Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện

62 672 0
Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt - Trung học phổ thông - Hình học - Giáo viên - Học sinh - THPT - HH - GV - HS Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI: Mỗi môn học trong chương trình phổ thông đều có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tư duy của HS. Trong đó, môn Toán là một môn chiếm vị trí rất quan trọng và then chốt trong nội dung chương trình các môn học, là môn học có tính thực tế rất cao. Nó ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, ảnh hưởng đối với các môn học khác. Một nhà tư tưởng Anh đã nói: “Ai không hiểu biết Toán học thì không thể hiểu biết bất cứ một khoa học nào khác và cũng không thể phát hiện ra sự dốt nát của bản thân mình”. Và trong thời đại ngày nay khi nền Công Nghệ Thông Tin phát triển như vũ bảo thì môn Toán càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nó hình thành cho HS khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tưởng tượng không gian; khả năng suy luận lôgíc; khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy như linh hoạt, độc lập và sáng tạo; bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác và sáng sủa ý tưởng của mình, hiểu được ý tưởng của người khác; góp phần hình thành các phẩm chất lao động khoa học cần thiết của người lao động trong thời đại mới. Để thực hiện những mục tiêu trên thì đòi hỏi những người trong cuộc phải nổ lực, cố gắng không ngừng, phải tìm ra cho mình một phương pháp làm việc tối ưu và hiệu quả. Trên thực tế, HS trường THPT Nguyễn Trung Trực đa số là HS trung bình và yếu kém, chất lượng môn Toán HH tại trường còn rất thấp, nhất là HH không gian, kết quả của các lần kiểm tra về HH không gian có trên 50% HS chưa đạt được điểm trung bình. Do đó, GV cần phải có biện pháp thích hợp để làm tăng kết quả học tập của HS khối 12, giúp các em HS đạt kết quả cao hơn trong các kỳ kiểm tra và vượt qua các kỳ thi quan trọng sắp tới. Qua kinh nghiệm quan sát nhiều năm chúng tôi nhận thấy các đề kiểm tra, đề thi học kì 2, thi tốt nghiệp và CĐ-ĐH luôn có bài toán tính thể tích khối đa diện nhưng lại có khá nhiều HS chưa giải được bài Toán này vì không nắm vững kiến thức cơ bản trong HH phẳng, khả năng nhìn hình không gian còn kém, chưa biết cách suy luận để từ giả thiết của đề bài ta cần từng bước giải quyết vấn đề ra sao; đó là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các em HS cảm thấy bài toán HH không gian là vô cùng khó và đa số các em chọn việc đầu tư giải các bài toán đại số và bỏ qua bài toán về HH không gian trong các đề thi. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, GV luôn phải đặt ra mục đích là giúp HS nắm được kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kĩ năng, kĩ xảo, từ đó tạo thái độ và động cơ học tập đúng đắn. Thực tế dạy và học cho thấy chúng ta còn có nhiều vấn đề cần giải quyết lâu dài, kỹ năng giải toán nhất là HH không gian của HS còn rất yếu. Xuất phát từ vấn đề nêu trên và căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế HS của trường THPT Nguyễn Trung Trực, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và chọn giải pháp “Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4”. Đề tài được nghiên cứu thực hiện trên thực tế các tiết bài tập, tiết dạy bồi dưỡng về khối đa diện mà trọng tâm là thể tích khối đa diện. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 12C4, 12C6 trường THPT Nguyễn Trung Trực. Lớp 12C6 là nhóm đối chứng, 12C4 là nhóm thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy Chương I: Khối đa diện, cụ thể là: Bài 3-Khái niệm về thể tích của khối đa diện (Lớp 12 chương trình chuẩn). Việc sử dụng “Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4” đã ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả của HS nhóm thực nghiệm thông qua bài kiểm tra đánh giá cao hơn nhóm đối chứng, điểm trung bình nhóm thực nghiệm: 6.68, nhóm đối chứng: 5.46, chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả Trường THPT Nguyễn Trung Trực Trang 2 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng p=0,0001 < 0,05 cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến việc HS có thể giải được các bài toán tính thể tích khối đa diện. Điều đó chứng minh “Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4” làm tăng khả năng tiếp thu của HS. 2. GIỚI THIỆU: Hình học là môn học được coi là có tính trừu tượng cao, hệ thống kiến thức rộng, các kiến thức liện hệ chặt chẽ với nhau. Môn HH có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và việc học tốt môn HH sẽ hình thành ở HS tính cẩn thận, phán đoán chính xác, suy luận lôgíc. Qua quá trình dạy học môn Toán tôi nhận thấy việc học môn HH của HS là rất khó khăn, các em quên nhiều kiến thức cơ bản, không biết vận dụng công thức như thế nào, không biết nên bắt đầu từ đâu để chứng minh một bài toàn hình, và trong quá trình chứng minh nên vận dụng những kiến thức nào, nên trình bày lời giải như thế nào cho đúng trình tự Chính những khó khăn đó đã khiến các em lơ là trong việc học cũng như chuẩn bị bài, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng môn Toán nói chung và môn HH nói riêng. 2.1. Hiện trạng: - Đa phần HS còn rất lúng túng khi học HH không gian, kỹ năng giải toán hình không gian còn yếu. - Kết quả bài kiểm tra một tiết Chương I: KHỐI ĐA DIỆN ở những năm học trước tương tương đối thấp, đa số HS trung bình-yếu-kém chưa giải được bài toán tính thể tích khối đa diện. -Các chuyên đề về HH không gian chưa có chuyên đề hữu hiệu nhằm giảm số lượng và tỉ lệ HS yếu kém của môn học. 2.2. Nguyên nhân: - Chương Khối đa diện trong chương trình HH khối 12 là nội dung có thể nói là rất khó vì nó trừu tượng, có nhiều kiến thức tổng hợp, HS thường gặp khó khăn trong việc nhìn hình không gian, khả năng vận dụng kiến thức đã có để giải bài tập. - Bài tập sách giáo khoa của chương Khối đa diện trong chương trình hình học khối 12 đưa ra chưa được cân đối, rất ít bài tập cơ bản, đa phần là bài tập khó, đặc biệt quá khó đối với HS yếu, dẫn đến HS có tư tưởng nản và e sợ không học. - Phần lớn các em HS mất nhiều kiến thức cơ bản: ⋅ Không nhớ các kiến thức quan trọng trong HH phẳng. ⋅ Không xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, giữa 2 mặt phẳng. ⋅ Kỷ năng phát hiện quan hệ giữa các đường thẳng, mặt phẳng và chứng minh hai đường thẳng vuông góc, đường thẳng vuông góc mặt phẳng còn rất yếu. ⋅ Các kiến thức cơ bản về hình chóp, hình chóp đều, hình lăng trụ, hình hộp… còn hạn chế. - Bên cạnh đó, GV chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp để khơi dậy hứng thú học tập cho HS. 2.3. Giải pháp thay thế: -Chúng tôi dành tuần đầu tiên của năm học để ôn tập: ⋅ Trang bị cho HS một số kiến thức cần thiết: các kiến thức cơ bản của tam giác vuông, tam giác đều, tam giác cân, hình vuông… Trường THPT Nguyễn Trung Trực Trang 3 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ⋅ Trang bị cho HS một số kiến thức trọng tâm về quan hệ song song, vuông góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc giữa đường thẳng và mặt phẳng, góc giữa mặt phẳng và mặt phẳng đã học ở lớp 11. Sau đó GV yêu cầu HS về nhà ôn lại và kiểm tra vào 15 phút đầu giờ của mỗi buổi học (GV có thể trực tiếp hoặc nhờ GV chủ nhiệm truy bài hộ). - GV cần phát huy tính tích cực của HS bằng cách đưa ra một số bài tập tương tự ví dụ đã giải trong giờ học lý thuyết để tất cả HS trong lớp đều giải được bài tập, hình thành niềm tin và hứng thú cho các em khi giải Toán. - Hệ thống bài tập giao cho HS trong các giờ bài tập và học bồi dưỡng của chương: bài tập được đưa ra từ dễ đến khó nhằm phát triển tư duy sáng tạo, khai thác triệt để các bài tập trong sách giáo khoa kết hợp đưa thêm bài tập ngoài bằng cách sắp xếp lại theo dạng: khối đa diện có đáy là tam giác-tứ giác, có cạnh bên vuông góc với mặt đáy, khối đa diện đều, khối đa diện bình thường chưa xác định rõ đường cao,… -Bài tập chương này trong sách giáo khoa rất khó, khi chọn bài tập trong sách giáo khoa có bài tôi thay đổi một số giả thiết về độ dài của một cạnh để HS dễ tính toán, dễ tiếp thu; các bài tập khó tôi bổ sung thêm những yêu cầu nhỏ để giảm bớt độ khó của bài. -Trước khi dạy mỗi dạng bài tập, giao bài tập về nhà cho HS chuẩn bị trước. Dạy xong các dạng giao bài tập tương tự về nhà cho các em luyện tập. Đối với bài tập về nhà, GV qui định thời gian cho HS làm bài và nộp lại để GV sửa chữa và chấm điểm. -Bằng cách này HS yếu, trung bình có thể tiếp thu được những yêu cầu cơ bản nhất của chương, HS khá nâng cao được kỷ năng giải toán, có hứng thú trong học tập. - Với những biện pháp trên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng “Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4” ở Chương I: Bài 3-Khái niệm về thể tích của khối đa diện đã tạo điều kiện cho các em biết tìm lại kiến thức củ, chủ động tìm ra kiến thức mới và nâng cao kết quả học tập. (Thể hiện ở phụ lục 1) - Vấn đề nghiên cứu: “Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4” có làm nâng cao kết quả học tập bộ môn Toán của HS trường THPT Nguyễn Trung Trực hay không? - Giả thuyết nghiên cứu: “Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4” có làm nâng cao kết quả học tập bộ môn Toán của HS lớp 12C4 trường THPT Nguyễn Trung Trực. 3. PHƯƠNG PHÁP: 3.1. Khách thể nghiên cứu: - HS: lớp 12C4 là nhóm thực nghiệm, lớp 12C6 là nhóm đối chứng. Hai lớp này có sự tương đồng về số lượng, giới tính và khả năng học tập. - GV: Cao Thị Kim Sa và Nguyễn Thị Kim Ngọc là hai GV dạy Toán của trường THPT Nguyễn Trung Trực năm học 2014-2015. 3.2. Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế 2: kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương. - Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 12C4 là nhóm thực nghiệm, lớp 12C6 là nhóm đối chứng, trước khi dạy Bài 3-Khái niệm về thể tích của khối đa diện, trong giờ học bồi dưỡng, chúng tôi cho cả 2 lớp 12C4 và 12C6 làm bài kiểm tra một tiết môn HH (không nằm Trường THPT Nguyễn Trung Trực Trang 4 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong phân phối chương trình, bài kiểm tra nhằm mục đích kiểm chứng sự tương đương của hai lớp), kết quả bài kiểm tra cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 4.92 và điểm trung bình của nhóm đối chứng là 4.96, kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test cho kết quả p=0.89>0.05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Thực nghiệm Đối chứng TBC 4.92 4.96 p = 0.89 Bảng 1:Bảng kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Nhóm Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Nhóm thực nghiệm (lớp 12C4) O1 Dạy học có sử dụng “kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện” O3 Nhóm đối chứng (lớp 12C6) O2 Dạy học không sử dụng “kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện” O4 Bảng 2: Bảng thiết kế nghiên cứu - Ở thiết kế này, chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để phân tích. 3.3. Quy trình nghiên cứu: - Cách thức tiến hành: ° Lớp đối chứng: qui trình giảng dạy bình thường. ° Lớp thực nghiệm: GV thiết kế kế hoạch bài học có chuẩn bị các tài liệu và hướng dẫn cho HS ôn tập các kiến thức cơ bản, luyện tập nhiều các bài tập HH đã được phân loại theo dạng và theo mức độ. ⋅ GV chuẩn bị các kiến thức cơ bản cần thiết có liên quan đến việc tính thể tích khối đa diện, hướng dẫn HS cách học công thức và các tính chất. ⋅ Chuẩn bị các phiếu học tập để kiểm tra việc học lại kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng kiến thức này của HS trong 15 phút đầu giờ hoặc 5 phút đầu của tiết học Toán. ⋅ Trước khi dạy mỗi dạng bài tập, chúng tôi chuẩn bị câu hỏi, giao bài tập cho HS về nhà chuẩn bị trước, phân loại bài tập theo từng dạng khối đa diện, hệ thống bài tập theo mức độ từ dể đến khó để HS giải trong các giờ bài tập và học bồi dưỡng. ⋅ Cho bài tập về nhà tương tự dạng bài tập vừa học trên lớp để HS tự ôn tập và rèn luyện. ⋅ Kiểm tra, sữa chữa BTVN cho HS. - Thời gian dạy thực nghiệm: vẫn tuân theo kế hoạch chung của nhà trường để đảm bảo tính khách quan, trong các buổi học chính khoá và bồi dưỡng: 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu: Trường THPT Nguyễn Trung Trực Trang 5 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra một tiết Chương I: Khối đa diện. Đề kiểm tra được Ban giám hiệu bốc thăm từ ngân hàng đề môn Toán và kiểm tra tập trung cho toàn khối. - Chúng tôi chấm bài kiểm tra theo biểu điểm đáp án. Sau đó thống kê kết quả kiểm tra. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ: 4.1. Phân tích dữ liệu: Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình 6.68 5.46 Độ lệch chuẩn 0.92 1.54 Giá trị p của T-test 0.0001 Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD 0.80 Bảng 3:Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động - Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 6.68 cao hơn so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 4.92. Điều này chứng tỏ rằng, kết quả học tập môn Toán HH của HS lớp 12C4 đã được nâng lên đáng kể. - Độ lệch chuẩn của điểm kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 0.92<1 điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa. - Phép kiểm chứng T-test cho kết quả p=0,0001 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng “Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4” ở nhóm thực nghiệm là lớn. - Giả thuyết của đề tài “Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4” đã được kiểm chứng. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 4.2. Bàn luận: - Điểm trung bình của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 6.68, của nhóm đối chứng là 5.46. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 1.22. Điều đó cho thấy điểm trung bình cộng của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cộng cao hơn nhóm đối chứng. - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.80. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Trường THPT Nguyễn Trung Trực Trang 6 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng - Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p= 0.0001< 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động mang lại. Hạn chế: - Thời gian nghiên cứu ngắn nên GV chưa đánh giá được một cách hoàn toàn chính xác sự tiến bộ của HS. - Chương I: Khối đa diện là chương tương đối khó đối với HS ban cơ bản, vì vậy kiến thức dể bị mai một nếu như không thường xuyên kiểm tra, ôn tập. - Lớp học đông nên GV không thể quan tâm trực tiếp đến từng HS để biết được chính xác sự tiếp thu của từng HS trong mỗi tiết dạy. 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ: 5.1. Kết luận : - “Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4” đã làm cho kết quả học tập của HS được nâng lên, số lượng HS yếu kém sau kỳ kiểm tra được giảm đáng kể. HS có thái độ tự tin và thêm yêu thích môn học. Nhưng để làm được điều đó, GV phải là người chịu khó, kiên trì, không nản lòng trước sự chậm tiến của HS, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em dù rất nhỏ để kịp thời động viên, khuyến khích,làm niềm tin cho các em tiến bộ hơn trong học tập. Trường THPT Nguyễn Trung Trực Trang 7 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 5.2. Khuyến nghị: - Đối với các cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích GV nghiên cứu chọn ra giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục HS yếu kém của từng môn học. Động viên, giúp đỡ và khen thưởng những GV có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường. - Đối với GV: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng hợp lí với lớp mình giảng dạy. Với đề tài này, chúng tôi mong muốn nhiều đồng nghiệp quan tâm, chia sẽ, đóng góp ý kiến để làm cho giải pháp hoàn hảo hơn nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục. Trường THPT Nguyễn Trung Trực Trang 8 Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bộ GDĐT dự án Việt-Bỉ: Nghiên Cứu Khoa Học Sư Phạm Ứng dụng (Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm). 2. Thái Duy Tuyên (GS.TSKH): Giáo dục hiện đại (Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội). 3. Sách giáo khoa – Sách bài tập – Sách GV Toán Hình học 12 (NXB giáo dục). 4. Sách giáo khoa – Sách GV Toán Hình học 12 nâng cao (NXB Giáo dục). 5. Tạp chí dạy và học ngày nay. Tạp chí của TW Hội khuyến học Việt Nam. Trường THPT Nguyễn Trung Trực Trang 9 M H Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán tính thể tích khối đa diện: Bước 1. GV biên soạn lại một số kiến thức cơ bản quan trọng, hướng dẫn và kiểm tra cách học thuộc, cách vận dụng các kiến thức này của HS: I. Các tính chất về đa giác thường gặp: 1. Tam giác vuông : + Định lý pitago: + Trung tuyến + Đường cao: Hoặc: + Hệ thức lượng trong tam giác vuông: + Diện tích tam giác vuông: 2. Tam giác cân: Tam giác ABC cân tại A + + Đường cao AH cũng là đường trung tuyến. + Tính đường cao và diện tích: ⋅ ⋅ 3. Tam giác đều: + Đường cao cũng là đường trung tuyến: (đường cao h = cạnh . ) + + Diện tích : = (cạnh) 2 . 4. Hình vuông: + Diện tích hình vuông : ( Diện tích bằng cạnh bình phương) Trường THPT Nguyễn Trung Trực Trang 10 A B C H B A G C M O B D A C [...]... định mp (AEMF) b /Tính thể tích khối chóp S.ABCD c/ Tính thể tích khối chóp S.AEMF Bài 5 Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, Sa vuông góc với đáy, Gọi là hình chiếu của A lần lượt lên SB,SD Mặt phẳng cắt SC tại a /Tính thể tích khối chóp S.ABCD b/Chứng minh Trường THPT Nguyễn Trung Trực 35 Trang Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng c /Tính thể tích khối chóp Bài 6 Cho tứ diện ABCD.Gọi... số thể tích đối với hình chóp bất kỳ: - Việc tính thể tích của một khối chóp thường học sinh giải bị nhiều sai sót, Tuy nhiên trong các đề thi lại yêu cầu học sinh tính thể tích của một khối chóp “nhỏ” của khối chóp đã cho Khi đó học sinh có thể thực hiện các cách sau: + Cách 1: o Xác định đa giác đáy o Xác định đường cao ( phải chứng minh đường cao vuông gới với mặt phẳng đáy) o Tính thể tích khối chóp... góc với mặt phẳng đáy và SA = 2a Gọi I là trung điểm SC Tính thể tích khối chóp I.ABCD Trường THPT Nguyễn Trung Trực 34 Trang Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng  GV phân tích cho học sinh hiểu đề bài và hướng dẫn học sinh vẽ hình: − Hướng dẫn học sinh tính thể thể tích một khối chóp “nhỏ” dựa trên dữ kiện liên quan đến khối chóp đã cho  Lời giải: S Gọi O là giao điểm AC và BD Ta có : IO // SA và... 13 Trang Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng VII Thể tích khối lăng trụ: Trong đó, h : đường cao : diện tích mặt đáy 1) Lăng trụ xiên: - Đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trong hai mặt phẳng song song - Cạnh bên song song và bằng nhau - Cạnh bên không vuông góc với đáy (Mặt bên là các hình bình hành) Trường THPT Nguyễn Trung Trực 14 Trang Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 2) Lăng trụ ứng: - Đáy... Công thức tính thể tích khối chóp vuông Phiếu 6: Câu 11 Kiến thức cơ bản về hình chữ Câu 12 nhật trụ Công thức tính thể tích khối lăng Phiếu 7: Câu 13 Kiến thức cơ bản về hình thoi âu 14 C Cách chứng minh và tính chất đường thẳng vuông với mặt phẳng Phiếu 8: Trường THPT Nguyễn Trung Trực 15 Trang Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Kiến thức cơ bản về hình Câu 15 thang Cách chứng minh và tính chất... lăng trụ ứng tam giác ABC.A’B’C’ có tất cả các cạnh đều bằng a a) Tính thể tích của khối lăng trụ b) Tính thể tích khối tứ diện A’BB’C  GV phân tích cho HS hiểu đề bài và hướng dẫn HS vẽ hình: − Lăng trụ ứng có tất cả các cạnh đều bằng a nên đường cao = a, mặt đáy là tam giác đều − Công thức tính diện tích tam giác đều − Đối với câu b) GV nhắc lại tính chất: Khối lăng trụ ứng có tất cả các cạnh... chóp “nhỏ” hơn khối chóp đã cho và khi đó xác định đa giác đáy và đường cao thường bị sai  Trong một số bài toán thì việc dùng “tỷ số thể tích “ có nhiều thuận lợi hơn  GV phân tích cho học sinh hiểu đề bài và hướng dẫn học sinh vẽ hình: − Hướng dẫn học sinh tính thể thể tích một khối chóp “nhỏ” dựa trên dữ kiện liên quan đến khối chóp đã cho S  Lời giải: Cách 1: (dùng công thức thể tích N Trường... trung điểm của SB và SC Tính thể tích khối chóp S.AMN và A.BCNM  GV phân tích cho học sinh hiểu đề bài và hướng dẫn học sinh vẽ hình: − Hướng dẫn học sinh tính thể thể tích một khối chóp “nhỏ” dựa trên dữ kiện liên quan đến khối chóp đã cho  Lời giải: ( Dùng công thức tỷ số thể tích) Khối chóp S.AMN và S.ABC có chung đỉnh S và góc ở đỉnh S S Do đó theo công thức tỷ số thể tích , ta có N M C A B Ví... tại A có AC= Trang Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng * Thể tích khối chóp S.ABCD: Ví dụ 12: Cho hình chóp S.ABCD có ABCD là hình vuông cạnh 2a, SA vuông ο góc đáy Góc giữa SC và mặt phẳng đáy bằng 60 a Tính thể tích của khối chóp S.ABCD b Tính thể tích của khối chóp MBCD  HS gặp khó khăn khi xác định góc giữa đường thẳng và mặt phẳng − HS gặp khó khăn khi tính SA vì không biết sử dụng hệ thức trong... thể tích khối chóp S.ABCD theo a Bài 4 SABCD có đáy ABCD là hình thang với đáy lớn AB = 2, ACB = 90 o ∆SAC và ∆SBD là các tam giác đều có cạnh = Trường THPT Nguyễn Trung Trực 32 Trang Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Bài 5 SABCD có đáy là hình thang vuông tại A và D, ∆SAD đều cạnh = 2a, BC=3a Các mặt bên lập với đáy các góc bằng nhau Tính thể tích khối chóp S.ABCD Dạng 5 Dùng công thức tỷ số thể . kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện O3 Nhóm đối chứng (lớp 12C6) O2 Dạy học không sử dụng kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện O4 Bảng 2: Bảng thiết kế nghiên. có thể giải được các bài toán tính thể tích khối đa diện. Điều đó chứng minh Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích khối đa diện nhằm nâng cao kết quả học tập của lớp 12C4” làm tăng khả năng. hiện giải pháp thay thế khi dạy Chương I: Khối đa diện, cụ thể là: Bài 3-Khái niệm về thể tích của khối đa diện (Lớp 12 chương trình chuẩn). Việc sử dụng Rèn kỹ năng giải các bài toán tính thể tích

Ngày đăng: 03/07/2015, 09:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nội dung

  • Viết tắt

  • 1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:

  • 2. GIỚI THIỆU:

  • 2.1. Hiện trạng:

  • 2.2. Nguyên nhân:

  • 2.3. Giải pháp thay thế:

  • 3. PHƯƠNG PHÁP:

  • 3.1. Khách thể nghiên cứu:

  • 3.2. Thiết kế nghiên cứu:

  • Thiết kế 2: kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương.

  • 3.3. Quy trình nghiên cứu:

  • 3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu:

  • 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ:

  • 4.1. Phân tích dữ liệu:

  • 4.2. Bàn luận:

  • 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:

  • 5.1. Kết luận :

  • 5.2. Khuyến nghị:

  • PHỤ LỤC

    • Phụ lục 1: Các biện pháp rèn kỹ năng giải bài toán tính thể tích khối đa diện:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan