Đề thi học sinh giỏi huyện môn Vật lý 8 năm học 2013 - 2014(có đáp án, khoái châu - hưng yên)

4 3.2K 23
Đề thi học sinh giỏi huyện môn Vật lý 8 năm học 2013 - 2014(có đáp án, khoái châu - hưng yên)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2013 - 2014 Môn: Vật lý - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 360 m. Trong nửa đoạn đường đầu vật chuyển động với vận tốc v 1 = 5 m/s, nửa đoạn đường còn lại vật chuyển động với vận tốc v 2 = 3 m/s. a) Sau bao lâu vật đến B ? b) Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB. Câu 2 (1,5 điểm ): Hòn bi A được thả cho lăn từ trên cao xuống dưới theo mặt phẳng nghiêng (như hình 1). Bỏ qua lực ma sát. a) Vì sao có thể nói: Trong quá trình hòn bi A lăn xuống, cơ năng của hòn bi A được bảo toàn? b) Khi hòn bi A lăn trên mặt phẳng nằm ngang và đập vào hòn bi B thì nó chuyển động chậm dần và dừng lại, lúc này động năng của nó có bị mất đi không? Vì sao? Câu 3 (2,5 điểm ): Người ta dùng hệ thống ròng rọc (như hình 2) để trục vớt một vật bằng đồng có trọng lượng P = 5340N từ đáy một hồ nước có độ sâu H = 8 m lên. 1) Khi vật chìm hoàn toàn dưới nước. Hãy tính: a) Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật. b) Lực kéo F. 2) Khi vật ở phía trên mặt nước.Tính lực kéo F ’ . 3) Tính công của lực kéo vật từ đáy hồ lên phía trên cách mặt nước một khoảng h = 5 m. Bỏ qua trọng lượng của các ròng rọc và kích thước của vật so với các khoảng cách H và h. Biết trọng lượng riêng của đồng và của nước lần lượt là d = 89000N/m 3 , d 0 =10000N/m 3 . Câu 4 (2,0 điểm ): Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình một lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết khối lượng riêng của dầu là D d = 800 kg/m 3 và khối lượng riêng của nước là D n = 1000 kg/m 3 . Tính độ chênh lệch giữa hai mặt thoáng của chất lỏng ở hai nhánh của bình ? Câu 5 (1,0 điểm ): Hai gương phẳng G 1 , G 2 đặt song song có mặt phản xạ quay vào nhau. Nằm trong khoảng hai gương có hai điểm O và S (như hình 3). Hãy vẽ một tia sáng từ S đến gương G 1 tại I, phản xạ đến gương G 2 tại J rồi phản xạ đến O. (Yêu cầu nêu cách vẽ) Câu 6 (1,0 điểm ): Trong tay bạn An có một quả cân 500 gam, một thước thẳng bằng kim loại có vạch chia và một số sợi dây buộc. Em hãy nghĩ cách giúp bạn An xác nhận lại khối lượng của một vật nặng 2 kg bằng các vật dụng đó? Vẽ hình minh họa. Hết - Họ và tên thí sinh:……………………………………….Số báo danh:………………… Chữ ký của giám thị số1:………………………………………….………………………. ĐỀ CHÍNH THỨC A B Hình 1 . S G 1 . O G 2 Hình 3 Hình 2 F PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2013 - 2014 Môn: Vật lí - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI ( Bản hướng dẫn chấm thi gồm 03 trang ) Giám khảo chú ý : - Ngoài đáp án sau , nếu HS làm theo cách khác mà vẫn đúng bản chất vật lý và đáp số thì vẫn cho điểm tối đa . - Nếu HS làm đúng từ trên xuống dưới nhưng chưa ra kết quả thì đúng đến bước nào cho điểm bước đó. - Nếu HS làm sai trên , đúng dưới hoăc xuất phát từ những quan niệm vật lí sai thì dù có ra kết quả đúng vẫn không cho điểm . - Trong mỗi bước tính toán yêu cầu HS phải có đủ phần công thức, thay số, kết quả và đơn vị. Nếu thiếu hoặc sai ý nào thì đều bị trừ điểm. Nếu điểm cả bước đó nhỏ hơn 0,5 thì có thể trừ chung 0,25 điểm toàn bài. - Có thể chia nhỏ hơn điểm đã phân phối cho các ý có điểm trên 0,25 . - Điểm mỗi câu và điểm toàn bài làm tròn đến 0,25 theo quy tắc làm tròn số. Câu Nội dung Điểm Câu 1 a) Chiều dài nửa đoạn đường từ A đến B là: s = AB : 2 = 360 : 2 = 180 (m) 0,25 Thời gian vật chuyển động hết nửa đoạn đường đầu là: 1 1 s 180 t 36 v 5 = = = (s) 0,5 Thời gian vật chuyển động hết nửa đoạn đường sau là: 2 2 s 180 t 60 v 3 = = = (s) 0,5 Thời gian để vật đi từ A đến B là: t = t 1 + t 2 = 36 + 60 = 96 (s) 0,25 b) Vận tốc trung bình của vật trên cả quãng đường AB là: tb AB v t = 360 3,75 96 = = (m/s) 0,5 Câu 2 a) Trong quá trình hòn bi A lăn xuống, vì thế năng phụ thuộc vào độ cao nên thế năng của hòn bi giảm nhưng vận tốc của hòn bi tăng nên động năng của nó tăng. 0,25 Phần thế năng mất đi đã biến thành động năng nên có thể nói: Trong quá trình hòn bi A lăn xuống, cơ năng của hòn bi A được bảo toàn. 0,25 b) Khi hòn bi A lăn hết đường nghiêng nó sẽ chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, lúc này cơ năng của hòn bi A không thay 0,5 ĐỀ CHÍNH THỨC đổi (vì độ cao không thay đổi, vận tốc không đổi). Khi đập vào hòn bi B thì hòn bi A chuyển động chậm dần đều và dừng lại, như vậy động năng của nó giảm dần đến bằng không. Lúc này, phần động năng của hòn bi A không biến mất mà nó đã chuyển thành động năng của hòn bi B, làm cho vận tốc của hòn bi B tăng. 0,5 Câu 3 1. a/ Khi tượng còn ở dưới nước, thể tích nước bị chiếm chỗ là: V = 3 5340 0,06( ) 89000 P m d = = - Lực đẩy Acsimet tác dụng lên tượng bằng: F A = V.d 0 = 0,06. 10000 = 600(N) 0,25 0,25 b/ Lực do dây treo tác dụng lên ròng rọc động là: P 1 = P – F A = 5340 – 600 = 4740(N) 0,25 Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực. Nên lực kéo tượng khi nó còn chìm hoàn toàn dưới nước là: F = 1 4740 2370( ) 2 2 P N= = 0,25 2. Dùng ròng rọc động được lợi hai lần về lực, nên lực kéo vật khi đã lên khỏi mặt nước là: F ’ = 5340 2670( ) 2 2 P N= = 0,75 3. Đường đi của lực đều bị thiệt hai lần. Nên công tổng cộng của các lực kéo là: A = F.2H + F ’ .2h = 2370.2.8 + 2670.2.5 = 37920 + 26700 = 64620(N) 0,75 Câu 4 0,5 + Gọi độ cao chênh lệch của mực chất lỏng ở hai nhánh của bình là h(cm) + Gọi A và B là hai điểm nằm ở hai nhánh của bình có cùng độ cao so với đáy bình (A nằm trên mặt phân cách giữa dầu và nước) 0,25 + Ta có : áp suất tại A và B do là do cột chất lỏng gây ra là bằng nhau: P A = P B Hay d d . 0,18 = d n . (0,18 - h) 10. D d . 0,18 = 10 . D n . (0,18 - h) 0,5 800.10. 0,18 = 1000.10. (0,18 - h) 1440 = 1800 - 10000.h 10000.h = 360 . h = 0,036 (m) = 3,6 ( cm) 0,5 Hình vẽ Đổi 18 cm = 0,18 m 1 h B A ? 18cm 2 Vậy: Độ cao chênh lệch của mực chất lỏng ở hai nhánh là: 3,6cm 0,25 Câu 5 * Nêu cách vẽ Chọn S 1 đối xứng S qua gương G 1 . Chọn O 1 đối xứng O qua gương G 2 . Nối S 1 O 1 cắt gương G 1 tại I, cắt gương G 2 tại J. Nối SIJO ta được đường truyền của tia sáng cần vẽ. - Hình vẽ 0,5 0,5 Câu 6 Vẽ hình đúng 0,25 Chọn điểm chính giữa O của thanh thước kim loại làm điểm tựa Vận dụng nguyên lí đòn bẩy . Buộc quả cân tại một điểm A gần sát điểm mút của thanh thước kim loại. Điều chỉnh vị trí treo vật nặng sao cho thanh thăng bằng nằm ngang gọi điểm đó là B 0,25 Theo nguyên lí đòn bẩy : P 1 /P 2 = OB/OA Tính được P 1 /P 2 = 1/4 0,25 Xác định tỉ lệ OB/OA bằng cách tính các độ dài OA và OB trên thước. Nếu tỉ lệ này bằng 1/4 thì khối lượng vật nặng là 2kg. 0,25 O B A P 2 P 1 O G 2 G 1 O 1 J S S 1 I . TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2013 - 2014 Môn: Vật lý - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Một vật. TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2013 - 2014 Môn: Vật lí - Lớp 8 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM THI . 0, 18 = d n . (0, 18 - h) 10. D d . 0, 18 = 10 . D n . (0, 18 - h) 0,5 80 0.10. 0, 18 = 1000.10. (0, 18 - h) 1440 = 180 0 - 10000.h 10000.h = 360 . h = 0,036 (m) = 3,6 ( cm) 0,5 Hình vẽ Đổi 18

Ngày đăng: 02/07/2015, 16:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan