ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

24 822 1
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC  Đề tài: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Thị Minh Hằng Lớp : TCDN_K23_Đêm 1 Nhóm : 6 Tp.Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2014 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6 STT MSSV HỌ TÊN 1 7701230267 NGUYỄN THỊ THÚY AN 2 7701230273 TRẦN LÊ XUÂN AN 3 7701230355 PHAN NGỌC CHI 4 7701230403 LƯU VỸ ĐÀO 5 7701230606 LẠI MINH KHÔI 6 7701230577 NGUYỄN TRUNG KIÊN 7 7701231402 PHẠM LÊ HẠNH NGUYÊN 8 7701230977 TRẦN VIỆT THẮNG 9 7701231067 HUỲNH THỊ THU TRANG 10 7701231545 NGUYỄN THỊ THANH TRÚC TÓM TẮT Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là một yếu tố quan trọng để quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế và là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp thiếu hụt về vốn. Đối với bất kỳ một quốc gia nào dù là nước phát triển hay đang phát triển thì để nền kinh tế phát triển cần có vốn để tiến hành đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Nguồn vốn để phát triển kinh tế có thể được huy động ở nước ngoài hoặc huy động trong nước nhưng nguồn vốn trong nước có giới hạn nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay (tỷ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao) nên việc thu hút đầu tư nước ngoài là một việc rất quan trọng để bù đắp thiếu hụt vốn cho những dự án đầu tư phát triển nền kinh tế. Hoạt động đầu tư nước ngoài tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho con người trong góc độ vĩ mô. Dước góc độ vi mô thì FDI có tác động mạnh mẽ đến việc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước để so sánh với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong bài nghiên cứu này nói về tác động của FDI trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2013 để thấy được sự tác động của các biến vĩ mô gồm FDI, Tỷ lệ lạm phát (Inflation) và Tỷ giá hối đoái đến sự tăng trưởng của nền kinh tế được đại diện bởi Tổng thu nhập quốc nội (Gross Domestic Product – GDP ). Nghiên cứu trong bài này sử dụng ước lượng OLS và chương trình Eview để phân tích số liệu. 1. GIỚI THIỆU 1.1 Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam hiện nay Việt Nam tiến hành “đổi mới” vào năm 1986 được xem là một bước chuyển mình tích cực trong việc thực hiện 3 phạm trù to lớn: (i) chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; (ii) phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng; (iii) chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Sau hơn hai mươi năm kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao liên tục trong nhiều năm. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới, cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bên cạnh những định hướng cho việc đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã điều chỉnh khung pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư của nước ngoài thông qua Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật doanh nghiệp vào năm 2005. . . . đã tạo điều kiện để dòng vốn to lớn từ đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam kể từ năm 1988 cho đến nay. FDI không chỉ là nhân tố then chốt cho tăng trưởng kinh tế, FDI còn được coi là đã mang lại những ảnh hưởng tích cực đến năng suất lao động thông qua tác động tràn, những đóng góp đáng kể cho xuất khẩu, xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm. 1.1.1 Dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam Sau 1986, Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường để thúc đẩy kinh tế phát triển. Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ 0,32 tỷ USD vào năm 1988 tăng lên 4 tỷ USD vào năm 2005 với lãi suất tăng trưởng trong năm là 28%. Từ 1986 đến 2006, FDI thực tế tăng trung bình 6,8% với lạm phát trung bình. Thu hút FDI và tăng trưởng kinh tế đã chịu ảnh hưởng tiêu cực giai đoạn 1998 – 2002 do khủng hoảng tài chính 1997 tuy nhiên so với các quốc gia khác trong khu vực, theo nhận định của UNCTAD, thì Việt Nam lại phục hồi tốt và ít chịu ảnh hưởng hơn cả, năm 2003 đã tăng trở lại đạt 1,3 tỷ USD. Môi trường luật pháp cũng đã được thay đổi bằng việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 và Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư mới đã được thông qua tạo điều kiện tốt hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Và với môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng, thì FDI vào Việt Nam đã tăng hàng năm. Năm 2009, dân số khoảng 90 triệu người FDI thực tế tăng trung bình 8,1% giai đoạn 2007-2009, tăng tương ứng từ 45,3 tỷ USD lên 93,7 tỷ USD. Và theo các tiêu chuẩn đo lường kinh tế, Việt Nam đã nổi lên là một trong những “con hổ” Đông Nam Á trong khoảng một thập kỷ vừa qua. Tính trong giai đoạn 2001 – 2010, FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách với 14 tỷ USD, FDI đóng góp vào GDP tăng dần theo từng năm đạt 19% vào năm 2011. Đến cuối năm 2013, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt gần 22 tỷ USD tăng 54,2% so với cùng kỳ năm 2012. Sau 25 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã thu hút được 211 tỷ đô la với 14.550 dự án. Dòng vốn FDI được đánh giá là thay đổi tích cực cả về chất và lượng, đặc biệt là giải tỏa bớt khó khăn cho nền kinh tế không chỉ về mặt vốn đầu tư mà còn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 25 năm qua đã góp phần tạo ra 2 triệu việc làm trực tiếp và khoảng 3 đến 4 triệu việc làm gián tiếp. 1.1.2 Phân bổ FDI theo nước đầu tư Trong năm 2013 đã có 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,747 tỷ USD, chiếm 26,6% tổng vốn đầu tư đăng ký tại Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,376 tỷ USD, chiếm 20,2% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4,293 tỷ USD, chiếm 19,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Bên cạnh đó còn có Trung Quốc, Liên Bang Nga, HongKong, Đài Loan, Thái Lan, Hà Lan. . . TT Quốc gia Số dự án cấp mới Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) Tăng/giảm 2013 2012 1 Nhật Bản (1) 291 125 5.747,82 5.137,91 11,87% 2 Singapore(2) 105 34 4.376,86 1.727,51 153,36% 3 Hàn Quốc (3) 366 122 4.293,56 1.178,08 264,45% 4 Trung Quốc (9) 89 11 2.304,14 344,86 568,14% 5 Liên bang Nga (30) 11 1 1.021,83 55,22 1750,58% 6 Hồng Kông (6) 57 19 701,98 657,63 6,74% 7 Đài Loan(7) 66 52 595,50 453,05 31,44% 8 Thái Lan (12) 39 14 405,74 177,29 128,85% 9 Hà Lan (16) 16 10 393,95 92,72 324,86% 10 Cayman Islands (55) 3 1 358,68 4,16 8522,07% 1.1.3 Phân bổ FDI theo địa phương Không kể dầu khí ngoài khơi, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 52 tỉnh thành phố. Thái Nguyên là địa phương thu hút nhiều vốn Đầu tư nước ngoài (FDI) nhất với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,4 tỷ USD, chiếm 15,7% vốn đăng ký. Dưới đây là 10 địa bàn thu hút vốn FDI lớn nhất 2013. 10 lĩnh vực này chiếm 84,33% vốn đầu tư của cả nước. Thứ tự top10 năm 2013 thay đổi đáng kể so với năm trước khi Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bình Thuận và Bình Định tăng mạnh về lượng vốn FDI được đầu tư. Trong khi Hà Nội và Bình Dương lại sụt giảm so với 2012, lần lượt giảm 7,66% và 60%. Địa phương Số dự án cấp mới Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) Tăng/giảm 2013 2012 Thái Nguyên (37) 18 2 3.400,41 26,58 12695,05% Thanh Hóa (26) 4 4 2.921,20 64,00 4464,38% Hải Phòng (2) 27 34 2.612,56 1.169,80 123,33% Bình Thuận (23) 10 2 2.030,75 80,34 2427,69% TP Hồ Chí Minh (3) 399 87 1.554,56 1.116,48 39,24% Bắc Ninh (6) 105 20 1.527,94 1.105,66 38,19% Đồng Nai (4) 77 45 1.152,07 1.115,03 3,32% Hà Nội (5) 231 76 1.026,51 1.111,64 -7,66% Bình Định (33) 7 1 1.024,73 33,42 2966,40% Bình Dương (1) 99 77 989,23 2.536,34 -61,00% 1.1.4 Phân bổ FDI theo ngành kinh tế Vốn FDI vào Việt Nam được đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó CN chế biến, chế tạo; Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa và Kinh doanh BĐS là ba lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhất. 10 lĩnh vực thu hút gần 98,6% vốn FDI vào Việt Nam năm 2013: CN chế biến, chế tạo; Sx, pp điện, khí, nước, điều hòa; Kinh doanh BĐS; Bán lẻ, bán buôn, sửa chữa; Hoạt động chuyên môn, Khách hàng cá nhân; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Xây dựng; Giáo dục và đào tạo; Y tế và trợ giúp; Nông, lâm, nghiệp, thủy sản. TT Ngành Số dự án cấp mới Số lượt dự án tăng vốn Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) Tăng/giảm 2013 2012 1 CN chế biến,chế tạo (1) 605 329 16.636,84 9.100,26 82,82% 2 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa (13) 3 3 2.031,30 93,38 2075,28% 3 KD bất động sản(2) 20 5 951,01 1.850,71 -48,61% 4 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa(3) 190 39 545,02 483,25 12,78% 5 HĐ chuyên môn, KHCN(9) 174 33 415,01 82,77 401,38% 6 Dịch vụ lưu trú và ăn uống(7) 17 2 240,42 108,23 122,13% 7 Xây dựng(6) 102 17 211,21 180,82 16,81% 8 Giáo dục và đào tạo(10) 8 4 117,92 86,47 36,37% 9 Y tế và trợ giúp XH(8) 8 1 89,70 136,81 -34,44% 10 Nông,lâm nghiệp;thủy sản(11) 10 8 86,73 87,89 -1,32% 1.1.5 Thực trạng thực hiện vốn FDI Trong năm 2013, theo số liệu công bố bởi Tổng cục Thống kê, vốn FDI giải ngân ước 11,5 tỷ USD, tổng vốn đăng ký ước 21,6 tỷ USD - cao nhất 4 năm qua. Về cơ bản, trong 22 năm qua (từ 1991 đến nay), cả vốn đăng ký và vốn giải ngân FDI đều tăng về quy mô và dần ổn định. Cụ thể, cùng với quá trình mở cửa của nền kinh tế và hoàn thiện luật pháp về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vốn đăng ký và vốn giải ngân FDI trong giai đoạn 1991 - 1996 tăng liên tục qua các năm nhưng quy mô còn nhỏ. Tuy nhiên, từ 1997 do khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Đông Nam Á, bùng phát đầu tiên tại Thái Lan, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam giảm dần với mức giảm thấp nhất là 2,2 tỷ USD vào năm 1999. Sau đó, tăng nhẹ và duy trì khoảng 2 - 3 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2003. Nhờ sự phục hồi của nền kinh tế Đông Nam Á và trong xu thế phát triển của kinh tế thế giới, vốn đăng ký FDI tăng dần từ năm 2004 với 4,5 tỷ USD lên nhẹ 6,8 tỷ USD năm 2005. Trong khi, vốn FDI giải ngân từ 1997 đến 2005 vẫn duy trì ổn định khoảng hơn 2 - 3 tỷ USD mỗi năm, thậm chí có năm vốn giải ngân còn cao hơn vốn đăng ký như năm 1999, vốn đăng ký chỉ đạt 2,2 tỷ USD nhưng vốn FDI đã giải ngân được 2,5 tỷ USD. Đặc biệt, ảnh hưởng của thông tin Việt Nam gia nhập WTO đã làm vốn đăng ký tăng mạnh với quy mô lớn, khi 2005 chỉ thu hút 6,8 tỷ USD thì đến 2006 tăng gần gấp đôi lên 12 tỷ USD và lần đầu tiên đạt hơn 21 tỷ USD vào năm 2007. Đặc biệt, năm 2008, vốn đăng ký đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với 71,7 tỷ USD bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu từ cuối năm 2007 đến đầu 2008. Tuy nhiên, do sự lan rộng và ảnh hưởng ngày càng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới nên từ năm 2009 đến 2011, vốn đăng ký FDI giảm dần giảm dần từ 23,1 tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD, trung bình mỗi năm giảm khoảng 4 tỷ USD. Song quy mô FDI vẫn lớn hơn nhiều so với giai đoạn trước khi gia nhập WTO. Từ 2012 đến nay, cùng với sự phục hồi của kinh tế thế giới, vốn FDI bắt đầu có xu hướng tăng trở lại, tăng nhẹ lên 16,2 tỷ USD năm 2012 và đặc biệt trong năm 2013, FDI đăng ký đạt 21,6 tỷ USD, vốn giải ngân đạt 11,5 tỷ USD. Trong khi, vốn giải ngân FDI từ 2006 tăng mạnh so với giai đoạn trước đó, từ 4,1 tỷ USD vào năm 2006 tăng gấp đôi lên hơn 8 tỷ USD năm 2007 và duy trì ổn định ở mức 10 - 11 tỷ USD từ 2008 đến nay. 1.2 Mục tiêu Nghiên cứu - Để tìm hiểu tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. - Bên cạnh đó xem xét sự ảnh hưởng của các biến vĩ mô khác như Tỷ lệ lạm phát và Tỷ giá hối đoái đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. - Đề xuất các kiến nghị nhằm tăng cường khả năng sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam. 1.3 Ý nghĩa của Nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ cho thấy về các khía cạnh khác nhau của FDI đặc biệt là trên ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Nghiên cứu này được mở rộng cho thấy ảnh hưởng của FDI đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và bao gồm các biến khác là Tỷ giá và Lạm phát. Nghiên cứu mong muốn sẽ đem lại lợi ích cho Chính phủ trong việc vận dụng nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được từ các nhà đầu tư nước ngoài. 1.4 Các giả thiết nghiên cứu Giả thiết được đề ra trong nghiên cứu này: [...]... Osinubi và Amaghionyeodiwe (2010) đã thực hiện một nghiên cứu về đầu tư tư nhân nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria Đầu tư tư nhân nước ngoài bao gồm đầu tư nước ngoài trực tiếp trong tài sản thực và gián tiếp trong tài sản tài chính Họ kết luận rằng FDI không chỉ bổ sung thêm nguồn lực trong nước mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bởi vì FDI có tác động tích cực và đáng kể vào tăng trưởng, ... của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam sẽ lớn hơn nếu có nhiều nguồn đầu tư trong giáo dục và đào tạo, phát triển thị trường tài chính và làm giảm khoảng cách giữa các công ty công nghệ trong và ngoài nước Nguyen Dinh Chien (2012) tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Miền Trung Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. .. trọng lẫn nhau tại Việt Nam Cũng theo Nguyễn Phi Lân (2010), bằng việc sử dụng dữ liệu của 61 tỉnh/thành của Việt Nam từ năm 1996 đến 2005, nghiên cứu này xem xét mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài và cho thấy về tổng thể có liên kết hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tồn tại ở Việt Nam Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp cho mỗi khu vực Việt Nam Kết quả trình... ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Có thể nói, Vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tích cực đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) nói riêng hay tăng trưởng kinh tế của Việt Nam nói chung, điều đó cho thấy cần có những chính sách để thu hút vốn đầu tư một cách hiệu quả và sử dụng nguồn vốn này vào những dự án sinh lợi cho nền kinh tế Việt Nam, đồng thời cần có... Luật Đầu tư chung cũng như Luật Doanh nghiệp thống nhất vào năm 2005 và Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO) năm 2007 , lượng vốn FDI đăng ký đã tăng lên nhanh chóng ở các tỉnh Bắc miền Trung và Nam Trung Bộ - Việt Nam Tran Dinh Lam (2012) nghiên cứu khám phá những yếu tố quan trọng mang lại sự thành công của phát triển kinh tế Việt Nam, đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Việt Nam. .. hình tăng trưởng của Harrod-Domar bởi Harrod (1948) và Domar (1957) Đầu tư tạo ra thu nhập và tăng nhanh tốc độ năng lực sản xuất của nền kinh tế bằng cách tăng nguồn vốn chứng khoán Chỉ cần tăng đầu tư, thu nhập thực tế và sản lượng sẽ tăng Mô hình Harrod-Domar nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư mới trong hình thức bổ sung vốn cổ phần - mà FDI sẵn sàng cung cấp Theo mô hình, có một mối quan hệ trực tiếp. .. FDI và tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển, nhưng có rất ít phân tích thực nghiệm về vấn đề này ở Việt Nam so với các nước phát triển khác, đặc biệt là trong việc áp dụng một mô hình để xác định quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Một mô hình như vậy có thể cung cấp nhiều thông tin hơn và cái nhìn sâu sắc hơn các nghiên cứu trước Nguyễn Phi Lân cho rằng FDI và tăng trưởng kinh tế là... nhanh tốc độ phát triển kinh tế của Nigeria Do tác động tích cực và quan trọng của FDI tới tăng trưởng kinh tế nên khuyến khích dòng vốn nước ngoài, chính phủ cần có hệ thống pháp luật để ngăn chặn tình trạng trốn thuế phổ biến và tham nhũng Theo Nguyễn Phi Lân (2006) mối liên hệ giữa Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng kinh tế là một vấn đề gây tranh cãi trong một thời gian dài Mặc dù... tốc độ tăng trưởng với tỷ lệ tiết kiệm quốc gia và tỷ lệ tăng trưởng sản lượng Theo thuyết hiện đại hóa và phụ thuộc của Saqib ( 2013), trích dẫn Adams (2009) Lý thuyết hiện đại hóa cho rằng vì tăng trưởng kinh tế nên đòi hỏi vốn đầu tư, do đó vốn FDI được xem như là động lực của tăng trưởng kinh tế Kiến thức, chuyển giao công nghệ và vốn luôn là nỗi lo của chính phủ trong việc phát triển kinh tế của... quả đối với Tỷ giá hối đoái và Tỷ lệ Lạm phát xảy ra trong nước để đẩy mạnh vai trò của FDI trong nền kinh tế Việt Nam Việt Nam cũng cần tập trung thu hút các dự án lớn nhằm tạo sức lan tỏa để thu hút các dự án đầu tư khác Để đạt được mục tiêu và đi đúng với định hướng đề ra, Việt Nam cần phải thay đổi và hoàn thiện chính sách đầu tư nhằm cải thiện môi trường đầu tư như nhiều nước ASEAN TÀI LIỆU THAM . hạn. Osinubi và Amaghionyeodiwe (2010) đã thực hiện một nghiên cứu về đầu tư tư nhân nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Nigeria. Đầu tư tư nhân nước ngoài bao gồm đầu tư nước ngoài trực tiếp trong. vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thu hút được từ các nhà đầu tư nước ngoài. 1.4 Các giả thiết nghiên cứu Giả thiết được đề ra trong nghiên cứu này: H 0 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), . của Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. - Bên cạnh đó xem xét sự ảnh hưởng của các biến vĩ mô khác như Tỷ lệ lạm phát và Tỷ giá hối đoái đối với tăng trưởng kinh

Ngày đăng: 03/07/2015, 07:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan