. Các thử nghiệm đã được tiến hành bằng cách sử dụng một khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại của 22 phương pháp nghiên cứu (loài/xuất xứ). Dữ liệu của tỷ lệ sống, đường kính ngang ngực và chiều cao được thu thập ở độ tuổi từ 2 đến 4 năm. Kết quả cho thấy sự khác biệt đáng kể của tỷ lệ sống, chiều cao và tăng trưởng đường kính giữa các loài/xuất xứ tại tất cả các lần đánh giá [10].  Kết quả nghiên cứu Chỉ tiêu đánh giá Loài Đường kính lớn nhất Acacia crassicarpa từ Bensbach, Papua New Guinea (PNG), với đường kính là 13,9cm Chiều cao lớn nhất Acacia crassicarpa từ Bimadebum, PNG có chiều cao là 12,6m Khối lượng sản xuất và sinh khối Acacia crassicarpa từ Bensbach, PNG, có khối lượng cao nhất (58,7 m 3 /ha) và sinh khối gỗ (53,4 t/ha) trong khi Acacia mangium từ Kongowe, Tanzania, có chiều cao thấp nhất (4,6m), khối lượng (1,92 m 3 /ha) và sinh khối gỗ (2,7 t/ha). Mật độ cơ bản Acacia mangium từ Claudie, Queensland có mật độ cơ bản cao nhất (610,6 kg/m), trong khi nhập từ Bituri, PNG, là thấp nhất (375,2 kg/m) (A. I. Kindo, M. A. Mndolwa, E. Edward và S. A. O.Chamshama,2010)[10] 5 Tại Malaysia Một thử nghiệm tại Trường Đại học Putra Malaysia (UPM) Serdang, Malaysia gồm 8 xuất xứ của Acacia crassicarpa ở tuổi 3 đã đo đếm về tỷ lệ sống, chiều cao, đường kính, dạng cây, trọng lượng riêng, sinh khối của các bộ phận, khối lượng, và diện tích lá. Một là nguồn gốc từ Irian Jaya, hai là từ Indonesia, và ba là có nguồn gốc từ phía bắc Queensland, và bốn là từ Papua New Guinea. Tất cả các xuất xứ đều có tỷ lệ sống tốt (>94,7%), nhưng có sự khác biệt đáng kể (P<0,05) trong quá trình phát triển của chúng. Các xuất xứ từ Samlleberr, Irian Jaya, Indonesia, sông Olive, Queensland, Limal Malam, Papua New Guinea đã được tìm thấy là có triển vọng nhất về chiều cao trung bình, đường kính, dạng cây, sinh khối, khối lượng, và tăng trưởng diện tích lá. Phương trình để dự đoán tổng sinh khối (cả trên và dưới gốc cây) các xuất xứ của Acacia crassicarpa đã sử dụng dữ liệu từ 30 cây từ mỗi xuất xứ [16]. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam  Keo lá liềm (Acacia crassicarpa hay Racosperma crassicarpum (Acacia Cunn. ex Benth.) Pedley.) là một cây bản địa Úc (Queensland), Indonesia và Papua New Guinea. Ở nước ta vùng trồng Keo lá liềm nhiều nhất là vùng Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Keo lá liềm thích hợp nơi có nhiệt độ trung bình 24 - 25 0 C, lượng mưa 1.500 - 2000 mm, độ cao dưới 400 - 500 m so với mực nước biển, độ dốc dưới 20 - 25 0 . Là loài cây ưa đất có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước, chịu được đất chua, đất nghèo, đất cát, trồng tập trung và phân tán đều được [21]. Trong vòng 20 năm (1980 - 2000) đã có trên 20 khảo nghiệm được triển khai, trải dài suốt từ Bắc tới Nam, tại nhiều vùng sinh thái và trên nhiều dạng lập địa khác nhau đã là cơ sở tốt để chọn được các loài và xuất xứ có triển vọng trong toàn quốc và cho từng vùng. Hàng chục loài và gần 100 xuất xứ Keo Acacia vùng thấp đã được quan tâm khảo nghiệm từ những năm 1980. Trong số nhiều loài Keo được đưa vào khảo nghiệm thì 3 loài là Keo lá liềm, Keo lá tràm và Keo tai tượng đã chứng tỏ có nhiều xuất xứ đáp ứng được yêu cầu trồng rừng trên diện rộng do có khả năng sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi cao [7]. 6 Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài Bạch đàn: Eucalytus camaldulensis, Eucalytus pellita và các loài Keo: Acacia crassicarpa, Acacia aulacocarpa trồng thử nghiệm 3 năm tại trạm thực nghiệm Mang Yang, tỉnh Gia Lai trên đất feralit rừng nghèo kiệt, việc bố trí trồng hỗn giao giữa Bạch đàn và Keo vừa đáp ứng mục tiêu kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường đất là phương thức hợp lý, bền vững. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc trồng hỗn giao theo hàng giữa 4 loài cây trong điều kiện đất rừng nghèo trong giai đoạn rừng non đã thúc đẩy sinh trưởng tốt, nhất là chiều cao. Đất rừng Mang Yang cơ bản thích hợp với đặc tính sinh thái của 4 loài cây đang nghiên cứu. Kết quả thí nghiệm tại trạm thực nghiệm Mang Yang đối với Acacia crassicarpa: ZH vn = 1,00 m, ZD o = 2,05 cm như vậy có thể thấy rằng cây Keo lá liềm là loài cây thích hợp với vùng đất rừng nghèo Mang Yang.[1] Năm 2011, Trung tâm KN - KN tỉnh Quảng Trị, Trạm KN - KN Triệu Phong đã xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh Keo lá liềm trên vùng cát nội đồng tại thôn Sinh Thái, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong với quy mô 5,0 ha. Có thể thấy rằng sau gần 1,5 năm triển khai kết quả thu thập được qua đối chứng với Keo tai tượng: về chiều cao phát triển bình quân 2,75 m, so với Keo tai tượng 1,4 m và tỷ lệ sống trên 95%, so với cây Keo tai tượng 93%, sinh trưởng về đường kính gốc của cây Keo lá liềm có đường kính gốc trung bình là 5,4 cm, so với Keo tai tượng bình quân 3,82 cm, không có sâu bệnh [19]. Qua mô hình thử nghiệm có thể thấy Keo lá liềm có tiềm năng phát triển tốt tại huyện Triệu Phong, là một xu hướng mới mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cho vùng đất cát nội đồng này. Khảo nghiệm các xuất xứ Keo lá liềm tại Bầu Bàng (Bình Dương). Một bộ các xuất xứ Keo lá liềm đã được trồng khảo nghiệm tại Bầu Bàng (Bình Dương) từ tháng 4 năm 1991. Bầu Bàng là lập địa đất phù sa cổ ở vĩ độ 11 0 17', lượng mưa hàng năm 1640 mm/năm, có số giờ nắng là 2650 giờ/năm, thường bị ngập trong mùa mưa [4]. 7  Sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá liềm tại Bầu Bàng (9/1991 - 12/1999) Lô hạt Xuất xứ D 1.3 (cm) H (m) V (dm 3 ) x (%) v x (%) v x (%) v 16602 Dimisisi PNG 21,4 17,4 19,7 11,0 390 1,6 16993 Deri-Deri PNG 21,4 16,5 19,6 9,8 389 1,6 17869 Morehead PNG 21,0 18,0 19,7 11,9 390 1,6 17552 Bensbach PNG 20,8 18,0 19,3 12,2 387 1,6 13682 Oriomo PNG 19,6 18,9 18,9 12,3 339 1,8 13680 Wemenever PNG 19,0 19,0 18,7 12,1 313 1,9 17561 Limal PNG 19,3 18,9 17,2 11,8 285 2,1 16598 Bimadebum PNG 19,2 18,9 17,6 12,0 292 2,0 17944 Claudie Qld 18,6 19,4 15,0 11,2 241 2,4 17849 Samlenberr Indo 17,6 19,2 18,0 12,0 256 2,3 16128 Jardine Qld A. auri. ĐN VN 16,6 8,4 20,4 28,1 12,4 8,7 23,3 21,2 169 31 3,4 12,8 (Nguồn GS.TS. Lê Đình Khả, 2006)[4] 8 Số liệu đo tháng 12 năm 1999 qua bảng 2.2 cho thấy sau 8,5 năm các xuất xứ có triển vọng nhất ở Bầu Bàng là Dimisisi (PNG), Deri-Deri (PNG), Morehead (PNG) và Bensbach (PNG). Những xuất xứ này có thể tích thân cây 387 - 390 dm 3 /cây. Trong đó các xuất xứ có sinh trưởng kém như Samlenberr (Indonesia) và Jardine (Qld) chỉ có thể tích thân cây tương ứng là 256 dm 3 /cây và 169 dm 3 /cây. Còn nòi địa phương Đồng Nai của Keo lá tràm chỉ có thể tích thân cây 31 dm 3 /cây. Dimisisi (PNG) và Deri-Deri (PNG) cũng là những xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất của Keo lá liềm tại Ba Vì, còn Deri-Deri (PNG) là một trong những xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất tại Đông Hà. Chứng tỏ các xuất xứ này là những xuất xứ có triển vọng ở các nơi khảo nghiệm tại nước ta. Ngoài ra xuất xứ Dimisisi cũng là xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất của Keo lá liềm sau 3 năm khảo nghiệm tại Long Động thuộc tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc [4]. Theo tác giả Nguyễn Thị Liệu - Trung tâm Khoa học sản xuất Bắc Trung Bộ: “Qua điều tra tập đoàn cây trồng rừng chủ yếu trên đất cát nội đồng vùng duyên hải Bắc Trung Bộ đã xác định Keo lá liềm là loài cây trồng có triển vọng nhất. Keo lá liềm có khả năng thích nghi rộng nhất, tỷ lệ sống cao, sinh trưởng được trên điều kiện đất cát nội đồng, cây thường đơn thân, xanh tốt. Những vùng đất cát nội đồng úng ngập cần phải lên líp cao mới sinh trưởng tốt. Nếu không lên líp thì sinh trưởng rất kém, lá vàng” [5]. Đầu những năm 1980 bốn loài keo vùng thấp là Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá liềm (Acacia crassicarpa), và Keo nâu (Acacia alaucocarpa) đã được nhập trồng thử tại Ba Vì (Hà Tây), Hóa Thượng (Thái Nguyên) và Trảng Bom (Đồng Nai). Đánh giá sơ bộ năm 1991 đã thấy trong 4 loài keo được trồng thử năm 1982 tại Ba Vì và năm 1984 tại Hóa Thượng thì ba loài Keo có sinh trưởng nhanh là Keo tai tượng, Keo lá liềm và Keo lá tram, trong đó Keo lá tràm là loài có sinh trưởng nhanh trong năm đầu (Lê Đình Khả, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1991). Trong các năm 1990 - 1991 thông qua các dự án UNDP một bộ giống 39 xuất xứ của 5 loài keo vùng thấp đã được khảo nghiệm nhằm tại Đá Chông (huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây), Đông Hà (Quảng Trị) và Đại Lải (Vĩnh Phúc) [4]. Như vậy có thể thấy rằng, Keo lá liềm là loài cây mới được đưa vào trồng ở nước ta vào đầu những năm 1980, là loài có sinh trưởng nhanh nhất trong các loài Keo ở vùng thấp, đặc biệt là có thể sinh trường tốt trên mọi lập địa từ Feralit, đất cát, phù sa. 9  !!"#$%&"'!()#)*+, Vùng cát ven biển ở tỉnh Thừa Thiên - Huế bao gồm các xã, thị trấn thuộc 5 huyện: Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc, với chiều dài gần 50 km, rộng hàng chục nghìn ha. Những vùng này nhiều năm qua có điều kiện môi trường biến động khá mạnh. Trong đó, hiện tượng sạt lở bờ biển và cát bay, cát nhảy, hoang mạc hóa là những mối đe dọa thường xuyên, làm cho vùng đất nơi đây vốn đã khốn khó, lại càng khốn khó hơn. Theo Chi cục Lâm nghiệp Thừa Thiên - Huế với dự án trồng rừng 661, các địa phương trong vùng đã trồng và chăm sóc được gần 4.600 ha rừng, trong đó vùng cát ven biển gần 1.900 ha và vùng cát nội đồng gần 2.740 ha; trồng bảo vệ đê cát ven biển và ven phá 5.210 m; quản lý bảo vệ hơn 5.600 lượt/ha rừng. Chính vì vậy đã nâng độ che phủ rừng của vùng dự án tăng lên 30%. Các địa phương còn trồng hơn 5.200 m cây dọc các tuyến đê ven biển để nâng cao giá trị phòng hộ. Kết quả mang lại rất lớn, không những nâng cao chất lượng rừng trồng, mà còn làm đa dạng hơn cơ cấu cây trồng, vừa có tác dụng phòng hộ, vừa tăng thu nhập cho hộ dân. Diện tích đất trống, đồi núi trọc cơ bản đã được trồng rừng phủ xanh, rừng phòng hộ ven biển, hình thành các đai rừng bảo vệ đê, phòng hộ khu dân cư ven biển trước bão lũ và tình trạng nước biển dâng. Các dự án trồng rừng đã giải quyết công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 2.230 hộ gia đình và hơn 10 nghìn lao động. Bình quân mỗi năm trồng 450 ha, chủ yếu là Keo lá liềm, Keo lá tràm, Phi lao. Theo kế hoạch thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục quản lý, bảo vệ 12.000 ha rừng vùng cát ven biển hiện có; đồng thời ưu tiên trồng mới khoảng 1.150 ha rừng vùng cát ven biển, với các loại cây trồng như Phi lao, Keo chịu hạn, Keo lá liềm và cây ngập nước [22]. -./'012345!!6!/'03 Theo Ochiai (chuyên gia lâm sinh của JICA), tại Trung Quốc, kích thước hố ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng và tỷ lệ sống của Bạch đàn. Cụ thể, nếu hố đào to thì tỷ lệ chết tăng lên và nguyên nhân là do mối ăn vì trong các hố đào to, số lượng mối nhiều hơn so với hố đào bé [2]. Hiện nay, trước khi trồng rừng, đất có thể được chuẩn bị bằng nhiều phương pháp và phương thức khác nhau tuỳ vào điều kiện cụ thể. Thường sau khi xử lý thực bì, đất được đào hố để trồng cây theo kích thước và mật độ thiết kế. Trong một số điều kiện nhất định, đất được xử lý bằng cách cày toàn diện hoặc lên líp trước khi đào hố. Đã có một vài thí nghiệm nhằm nâng cao sản lượng rừng trồng thông qua việc làm đất. Tại Quảng Trị, nơi thường hay bị ngập 10 [...]... dung nghiên cứu - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương - Ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến tỷ lệ sống và sinh khối của một số dòng Keo lá liềm ở vùng cát nội đồng 18 - Ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến tỷ lệ sống và sinh khối của một số dòng Keo lá liềm ở vùng cát ven biển - Ảnh hưởng của tuổi cây con đến tỷ lệ sống của Keo lá liềm - Ảnh hưởng của tuổi cây con đến. .. số cây sống, cây chết trong mỗi ô sau 16 tháng trồng Bảng 3.5 Bảng mẫu xác định tỷ lệ sống của cây theo các tuổi cây con Tình trạng cây Cây sống Tuổi cây Cây chết Tổng Tỷ lệ sống (%) 4 tháng 6 tháng 8 tháng Tổng * Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây con đến sinh khối của Keo lá liềm Đo sinh khối tươi và khô toàn thân Keo lá liềm với tuổi cây con: 4 tháng, 6 tháng, 8 tháng Bảng 3.6 Bảng mẫu đo sinh khối. .. thức làm đất ở vùng cát nội đồng Cây sống Công thức Cây chết Tổng Tỷ lệ sống (%) Cuốc hố Lên líp đơn (1,5m) trồng 1 hàng Cày đất + cuốc hố Lên líp đôi (3,5m) trồng 2 hàng Tổng * Ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến tỷ lệ sống của một số dòng Keo lá liềm ở vùng cát ven biển - Tiến hành đo đếm số lượng cây sống, cây chết của 10 dòng Keo lá liềm ở vùng cát ven biển - Tiến hành thống kê tỷ lệ sống của. .. của các phương thức làm đất đến tỷ lệ sống và tạo sinh khối loài Keo lá liềm từ đó xác định phương thức làm đất thích hợp trên vùng cát - Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối nhất nhằm góp phần phục vụ cho công tác lựa chọn tiêu chuẩn cây con khi xuất vườn - Chọn được 4 dòng có tỷ lệ sống và sinh khối cao nhất góp phần cho công tác lựa chọn các dòng ưu tú để nhân giống đại... Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.3 Mục tiêu nghiên cứu 3.3.1 Mục tiêu chung - Xác định được phương pháp làm đất và tuổi cây con có tỷ lệ sống và sinh khối tốt nhất cho loài Keo lá liềm từ đó góp phần làm cơ sở bổ sung cho việc xây dựng bảng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng Keo lá liềm trên vùng cát ven biển huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 3.3.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu ảnh hưởng của các phương... kê tỷ lệ sống của 10 dòng Keo lá liềm với 3 công thức làm đất Bảng 3.4 Bảng mẫu tỷ lệ sống của 10 dòng Keo lá liềm với 3 công thức làm đất ở vùng cát ven biển Công thức Cây sống Cây chết Tổng Tỷ lệ sống (%) Không làm đất + cuốc hố Cày đất + cuốc hố Lên líp + cuốc hố 21 Tổng * Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỷ lệ sống của Keo lá liềm Tiến hành lập 3 ô tiêu chuẩn tương ứng với 3 tuổi cây, mỗi ô 500 m 2 sau... đánh giá ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất đến tỷ lệ sống Keo lá liềm vùng cát ven biển và nội đồng, cũng như ảnh hưởng của tuổi cây con đến tỷ lệ sống ta dùng tiêu chuẩn khi bình phương χ t2 Giả thuyết H0: Các mẫu về chất thuần nhất Giả thuyết H0 được kiểm tra bằng tiêu chuẩn phù hợp 2   f ij 2 χ t = TS * ∑ Ta × Tb − 1   i j     f 2 ij là giá trị bình phương của các số hạng từ cấp i đến j 23... thất bại của công tác trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng trên vùng đất cát ven biển Hiện nay số loài cây lâm nghiệp tồn tại được trên vùng cát trắng ven biển còn rất ít, lý do chủ yếu do tính chất khắc nghiệt của đất cát và khí hậu vùng cát làm cho cây trồng không thể chịu đựng nỗi 2.2.5 Sơ lược về vùng cát nội đồng và ven biển 2.2.5.1 Khát quát các đặc điểm chung Đặc điểm chung của đất cát ven biển là... lá liềm Dòng CTTN 1 2 2 4 3 1 4 2 1 3 1 7 2 4 8 6 3 4 3 1 2 4 1 3 1 3 2 4 3 4 1 5 2 3 1 2 3 4 9 4 2 4 1 10 2 3 1 4 3 2 Tiến hành đo đếm số lượng cây sống, cây chết của các dòng Keo lá liềm sau 15 tháng trồng Bảng 3.2 Bảng mẫu đo đếm tỷ lệ sống của 10 dòng Keo sau 16 tháng tuổi Dòng Cây sống Cây chết Tổng Tỷ lệ sống (%) 1 2 20 4 5 6 7 8 9 10 Tổng Bảng 3.3 Bảng mẫu tỷ lệ sống của 10 dòng Keo lá liềm với... Và Keo lá tràm cả 4 công thức đều cho kết quả kém, tỷ lệ chết cao, cây sinh trưởng chậm, nhiều cành nhánh, nhiều thân 2.2.4 Sinh khối, tỷ lệ sống 2.2.4.1 Sơ lược về sinh khối Các vật chất hữu cơ ở trên và dưới mặt đất và cả thực vật sống và thực vật chết ví dụ như cây thân gỗ, cây hoa màu/lương thực, cây thân cỏ, thảm mục, rễ cây, Sinh khối bao gồm cả các vật thể được xác định ở trên và dưới mặt đất . số dòng Keo lá liềm ở vùng cát ven biển. - Ảnh hưởng của tuổi cây con đến tỷ lệ sống của Keo lá liềm. - Ảnh hưởng của tuổi cây con đến khả năng tạo sinh khối của Keo lá liềm. 3.4. Phương pháp nghiên. phương - Ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến tỷ lệ sống và sinh khối của một số dòng Keo lá liềm ở vùng cát nội đồng. 18 - Ảnh hưởng của các phương thức làm đất đến tỷ lệ sống và sinh khối của một. tỷ lệ sống và sinh khối của Keo lá liềm. Xuất phát từ những yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất và tuổi cây con đến tỷ lệ sống và sinh khối của các dòng Keo

Ngày đăng: 03/07/2015, 15:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan