Chuyên đề Ra quyết định trên cơ sở chi phí

34 177 0
Chuyên đề Ra quyết định trên cơ sở chi phí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUYÊN ĐỀ I. LÝ DO NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ. Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức, trong đó kế toán quản trị chi phí là một bộ phận, các nhà quản lý dựa vào các thông tin kế toán quản trị chi phí để hoạch định, kiểm soát, tổ chức thực hiện và quan trọng nhất chính là đưa ra các quyết định về chiến lược, tài chính quan trọng cho đơn vị, tổ chức. Thật vậy, trong quá trình quản lý, điều hành và phát triển doanh nghiệp, tổ chức, các nhà quản lý phải thường xuyên đương đầu với những quyết định tuy rất đơn giản nhưng lại rất khó trả lời như sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất bao nhiêu là đủ… Hiện nay, việc quản lý các chi phí phát sinh trong doanh nghiệp sao cho có hiệu quả luôn là một quan tâm hàng đầu, bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí phát sinh, chính vì vậy nắm rõ được các loại chi phí sẽ là điểm mấu chốt để Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 1 nhà quản trị có thế quản lý tốt và có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tìm hiểu rõ hơn các vấn đề trên chúng ta cần nghiên cứu chuyên đề “Ra quyết định dựa trên cơ sở chi phí”. II. MỤC TIÊU. Chuyên đề này nhằm giới thiệu các loại chi phí có liên quan đến quá trình ra quyết định. Nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để phần nào giúp hiểu được phân loại chi phí theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với từng mục đích sử dụng, xác định được các loại chi phí làm cơ sở ra quyết định một cách hợp lý nhất. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Chuyên đề này muốn giới thiệu phương pháp lấy chi phí làm cơ sở ra quyết định tại các doanh nghiệp, đây là một trong những phương pháp hiện đại trong kế toán quản trị. PHẦN 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ CĂN CỨ CƠ SỞ CHI PHÍ ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 2 Quá trình ra quyết định dựa trên cơ sở chi phí của doanh nghiệp là việc lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin về chi phí nhằm đạt được lợi ích kinh tế cao nhất. I. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU (TARGET COST). 1. Khái niệm: Phương pháp chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và kế hoạch hóa sản phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép thiết lập một hệ thống kiểm soát chi phí ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định. Hay nói cách khác, chi phí mục tiêu là phương pháp quản trị chi phí được sử dụng nhằm đạt được lợi nhuận đã đặt ra. 2. Các bước thực hiện: Bước 1: Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất: Việc xác định chi phí cho các bộ phận này phải dựa vào mức độ quan trọng khác nhau về vai trò của các bộ phận đối với sản phẩm. Từ đó xác định tỷ lệ chi phí của từng bộ phận trong tổng chi phí cấu thành sản phẩm. Bước 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định: Quá trình thực hiện những thành phần của sản phẩm có chi phí cao so với tầm quan trọng đã xác định ở bước 1. Từ đó phải có phương pháp điều chỉnh, quản lý chặt chẽ để hạ thấp chi phí sản xuất. Việc sản xuất các thành phần này cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp với tầm quan trọng của nó có trong sản phẩm sản xuất. Bước 3: Đánh giá kết quả Nếu chi phí sản xuất vượt qua chi phí mục tiêu và đạt được đến chi phí trần, cần phải dừng lại các hoạt động ở bước 2 vì sản phẩm sản xuất không mang lại lợi nhuận mong muốn. Ví dụ: Công ty điện cơ Hà Nội đang nghiên cứu triển khai sản xuất một loạt quạt cây mang nhãn hiệu FA 2011 với những số liệu dự toán cho năm N: - Số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ 1.000 chiếc - Giá bán: 1 triệu đồng/chiếc - Lợi nhuận mong muốn của nhà quản trị là 30%/tổng doanh thu Yêu cầu: Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 3 1. Xác định tổng chi phí mục tiêu của các thành phần theo mức độ quan trọng của các chức năng sau: • Tốc độ gió: 40% • Độ bền: 20% • Hoạt động yên lặng: 15% • Mẫu mã: 15% • Điều khiển từ xa và hẹn giờ: 10% 2. Giả thiết chi phí thực tế sản xuất quạt điện FA 2011 năm N là 800 triệu đồng. Với chi phí trần là 75% tổng doanh thu, bạn có tư vấn gì cho Ban Giám đốc công ty? 3. Năm N, chi phí thực tế sản xuất của thành phần "Tốc độ gió" là 220 triệu đồng, bạn có kiến nghị gì đối với nhà quản trị công ty? Bài giải: 1. Xác định tổng chi phí mục tiêu của các thành phần: Tổng chi phí mục tiêu = Tổng doanh thu mục tiêu - Lợi nhuận mong muốn = 1.000 triệu – 300 triệu = 700 triệu đồng Chi phí mục tiêu của các thành phần cấu thành quạt điện: Tốc độ gió: 40% * 700 = 280 triệu đồng Độ bền: 20% * 700 = 140 triệu đồng Hoạt động yên lặng: 15% * 700 = 105 triệu đồng Mẫu mã: 15% * 700 = 105 triệu đồng Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 4 Điều khiển từ xa và hẹn giờ: 10% * 700 = 70 triệu đồng 2. Nếu chi phí trần là 75% thì chi phí tối đa có thể chấp nhận được là 750 triệu. Trong khi đó chi phí thực tế là 800 triệu vượt mức chi phí tối đa có thể chấp nhận được. Ban giám đốc có thể xem xét đến việc dừng dự án sản xuất sản phẩm quạt điện FA 2011 vì không đạt mức lợi nhuận mong muốn. 3. Chi phí thực tế sản xuất của thành phần "Tốc độ gió" là 220 triệu đồng. Trong đó, chi phí mục tiêu của tốc độ gió là 40% (280 triệu đồng). Như vậy, chi phí thực tế sản xuất thấp hơn chi phí mục tiêu là 60 triệu đồng. Nhà quản trị cần đánh giá nguyên nhân điều chỉnh quá trình sản xuất hợp lý. Có thể nhà quản trị đã lựa chọn đầu tư hợp lý, lựa chọn công nghệ phù hợp mang lại hiệu suất cao tiết kiệm được chi phí sản xuất đối với thành phần này. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại kế hoạch hóa quá trình xác định chi phí mục tiêu cho thành phần này. 3. Mục tiêu: - Kiểm soát chi phí ở từng khâu sản xuất - Phát hiện ra các chi phí không hữu ích - Hạ thấp chi phí sản xuất - Dự đoán được mục tiêu lợi nhuận 4. Khả năng vận dụng tại Việt Nam: Mô hình phương pháp chi phí mục tiêu phù hợp với môi trường sản xuất tiên tiến, hiện đại, tự động hóa cao, ở Việt Nam thường được vận dụng vào các công ty sản xuất đồ điện tử, các sản phẩm viễn thông, các sản phẩm, dịch vụ sản xuất theo đơn đặt hàng Đối với các doanh nghiệp ở nước ta, phương pháp này dường như còn mới, vì quản trị chi phí nói chung và kế toán quản trị nói riêng chưa được coi trọng đúng mức và đang ở giai đoạn đầu của quá trình định hình. Mặc dù, tổ chức sản xuất và quản lý ở nước ta có sự cách biệt lớn so với các nước phát triển, khả năng vận dụng phương pháp này ở các công ty có áp dụng qui trình công nghệ hiện đại và tổ chức sản xuất tiên tiến là hoàn toàn có thể. Thật vậy, phân tích nội dung quản trị chi phí theo mục tiêu cho thấy, phương pháp này có vài điểm giống phương pháp quản trị chi phí theo định mức và kế hoạch - một phương pháp đã được vận dụng từ rất lâu ở các doanh nghiệp nước ta. Sự khác biệt lớn ở đây liên quan đến kiểm soát chi phí và sự phối hợp của tất cả các giai đoạn của qui trình sản xuất để cắt giảm chi phí. Có thể nói rằng, không có nhiều ràng buộc đặc biệt về vận dụng phương pháp Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 5 này ở các doanh nghiệp Việt Nam. Có chăng chỉ là ý thức và khả năng tổ chức của nhà quản trị doanh nghiệp. Vận dụng phương pháp này đòi hỏi nhà quản trị phải phân chia quy trình sản xuất phù hợp với kết cấu sản phẩm đã được xác lập ở giai đoạn thiết kế sản phẩm, hoạch định kế hoạch chi phí ở các bộ phận theo mức độ quan trọng của các bộ phận cấu thành sản phẩm được chế tạo ở bộ phận đó, và tổ chức kiểm soát chi phí ở tất cả các khâu. Để làm được điều này, một mặt, quy trình sản xuất phải được phân định thành nhiều giai đoạn, tổ chức sản xuất phải được phân chia theo nhiều cấp sản xuất phù hợp với các giai đoạn quy trình sản xuất, mặt khác đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bộ phận kỹ thuật, bộ phận quản lý sản xuất và bộ phận kế toán quản trị của doanh nghiệp để phân tích, phát hiện và cải tiến không ngừng qui trình chế tạo, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và tài chính. II. PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DỰA TRÊN HOẠT ĐỘNG (ABC- ACTIVITY BASED COSTING). 1. Khái niệm: Phương pháp chi phí dựa trên hoạt động là một phương pháp đo lường chi phí và mức độ thực hiện các hoạt động liên quan đến chu trình và đối tượng chịu phí. Từ đó, phân bổ chi phí các hoạt động dựa trên việc sử dụng các nguồn lực và mức độ sử dụng các hoạt động để tìm ra mối quan hệ xác định tiêu thức phân bổ cho các hoạt động. Đây là một phương pháp tính chi phí được sử dụng để tính thẳng chi phí chung vào các đối tượng tính chi phí. Phương pháp ABC xác định toàn bộ nguồn chi phí hoạt động, sau đó phân bổ những chi phí đó theo sản phẩm và dịch vụ dựa trên khối lượng hoạt động hay giao dịch xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ hay sản phẩm 2. Tiến trình thực hiện: Bước 1: Toàn bộ chi phí phát sinh trong k} được tập hợp và phân bổ cho từng hoạt động theo mức tiêu hao chi phí thích hợp. Bước 2: Căn cứ vào mức độ tham gia của từng hoạt động vào quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm để phân bổ chi phí các hoạt động vào giá thành sản phẩm. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 6 3. Các bước thực hiện: Bước 1: Xác định hoạt động Việc xác định các hoạt động là theo đặc thù cho mỗi công ty, quá nhiều hoạt động và hệ thống thì rất khó quản lý và thông tin quá ít thì sẽ không có ý nghĩa. Việc thiết kế các hoạt động thành các cấp độ khác nhau là thật sự cần thiết. Bao gồm sự giúp đỡ hỗ trợ kỹ thuật, danh mục, các cuộc gọi bán hàng,…Các doanh nghiệp thường mong đợi danh mục hàng hóa sẽ phát triển như việc mở rộng khách hàng. Bước 2: Nhận diện các chi phí cần theo dõi Các chi phí nào liên quan trực tiếp đến đối tượng tính giá thì tâp hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì được tập hợp cho sản phẩm cuối cùng. Nhưng cũng có ví dụ khác, việc chuẩn bị một danh mục sản phẩm có thể tiêu thụ nhiều giờ lao động gián tiếp và các nguồn tài nguyên nội bộ khác có liên quan đến một trung tâm chi phí hoạt động, nhưng nó cũng có thể liên quan đến một máy in hoặc dịch vụ bưu chính bên ngoài và chi phí đó có thể được bắt nguồn từ quyền của đối tượng chi phí "khách hàng". Bước 3: Phân bổ chi phí gián tiếp vào hoạt động Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 7 Sau khi đã xác định được các chi phí tập hợp trực tiếp cho các đối tượng, các chi phí còn lại tập hợp theo hoạt động. Điều này có lúc dễ dàng, hợp lý nhưng đôi khi cũng khó khăn. Ví dụ có một nhóm nhân viên kỹ thuật không làm gì nhưng để sản xuất thì máy móc phải được cài đặt trước đó. Chi phí của nhóm này có thể dễ dàng gán cho máy hoạt động thiết lập, do đó sẽ được phân bổ cho một loạt các sản phẩm cuối cùng. Bước 4: Tính toán và phân bổ chi phí cho các đối tượng Dựa vào tỷ lệ chi phí cho một đơn vị hoạt động để tính toán chi phí cho các đối tượng. Ví dụ: Công ty A sản xuất 2 mặt hàng R và V. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm trong k} như sau: Số lượng sản phẩm sản xuất (cái) Số giờ công/SP Chi phí NVL trực tiếp/SP (1.000đ) Chi phí nhân công trực tiếp/SP (1.000đ) Sản phẩm R 10.000 2 45 20 Sản phẩm V 5.000 2 25 20 Tổng chi phí sản xuất chung của công ty trong k} là: 450.000 (ngàn đồng). Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 8 Hoạt động Chi phí sản xuất chung phát sinh (1000đ) Khối lượng thực hiện hoặc công việc Tỷ lệ cho 1 lần hoặc 1 công việc SP R SP V Số máy (cái) 102.000 300 200 60 Số lần kiểm tra chất lượng (lần) 220.000 10.000 5.000 14 Giờ máy hoạt động (giờ) 112.000 6.000 14.000 10 Nguyên vật liệu được giao (lần) 16.000 120 80 50 Cộng 450.000 Theo phương pháp truyền thống, Công ty A đã sử dụng tổng thời gian lao động trực tiếp để làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho 2 sản phẩm. Tỷ lệ chung phân bổ = Tổng chi phí sản xuất chung/Tổng số giờ công lao động trực tiếp = 450.000/(10.000 x 2 + 5.000 x 2)=15 Với tỷ lệ này, chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm theo phương pháp truyền thống được tính như sau: Chỉ tiêu Sản phẩm R Sản phẩm V Chi phí NVL trực tiệp 45 25 Chi phí nhân công trực tiếp 20 20 Chi phí nhân công trực tiếp 15 x 2 = 30 15 x 2 = 30 Cộng 95 75 Chi phí để sản xuất mỗi đơn vị sản phẩm theo phương phương pháp ABC: Hoạt động Sản phẩm R(10.000 SP) Sản phẩm V (5.000 SP) Số lần thực hiện Tổng CPSXC CPSX C đơn vị Số lần thực hiện Tổng CPSXC CPSX C đơn vị Số máy (cái) 300 300 x 60 = 18.000 1,8 200 200 x 60 = 12.000 2,4 Số lần kiểm tra chất lượng (lần) 10.000 10.000 x 14 = 140.000 14 5.000 5.000 x 14 =70.000 1,4 Giờ máy hoạt động (giờ) 20.000 20.000 x 10 = 60.000 6 14.000 14.000 x 10 = 140.000 28 Nguyên vật liệu được giao (lần) 200 200 x 50 = 6.000 0,6 120 120 x 50 = 4.000 0,8 Cộng 224.000 22,4 226.000 45,2 Sản phẩm R (1.000đ) Sản phẩm V (1.000đ) Giá thành theo ABC 87,4 (45+20+22,4) 90,2 (25+20+45) Giá thành theo phương pháp truyền thống 95 75 Phương pháp truyền thống làm cho giá thành sản phẩm R bị phản ánh cao hơn thực tế 7.400đồng, và giá thành sản phẩm V bị phản ánh thấp hơn thực tế 15.000đ. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 9 Vậy nếu dựa trên thông tin về giá thành sản phẩm theo phương pháp truyền thống thì doanh nghiệp A có thể có quyết định sai lầm (VD: ngừng sản xuất sản phẩm có lãi là R và tập trung sản suất sản phẩm không có lãi là V, vậy doanh nghiệp A càng bị lỗ). 4. Ưu nhược điểm: Ưu điểm: - Cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm với độ chính xác cao hơn hệ thống chi phí truyền thống. - Cung cấp thông tin phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động và ra quyết định kinh doanh. - Cung cấp một sự hiểu biết cụ thể hơn về mối quan hệ CVP (Chi phí-Khối lượng-Lợi nhuận). - Phục vụ cho công tác quản lý trên toàn doanh nghiệp. Nhược điểm: - Chi phí để phát triển hệ thống ABC là rất lớn. - Một số khoản chi phí sản xuất chung phân bổ khó khăn - Lệ thuộc vào qui trình sản xuất kinh doanh. - Vận dụng ABC có thể làm thay đổi cơ cấu tổ chức. - Kém chính xác trong ngắn hạn 5. So sánh phương pháp ABC với phương pháp truyền thống: Phương pháp ABC có thể biến một chi phí gián tiếp thành một chi phí trực tiếp với một đối tượng tạo lập chi phí xác định. Việc lựa chọn các hoạt động và tiêu chuẩn phân bổ chi phí hợp lý giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có được những báo cáo về giá thành sản phẩm, dịch vụ với độ tin cậy cao hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Về cơ bản phương pháp tính giá ABC khác với phương pháp truyền thống ở hai điểm sau: Thứ nhất, giá thành sản phẩm theo ABC bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong k}, kể cả các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Thứ hai, phương pháp ABC phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức chi phí thực tế cho mỗi hoạt động và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kết quả là giá thành sản phẩm phản ánh hính xác hơn mức chi phí thực tế kết tinh trong mỗi đơn vị sản phẩm 6. Vận dụng: Với những ưu, nhược điểm như vậy, mô hình ABC có thể được vận dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có các điều kiện như sau: Sản phẩm được sản xuất có sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phức tạp về kỹ thuật. Quy trình chế tạo sản phẩm đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều giai đoạn công nghệ, nhiều hoạt động. Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 10 [...]... đến những chi phí liên quan trực tiếp đến ảnh hưởng môi trường như chi phí cho xử lý chất thải mà quên những chi phí khác liên quan đến chất thải như chi phí năng lượng để tạo ra nguyên vật liệu thải, chi phí mua nguyên vật liệu thải, chi phí vận hành máy móc để tạo ra nguyên liệu thải, chi phí nhân công để chế biến nguyên liệu thải… Ví dụ về các chi phí môi trường liên quan đến việc tạo ra chất thải:... Chi phí về phế phẩm, hư hỏng : chi phí lao động, nguyên liệu, và chi phí sản - xuất chung đã được cấu thành trong phế phẩm và không có khả năng thu hồi Chi phi về sản phẩm làm lại: chi phí phục hồi các sản phẩm sai hỏng để biến - chúng thành chính phẩm Chi phí về phân tích sai hỏng: các chi phí xác định nguyên nhân gây ra phế phẩm Chi phí lỗi bên ngoài: chi phí tìm ra lỗi xuất hiện sau khi sản phẩm... ứng bao gồm: - Chi phí bảo hành: các khoản chi phí liên quan đến việc thay thế và sửa chữa - các sản phẩm còn trong thời gian bảo hành Chi phí điều tra phàn nàn của khách hàng, Chi phí thu hồi sản phầm, hàng hóa trả lại Chi t khấu Các nghĩa vụ khác liên quan đến sản phẩm Chi phí cho sự không phù hợp thường chi m đến 80% trong tổng chi phí chất lượng, trong khi chi phí cho sự phù hợp chỉ chi m khoảng... cáo chi phí chất lượng Điều quan trọng khi lập báo cáo COQ là làm sao đảm bảo chi phí chất lượng được tập hợp một cách đúng đắn Thông thường, những vấn đề sau đây cần phải được giải quyết: Chi phí chung được tính như thế nào, khi rất nhiều chi phí liên quan đến chất lượng thường được coi là một phần của chi phí chung, trong khi các chi phí khác được xem là chi phí trực tiếp và trừ đi một phần chi phí. .. tin chi phí chất lượng Tập hợp chi phí cho từng bộ phận, theo loại lỗi, loại sản phẩm, nguyên nhân, nhà cung cấp v.v Xác định trách nhiệm của các bộ phận và con người cụ thể đối với các chi phí Xếp hạng các vấn đề và các dự án giảm chi phí theo qui mô và mức độ quan trọng Cơ sở tính chi phí chất lượng: - Nếu chỉ có chi phí chất lượng sẽ không cung cấp đủ thông tin để phân tích - Cần phải có cơ sở để... chi phí chất lượng với một số vấn - đề dễ biến động của doanh nghiệp Những cơ sở tiêu biểu: nhân công, sản xuất, tiêu thụ, đơn vị sản phẩm Cần tính từng chỉ số so sánh giữa chi phí chất lượng và từng yếu tố cơ sở Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 14 - Nhân công: chi phí chất lượng/giờ làm việc trực tiếp hoặc chi phí chất lượng/1 đồng - lương nhân công trực tiếp Sản xuất: Chi phí chất lượng/1 đồng chi phí. .. quyết định dựa trên cơ sở chi phí: Lợi ích của việc sử dụng chi phí chất lượng: Như chất xúc tác, hướng con người vào các hành động vì chất lượng một cách nghiêm túc Xác định thứ tự ưu tiên, nhấn mạnh các lĩnh vực cần đầu tư để đem lại hiệu quả cao nhất cho các nhà quản lý Là một chỉ dẫn cho việc chi tiêu ngân quỹ dành cho chất lượng Cơ sở chi phí chất lượng ra quyết định: Sử dụng chi phí chất lượng... nghiệp sẽ trang bị những thông tin chi phí chính xác một cách có hệ thống để giúp nhà quản lý có thể đề ra được những chi n lược định giá bán cạnh tranh quản trị chi phí hiệu quả III PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ CHẤT LƯỢNG (COST OF QUALITY) 1 Khái niệm: Mục tiêu của doanh nghiệp là phát triển bền vững và lợi nhuận Cơ cấu giá bán: Cơ hội khi giảm chi phí: Chi phí chất lượng rất lớn: chi m đến 20%-40% của doanh số... tất cả các chi phí liên quan tới sản phẩm trong chu kỳ sống Các chi phí này bao gồm: chi phí nghiên cứu, chi phí phôi thai sản phẩm, chi phí triển khai (lập kế hoạch, thiết kế và sản xuất thử), chi phí sản xuất và các chi phí dịch vụ hậu cần (quảng cáo, phân phối, bảo hành, dịch vụ khách hàng…); trong đó các hoạt động nghiên cứu và triển khai chi m hơn 90% chi phí Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 27 Quan... giúp hoạch định và thực hiện việc cắt giảm chi phí chất lượng Vậy chi phí chất lượng” là gì và nó nằm ở đâu trong hoạt động của một doanh nghiệp Chi phí này có vai trò và tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dựa trên tính toán và đo lường chi phí chất lượng sẽ làm cơ sở cho ban lãnh đạo, các nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn trong hoạt động cho đơn vị Chi phí chất . các vấn đề trên chúng ta cần nghiên cứu chuyên đề Ra quyết định dựa trên cơ sở chi phí . II. MỤC TIÊU. Chuyên đề này nhằm giới thiệu các loại chi phí có liên quan đến quá trình ra quyết định. . toán quản trị. PHẦN 2: NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ CĂN CỨ CƠ SỞ CHI PHÍ ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang: 2 Quá trình ra quyết định dựa trên cơ sở chi phí của doanh nghiệp là việc lựa chọn. phần chi phí chung. Chi phí thẩm định và chi phí lỗi nội bộ thường đơn gản, vấn đề thường gặp là các chi phí liên quan đến phòng ngừa và lỗi bên ngoài. Ghi chép cách thức tính toán chi phí liên

Ngày đăng: 03/07/2015, 07:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan